Ngày nay xu hướng hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực kể cả lĩnh vực giáo dục đã đưa tiếng Anh lên một vị trí hết sức quan trọng. Tiếng Anh là công cụ giao tiếp, là chìa khoá dẫn đến kho tàng nhân loại. Mặt khác việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đã làm cho việc học tiếng Anh trở thành cấp bách và không thể thiếu. Vì vậy việc học tiếng Anh của học sinh THCS được học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên ngành giáo dục và cả nước đặc biệt quan tâm. Tiếng Anh trở thành một trong các môn chính yếu trong chương trình học của học sinh.
Việc học và sử dụng tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù, sáng tạo của cả người học lẫn người dạy. Đặc biệt trong tình hình cải cách giáo dục như hiện nay, dạy tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp được nhiều người ủng hộ. Theo phương pháp này học sinh có nhiều cơ hội để giao tiếp với bạn bè, với giáo viên để rèn luyện ngôn ngữ, chủ động tích cực tham gia vào các tình huống thực tế: Học đi đôi với thực hành.
25 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 14680 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển kĩ năng nói tiếng Anh lớp 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay xu hướng hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực kể cả lĩnh vực giáo dục đã đưa tiếng Anh lên một vị trí hết sức quan trọng. Tiếng Anh là công cụ giao tiếp, là chìa khoá dẫn đến kho tàng nhân loại. Mặt khác việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đã làm cho việc học tiếng Anh trở thành cấp bách và không thể thiếu. Vì vậy việc học tiếng Anh của học sinh THCS được học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên ngành giáo dục và cả nước đặc biệt quan tâm. Tiếng Anh trở thành một trong các môn chính yếu trong chương trình học của học sinh.
Việc học và sử dụng tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù, sáng tạo của cả người học lẫn người dạy. Đặc biệt trong tình hình cải cách giáo dục như hiện nay, dạy tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp được nhiều người ủng hộ. Theo phương pháp này học sinh có nhiều cơ hội để giao tiếp với bạn bè, với giáo viên để rèn luyện ngôn ngữ, chủ động tích cực tham gia vào các tình huống thực tế: Học đi đôi với thực hành.
I/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chương trình Tiếng Anh mới bậc THCS đã được triển khai thực hiện trên toàn quốc. Nét đổi mới nổi bật của nội dung chương trình này là tạo cơ hội tối đa cho học sinh luyện tập 4 kĩ năng nghe, nói, đọc và viết trên những chủ đề và tình huống hay nội dung giao tiếp có liên quan đến môi trường sống trong và ngoài nước. Sự thay đổi trên tạo điều kiện cho việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông trở thành việc dạy sinh ngữ thay vì là dạy từ ngữ như nhiều năm trước đây.
Hơn nữa, việc dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp (các mẫu lời nói) dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết. Muốn rèn luyện được năng lực giao tiếp cần có môi trường với những tình huống đa dạng của cuộc sống. Môi trường này chủ yếu do giáo viên tạo ra dưới dạng những tình huống giao tiếp và học sinh phải tìm cách ứng xử bằng ngoại ngữ cho phù hợp với tình huống giao tiếp cụ thể.
Mục đích dạy học ngoại ngữ không nhằm hướng học sinh vào nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ mà nhằm giúp người học sử dụng hệ thống ngôn ngữ đó như một công cụ giao tiếp, nghĩa là nhằm rèn cho học sinh năng lực giao tiếp. Năng lực giao tiếp này được thể hiện bằng khả năng sử dụng sáng tạo những quy tắc ngôn ngữ để thực hiện giao tiếp theo tình huống. Như vậy, nắm chắc hệ thống ngôn ngữ không phải là đích cuối mà chỉ là phương tiện để đạt được các mục đích giao tiếp.
Qua thực tế ở các trường THCS trong huyện An Minh nói chung và trường THCS Đông Hưng 2 nói riêng, khi bắt đầu học môn ngoại ngữ phần lớn học sinh thích học, nhưng dần dần học sinh lại chán học. Hầu hết các em rất yếu về kỹ năng nói. Thậm chí có rất nhiều học sinh khi học xong chương trình tiếng Anh bậc THCS lại không nói được những câu nói tiếng Anh đơn giản nhất, xử lý tình huống trong giao tiếp tiếng Anh rất chậm chạp, rất ngại nói tiếng Anh với người nước ngoài. Từ đó cho thấy việc giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh rất hạn chế.
Trước tình hình đó, là một giáo viên trực tiếp dạy tiếng Anh khối 8, đối tượng đã được tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh qua 2 năm lớp 6 và lớp 7, bản thân tôi trăn trở thật nhiều làm sao để học sinh có thể nắm vững, thoải mái trong giao tiếp bằng tiếng Anh. Trong quá trình vừa dạy vừa tìm hiểu quan sát học sinh, tôi phát hiện việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh có rất nhiều vấn đề.
Phần lớn học sinh chưa biết cách học nói, học sinh thường thấy luyện nói là khó nhất. Vì bản thân học sinh có vốn từ vựng rất ít, kiến thức ngữ pháp lại hạn chế, từ đó để diễn đạt một câu tiếng Anh là điều hết sức khó khăn. Làm thế nào để giúp học sinh có thể vận dụng được vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của mình để nói tiếng Anh có hiệu quả? Do vậy trong quá trình dạy học, tôi tự tìm kiếm một số phương pháp tích cực, đơn giản, dễ hiểu thiết thực đảm bảo tính khoa học, nhằm phát triển khả năng tư duy; sự suy đoán và tính sáng tạo của học sinh. Để tháo gỡ những khó khăn trên, trong quá trình dạy tiếng Anh lớp 8 trong các năm qua cũng như trong năm học này tôi đã nghiên cứu kỹ chương trình sách giáo khoa (SGK), sách hướng dẫn giảng dạy và nhiều tài liệu liên quan, thảo luận với đồng nghiệp giàu kinh nghiệm trong các cuộc họp chuyên môn, tập huấn hè để tìm ra hướng khắc phục khó khăn, nhằm giúp các em học tốt hơn, vận dụng được kiến thức đã học để làm được các bài tập theo yêu cầu.Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của bản thân và các kiến thức có được qua tài liệu tham khảo, tôi viết đề tài nhỏ này nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn, đổi mới phương pháp dạy và học.Với phạm vi sáng kiến nhỏ này tôi mạnh dạn đi sâu vào một vấn đề “Phát triển kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 8”.
1. Cơ sở lí luận
Tiếng Anh là một trong những tiếng nước ngoài đã, đang và sẽ được rất nhiều người Việt Nam học do nhu cầu giao tiếp, học tập và nghiên cứu. Hiện nay việc học và dạy ngoại ngữ theo phương pháp mới học sinh có nhiều điều kiện thuận lợi tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh. Học sinh có dịp giao tiếp với mọi người bằng tiếng Anh. Học sinh dễ vận dụng chúng vào trong cuộc sống. Nét đổi mới nổi bật của nội dung chương trình sách giáo khoa mới là tạo cơ hội tối đa cho học sinh luyện tập 4 kĩ năng. Kĩ năng nói là một trong những kĩ năng được chú trọng phát triển trong các phương pháp dạy ngoại ngữ mới. Kĩ năng nói có tầm quan trọng vì đó là kĩ năng mà học sinh giao tiếp lời nói bằng tiếng Anh.
2. Cơ sở thực tiễn
Qua nhiều năm dạy tiếng Anh ở trường THCS Đông Hưng 2, theo phương pháp đổi mới. Bản thân tôi nhận thấy một điều: Phần lớn học sinh chúng ta chưa xác định được phương pháp học ngoại ngữ (tiếng nước ngoài) nói chung và tiếng Anh nói riêng. Việc vận dụng tiếng Anh trong cuộc sống còn nhiều hạn chế, các em không dám nói bằng tiếng Anh, giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Anh. Hơn nữa trong quá trình học các em còn yếu về kĩ năng nói, khó khăn trong khi giao tiếp. Để luyện nói có hiệu quả, học sinh phải được rèn luyện và thực hành nói nhiều để làm quen với các dạng nói của ngôn ngữ. Càng rèn luyện kĩ năng nói nhiều thì người học càng nói nhanh và có phản ứng tốt trong giao tiếp.
Việc dạy tiết ghép Speak + Listen trong 45 phút là khó có thể thành công đối với các lớp có nhiều học sinh yếu. Hơn nữa ở nhiều đơn vị bài học (Units) sách giáo khoa soạn mang tính chung (free), nên học sinh rất mơ hồ với yêu cầu của sách. Từ đó đặt ra vấn đề yêu cầu giáo viên phải đầu tư suy nghĩ, thiết kế bài giảng sao cho thật rõ ràng, thật cụ thể, sát với thực tế học sinh của mình trên lớp. Có vậy thì tiết dạy mới thành công.
II/. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với cộng đồng quốc tế, đặc biệt hơn đất nước ta đã chính thức là thành viên của WTO. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Vì vậy nền giáo dục và đào tạo của nước ta cũng đã tiến hành thay đổi từ mục tiêu giáo dục và đào tạo đến phương pháp dạy và học nhằm đóng góp có hiệu quả vào quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực của đất nước trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21. Để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, chương trình thay sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã có sự thay đổi tích cực: tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy và học dựa vào hoạt động tích cực của học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực, linh họat của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui trong học tập.
Ngày nay môn Ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh đã chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong các mối quan hệ đối ngoại trên thế giới. Tiếng Anh giúp chúng ta nghiên cứu, giao tiếp với nước ngoài ở nhiều lĩnh vực. Vì thế người học phải thành thạo và lưu loát ở các kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc và viết.
Việc dạy theo phương pháp đổi mới như hiện nay chú trọng nhiều đến tính chủ động sáng tạo của học sinh. Phần lớn thời gian giao tiếp là lúc các em tư duy chủ động thực hành tiếng Anh. Để có một tiết học tốt thì các em phải chuẩn bị bài ở nhà kỹ. Hơn nữa để học tốt một giờ nói các em cần được chuẩn bị nhiều, đặc biệt là vốn từ vựng và kiến thức ngữ pháp. Tuy nhiên phần lớn các em ở đây chưa có điều kiện tốt để luyện nói tiếng Anh nhiều, thời gian học hạn hẹp, tài liệu để tham khảo thêm còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình, từ đó việc đầu tư phát triển kĩ năng nói rất hạn chế.
III/. PHẠM VI ĐỀ TÀI
- Chương trình tiếng Anh lớp 8.
- Học sinh lớp 8 của các trường THCS ở Kiên Giang
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 8 của trường THCS Đông Hưng 2.
- Phạm vi trong khối lớp.
- Phương pháp nghiên cứu qua thực tế công tác, giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở trường THCS.
B. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
I/. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHUNG
Có lẽ không ai trong chúng ta phủ nhận tầm quan trọng của tiếng Anh đối với Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế, chính trị và văn hóa thế giới, nhất là khi quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. Biết tiếng Anh, giỏi tiếng Anh giúp ta tự tin hơn trong giao tiếp.
Mặt khác, tiếng Anh đã trở thành môn học trọng tâm như những môn học văn hóa khác nhưng vẫn là môn học khó và không phải học sinh nào cũng có năng khiếu để học môn ngoại ngữ này một cách dễ dàng.
Trong những năm qua, theo chương trình và sách giáo khoa mới, phương pháp mới trong dạy và học, nhiều học sinh rất thích môn học, năng động trong mọi hoạt động nhưng chủ yếu là học sinh khá và giỏi. Đối tượng học sinh yếu kém còn nhiều, các em chưa nắm chắc kiến thức, học tập một cách thụ động, chờ đợi kết quả của bạn mình đưa ra, nhiều em rất ngại khi thực hành nói trên lớp, sợ mình nói sai, một số em chưa đọc hay viết được những mẫu câu đơn giản nhất, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết…, tệ hại hơn là không ghi chép bài ở trên lớp cũng như không làm bài tập ở nhà, các em chưa có phương pháp học tập phù hợp. Thực tế cho thấy đối tượng này chưa yêu thích môn học.
Mặt khác, hầu hết học sinh lớp 8 gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tiếng Anh, nhất là kỹ năng nói (speak). Thông thường các em không biết phải bắt đầu việc nói của mình như thế nào, thiếu ý tưởng, yếu kiến thức ngữ pháp, từ vựng và cấu trúc câu. Hơn nữa, theo khung phân phối chương trình THCS môn Tiếng Anh do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành từ năm học 2007-2008 (CV số 9012/ BGDĐT-GD TrH ngày 24/8/2007) thì mỗi đơn vị bài học (Unit) được dạy trong 5 tiết. Điều đó có nghĩa phải ghép tiết dạy kỹ năng nói (SPEAK) với tiết dạy kỹ năng nghe (LISTEN) thành 1 tiết. Từ đó làm cho việc dạy của giáo viên và luyện tập kỹ năng nói của học sinh càng thêm khó khăn.
II/. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
Thuận lợi
Được sự hỗ trợ, quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của BGH nhà trường, sự động viên ủng hộ của đồng nghiệp và một số bậc phụ huynh học sinh cộng với những gì bản thân rút ra được qua những ngày tháng công tác ở trường, trực tiếp giảng dạy trên lớp môn tiếng Anh. Hơn nữa qua những tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc trong vấn đề học tiếng Anh của học sinh.
Để tháo gỡ những vấn đề trên đòi hỏi phải xây dựng được một phương pháp phù hợp cho học sinh mình tiếp thu bài có hiệu quả hơn, khắc sâu và thích học môn tiếng Anh hơn. Từ đó thôi thúc tôi xây dựng “Phát triển kĩ năng nói tiếng Anh lớp 8”
2. Khó Khăn
Là một ngôi trường nằm ngoại ô thị trấn Thứ 11 trên địa bàn nông nghiệp thuộc xã Đông Hưng, huyện An Minh, hàng năm gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng của địa phương còn yếu kém. Đại đa số người dân nơi đây sống bằng nghề nông, trình độ văn hoá còn hạn chế.
Vị trí ngôi trường là một nơi có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, điều kiện đi lại khó khăn cho học sinh vào mùa mưa. Dù khó khăn như vậy, song điều đáng lo ở đây là phần lớn các em còn thiếu sự quan tâm và động viên của gia đình, một số phụ huynh còn xem nhẹ việc học của con em mình. Từ đó dễ gây cho các em có thái độ bất cần trong việc học và còn ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức của các em sau này. Hơn nữa các bậc phụ huynh thật thiếu quan tâm đến việc kiểm tra bài vở và quản lí giờ giấc học tập của các em, đặc biệt điều này sẽ dễ làm cho các em chán nản.
Mặt khác, do trường nằm trên địa bàn thuộc xã nghèo, điều kiện học tập môn tiếng Anh còn hạn chế. Nhà trường chưa có sách tham khảo và các trang thiết bị để phục vụ cho môn học này
Vấn đề đặt ra là làm thế nào chúng ta khắc phục được những điểm yếu trên để góp phần nâng cao chất lượng rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp, sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, thành thạo trong từng từ, từng câu đối với học sinh ở Kiên Giang nói chung và đặc biệt là đối với học sinh ở nông thôn như xã Đông Hưng nói riêng.
Ngoài ra tiếng Anh là một môn học khó, khối lượng kiến thức nhiều, thời gian học trên lớp ít, đặc biệt là đối với tiếng Anh lớp 8, cả hai kĩ năng Nghe và Nói chỉ có 45 phút, để rèn luyện thành công hai kĩ năng này cho học sinh trong một tiết học quả là điều hết sức khó khăn.
Khó khăn là thế nhưng muốn cho các em học tập tốt môn học này là một điều hết sức nan giải, đòi hỏi người giáo viên phụ trách phải có sự say mê nghề nghiệp, có nhiệt huyết cao, kết hợp sự kiên trì, nhiệt tình thì mới giúp đỡ học sinh mình ngày càng tiến bộ được.
Bước vào đầu năm học để nắm rõ tình hình, sức học, kĩ năng nghe nói của học sinh khối 8. Đối tượng đã qua thực nghiệm học tiếng Anh ở lớp 6, 7. Tôi làm một bước thể nghiệm khảo sát đầu năm với các tình huống giao tiếp gợi ý như sau:
* Giới thiệu, làm quen bạn mới.
* Hỏi về nơi bạn sống
* Giới thiệu, gặp gỡ những người trong gia đình.
* Hỏi về trường lớp, thầy cô, bạn bè.
* Hỏi về sở thích, thời gian, công việc hàng ngày.
* Hỏi về thời tiết, các mùa,… .
KẾT QUẢ
TT
Khối
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
8
43
3
6
9
19
6
Qua kết quả trên tôi nhận thấy kĩ năng nghe của các em còn nhiều hạn chế. Các em chưa hiểu được bài, chưa vận dụng được kiến thức mình đã học. Vì bài nghe này không phải khó, những thông tin này các em đã được học, từ vựng đơn giản.
Từ thực tế đó, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tiếng Anh tôi rất băn khoăn trăn trở, không biết làm thế nào để giúp học sinh luyện nghe tốt tiếng Anh, giúp các em ham học. Với kinh nghiệm nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh, bước đầu rèn luyện kĩ cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, tôi đưa ra một số kinh nghiệm sau trong quá trình dạy nghe.
C. GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ
ß GIẢI PHÁP
I/. GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG
Khi thực dạy môn tiếng Anh lớp 8 ở trường THCS Đông Hưng 2 tôi luôn quan tâm đến việc tăng cường phát triển kĩ năng Nghe cho học sinh, làm tiền đề cho các em rèn luyện kĩ năng Nói, Đọc và Viết có thế các em mới thích thú môn học. Ngoài ra tôi còn giáo dục cho các em hiểu rằng vì sao Bộ Giáo Dục lại đưa bộ môn tiếng Anh vào trường phổ thông. Vâng, chính vì môn tiếng Anh ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học kĩ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế. Học xong THCS, học sinh cần nắm được kiến thức cơ bản, tối thiểu và tương đối hệ thống về tiếng Anh thực hành hiện đại. Có sự hiểu biết tương đối khái quát về đất nước con người và nền văn hoá của một số nước sử dụng tiếng Anh. Có khả năng sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ đơn giản, cơ bản, phổ thông dưới dạng Nghe, Nói, Đọc, Viết.
II/. SỬ DỤNG TỐT LINH HOẠT CÁC KỸ THUẬT TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 8
Nhận thấy việc giảng dạy tiết ghép 2 kỹ năng SPEAK và LISTEN vào trong 1 tiết dạy 45 phút và lớp học quá đông (trung bình 45 em/ lớp) là không thể tiến hành đủ các bước luyện tập. Việc luyện tập chỉ hời hợt, quá trình tái tạo (reproduction) của học sinh chỉ thực hiện được với các học sinh khá giỏi, còn lại hầu hết các em không thể làm được. Thực tế chỉ vẻn vẹn 20 phút/ 45 học sinh, trung bình mỗi em được luyện tập chưa đầy 30 giây. Rõ ràng một thời lượng vô cùng ít ỏi cho việc rèn luyện kỹ năng nói! Để khắc phục vấn đề này đòi hỏi giáo viên phải thiết kế lại bài giảng cho phù hợp với đồi tượng học sinh của mình, hợp lý với thời gian trên lớp.
Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa- SGK Tiếng Anh 8 có những thuận lợi nhất định:
Ở mỗi Unit các bài học kỹ năng SPEAK, LISTEN, READ và WRITE được soạn theo từng bài học riêng lẻ.
Mỗi Unit được soạn theo một chủ điểm, nên việc dạy và hướng dấn học sinh luyện tập dễ bám sát và giới hạn trong chủ điểm đó.
Nội dung bài học gần gũi với cuộc sống và các sinh hoạt hằng ngày của các em.
Mở đầu một Unit là phần Getting started + Listen and Read nhằm khai thác vốn từ vựng, cấu trúc, các chức năng giao tiếp trong đời sống hàng ngày và kiến thức có sẵn của học sinh liên quan đến nội dung chủ điểm bài học: là bước gây hứng thú, chuẩn cho bài học mới.
Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi như vừa nêu nội dung SGK cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Trong khuôn khổ của đề tài này tôi chỉ nêu ra một số vấn đề về nội dung các bài SPEAK nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp học sinh học tốt hơn.
Nhiều bài luyện SPEAK có yêu cầu quá mở (open/ free), gợi ý mẫu câu quá ôm đồm làm học sinh rối trí, giới thiệu mẫu câu không ăn nhập với thông tin gợi ý. Học sinh yếu không biết nói gì; giáo viên thì không thể kiểm soát hết việc thực hành nói của học sinh để kịp thời giúp đỡ. Một số bài luyện nói: tranh vẽ không rõ, yêu cầu không cụ thể, mẫu câu không sát.
Đi vào cụ thể từng Unit như sau:
Unit 1: Sau khi giáo viên thiết lập tình huống giữa Hoa và Lan: Hoa diễn tả cô gái với Lan. Tiếp theo giáo viên thiết lập mẫu câu:
Lan: What does Mary look like?
Hoa: She is short and thin. She has blond hair.
S + have / has + adj. + noun
S + be + adj.
* Form:
Sau đó giáo viên gợi ý thêm dưới dạng chi tiết câu Sentence buildings:
a) Van/ tall/ thin ; straight black (hải)
b) Mr. Lai/ short/ fat ; bald head
c) Mrs. Lien / tall/ slim ; long black
d) Ann / short/ slim ; short curly fair
e) Mr. Khoi / tall / fat ; short straight black
Học sinh có thể dựa vào mẫu câu sẵn có và gợi ý trên để luyện nói dễ đàng.
Unit 3: Mở đầu bài dạy giáo viên có thể sử dụng Warm- up bằng cách cho học sinh tìm các từ chỉ vị trí của đồ vật (prepositions of position) và sau đó dạy từ mới chỉ tên các đồ vật như: calendar, bowl, counter, rug, cushion, disk rack
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh và hỏi đáp theo cặp nói về vị trí của mỗi đồ vật.
Nếu học sinh không thể nói được giáo viên có thể trợ giúp các em bằng cách nêu ra các câu hỏi và gợi ý trả lời như sau:
a) Where's the calendar? (on the wall, under the clock, above the refrigerator)
b) Where's the cupboard? (on the wall, above the counter)
c) Where's the bowl of fruit? (between the rice cooker and the disk rack)
d) Where's the stove? (next to the sink)
e) Where are the knives? (on the wall, under the cupboard)
f) Where are the flowers? (on the table)
Đối với Exercise 2, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng cấu trúc:
Suggestions
Agreement + Suggestions
Disagreement + Suggestions
- Let's put the.... on/opposite the...
- I think we should put the.... in/on the ....; next to the....
- We should put the..... between the..... and the.....
- You're right. And let's put the.... next to the ...
- OK. And I think we should put......
- That's fine. And we ...
- No. We should put.......
- I don't think so. The ... should be on/above/next to.... the.....
Dựa vào mẫu này học sinh chỉ cần thay thế các từ chỉ đồ vật là nói được.
Unit 4: Trước khi dạy kỹ năng nói ở bài này, giáo viên củng cố lại mẫu câu sử dụng “Used to” để nói về những việc đã thường xảy ra trong quá khứ, bằng cách đặt câu hỏi gợi ý như sau:
“Where did Nga’s grandma use to live?” – She used to live on a farm.
* Forms:
S + used to + infinitive
S + didn't use to + infinitive
Did + S + use to + infinitive…?
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh quan sát 2 bức tranh ở trang 40 và so sánh, tranh thứ nhất học sinh dùng “used to” để nói về những sự việc ở quá k