Đề tài Phân tích mã chứng khoán SJS - Phân tích vĩ mô và phân tích ngành

Giới thiệu về mã chứng khoán SJS _ Công ty SUDICO Tên Tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG ĐÀ Tên Tiếng Anh : Song Da Urban & Industrial Zone Investment and Development Joint-Stock Company Tên viết tắt : SUDICO Địa chỉ : Tầng 1+2, tòa nhà CT1 – KĐT Mỹ Đình – Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại : 04-37684505Fax : 04-7684029 Email : info@sudicosd.comWebsite : http://www.sudicosd.com.vn Công ty SUDICO được thành lập theo quyết định số 846/QĐ-BXD ngày 8 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc chuyển đổi Công ty phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà là doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Sông Đà thành Công ty Cổ phần và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số 0103002731 ngày 8/8/2003 Trong quá trình hoạt động , công ty đã có 6 lần thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về vốn điều lệ, thay đổi trụ sở hoạt động và người đại diện theo pháp luật. Vốn điều lệ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 6 ngày 14/12/2009 là 1.000.000.000.000 (Một nghìn tỷ đồng chẵn) Mệnh giá cổ phần : 10.000 đồng / cổ phần Ngành nghề kinh doanh chính : Tư vấn, đầu tư, lập và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp;  Kinh doanh khai thác các dịch vụ về nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp;  Thi công xây lắp các công trình dân dụng và khu công nghiệp;  Tư vấn thiết kế kỹ thuật, quy hoạch chi tiết khu đô thị và khu công nghiệp;  Tư vấn thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp;  Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất;  Kinh doanh bất động sản và các dịch vụ khác;

doc50 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3690 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích mã chứng khoán SJS - Phân tích vĩ mô và phân tích ngành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP,HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG LỚP NH7-K34  Phần 1 Danh sách nhóm lớp NH7 – K34 Phạm Thị Hương Huế STT : 11 Phạm Thị Ngọc Lan STT : 15 Nguyễn Thùy Liên (NT) STT : 16 Nguyễn Thị Thái Ngân STT : 21 Nguyễn Viết Trường Sơn STT : 30 Nguyễn Thị Xuân Yến STT : 45 Lê Thị Yên STT : 46 Mục lục * Giới thiệu về mã chứng khoán SJS Phân tích kinh tế vĩ mô Thực trạng nền kinh tế vĩ mô của nước ta hiện nay Dự báo Phân tích ngành Tác động của các yếu tố vĩ mô đến ngành Lãi suất Lạm phát Vốn đầu tư nước ngoài Mối quan hệ của ngành với chu kỳ kinh doanh Chu kỳ ngành Mô hình 5 nhân tố (5-Forces) Áp lực cạnh tranh tiềm tàng Nhà cung cấp Những người mua Sản phẩm thay thế Áp lực cạnh tranh trong nội bô ngành Tác động của luật pháp * Kết luận * Giới thiệu về mã chứng khoán SJS _ Công ty SUDICO Tên Tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG ĐÀ Tên Tiếng Anh : Song Da Urban & Industrial Zone Investment and Development Joint-Stock Company Tên viết tắt : SUDICO Địa chỉ : Tầng 1+2, tòa nhà CT1 – KĐT Mỹ Đình – Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại : 04-37684505 Fax : 04-7684029 Email : info@sudicosd.com Website : Công ty SUDICO được thành lập theo quyết định số 846/QĐ-BXD ngày 8 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc chuyển đổi Công ty phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà là doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Sông Đà thành Công ty Cổ phần và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số 0103002731 ngày 8/8/2003 Trong quá trình hoạt động , công ty đã có 6 lần thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về vốn điều lệ, thay đổi trụ sở hoạt động và người đại diện theo pháp luật. Vốn điều lệ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 6 ngày 14/12/2009 là 1.000.000.000.000 (Một nghìn tỷ đồng chẵn) Mệnh giá cổ phần : 10.000 đồng / cổ phần Ngành nghề kinh doanh chính : Tư vấn, đầu tư, lập và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp; Kinh doanh khai thác các dịch vụ về nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp; Thi công xây lắp các công trình dân dụng và khu công nghiệp; Tư vấn thiết kế kỹ thuật, quy hoạch chi tiết khu đô thị và khu công nghiệp; Tư vấn thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp; Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất; Kinh doanh bất động sản và các dịch vụ khác; Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị máy móc; Khai thác, chế biến khoáng sản; Đầu tư sản xuất và kinh doanh điện thương phẩm; Đầu tư tài chính; Nhận uỷ thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân. Ngày niêm yết : 11/5/2006 Ngày chính thức giao dịch : 6/7/2006 Ngày 25/9/2006, công ty đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thương mại với Cục Sở Hữu Trí Tuệ, và ngày 4/12/2006, công ty đã nhận được thông báo số 54295/NH1 của Cục Sở Hữu Trí Tuệ về việc chấp nhận của SUDICO là đơn hợp lệ. Theo hồ sơ đăng ký, Logo và nhãn hiệu mà công ty sử dụng sau khi được công nhận là :  Theo dữ liệu từ trang www.cophieu68.com và www.vndirect.com.vn, mã chứng khoán của công ty SJS được xếp vào nhóm ngành BẤT ĐỘNG SẢN  (Nguồn : www.cophieu68.com)  (Nguồn : VNDirect.com.vn) Phân tích kinh tế vĩ mô Thực trạng nền kinh tế vĩ mô của nước ta hiện nay Tăng trưởng kinh tế Năm 2010, kinh tế của Việt Nam có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hình 1 cho thấy có cải thiện tốc độ tăng GDP theo các quý trong năm 2010. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý II là 6,4%, quý III tăng lên 7,14% và qúy IV 7,34%. Uớc tính GDP cả năm 2010 đạt 6,78%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%). Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế VN đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công  Các chỉ số tăng trưởng cho các ngành cũng thể hiện một xu hướng phục hồi rõ rệt,tất cả các lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp & xây dựng đạt cao I trong các ngành kinh tế cấp 1, tăng 7,7%; tiếp đến là dịch vụ tăng 7,52%; khu vực nông, lâm và thủy sản tăng năm nay tăng 2,78% Bước vào năm 2011, tình hình trong nước và quốc tế đã xuất hiện những khó khăn, thách thức mới. Kinh tế thế giới có những diễn biến phức tạp: Tăng trưởng kinh tế chậm lại; giá lương thực, thực phẩm, dầu thô và nguyên vật liệu cơ bản trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng cao; thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh; nợ công châu Âu lan rộng; kinh tế Nhật Bản trì trệ sau thảm hoạ kép; lạm phát toàn cầu và các nước trong khu vực tăng cao; bất ổn chính trị ở Trung Đông, châu Phi, tình hình căng thẳng ở Biển Đông tăng lên. Trong nước, nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn hơn so với dự báo cuối năm 2010. Tăng trưởng kinh tế (GDP) có xu hướng chậm lại Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 5,57%, mặc dù thấp hơn tốc độ tăng 6 tháng đầu năm 2010 và thấp hơn chỉ tiêu cả năm 2011 đã được Quốc hội thông qua nhưng đây là một nỗ lực rất lớn của cả nước trong bối cảnh còn nhiều khó khăn. Các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch tiếp tục đà tăng trưởng ; trong đó sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu kế hoạch năm 2011; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 22,6% so với cùng kỳ năm 2010. Đầu tư Kinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đã đạt được những kết quả tích cực. Ước tính tổng đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 800 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2009 và bằng 41% GDP. Trong đó, nguồn vốn đầu tư của tư nhân và của dân cư dẫn đầu bằng 31,2% vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước và nguồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước) bằng 22,5%, tăng 4,7% so với năm 2009. Những kết quả này cho thấy các nguồn lực trong nước được huy động tích cực hơn. Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cả nước thu hút được hơn 833 dự án mới với tổng số vốn đăng ký đạt trên 13,3 tỷ USD, bằng 60% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó vốn FDI thực hiện năm 2010 là 11 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2009. Mặc dù vốn FDI đăng ký có thấp hơn nhiều so với năm 2009 nhưng tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký lại cao hơn nhiều. Đây có thể được coi là điểm sáng trong thu hút FDI năm 2010. Điều này cũng cho thấy sự cam kết lâu dài các nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường Việt Nam. Sáu tháng đầu năm 2011, cả nước có 313 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 3,52 tỷ USD, bằng 42,7% so cùng kỳ năm 2010. Có 101 lượt dự án FDI đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,16 tỷ USD, tăng 49,5% so cùng kỳ năm 2010. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 4,68 tỷ USD, bằng 51,9% so cùng kỳ năm 2010. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về thu hút FDI với 151 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 2,73 tỷ USD, chiếm 58,4% tổng vốn đầu tư đăng ký từ đầu năm đến nay. Đầu tư phát triển toàn xã hội tiếp tục được duy trì, nhất là đầu tư cho giảm nghèo, nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ước 6 tháng đầu năm 2011, tổng vốn đầu tư phát triển đạt 409,7 nghìn tỷ đồng, bằng 38,3% GDP. Đây là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng lớn trong bối cảnh diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước không thuận. Lạm phát và giá cả Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết. Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao. Đến hết tháng 12, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới gần 12% (11,75%) và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội đề ra đã không thực hiện được.  Diễn biến giá tiêu dùng trong năm 2010. Số liệu: Tổng cục Thống kê Tính chung trong cả năm 2010, giáo dục là nhóm tăng giá mạnh nhất trong rổ hàng hóa tính CPI (gần 20%). Tiếp đó là hàng ăn (16,18%) và nhà ở - vật liệu xây dựng (15,74%). Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giảm giá với mức giảm gần 6% trong năm 2010. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6.2011 tăng 1,09% so với tháng 5, nâng tổng mức lạm phát nửa đầu năm 2011 lên 13,29% Đây được xem là mức tăng CPI thấp nhất trong 6 tháng đầu năm 2011. Tuy nhiên, nếu so bình quân cùng kỳ CPI 6 tháng đầu năm 2010, chỉ số này đã tăng đến 16,03% và tăng đến 20,82% so với tháng 6.2010. Trong nhóm rổ hàng hóa để tính CPI, có đến 10/11 nhóm tăng nhẹ từ 0,25-1,79%, trừ nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01%. Tăng giá mạnh nhất trong rổ hàng hóa tính CPI của tháng 6 là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng 1,79%. Trong nhóm hàng nói trên, các mặt hàng thực phẩm đạt mức tăng cao nhất 2,47%, xếp kế tiếp là các loại ăn uống ngoài gia đình với mức tăng 1,16%. Các nhóm còn lại như: thiết bị và đồ dùng gia đình, may mặc, vật liệu xây dựng, giáo dục, giao thông có mức tăng dao động từ 0,33 đến 0,86%. Lãi suất Năm 2010, lãi suất ngân hàng thị trường tiền tệ chứng kiến cuộc đua lãi suất công khai và lãi suất đã được đẩy lên cao kỷ lục,vào những tháng cuối năm lãi suất huy động tiền gửi ở mức 14-16%, Lãi suất cho vay ở mức 19-20%.Cuộc chiến lãi suất đã gây không ít trở ngại cho sản xuất kinh doanh của các doan nghiệp.Sau sự cố Techcombank với mức lãi suất huy động đến 18%,NHNN đã quy định mức trần lãi suất huy động không được vượt quá 14% bao gồm cả các khoản khuyến mãi.Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp can thiệp hành chính và không chắc các ngân hàng tuân thủ nghiệm ngặt quy định này Trong 6 tháng đầu năm 2011, thị trường tiền tệ có nhiều biến động. Bên cạnh lãi suất huy động thì lãi suất cho vay cũng diễn biến phức tạp. Mức trần theo qui định của NHNN là 14% /năm đối với VNĐ nhưng các nhà băng vẫn “đi đêm” huy động với mức trượt từ +-2- +-5% để đảm bảo thanh khoản. Lãi suất cao nhất 6 tháng đầu năm 2010 là 9.11%, trong khi đó cao nhất năm 2011 so với cùng kỳ là 13,34%. Lãi suất cao năm 2011 tập trung vào khu vực ngắn  hạn, gửi qua đêm, gửi tuần, gửi không kỳ hạn. Dưới đây là lãi suất huy động đồng nội tệ của Việt Nam và các quốc gia khác trong 6 tháng đầu năm 2011. NHNN đã 4 lần nâng lãi suất tái cấp vốn từ 9 lên đến 14%/ năm, 3 lần nâng lãi suất tái chiết khấu từ 7% lên 13%/năm trong 6 tháng đầu năm 2011, 7 lần điều chỉnh lãi suất thị trường mở OMO từ 10% hồi đầu năm lên khoảng 15% trong 5 tháng nhằm rút bớt lượng tiền trong lưu thông.  Hàng loạt động thái trên và các ngân hàng cải thiện thanh khoản cùng với sự hạ nhiệt của CPI đã giúp cho lãi suất trong đầu tháng 7 giảm xuống. Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế thì trong bối cảnh từ nay đến cuối năm lãi suất huy động khó có thể giảm sâu Tỷ giá hối đoái Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng hai lần vào tháng 2 và tháng 10, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao. Tỷ giá chính thức có thời điểm thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10%. Đến cuối tháng 11 năm 2010, tỷ giá trên thị trường tự do đã đạt mức 21.500 đồng/USD. Sau các hành động quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), áp lực tỷ giá hối đoái đã giảm mạnh sau giai đoạn căng thẳng 2 tháng đầu năm 2011. Cụ thể, tỷ giá thị trường tự do sau khi lập đỉnh 22.500 VND/USD vào ngày 21/2 đã liên tục giảm và xoay quanh tỷ giá chính thức với mức chênh lệch rất nhỏ (± 0,5%). Những ngày cuối tháng 6/2011,diễn biến trên thị trường ngoại tệ càng phức tạp. Mặc dù tỷ giá chính thức thấp, nhưng tỷ giá thực mua và thực bán tại các NHTM ở mức kịch trần, cao nhất trong gần hai tháng qua. Cụ thể, giá USD bán ra của Vietcombank là 20.800 VND/USD, mức cao nhất kể từ ngày 22/4/2011 (thời điểm bắt đầu có sự sụt giảm mạnh); mức giá mua vào cũng đã lên tới 20.700 VND/USD. Tại các NHTM khác, giá USD mua vào - bán ra phổ biến là 20.700 - 20.800 VND/USD. Đây cũng là lần đầu tiên sau khoảng một tháng qua, tỷ giá của các NHTM cao hơn tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng do NHNN công bố tiếp tục đứng yên ở mức 20.618 VND/USD; tỷ giá của Sở giao dịch NHNN cũng đứng yên ở 20.600 VND/USD mua vào và 20.824 VND/USD giá bán ra,sau đó tỷ giá lại giảm trở lại vào ngày 21/6.Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngân hàng, tỷ giá hối đoái ổn định hiện nay không mang tính bền vững và có nhiều nguy cơ bùng phát căng thẳng vào cuối năm Cán cân thanh toán Nếu như năm 2009, cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt 8,8 tỷ USD, thì năm 2010 đã có sự cải thiện đáng kể. Phần thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai năm 2010 trên thực tế có thể được bù đắp hoàn toàn bởi thặng dư trong cán cân tài khoản vốn. Tuy nhiên, cán cân thanh toán tổng thể năm 2010 thâm hụt 3,07 tỉ đô la, trong đó lỗi và sai sót 4,36 tỉ đô la, được các tổ chức tài chính đánh giá chủ yếu do nhập lậu vàng dẫn đến việc không kiểm soát được dòng tiền qua các kênh chính thức. NHNN dự  báo cán cân thanh toán tổng thể năm 2011 có khả năng thặng dư từ 2,5 tỉ đô la đến 4,5 tỉ đô la, do cán cân thương mại đã bớt thâm hụt, dự trữ ngoại hối tăng lên và giá trị của đồng Việt Nam được củng cố. Theo NHNN, các tín hiệu đáng chú ý dẫn đến nhận định này là thời gian qua cán cân thương mại được cải thiện đáng kể, từ chỗ nhập siêu khoảng 16% xuất khẩu nay chỉ còn trên 10%. Xuất khẩu, dịch vụ, du lịch, kiều hối tăng mạnh và tiếp tục duy trì chiều hướng tăng trong những tháng cuối năm Dự báo Kinh tế thế giới Theo dự báo của các tổ chức tài chính uy tín trên thế giới công bố trong quý 2 năm 2011 thì tình hình kinh tế thế giới đã bị đánh giá xấu đi so với dự báo của các tổ chức này hồi đầu năm. Cụ thể thì quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đầu năm đã dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 4,3% trong năm nay nhưng đến tháng 8 thì IMF đã hạ tỉ lệ này xuống còn 4,2%. Tương tự ngân hàng thế giới (WB) cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới từ 3,3% xuống 3,2% trong năm nay do nguyên nhân của thảm họa kép xảy ra ở Nhật Bản và bất ổn chính trị ở Trung Đông. Nền kinh tế thế giới năm 2011 gặp nhiều khó khăn và sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro về lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng nợ công cũng như bất ổn chính trị trong những tháng cuối năm. Lạm phát: đây vẫn là mối quan ngại nhiều nhất của thế giới, nguyên nhân chủ yếu do giá dầu mỏ leo thang đẩy theo giá lương thực gia tăng. Tăng trưởng kinh tế: Những bất ổn tài chính tại Mỹ, tăng trưởng chậm lại tại Trung Quốc và Ấn Độ, khủng hoảng nợ công tại châu Âu, kinh tế chững lại tại Nhật Bản và bất ổn chính trị tại Trung Đông-Bắc Phi... sẽ tiếp tục đe dọa đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên theo dự báo của IMF và WB thì tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới năm 2012 vẫn sẽ tăng cao hơn so với năm 2011 (WB dự báo tăng 3,6%). Vốn FDI: Triển vọng dòng vốn FDI toàn cầu theo đà hồi phục của kinh tế thế giới tiếp tục được cải thiện đáng kể trong năm 2012. Theo WB, giá trị tính theo USD của dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển dự báo tăng đến năm 2012 sẽ đạt 604 tỉ USD, gần bằng mức cao trước khủng hoảng tài chính (615 tỉ USD năm 2008). Kinh tế Việt Nam Tăng trưởng kinh tế: Theo dự báo của ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thì tăng trưởng Việt Nam sẽ đạt 6,1% năm 2010 và đạt 6,7% trong năm 2012. Lạm phát: Giá điện, năng lượng tăng, giá hàng hóa toàn cầu tăng do nhu cầu tăng từ sự hồi phục của kinh tế thế giới và các cú sốc cung do những điều kiện thời tiết khó lường, hơn thế nữa áp lực lên tiền đồng và chính sách bảo hộ của các nước… sẽ có thể khiến lạm phát tăng trong ngắn hạn. Do đó sau khi mức lạm phát trong 8 tháng đầu năm lên mức 15,68% - vượt ngưỡng thấp (15%) trong mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay của Chính phủ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo lạm phát cả năm 2011 sẽ vào khoảng 17% -18%. Lạm phát năm nay khó giảm xuống do tác động từ việc tăng giá điện lên 15,3% và tăng giá xăng dầu lên khoảng 30% trong tháng 3. Nhưng theo dự báo của ADB thì trong năm 2012 lạm phát sẽ giảm xuống mức 6,8%. Tỷ giá hối đoái: Việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc USD và hạn chế trần lãi suất huy động USD đã mang lại sự ổn định nhất định cho tiền đồng Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ là sự ổn định tạm thời, Economist dự báo tiền đồng sẽ hạ 4,3% trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Vốn FDI: Sự hồi phục của dòng vốn FDI toàn cầu sẽ là yếu tố tác động tích cực tới dòng vốn FDI vào Việt Nam. Theo đó dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam sẽ tăng lên mức 8,3 tỉ USD trong năm nay và 8,5 tỉ USD năm 2012. Trong đó sẽ có một lượng vốn FDI tăng thêm đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất liên ngân hàng nhằm kiềm chế lạm phát trong năm 2011 cũng gây khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp. Trong năm 2012 mục tiêu kiềm chế lạm phát vẫn được Chính phủ đặt lên hàng đầu do đó chính sách tiền tệ chặt chẽ sẽ tiếp tục được thực hiện có thể ảnh hưởng làm gia tăng lãi suất gây tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích ngành Tác động của các yếu tố vĩ mô đến ngành Lãi suất Hiện nay, lãi suất cơ bản ở các ngân hàng tại Việt Nam là 9%, tiền gửi ngắn hạn vào khoảng 14% / năm, lãi suất cho vay cao nhất là khoảng 19%/ năm. Tuy nhiên, các ngân hàng làm mọi cách để lãi suất thực lên rất cao, tiền gửi thì lên khoảng 18%, có ngân hàng lên tới 19%, cho vay thì lên tới 22%. Lãi suất ở Việt Nam hiện tại cao hơn nhiều so với các nước trên thế giới, như ở Mỹ lãi suất cơ bản chỉ 0%- 0,25%, Trung Quốc lãi suất cho vay hiện nay là 6,56% / năm, Thái Lan lãi suất cơ bản  3,5% / năm …. Lãi suất cao làm giảm dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản Lãi suất ngân hàng cao thì các nhà đầu tư sẽ đem tiền gửi vào ngân hàng để kiếm lợi nhuận, ngân hàng cũng là nơi trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư. Mặt khác, lãi suất cao như hiện nay thì những khách hàng mượn tiền để mua nhà sẽ không có khả năng trả nợ. Hiện thị trường có đến 60-70% dự án bị đình trệ, rơi vào trạng thái chờ hoặc kéo giãn tiến độ, lãi suất lại cao. Điều này làm cho việc tiêu thụ sản phẩm bị ách tắc, dòng vốn của doanh nghiệp bị đình trệ, khả năng các doanh nghiệp bất động sản thoái vốn là rất lớn. Dấu hiêu rõ nhất là trong những ngày qua, lãi suất cho vay có phần hạ nhiệt, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hôm 5-9, và ngày 12-9, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam công bố hạ lãi suất cho vay xuống 17-19%,  một trong các tín hiệu lạc quan từ chính sách vĩ mô đã ngay lập tức làm cho thị trường nhà đất dần hồi sinh, theo một số sàn giao dịch BĐS, lượng giao dịch thành công đã tăng 20% ở một số phân khúc so với tháng trước. Từ đầu quý 2/2011, do thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất trong đó có bất động sản, lãi suất cho vay đối với lĩnh vực này lên tới 26%/năm, trong khi lãi suất huy động đối với các khoản tiền lớn đạt 18-19%/năm. Nếu như CPI không nhanh chóng hạ nhiệt, khả năng tăng dự trữ bắt buộc của NHNN sẽ là rất lớn. Khi đó, lĩnh vực bất động sản sẽ chịu ảnh hưởng sâu rộng hơn. Lãi suất tác động tới lạm phát, lạm phát tác động tới bất động sản Lãi suất cao có khả năng tạo ra lạm phát chi phí đẩy. Trong các doanh nghiệp nguồn vốn chủ yếu là từ việc đi vay, nên khi lãi suất tăng cao chi phí sản xuất sẽ tăng theo, thiếu hàng hóa dẫn tới giá thành sản phẩm tăng → tác động, tạo lạm phát và lạm phát ảnh hưởng của lạm phát tới bất động sản đã được trình bày ở phần sau. Vốn đầu tư nước ngoài Thị trường bất động sản Việt Nam được hầu hết các chuyên gia nhận định là một thị trường tiềm năng để phát
Luận văn liên quan