Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra cho đến năm 2020 là phải hoàn
thành nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đưa Việt Nam từ một
nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp tiên tiến.
Để thực hiện được mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố rất quan
trọng, vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế phụ
thuộc và quy mô và hiệu quả vốn đầu tư. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển
và cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam đòi hỏi phải mở rộng, phát triển với
quy mô ngày càng lớn, đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng
hàng hóa, dịch vụ, vươn lên cạnh tranh với hàng hóa, dịch vụ của các nước trong
khu vực và trên thế giới. Bởi vậy, vốn đầu tư cho nhu cầu nền kinh tế ngày càng
tăng.
Vốn đầu tư cho phát triển có thể được tạo thành từ nhiều nguồn, tuy nhiên
trong điều kiện thị trường tài chính nước ta đang giai đoạn bước đầu hình thành
và phát triển thì huy động vốn qua kênh Ngân hàng vẫn là phổ biến và hiệu quả
nhất. NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doan tiền tệ, hoạt động
kinh doanh của NHTM vừa với danh nghĩa là một tổ chức hạch toán kinh tế -
kinh doanh, vừa với vai trò trung gian tài chính. Với vai trò trung gian tài chính,
NHTM tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân
phối chúng cho các nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác của
doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế theo các qui tắc tín dụng.
Nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng của nền kinh tế cũng tương đương với
việc huy động vốn của các NHTM phải được tăng cường, mở rộng cho phù hợp.
Mặt khác, việc tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý cũng giúp cho
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được an toàn, hiệu quả hơn
80 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh huyện Mỹ Hào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thúy Ngọc
SVTH: Hoàng Võ Bình Minh 1 Lớp 46CN
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .......................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG.6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT7
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 8
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM - CHI NHÁNH HUYỆN MỸ HÀO ........................................................ 11
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng. ...................................... 11
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng. .......................................................... 12
1.2.1. Huy động vốn ............................................................................................ 12
1.2.2. Cho vay, đầu tư..12
1.2.3. Các hoạt động khác: .................................................................................. 13
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ngân hàng ............................................ 13
1.3.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý ................................................... 13
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban: ............................................... 13
1.3.2.1. Ban giám đốc..13
1.3.2.2. Phòng kế toán.14
1.3.2.3. Tổ kiểm tra nội bộ..14
1.3.2.4. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ.14
1.3.2.5. Phòng giao dịch..16
1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm từ 2012 - 2014..16
CHƯƠNG II: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................. 18
2.1. Cơ sở lý luận về huy động vốn..................................................................... 18
2.1.1. Khái niệm huy động vốn. .......................................................................... 18
2.1.2. Vai trò của hoạt động huy động vốn: ........................................................ 18
2.1.2.1. Đối với khách hàng.18
2.1.2.2. Đối với nền kinh tế.18
2.1.2.3. Đối với NHTM...18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thúy Ngọc
SVTH: Hoàng Võ Bình Minh 2 Lớp 46CN
2.1.3. Nguồn vốn huy động của NHTM. ............................................................ 18
2.1.3.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi.19
2.1.3.2. Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá.20
2.1.3.3. Các hình thức huy động vốn khác. ......................................................... 21
2.1.4. Những rủi ro thường gặp trong huy động vốn...21
2.2. Cơ sở lý luận về tín dụng NHTM. ............................................................... 22
2.2.1. Khái niệm tín dụng NHTM...22
2.2.2. Chức năng của tín dụng.22
2.2.2.1. Chức năng phân phối lại tài nguyên...22
2.2.2.2. Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất.23
2.2.3. Phân loại tín dụng..23
2.2.4. Khái quát về tín dụng ngắn, trung, dài hạn24
2.2.4.1. Nguyên tắc cho vay24
2.2.4.2. Điều kiện cho vay...25
2.2.4.3. Đối tượng cho vay..25
2.2.4.4. Thời hạn cho vay26
2.2.4.5. Lãi suất cho vay..26
2.2.4.6. Các phương thức cho vay...26
2.2.5. Qui trình cho vay...27
2.3. Phương pháp phân tích: ................................................................................ 29
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH
HUYỆN MỸ HÀO GIAI ĐOẠN 2012 – 2014...31
3.1. Khái quát tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - Chi nhánh huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 – 2014. .................................. 31
3.1.1. Quy mô huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -
Chi nhánh huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 – 2014. ............................................. 31
3.1.2. Các hình thức huy động vốn của của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - Chi nhánh huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 – 2014. .................................. 39
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thúy Ngọc
SVTH: Hoàng Võ Bình Minh 3 Lớp 46CN
3.1.2.1. Tiền gửi tiết kiệm...42
3.1.2.2. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế.45
3.1.2.3. Tiền gửi của kho bạc..46
3.1.2.4. Phát hành giấy tờ có giá.46
3.2. Khái quát tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - Chi nhánh huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 – 2014. .................................. 47
3.2.1. Doanh số cho vay. ..................................................................................... 53
3.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng...55
3.2.1.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.56
3.2.2. Doanh số thu nợ. ....................................................................................... 59
3.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng.60
3.2.2.2. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế...61
3.2.3. Tình hình dư nợ. ........................................................................................ 63
3.2.3.1. Dư nợ theo thời hạn tín dụng..64
3.2.3.2. Dư nợ theo thành phần kinh tế...65
3.2.4. Tình hình nợ quá hạn. ............................................................................... 67
3.2.4.1. Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng.68
3.2.4.2. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế..69
3.2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam – Chi nhánh huyện Mỹ Hào qua các chỉ số. ............................................... 71
3.2.5.1. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động...71
3.2.5.2. Vòng quay vốn tín dụng (Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân).72
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh huyện Mỹ Hào. .......... 73
3.3.1. Tăng cường huy động vốn ........................................................................ 73
3.3.1.1. Chủ động đa dạng hóa các hình thức huy động vốn ..72
3.3.1.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ..74
3.3.2. Tăng nhanh doanh số cho vay ................................................................... 76
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ...................................................... 78
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thúy Ngọc
SVTH: Hoàng Võ Bình Minh 4 Lớp 46CN
4.1. Kết luận ........................................................................................................ 78
4.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 79
4.2.1. Đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh huyện Mỹ
Hào. ..................................................................................................................... 79
4.2.2. Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam. ........................................... 79
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thúy Ngọc
SVTH: Hoàng Võ Bình Minh 5 Lớp 46CN
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh huyện Mỹ Hào
Sơ đồ 2.1: Quy trình xét duyệt cho vay đối với một khách hàng tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Huyện Mỹ Hào.
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Chi nhánh huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 - 2014
Biểu đồ 3.2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam – Chi nhánh Huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 – 2014.
Biểu đồ 3.3: Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam - Chi nhánh Huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 – 2014.
Biểu đồ 3.4: Doanh số cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -
Chi nhánh Huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 – 2014.
Biểu đồ 3.5: Doanh số thu nợ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi
nhánh Huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 – 2014.
Biểu đồ 3.6: Tình hình dư nợ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 – 2014.
Biểu đồ 3.7: Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam – Chi nhánh Huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 – 2014.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thúy Ngọc
SVTH: Hoàng Võ Bình Minh 6 Lớp 46CN
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam - Chi nhánh Mỹ Hào giai đoạn 2012 – 2014.
Bảng 3.1: Khái quát tình hình nguồn vốn và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
của hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi
nhánh Huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 – 2014.
Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - Chi nhánh Huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 - 2014.
Bảng 3.3: Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam – Chi nhánh Huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 – 2014.
Bảng 3.4: Doanh số cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi
nhánh Huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 – 2014.
Bảng 3.5: Doanh số thu nợ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi
nhánh Huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 – 2014
Bảng 3.6: Tình hình dư nợ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi
nhánh Huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 – 2014.
Bảng 3.7: Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 – 2014.
Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 – 2014.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thúy Ngọc
SVTH: Hoàng Võ Bình Minh 7 Lớp 46CN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. KT: Kinh tế
2. NHTM: Ngân hàng thương mại
3. NN: Nhà nước
4. NHNN: Ngân hàng Nhà nước
5. TMCP: Thương mại cổ phần
6. TCTD: Tổ chức tín dụng
7. VND: Việt Nam Đồng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thúy Ngọc
SVTH: Hoàng Võ Bình Minh 8 Lớp 46CN
MỞ ĐẦU
Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra cho đến năm 2020 là phải hoàn
thành nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đưa Việt Nam từ một
nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp tiên tiến.
Để thực hiện được mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố rất quan
trọng, vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế phụ
thuộc và quy mô và hiệu quả vốn đầu tư. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển
và cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam đòi hỏi phải mở rộng, phát triển với
quy mô ngày càng lớn, đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng
hàng hóa, dịch vụ, vươn lên cạnh tranh với hàng hóa, dịch vụ của các nước trong
khu vực và trên thế giới. Bởi vậy, vốn đầu tư cho nhu cầu nền kinh tế ngày càng
tăng.
Vốn đầu tư cho phát triển có thể được tạo thành từ nhiều nguồn, tuy nhiên
trong điều kiện thị trường tài chính nước ta đang giai đoạn bước đầu hình thành
và phát triển thì huy động vốn qua kênh Ngân hàng vẫn là phổ biến và hiệu quả
nhất. NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doan tiền tệ, hoạt động
kinh doanh của NHTM vừa với danh nghĩa là một tổ chức hạch toán kinh tế -
kinh doanh, vừa với vai trò trung gian tài chính. Với vai trò trung gian tài chính,
NHTM tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân
phối chúng cho các nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác của
doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế theo các qui tắc tín dụng.
Nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng của nền kinh tế cũng tương đương với
việc huy động vốn của các NHTM phải được tăng cường, mở rộng cho phù hợp.
Mặt khác, việc tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý cũng giúp cho
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được an toàn, hiệu quả hơn.
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhu cầu về vốn ngày càng tăng
và đòi hỏi phải được đáp ứng nhanh chóng, kịp thời. Do vậy, trong thời gian tới
để phát huy hơn nữa vai trò của mình và đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thúy Ngọc
SVTH: Hoàng Võ Bình Minh 9 Lớp 46CN
tế cũng như cho chính bản thân hệ thống Ngân hàng, việc huy động vốn cho
kinh doanh trong tương lai chắc chắn sẽ được đặt lên hàng đầu đối với NHTM
và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Mỹ Hào cũng không
ngoại lệ. Vấn đề tìm ra những giải pháp để hoàn thiện công tác huy động vốn và
sử dụng vốn là rất thiết thực và cấp bách.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức đã được học ở
trường, cùng với những kiến thức thu nhận được trong thời gian thực tập, tìm
hiểu thực tế tại Ngân hàng vừa qua, em đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình
huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh huyện Mỹ Hào” để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Báo cáo tốt nghiệp của em sẽ phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng
vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh huyện Mỹ Hào từ
đó đưa ra một số kiến nghị nhằm thu hút nguồn vốn huy động và tăng trưởng tín
dụng.
Đối tượng: Phân tích sâu hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh huyện Mỹ Hào trên các khía
cạnh quy mô, cơ cấu, các loại hình thức huy động vốn và sử dụng vốn.
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thông qua hồ sơ lưu trữ của
phòng kinh doanh và phòng kế toán. Các báo cáo Ngân hàng như: bảng cân đối kế
toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, cơ cấu
nguồn vốn của Ngân hàng các năm 2012 – 2013 – 2014.
Phương pháp phân tích:
a. Phương pháp so sánh:
- Phương pháp so sánh số tương đối:
+ Số tương đối động thái (%): để thấy kết quả về hai mức độ của cùng một chỉ
tiêu ở hai năm.
+ Số tương đối kết cấu: dùng xác định tỷ trọng của từng bộ phận cấu thành nên
tổng thể.
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: để thấy được mức độ tăng trưởng qua các
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thúy Ngọc
SVTH: Hoàng Võ Bình Minh 10 Lớp 46CN
năm.
b. Phương pháp chỉ số và hệ số: một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động
huy động vốn và cho vay vốn.
Đề tài: “Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh huyện Mỹ Hào” gồm 4 chương:
Chương 1: Khái quát về Chi Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi
nhánh huyện Mỹ Hào.
Chương 2: Cơ sở lý luận về huy động vốn và sử dụng vốn tại NHTM.
Chương 3: Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 –
2014.
Chương 4: Kết luận và kiến nghị.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thúy Ngọc
SVTH: Hoàng Võ Bình Minh 11 Lớp 46CN
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN MỸ HÀO
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng.
Tên giao dịch: Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi
nhánh huyện Mỹ Hào.
Địa chỉ liên lạc: Thị trấn Bần Yên Nhân – Huyện Mỹ Hào – Tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: 0321 394 2285
Fax : 0321 394 2513
Ngân Hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) được
thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trụ
sở chính tại 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Năm 1988, Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam được
thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính Phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có
Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam.
Là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi
nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam huyện Mỹ Hào – tỉnh Hưng
Yên có thể nói là một mô hình thu nhỏ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam. Được thành lập và đi vào hoạt động (năm 2006) trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên, Vietinbank Mỹ Hào khởi nghiệp chỉ có 1 điểm giao dịch với 23 cán bộ,
nhân viên và cơ sở vật chất chật chội, thiếu thốn. Quy mô hoạt động của
Vietinbank Mỹ Hào khi đó nhỏ bé với nguồn vốn tự huy động vẻn vẹn hơn 85 tỷ
đồng, dư nợ cho vay 110 tỷ đồng và số lượng khách hàng vay vốn chỉ có 20
doanh nghiệp, hơn 200 khách hàng cá nhân. Cùng với sự phát triển của Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh huyện Mỹ Hào ngày càng có
bước phát triển mạnh mẽ. Đến nay, nguồn vốn tự huy động của Vietinbank Mỹ
Hào đạt hơn 1.300 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn lên 2.150 tỷ đồng, tăng hơn 15
lần so với khi mới thành lập; dư nợ cho vay 1.800 tỷ đồng, tăng 16 lần. Hơn 21
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thúy Ngọc
SVTH: Hoàng Võ Bình Minh 12 Lớp 46CN
nghìn khách hàng là các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đã lựa chọn Vietinbank
Mỹ Hào để gửi gắm niềm tin gồm: 6.500 khách hàng gửi tiền; 400 doanh nghiệp
và 200 hộ sản xuất, kinh doanh cá thể vay vốn; 14 nghìn khách hàng mở tài
khoản thanh toán. So với khi mới thành lập số lượng khách hàng của Vietinbank
Mỹ Hào đã tăng 17 lần. Chất lượng tín dụng luôn được duy trì ở mức cao với tỷ
lệ nợ xấu không đáng kể. Mạng lưới các điểm giao dịch của ngân hàng cũng
phát triển thêm 5 phòng giao dịch hoạt động hiệu quả ở các địa bàn tập trung
đông dân cư, doanh nghiệp, có hoạt động sản xuất, kinh doanh sôi động thuộc
các huyện Khoái Châu, Văn Giang, Văn Lâm, Ân Thi và Khu công nghiệp Phố
Nối. Đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngân hàng tăng lên hơn 80 người, trong đó
trên 80% có trình độ đại học.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng.
1.2.1. Huy động vốn
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ của các tổ -
chức kinh tế và dân cư.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm
không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết
kiệm tích luỹ...
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...
1.2.2. Cho vay, đầu tư
- Cho vay ngắn hạn bằng VND và ngoại tệ
- Cho vay trung, dài hạn bằng VND và ngoại tệ
- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn
dài
- Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính
trong nước và quốc tế
- Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thúy Ngọc
SVTH: Hoàng Võ Bình Minh 13 Lớp 46CN
1.2.3. Các hoạt động khác:
- Mua, bán ngoại tệ
- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương
phiếu)
- Thu, chi hộ tiền mặt VND và ngoại tệ..
- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
- Tư vấn đầu tư tài chính
- Cho thuê tài chính
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ngân hàng
1.3.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh huyện Mỹ Hào
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
1.3.2.1. Ban giám đốc:
Trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh và chất lượng
hoạt động chi nhánh, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu doanh thu về dịch vụ, từ
huy động vốn, thu từ khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp. tăng
trưởng huy động vốn dân cư, tăng trưởng và đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng
tín dụng thong qua việc phân tích hiệu quả, lập kế hoạch, thực thi kế hoạch và
chỉ đạo các hoạt động của đội ngũ nhân viên để đảm bao lợi nhuận tương xứng
với rủi ro có thể xảy ra.
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế
toán
Tổ kiểm tra
nội bộ
Các phòng
chuyên môn
nghiệp vụ
Phòng giao
dịch
Quĩ tiết
kiệm
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thúy Ngọc
SVTH: Hoàng Võ Bình Minh 14 Lớp 46CN
Xem xét, quyết định và phê duyệt các khoản cấp tín dụng ngắn hạn, trung
hạn, bảo lãnh trong phạm vi đươc ủy quyền. Phụ trách công tác xử lý nợ xấu và
nợ có dấu hiệu xấu, công tác kiểm soát nội bộ tại chi nhánh.
Phụ trách giao dịch vốn liên ngân hàng, vốn nội bộ tại chi nhánh.
Chịu trách nhiệm chính về quản lý, giải quyết các công việc phát sinh hằng
ngày liên quan đến hoạt động của chi nhánh.
1.3.2.2. Phòng kế toán:
Tính toán ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời
gian, tại địa điểm nhất định bằng thước đo tiền tệ một cách đầy đủ chính xác,
khách quan kịp thời và dễ hiểu
Xử lí nghiệp vụ phù hợp v