Luận án Quản lý dạy học hai buổi/ngày ở các trường tiểu học Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

GD&ĐT có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Ngày nay trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN, trong sự cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế toàn cầu thì vai trò của GD&ĐT càng trở nên vô cùng quan trọng. Đảng ta đã khẳng định rằng: “Đổi mới căn bản, toàn diện nề giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học.”. Nghị quyết số 29-NQ/TW ban hành ngày 4/11/2013 Hội nghị TW 8 khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT”. Như vậy có thể hiểu việc đổi mới và toàn diện đối với GDTH chính là việc chuyển hình thức dạy học với mục đích lấy kiến thức cho HS làm trọng tâm sẽ được chuyển sang hình thức dạy học với mục đích giúp HS phát triển về phẩm chất và năng lực một cách toàn diện. Trong bối cảnh hiện nay thì vấn đề nghiên cứu những giải pháp nhằm quản lý HĐDH đối với HSTH tại các trường TH theo “định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” có một vai trò quan trọng và mang ý nghĩa về lý luận lẫn thực tiễn. Chính phủ đã chỉ rõ định hướng, chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn 2011 – 2020 như sau: “Đến năm 2020, 90% các trường TH tổ chức dạy học 2 buổi/ngày”. Trong thời gian qua, mô hình dạy học 2 buổi/ngày đã có sự chuyển biến quan trọng trong nhận thức xã hội và sự phát triển mạnh mẽ về qui mô, số lượng HS và trường lớp. Tuy nhiên đến nay HĐDH 2 buổi/ngày chưa được chỉ đạo một cách đầy đủ, toàn diện và đồng bộ, phù hợp và đáp ứng các yêu cầu đổi mới GDPT.

doc216 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 119 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý dạy học hai buổi/ngày ở các trường tiểu học Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VŨ THỊ ANH ĐÀO QUẢN LÝ DẠY HỌC HAI BUỔI/NGÀY Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VŨ THỊ ANH ĐÀO QUẢN LÝ DẠY HỌC HAI BUỔI/NGÀY Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH NGUYỄN KẾ HÀO TS. NGUYỄN THỊ HIỀN HÀ NỘI - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam kết rằng công trình nghiên cứu này là do chính tôi nghiên cứu và nghiêm túc thực hiện tuân thủ theo quy định, tôi cam kết về tính trung thực của luận án này và chịu trách nhiệm về những gì tôi cam kết. Tác giả Vũ Thị Anh Đào LỜI CẢM ƠN Để bài luận án được hoàn thành tốt đẹp, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ tình cảm quý trọng, tri ân và tưởng nhớ sâu sắc đến Cố PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào Cố TS Nguyễn Thị Hiền những CBHD khoa học đã hô trợ, giúp đỡ và theo sát tôi trong quá trình tôi thực hiện đề tài, cho tôi kinh nghiệm thực tế nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình thực hiện để tôi hoàn thành luận án này. Tôi gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Phòng Sau đại học, Khoa QLGD, tổ Đại cương, các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt nhiệm vụ của một nghiên cứu sinh. Tôi đặc biệt tri ân tới Lãnh đạo Sở GD&ĐT TP. Hà Nội, phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy, BGH và tập thể ĐNGV trường TH Nam Trung Yên đã tạo mọi điều kiện, đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Sau cùng, tôi xin bày tỏ lời tri ân sâu sắc tới những người thân trong gia đình đã dành trọn niềm tin, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi có động lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành luận án. Rất cảm ơn và trân trọng tất cả sự giúp đỡ quý báu này! Tác giả luận án Vũ Thị Anh Đào MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Đọc đầy đủ CBGV-NV Cán bộ, giáo viên, nhân viên CBQL Cán bộ quản lý CNXH Chủ nghĩa xã hội CQG Chuẩn quốc gia CSVC Cơ sở vật chất DH Dạy học GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDPT Giáo dục phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh HS TH Học sinh tiểu học KTKN Kiến thức kỹ năng NDDH Nội dung dạy học PHHS Phụ huynh học sinh QL Quản lý QLGD Quản lý giáo dục TH Tiểu học UBND Ủy ban nhân dân XHHGD Xã hội hóa giáo dục DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mạng lưới trường lớp và quy mô phát triển của các trường TH tại, Hà Nội 67 Bảng 2.2. Thực trạng quy mô lớp và HS của các trường TH TP Hà Nội 71 Bảng 2.3. Kết quả chất lượng (năng lực, phẩm chất) giáo dục cuối năm 75 Bảng 2.4. Kết quả chất lượng giáo dục 5 năm gần đây 77 Bảng 2.5. Thực trạng đội ngũ CBQL trường TH TP Hà Nội năm học 2021-2022 80 Bảng 2.6. Trình độ, năng lực ĐNGV của các trường TH TP Hà Nội 83 Bảng 2.7. Thực trạng CSVC phục vụ dạy học 2 buổi/ngày 89 Bảng 2.8. Đối tượng khảo sát và mẫu nghiên cứu 92 Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học 2 buổi/ngày 94 Bảng 2.10. Phân bổ CTDH 2 buổi/ngày 97 Bảng 2.11. Thực trạng thực hiện nội dung CTDH 2 buổi/ngày 98 Bảng 2.12. Thực trạng thực hiện phương pháp và hình thức 99 Bảng 2.13. Thực trạng thực hiện các hình thức tổ chức dạy học 2 buổi/ngày 101 Bảng 2.14. Thực trạng kiểm tra đánh giá KQHT của HS thực hiện dạy học 2 buổi/ngày 103 Bảng 2.15. Thực trạng KQHT của HS thực hiện dạy học 2 buổi/ngày 105 Bảng 2.16. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục và kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày 109 Bảng 2.17. Thực trạng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày 110 Bảng 2.18. Thực trạng chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày chỉ đạo chuyên môn 113 Bảng 2.19. Thực trạng kiểm tra đánh giá dạy học 2 buổi/ngày 117 Bảng 2.20. Đánh giá thực trạng quản lí CSVC, phương tiện, thiết bị phục vụ cho dạy học 2 buổi/ngày đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Error! Bookmark not defined. Bảng 2.21. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dạy học 2 buổi/ngày đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 123 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất 154 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất 156 Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý dạy học 2 buổi/ngày 158 Bảng 3.4. Mức độ hiểu biết và vận dụng của GV trước khi thực nghiệm 162 Bảng 3.5. Mức độ đánh giá về hình thức, phương pháp bồi dưỡng trước thử nghiệm 164 Bảng 3.6. Mức độ sử dụng kết quả bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày 165 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Qui mô, mạng lưới trường lớp các quận, huyện TP Hà Nội 74 Biểu đồ 2.2. Đánh giá phẩm chất năng lực của HS 5 năm gần đây 78 Biểu đồ 2.3. Thực trạng đội ngũ CBQL trường TH TP Hà Nội năm học 2021-2022 82 Biểu đồ 2.4. Thực trạng đội ngũ CBQL trường TH TP Hà Nội năm học 2021-2022 đã qua đào tạo 82 Biểu đồ 2.5. Trình độ chuyên môn của ĐNGV của các trường TH TP Hà Nội 85 Biểu đồ 2.6. Số lượng CSVC hiện có ở các nhà trường 91 Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 160 Biểu đồ 3.2. Mức độ hiểu biết và vận dụng kiến thức của GV trước và sau khi thực nghiệm 166 Biểu đồ 3.3. Các mức độ về phương pháp và hình thức trước và sau khi thực nghiệm 167 Biểu đồ 3.4. Mức độ sử dụng kết quả bồi dưỡng kiến thức để nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày trước và sau khi thử nghiệm 167 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài GD&ĐT có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Ngày nay trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN, trong sự cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế toàn cầu thì vai trò của GD&ĐT càng trở nên vô cùng quan trọng. Đảng ta đã khẳng định rằng: “Đổi mới căn bản, toàn diện nề giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học...”. Nghị quyết số 29-NQ/TW ban hành ngày 4/11/2013 Hội nghị TW 8 khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT”. Như vậy có thể hiểu việc đổi mới và toàn diện đối với GDTH chính là việc chuyển hình thức dạy học với mục đích lấy kiến thức cho HS làm trọng tâm sẽ được chuyển sang hình thức dạy học với mục đích giúp HS phát triển về phẩm chất và năng lực một cách toàn diện. Trong bối cảnh hiện nay thì vấn đề nghiên cứu những giải pháp nhằm quản lý HĐDH đối với HSTH tại các trường TH theo “định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” có một vai trò quan trọng và mang ý nghĩa về lý luận lẫn thực tiễn. Chính phủ đã chỉ rõ định hướng, chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn 2011 – 2020 như sau: “Đến năm 2020, 90% các trường TH tổ chức dạy học 2 buổi/ngày”. Trong thời gian qua, mô hình dạy học 2 buổi/ngày đã có sự chuyển biến quan trọng trong nhận thức xã hội và sự phát triển mạnh mẽ về qui mô, số lượng HS và trường lớp. Tuy nhiên đến nay HĐDH 2 buổi/ngày chưa được chỉ đạo một cách đầy đủ, toàn diện và đồng bộ, phù hợp và đáp ứng các yêu cầu đổi mới GDPT. Năm học 2020 – 2021 đối với HS lớp 1 thuộc cấp TH được áp dụng chương trình GDPT 2018 và chương trình GDPT 2018 đã được áp dụng và triển khai thực hiện khá hiệu quả, đối với chương trình GDPT 2018 đòi hỏi HS phải học 2 buổi/ngày, là nội dung quan trọng cần thực hiện. Do đó, hiệu trưởng của các trường TH phải đảm bảo về hoạt động điều hành, quản lý liên quan tới việc bảo đảm việc học 2 buổi/ngày được triển khai đồng bộ và mang lại hiệu quả. Lý thuyết và thực tiễn cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu về vấn đề quản lý dạy học 2 buổi/ngày nhằm làm sáng tỏ những đặc trưng, thành tố nội dung, quy trình, điều kiện giúp đảm bảo hiệu quả giáo dục của nhà trường. Với vị trí vai trò của dạy học 2 buổi/ngày là nhân tố quan trọng góp phần NCCL GDTH. Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày là nhu cầu thiết yếu của xã hội và của ngành giáo dục. Dạy học 2 buổi/ngày giúp HS nắm vững kiến thức, kỹ năng các môn học, tạo điều kiện cho các em tham gia hoạt động rèn luyện thân thể, vui chơi giải trí tại trường. Thực tiễn trong những năm gần đây, cho thấy ở Việt Nam nói chung và TP. Hà Nội nói riêng, các trường TH thực hiện dạy học 2 buổi/ngày tăng dần theo thời gian triển khai. Tuy nhiên việc triển khai dạy và học cả ngày chưa có sự đồng bộ giữa các vùng miền khác nhau trên địa bàn. Việc triển khai và tổ chức dạy học cả ngày diễn ra khá đa dạng, nhiều trường đã tổ chức tốt, kết quả học tập được nâng cao và được sự ủng hộ của phụ huynh, chính quyền, tuy nhiên, ở nhiều trường, còn nhiều địa phương hiện nay thực hiện dạy 2 buổi/ngày chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng (chẳng hạn như: quá tải không cân đối được nội dung dạy và học, kế hoạch dạy học chưa phù hợp, tiềm năng thực tiễn chưa tận dụng và chưa khai thác hiệu quả, tổ chức còn đơn điệu, nguồn lực sử dụng chưa phù hợp,...) và hậu quả dẫn tới gánh nặng về học tập cho HS và gánh nặng về giảng dạy cho GV. Ngoài ra, quá trình triển khai dạy và học 2 buổi/ngày thì nhiều trường ở nhiều địa phương còn hạn chế về nguồn kinh phí, số lượng GV giảng dạy, CSVC chưa đáp ứng yêu cầu, điều kiện gia đình HS – xã hội (do đó dẫn tới nhu cầu và khả năng đóng góp), về nội dung giáo dục; còn lúng túng trong công tác quản lí, tổ chức dạy học. HĐDH và quản lý đối với việc học 2 buổi/ngày ở các trường TH hiện còn tồn tại nhiều bất cập trước những yêu cầu về đổi mới GDPT trong bối cảnh thực tiễn như hiện nay. Có thể thấy rằng công tác quản lý HĐDH 2 buổi/ngày ở các trường TH chưa đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh HS, nhu cầu học tập của HS, chưa đáp ứng được sự phát triển của xã hội, chất lượng dạy học chưa toàn diện, sự phối hợp các lực lượng giáo dục chưa đồng bộ. Để đạt được mục tiêu về công tác dạy học 2 buổi/ngày tại các trường TH hiện nay nhằm đạt được mục tiêu về đổi mới căn bản & toàn diện GDPT thì cần có nhiều hơn nữa những nghiên cứu có tính hệ thống về hoạt động dạu học 2 buổi/ngày ở bậc TH cũng như quan tâm hơn nữa tới công tác quản lý đối với việc dạy học 2 buổi/ngày. Do đó, để tìm ra biện pháp tốt nhất đối với việc dạy học 2 buổi/ngày là vấn đề mang tính cấp thiết và quan trọng cần được nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn vấn đề “QUẢN LÝ DẠY HỌC HAI BUỔI/NGÀY Ở CÁC TRƯỜNG TH TP. HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GDPT” làm đề tài luận án tiến sỹ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn HĐDH 2 buổi/ngày, đề xuất biện pháp QLDH 2 buổi/ngày ở các trường TH tại TP. Hà Nội nhằm góp phần NCCL dạy học và QLDH ở các trường TH tại TP. Hà Nội. 3. Khách thể và đối tượng 3.1. Khách thể nghiên cứu HĐDH 2 buổi/ngày ở các trường TH 3.2. Đối tượng nghiên cứu QLDH 2 buổi/ngày ở các trường TH tại TP. Hà Nội đáp ứng yêu cầu ĐMGD. 4. Giả thuyết khoa học HĐDH 2 buổi/ngày của các trường TH tại TP. Hà Nội đã được triển khai rộng khắp ở các nhà trường và bước đầu đạt được một số thành tựu, phần nào đáp ứng nhu cầu của các bậc phụ huynh cũng như toàn xã hội. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới GDPT hiện nay đòi hỏi việc tổ chức và QLDH 2 buổi/ngày càng cao. Nếu nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng và đề xuất được biện pháp phù hợp, khả thi có thể áp dụng và được phổ biến rộng rãi trong toàn hệ thống các trường TH tại Hà Nội thì sẽ góp phần NCHQ dạy học 2 buổi/ngày, góp phần NCCL giáo dục của các trường TH tại TP. Hà Nội. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận về QLDH 2 buổi/ngày ở trường TH đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng QLDH 2 buổi/ngày ở các trường TH tại TP. Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT - Đề xuất và khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp QLDH 2 buổi/ngày ở các trường TH tại TP. Hà Nội -Tiến hành thử nghiệm một số biện pháp QLDH 2 buổi/ngày ở các trường TH tại TP. Hà Nội 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Chủ thể quản lý: Luận án tập trung nghiên cứu các biện pháp QLDH 2 buổi/ngày của hiệu trưởng các trường TH tại TP. Hà Nội. - Giới hạn về nội dung nghiên cứu: QLDH 2 buổi/ngày ở trường TH theo tiếp cận hoạt động từ mục tiêu, nội dung, phương hướng, hình thức đến kiểm tra đánh giá kết quả. - Giới hạn về thời gian nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: Các trường TH công lập TP. Hà Nội. - Đối tượng khảo sát: CBQL, giáo viên TH ở các trường TH. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm tiếp cận hệ thống, tiếp cận phát triển, tiếp cận hoạt động: 7.1.1. Tiếp cận hệ thống Quản lý HĐDH là một khía cạnh quản lý chuyên môn, là một thành tố nội dung nằm trong tổng thể các nội dung quản lý nhà trường TH. Theo đó, nghiên cứu về nội dung quản lý HĐDH cần đặt trong MQH chức năng với các nội dung quản lý nhà trường khác nhau như: QLHĐ trải nghiệm; quản lý ĐNGV, quản lý tài chính CSVC...nhằm tạo hiệu quả đồng bộ giúp nhà trường đạt được mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất của HS. Mặt khác quản lý HĐDH 2 buổi/ngày cũng là một chỉnh thể bao gồm các nội dung quản lý như: quản lý mục tiêu, quản lý nội dung, quản lý PPDH, quản lý hình thức tổ chức dạy học...theo đó cần giải quyết tốt MQH giữa các nội dung này nhằm tạo hiệu quả chung của quá trình quản lý HĐDH 2 buổi/ngày. 7.1.2. Tiếp cận hoạt động Tiếp cận hoạt động chính là việc vận dụng lý thuyết về hoạt động vào đối tượng mà nghiên cứu đang hướng đến để tìm hiểu, xem xét, đánh giá. Theo quan điểm nhận định này thì QLHĐ dạy học ở các trường TH theo định hướng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục chính là khả năng áp dụng, khả năng triển khai vào thực tiễn đối với việc QLDH thông qua hành động cụ thể có một lộ trình rõ ràng và ứng dụng vào thực tiễn. 7.1.3. Tiếp cận các chức năng quản lý Bản chất của quá trình dạy học được thực hiện ở các chức năng quản lý. Chức năng quản lý là một phạm trù giữ vị trí then chốt trong các phạm trù cơ bản của khoa học quản lý. Về mặt khoa học chức năng quản lý giúp cho nhà quản lý định hình được các nội dung quản lý có thể thực hiện được khả năng, phạm vi trong hoạt động quản lý của mình. Trong QLDH 2 buổi/ngày, việc sử dung tiếp cận chức năng quản lý có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn cao. Nó giúp cho hiệu trưởng và các đơn vị liên quan thực hiện được các nội dung tổ chức, chỉ đạo, phối hợp các lực lượng và cuối cùng là kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu khoa học về QLDH 2 buổi/ngày và văn kiện của Đảng, các văn bản của Bộ GD&ĐT, UBND TP. Hà Nội có liên quan nhằm xây dựng CSLL và xác định cơ sở pháp lý về QLDH 2 buổi/ngày trong bối cảnh đổi mới GDPT. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn * Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi. * Đối tượng điều tra là lãnh đạo các Phòng GD&ĐT TP. Hà Nội, chuyên viên Phòng GD&ĐT phụ trách TH, hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên và cha mẹ HS trường TH TP. Hà Nội - Phương pháp chuyên gia Trao đổi trực tiếp hoặc thông qua tọa đàm, hội thảo khoa học để chuyên gia cho ý kiến về thực trạng QLDH 2 buổi/ngày, tư vấn góp ý cho việc đề xuất các giải pháp quản lý, tổ chức thử nghiệm, đánh giá tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp QLDH 2 buổi/ngày trong bối cảnh đổi mới GDPT đã đề xuất. - Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn sâu các đối tượng CBQL các cấp, GV TH, phụ huynh HS và đại diện các tổ chức có liên quan đến dạy học 2 buổi/ngày. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: trong quá trình hoạt động tự nghiên cứu thực tiễn về QLDH 2 buổi/ngày, thông qua nghiên cứu các báo cáo về dạy học 2 buổi/ngày, QLDH 2 buổi/ngày, tài liệu hội thảo, kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày để hỗ trợ đánh giá thực trạng và xác định các biện pháp QLDH 2 buổi/ngày. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Dùng phương pháp toán thống kê để xứ lí các số liệu điều tra. 8. Luận điểm bảo vệ 8.1. Việc QLDH 2 buổi/ngày là một trong những đòi hỏi cấp thiết nhằm NCCL dạy học của nhà trường TH, khi đó các chủ thể quản lý căn cứ vào các quan điểm chỉ đạo về đổi mới GDPT đào tạo để hoạch định các kế hoạch quản lý nhằm tác động vào các chủ thể, các thành tố trong HĐDH 2 buổi/ngày, để hoạt động này vận hành một cách hiệu quả nhất, vì đây là hoạt động nền tảng, cốt lõi quyết định chất lượng của mỗi cơ sở đào tạo. 8.2. HĐDH 2 buổi/ngày tại trường TH có nhiều điểm đặc thù bên cạnh những đặc điểm chung của dạy học thể hiện ở các thành tố căn bản: giáo viên, HS, môi trường học hai buổi, các thành tố này cần được quản lý để cùng vận hành trong HĐDH nhằm góp phần đào tạo nên những HS có phẩm chất,năng lực toàn diện. Tuy nhiên vẫn còn có những bất cập đối với các thành tố, chưa đạt được các yêu cầu mong muốn, vì vậy cần nghiên cứu đổi mới quản lý HĐDH 2 buổi/ngày tại trường TH theo hướng tương tác phù hợp hơn nữa giữa các thành tố để hoạt động này có hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT hiện nay. 9. Đóng góp của luận án 9.1. Về mặt lý luận Luận án đã góp phần làm phong phú thêm CSLL về quản lý HĐDH 2 buổi/ngày ở các trường TH đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT. 9.2. Về mặt thực tiễn - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng QLDH 2 buổi/ngày ở các trường TH TP. Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT - Đề xuất và khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp QLDH 2 buổi/ngày ở các trường TH TP. Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT. 10. Cấu trúc của luận án * Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, các công trình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học và quản lý dạy học hai buổi/ngày tại các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học hai buổi/ngày tại các trường tiểu học thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Chương 3: Biện pháp quản lý dạy học hai buổi/ngày tại các trường tiểu học thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ DẠY HỌC HAI BUỔI/NGÀY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động dạy học và dạy học hai buổi/ ngày ở trường tiểu học 1.1.1.1. Nghiên cứu ở ngoài nước Dạy học hay giáo dục chính là truyền đạt tri thức, mục đích của truyền đạt tri thức chính là để phát triển con người, xã hội. Không có giáo dục, không thể hình thành con người, không thể hình thành một xã hội có sự phát triển. Giáo dục bởi thế là đề tài luôn được ưu tiên và lựa chọn nghiên cứu, luận bàn của các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới từ cổ chí kim. Đối với nhà giáo dục Khổng Tử thì nhân - cá nhân, con người là nền tảng, gốc rễ của mọi hoạt động của đời sống xã hội. Mục tiêu giáo dục của Khổng Tử là đào tạo, bồi dưỡng người “Nhân”, “Quân Tử” để làm quan, điều hòa mâu thuẫn giai cấp, “khôi phục lễ nghĩa” để cải thiện xã hội đầy rối ren thời kỳ bấy giờ. Xét về mặt chính trị về cơ bản tư tưởng của Khổng Tử có vẻ có vẻ bảo thủ, nhưng về giáo dục thì mang tính tiến bộ và vượt thời đại. Vì vậy, cũng luôn duy trì quan niệm giáo dục nâng cao đạo đức cá nhân, đồng thời phát triển xã hội. Thái độ coi trọng coi người của Khổng Tử đã thể hiện tầm tư tưởng của ông thật lớn lao ai cũng có thể dạy hay nói cách khác, ai cũng có quyền được học tập, được dạy dỗ để trở thành người có đạo đức, để trở thành hạt giống của xã hội. Nhà nho giáo trí thức cổ không phân biệt hèn sang, khẳng định nhiệm vụ giáo dục con người là nhiệm vụ cần được phổ cập, phổ biến và cần được tập trung để xây dựng nền tảng con người, để mỗi con người trong xã hội đều có đạo đức, có nhân cách. Như thế xã hội mới phát triển và phát triển một cách bền vững. Khổng Tử không chỉ quan tâm đến việc nuôi dân, dưỡng dân mà còn quan tâm đến việc giáo hóa dân. Nuôi dân, dưỡng dân là chăm lo về đời sống vật chất, giáo dân là lo cho dân về đời sống tinh thần. Với quan điểm này, giáo dục góp phần làm nên bản chất xã hội của con người. Với mục đích giáo dục này, Khổng Tử đã thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_ly_day_hoc_hai_buoingay_o_cac_truong_tieu_hoc_t.doc
  • pdfNCS Vũ Thị Anh Đào_Toàn văn luận án.pdf
  • pdfQDNN.Dao.35.QLGD20230710-638245626677800264.pdf
  • docxThông tin tóm tắt về những kết luận mới của luận án ( Tiếng Việt ).docx
  • pdfThông tin tóm tắt về những kết luận mới của luận án ( Tiếng Việt ).pdf
  • docxThông tin tóm tắt về những kết luận mới của luận án (Tiếng Anh).docx
  • pdfThông tin tóm tắt về những kết luận mới của luận án (Tiếng Anh).pdf
  • docTom tat luan an TA-Vũ Thị Anh Đào (cấp Trường).doc
  • pdfTom tat luan an TA-Vũ Thị Anh Đào (cấp Trường).pdf
  • docTom tat luan an TV-Vũ Thị Anh Đào (cấp Trường).doc
  • pdfTom tat luan an TV-Vũ Thị Anh Đào (cấp Trường).pdf
Luận văn liên quan