Du lịch Team building càng ngày càng được coi trọng. Hàng năm trên thế giới, người ta chi hàng chục tỉ đô la cho các hoạt động Team building. Khi khái niệm team building xuất hiện, những chuyến du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống, vui chơi, giải trí thông thường mà còn phục vụ cho mục đích cao hơn của tổ chức, doanh nghiệp trong việc tạo nên sự gắn kết chặt chẽ và định hướng hành động. Đối với các cơ quan, doanh nghiệp, việc xây dựng những chương trình giúp giải tỏa căng thắng, kích thích tinh thần làm việc với các thành viên cũng như nhân viên trong tổ chức là một vấn đề hết sức quan trọng. Tại Việt Nam, du lịch Team-building hiện nay như một thị trường đang mở ra và cơ hội là rất lớn đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Đây thực sự là một hướng đi sẽ rất phát triển đối với ngành du lịch Việt Nam hiện nay.
65 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5592 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển sản phẩm du lịch kết hợp TEAM-BUILDING của công ty TNHH thương mại và du lịch văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH KẾT HỢP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG – TEAM-BUILDING 3
1.1. Sản phẩm du lịch kết hợp rèn luyện kỹ năng – Team-building 3
1.1.1. Sản phẩm du lịch 3
1.1.2. Team-building 4
1.1.2.1. Khái niệm 4
1.1.2.2. Phân loại Team-building 5
1.1.3. Khái niệm về sản phẩm du lịch kết hợp Team-building 6
1.1.4. Phân loại các hình thức du lịch kết hợp Team-building 6
1.1.5. Phân tích đặc điểm của sản phẩm du lịch kết hợp rèn luyện kỹ năng – teambuilding 7
1.1.5.1. Phân tích về đặc điểm và giá trị lợi ích của sản phẩm 7
1.1.5.2. Phân tích về mô hình cấu trúc của sản phẩm 11
1.2. Điều kiện về cung 13
1.2.1. Tài nguyên tự nhiên 13
1.2.1.1. Điều kiện về khí hậu thời tiết: 13
1.2.1.2. Cảnh quan 14
1.1.3. Tài nguyên nhân văn 15
1.1.4. Cơ sở và các hoạt động giải trí 16
1.1.5. Phân chia theo thành phần dịch vụ chính cấu thành chương trình du lịch kết hợp Team-building của một doanh nghiệp 18
1.1.6. Phân loại theo đối tượng khách hàng của nhà cung cấp 18
1.2. Điều kiện về cầu 19
1.2.1. Thời gian nhàn rỗi 19
1.2.2. Mức sống về vật chất và trình độ văn hóa chung của người dân 21
1.2.2.1. Thu nhập của người dân 21
1.2.2.2. Trình độ văn hóa chung của nhân dân và đặc biệt hơn là về nhận thức đối với sự cần thiết của Team Building trong cuộc sống. 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH KẾT HỢP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG – TEAMBUILDING TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH VĂN HÓA 24
2.1. Giới thiệu về tổ chức 24
2.2. Lĩnh vực kinh doanh chính 24
2.2.1. Du lịch nội địa 24
2.2.2. Du lịch quốc tế 25
2.3. Các dịch vụ du lịch 25
2.3.1. Dịch vụ đặt chỗ và bán vé máy bay nội địa và quốc tế 25
2.3.2. Dịch vụ đặt chỗ và đại lý vé tàu hỏa các tuyến nội địa và quốc tế 26
2.3.3. Dịch vụ làm gia hạn visa 26
2.4. Bộ máy và tổ chức nhân sự 26
2.5. Các mô hình sản phẩm du lịch kết hợp rèn luyện kỹ năng – teambuilding tại công ty 28
2.6. Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch kết hợp rèn luyện kỹ năng – teambuilding tại công ty 35
2.6.1. Điều kiện về cung 35
2.6.2. Điều kiện về cầu 36
2.7. Nhãn hiệu của sản phẩm 37
2.8. Chính sách giá của sản phẩm 37
2.9. Chính sách xúc tiến và phân phối 38
2.9.1. Xúc tiến hỗn hợp 38
2.9.1.1. Quảng cáo 38
2.9.1.2. Quan hệ công chúng 39
2.9.1.3. Bán hàng trực tiếp 39
2.9.1.4. Khuyến mãi 40
2.9.2. Chiến lược phân phối 40
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH KẾT HỢP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG – TEAM-BUILDING TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH VĂN HÓA 41
3.1. Giải pháp kích thích cầu 41
3.1.1. Thị trường khách lẻ 44
3.1.2. Thị trường là các tổ chức giáo dục bậc tiểu học, trung học 45
3.1.3. Thị trường là các tổ chức giáo dục bậc trung cấp, cao đẳng, đại học và hệ thống các trường cùng cấp 46
3.1.4. Thị trường là các tổ chức doanh nghiệp 47
3.2. Giải phấp kích thích cung 50
3.2.1. Sản phẩm 50
3.2.2. Các biện pháp phân phối 58
KẾT LUẬN 60
DANH SÁCH CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 61
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch Team building càng ngày càng được coi trọng. Hàng năm trên thế giới, người ta chi hàng chục tỉ đô la cho các hoạt động Team building. Khi khái niệm team building xuất hiện, những chuyến du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống, vui chơi, giải trí thông thường mà còn phục vụ cho mục đích cao hơn của tổ chức, doanh nghiệp trong việc tạo nên sự gắn kết chặt chẽ và định hướng hành động. Đối với các cơ quan, doanh nghiệp, việc xây dựng những chương trình giúp giải tỏa căng thắng, kích thích tinh thần làm việc với các thành viên cũng như nhân viên trong tổ chức là một vấn đề hết sức quan trọng. Tại Việt Nam, du lịch Team-building hiện nay như một thị trường đang mở ra và cơ hội là rất lớn đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Đây thực sự là một hướng đi sẽ rất phát triển đối với ngành du lịch Việt Nam hiện nay.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm du lịch kết hợp rèn luyện kỹ năng Team-building
Phạm vi nghiên cứu: công ty TNHH Thương Mại và Du Lịch Văn Hóa
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm du lịch Team-building cho thị trường du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu: sử dụng các dữ liệu thu thập trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp và các dữ liệu sẵn có hay nguồn thông tin thứ cấp có trên báo chí, các website, diễn đàn…
Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp: dựa vào các thông tin thứ cấp phân tích một cách có hệ thống các thông tin thu thập được.
Nội dung nghiên cứu
Chương I: Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch kết hợp rèn luyện kỹ năng – Team-building
Chương II: Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch kết hợp rèn luyện kỹ năng – teambuilding tại công ty Thương Mại và Du Lịch Văn Hóa
Chương III: Giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch kết hợp rèn luyện kỹ năng – Team-building tại công ty Thương Mại và Du Lịch Văn Hóa
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, PGS.TS Nguyễn Đình Hòa, tôi hy vọng rằng đề tài nghiên cứu sẽ đi sâu vào thực tiễn, giúp cho ngành du lịch sẽ ngày càng phát triển hơn và cụ thể là trong lĩnh vực du lịch kết hợp Team-building. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân trên cơ sở nghiên cứu tài liệu trong danh mục các tài liệu tham khảo.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH KẾT HỢP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG – TEAM-BUILDING
1.1. Sản phẩm du lịch kết hợp rèn luyện kỹ năng – Team-building
1.1.1. Sản phẩm du lịch
“ Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiên vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng ”
Công thức sản phẩm du lịch là:
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hoá du lịch.
Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch bao gồm: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân tạo, các hoạt động vui chơi giải trí và các khu vui chơi giải trí. Dựa vào những tài nguyên du lịch này để thu hút và lưu giữ khách du lịch.
Các hàng hoá dịch vụ
Dịch vụ vận chuyển: Nhằm đưa du khách từ nơi cư trú đến các điểm du lịch, giữa các điểm du lịch và trong phạm vi một điểm du lịch. Để thực hiện được nhiện vụ này, người ta có thể sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác nhau như: máy bay,tàu lửa, tàu thuỷ, ôtô….
Dịch vụ lưu trú: Nhằm đảm bảo cho khách du lịch nơi ăn ở trong quá trình thực hiện chuyến du lịch của họ. Khách du lịch có thể chọn một trong các loại hình lưu trú sau: khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, nhà người quen…Ngoài các dịch vụ lưu trú trên còn có loại hình thuê đất cắm trại và các hình thức tương tự.
Dịch vụ ăn uống: Để thoả mãn nhu cầu ăn uống khách du lịch có thể tự nấu ăn khi đi picnic, cắm trại hoặc có thể đến các nhà hàng để ăn vừa tiết kiệm thời gian nấu nướng dành thời gian cho việc tham quan vừa có thể thưởng thức những món đặc sản của mỗi vùng mà họ không thể tự nấu được
Dịch vụ vui chơi giải trí: Đây là bộ phận không thể thiếu được của sản phẩm du lịch . Khách du lịch muốn đạt được sự thú vị cao nhất trong suốt chuyến đi của mình. Để thoả mãn, họ có thể chọn nhiều khả năng khác nhau: đi tham quan, vãng cảnh, chơi hoặc xem thể thao, tham quan viện bảo tàng, tham dự Festival, tham quan tượng đài, hay giải trí tại các club, casino…Đối với du lịch, đây là bộ phận phận đặc trưng cho sản phẩm du lịch, chúng rất quan trọng vì thời gian rảnh rổi còn lại trong ngày của khách du lịch thường rất nhiều. Vì vậy, dù hài lòng về về bữa ăn ngon, về chổ ở tiện nghi, du khách vẫn mau chán vùng du lịch nếu họ không được tham gia và thưởng thức các tiết mục giải trí.
Dịch vụ mua sắm: Mua sắm cũng là hình thức giải trí đồng thời đối với nhiều khách du lịch thì việc mau quà lưu niệm cho chuyến đi là không thể thiếu được. Dịch vụ này bao gồm các hình thức bán lẻ hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, tạp hoá, vải vóc…
1.1.2. Team-building
1.1.2.1. Khái niệm
Team-building là một hình thức sản phẩm dịch vụ còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Một số người nhằm lẫn dịch vụ này với du lịch, một số khác cho Team-building là kỹ năng làm việc nhóm cần thiết khi chuẩn bị đi làm. Team-building là một loạt các hoạt động bao hàm nhiều phần, trong đó đôi khi có những chuyến đi xa của tập thể để tổ chức hoạt động Team-building. Trong các chương trình thiết kế, Team-building luôn nhấn mạnh các mặt của con người trong lao động, học tập và trau dồi kỹ năng để giúp các nhà doanh nghiệp xây dựng môi trường văn hoá cho mình thông qua yếu tố con người.
Một số tài liệu nói rằng Team-building là một hình thức chuyển từ trò chơi kỹ năng, một hình thức dịch vụ trong du lịch thành một chuyên ngành mới trong đào tạo: Team-building - xây dựng nhóm - đã được nhiều bạn trẻ trong các đơn vị kinh doanh trong nước đón nhận khá nồng nhiệt.
Ông Ernest John Proctor, chuyên gia tư vấn nhân sự AQL giải thích, Team-building tạm dịch là giải pháp xây dựng và phát triển đội nhóm. Nó kết hợp vừa thực hành - đánh giá - đào tạo và tạo động lực, nhằm liên kết và gìn giữ người tài. Đồng thời khơi dậy động lực và niềm tự hào trong mỗi nhân viên cùng hướng đến mục đích chung của doanh nghiệp.
Team-building có nhiều dạng hoạt động riêng biệt, thích hợp với tình hình nhân sự từng doanh nghiệp. Có thể chia làm bốn nhóm hoạt động chính. Cụ thể, nhóm chương trình thực hành xây dựng đội nhóm, gồm nhiều bài thực hành tình huống thực tế của tổ chức, nhấn mạnh xây dựng hệ thống làm việc, nhằm phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp nhóm, tinh thần lãnh đạo. Hình thức này được các doanh nghiệp kết hợp vào hoạt động đào tạo kỹ năng.
Nhóm hoạt động thách thức đội nhóm là hình thức sử dụng trong các chương trình du lịch, giải trí ngoài giờ với những hoạt động mang tính thách thức cao tạo động lực cho các thành viên, rèn luyện kỹ năng hợp tác, tinh thần tập thể, ý thức kỷ luật của mỗi nhân viên trong tổ chức...
Số luợng học viên tham gia Team-building lý tưởng cho một lớp là từ 15 đến 30 người cùng làm việc chung trong cùng công ty. Team-building có thể được tổ chức cho những công ty có từ 100 đến 200 nhân viên cùng tham dự, tuy nhiên công tác tổ chức phải hết sức quy mô và chi tiết. Dụng cụ là một vấn đề quan trọng không thể thiếu trong các chương trình Team-building, số người tham gia càng đông, dụng cụ càng nhiều và cồng kềnh vì thế đơn vị tổ chức Team-building luôn cần một đội ngũ nhân viên chuẩn bị và hỗ trợ trước và trong thời gian thực hiện Team-building. Đơn vị thực hiện Teambuilding có thể sẽ đứng ra tổ chức chương trình hoặc có thể thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, khách sạn cho học viên.
Team-building hiện nay đang lại được đánh giá là một trong những hình thức du lịch cộng đồng đang có khuynh hướng phát triển tại Việt Nam, kết hợp đào tạo nhằm xây dựng kỹ năng làm việc nhóm, được doanh nghiệp vận dụng ngày càng nhiều trong chiến lược xây dựng công ty. Chương trình thường có nhiều trò chơi, kết hợp thực hành - đánh giá - đào tạo, nhằm liên kết và giữ người tài, đồng thời khơi dậy động lực và niềm tự hào trong mỗi nhân viên để cùng hướng đến mục đích chung.
1.1.2.2. Phân loại Team-building
Outdoor Team-building (OTB)
Bao gồm các chương trình huấn luyện dã ngoại, có thể kêt hợp với các chương trình huấn luyện Indoor trước đó hoặc kết hợp với các chương trình du lịch nghỉ ngơi.
Các hoạt động OTB được khởi xướng từ các công ty đa quốc gia – trong đó đáng kể nhất là các hoạt động của Unilever để tạo nên sự hòa đồng của các cá nhân đến từ nhiều nền văn hóa, đồng thời tạo nên sức chiến đấu cao của từng cá nhân và của cả tập thể hướng đến một mục tiêu chung trong từng giai đoạn nhất định. Gần đây, công ty Vietmark (Dấu Ấn Việt) đã tiên phong khai thác các tiềm năng thiên nhiên rừng – biển – đảo tại Di Linh, Phú Quốc, Phan Thiết, Nha Trang, Lăng Cô… thiết kế các chương trình OTB độc đáo trong thời gian từ 2 – 4 ngày/ chương trình.
Các công ty Việt Nam hiện nay cũng rất cần các hoạt động OTB vì qui mô của các công ty Việt Nam cũng đã ngang bằng với một dạng xã hội thu nhỏ, trong đó các hoạt động văn hóa, các hoạt động xã hội có ảnh hưởng lớn đến khả năng hoàn thành mục tiêu kinh doanh của toàn công ty (performance) – hình thức hoạt động của các công ty Việt Nam hiện nay cũng phức tạp không kém gì một xã hội thu nhỏ khi có nhiều người có các nền tảng văn hóa khác nhau, có nhiều nguồn gốc học vấn và chuẩn mực ứng xử khác nhau – và khi cần phối hợp hoạt động trong phòng ban để đạt mục tiêu chung thì sẽ xảy ra các xung đột – các xung đột này khi không có sự điều chỉnh thì sẽ xảy ra rạn nứt và khả năng hoàn thành công việc sẽ bị giảm sút đáng kể.
Do đó các hoạt động OTB thường được được thiết kế riêng cho từng công ty hay từng tổ chức – mặc dù hình thức bên ngoài có vẻ giống nhau nhưng ý nghĩa bên trong mà mỗi cá nhân có thể học hỏi là hoàn toàn khác nhau – tùy theo mục đích ban đầu của người “đặt hàng” và kỹ năng thiết kế các tình huống mô phỏng thực tế của người thiết kế - game designer.
Indoor Team-building
Một dòng sản phẩm với các chương trình ngắn từ 2 đến 4 giờ, phục vụ cho các chương trình hội thảo, kết hợp với các khóa huấn luyện lý thuyết của các công ty.
Advanced Team-building
Adventure Teambuilding là loại hình đang được nhiều bạn trẻ năng động tại Việt Nam yêu thích. Đây là loại hình team building hành động với nhiều hoạt động đòi hỏi thử thách không những về trí tuệ mà cả về thể lực.
1.1.3. Khái niệm về sản phẩm du lịch kết hợp Team-building
Vậy qua đó ta có thể có khái niệm về sản phẩm du lịch kết hợp Team-building là một chương trình kết hợp giữa chương trình du lịch xen kẽ trong các chương trình du lịch đó là các hoạt động Team-building được tổ chức một cách quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu của khách.
1.1.4. Phân loại các hình thức du lịch kết hợp Team-building
Có nhiều tiêu thức để phân du lịch kết hợp Team-building thành các loại hình khác nhau.
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: du lịch nội địa và du lịch quốc tế
Căn cứ vào đối tượng khách du lịch: Du lịch dành cho sinh viên – du lịch dành cho các cán bộ công nhân viên chức – du lịch cho các nhân viên trong công ty khác.
Có thể căn cứ vào mức độ thực hiện về Team-building để phân chia hình thức này thành: du lịch Team-building dành cho các thành viên mới tham gia và du lịch Team-building dành cho thành viên đã tham gia nhiều với mức độ phức tạp cao và đòi hỏi mức độ chuyên nghiệp hơn.
Căn cứ vào số lượng người tham gia Team-building
Bên cạnh đó có thể phân loại theo hình thức du lịch kết hợp Team-building trọn gói công ty đã thiết kế và yêu cầu về Team-building do yêu cầu của khách hàng đặt trước.
1.1.5. Phân tích đặc điểm của sản phẩm du lịch kết hợp rèn luyện kỹ năng – teambuilding
1.1.5.1. Phân tích về đặc điểm và giá trị lợi ích của sản phẩm
Đặc điểm
Cũng như rất nhiều sản phẩm du lịch khác, loại hình du lịch kết hợp team-building mang rất nhiều những đặc điểm của sản phẩm dịch vụ du lịch đồng thời cũng có những đặc điểm của sản phẩm dịch vụ Team-building. Chính vì vậy chương trình du lịch kết hợp Team-building cũng mang tính chất của một chương trình du lịch đặc biệt là tính thời vụ.
Chương trình du lịch như một dịch vụ tổng hợp, mang tính trọn vẹn được tạo nên từ các dịch vụ riêng lẻ của các nhà cung cấp khác nhau. Do vậy, chương trình du lịch mang trong nó những đặc điểm vốn có của sản phẩm là dịch vụ. Đặc điểm đó là: tính vô hình, tính không đồng nhất, tính phụ thuộc vào nhà cung cấp, tính dễ dàng bị sao chép, tính thời vụ cao, tính khó đánh giá chất lượng và tính khó bán.
Tính vô hình của chương trình du lịch biểu hiện ở chỗ nó không phải là thứ có thể cân đong đo đếm, sờ, nếm thử để kiểm tra, lựa chọn trước khi mua giống như người ta bước vào một của hàng, mà người ta phải đi du lịch theo chuyến, phải tiêu dùng nó mới có được sự cảm nhận tốt – xấu, hay – dở. Kết quả khi mua chương trình du lịch là sự trải nghiệm về nó, chứ không phải là sở hữu nó.
Tính không đồng nhất của chương trình du lịch biểu hiện ở chỗ nó không giống nhau, không lặp lại về chất lượng ở những chuyến thực hiện khác nhau, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà bản thân của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành không kiểm soát được. Do đó, việc đánh giá chất lượng của một chuyến du lịch theo sự tiêu chuẩn hóa nó là công việc rất khó khăn với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Bởi vì thời gian, không gian sản xuất và tiêu dùng dịch vụ trong chuyến du lịch là trùng nhau.
Tính phụ thuộc vào uy tín của nhà cung cấp. Các dịch vụ có trong chương trình du lịch gắn liền với các nhà cung cấp. Cũng dịch vụ đó nếu không phải đúng các nhà cung cấp có uy tín tạo ra thì sẽ không có sức hấp dẫn với khách. Mặt khác, chất lượng của chương trình du lịch không có sự bảo hành về thời gian, không thể đền hoặc trả lại dịch vụ vì tính vô hình của chúng.
Tính dễ bị sao chép và bắt chước là do kinh doanh chương trình du lịch không đòi hỏi kỹ thuật tinh vi, khoa học tiên tiến hiện đại, dung lượng vốn ban đầu thấp.
Tính khó bán của chương trình du lịch là kết quả của các đặc tính nói trên. Hay nói cách khác nguyên nhân của tính khó bán chính là do các tính chất nói trên của chương trình du lịch. Tính khó bán còn do cảm nhận rủi ro của khách khi mua chương trình du lịch bao gồm: rủi ro về chức năng của sản phẩm, rủi ro về thân thể, rủi ro về tài chính, rủi ro về tâm lý, rủi ro về thời gian và rủi ro vè xã hội.
Tính thời vụ cao và luôn luôn bị biến động, bởi vì tiêu dùng và sản xuất du lịch phụ thuộc nhiều và rất nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Chương trình du lịch là sản phẩm dịch vụ và loại dịch vụ này luôn có thời gian, không gian sản xuất và tiêu dùng trùng nhau. Vì vậy, nó có sự tiếp xúc giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Chất lượng của chuyến du lịch chịu sự chi phối và tác động của các yếu tố tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội của cả người sản xuất và người tiêu dùng. Ta sẽ đi sâu phân tích tính thời vụ tác động tới hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp như thế nào.
Cường độ nhu cầu du lịch không giống nhau giữa các tháng trong năm tạo ra các thời kỳ có lượng cầu khác nhau, đó là các mùa trong du lịch.
Mùa chính du lịch là mùa khoảng thời gian có cường độ tiếp nhận khách du lịch cao nhất.
Mùa trái du lịch là khoảng thời gian có cường độ thu hút khách du lịch thấp nhất (còn gọi là mùa chết )
Ngoài ra, người ta còn xác định khoảng thời gian kề trước và sau mùa chính du lịch.
Trước mùa du lịch là khoảng thời gian có cường độ thấp hơn mùa chính, xảy ra trước mùa chính du lịch.
Sau mùa du lịch là khoảng thời gian có cường độ thấp hơn mùa chính, xảy ra sau mùa chính du lịch.
Đặc biệt hơn đối với sản phẩm du lịch kết hợp Team-building này là có thêm dịch vụ Team-building đan xen trong chương trình du lịch. Đặc điểm của loại hình du lịch này là thường thì thời gian thực hiện Teambuilding từ một đến hai ngày. , Teambuilding được thực hiện tốt nhất tại các resort nơi có nhiều địa hình khác nhau để lựa chọn. Hiện tại ở miền Nam, các resort tại Mũi Né - Phan Thiết, Phú Quốc, Nha Trang, Đà Lạt hoặc tại khu du lịch Bình Quới, Đầm Sen, Văn Thánh – Thành Phố Hồ Chí Minh là những địa điểm lý tưởng được lựa chọn.
Trong một chương trình Team-builidng cần có giảng viên (facilitator): chịu trách nhiệm chính về chuyên môn của chương trình là người nhận các yêu cầu từ doanh nghiệp, thiết kế chương trình phù hợp trước khóa học nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Trong thời gian thực hiện chương trình, facilitator nêu các câu hỏi, hướng dẫn học viên thảo luận, trao đổi, chia sẻ và đúc kết bài học sau mỗi trò chơi. Số lượng facilitator tuỳ thuộc vào số lượng học viên. Bình quân 1 facilitator có thể quản lý được 50 học viên.
Assistant (trợ giảng): chịu trách nhiệm chuẩn bị dụng cụ trước khóa học, vận chuyển và bảo quản dụng cụ, hướng dẫn trò chơi và hỗ trợ học viên trong khi thực hiện. Số lượng assistant thông thường gấp đôi số lượng facilitator.
Tính hữu dụng
Đặc trưng của hình thức du lịch kết hợp Team-building là thực hành nhiều hoạt động thách thức có thực hoặc mô phỏng dưới sự trợ giúp của chuyên gia hoặc người hướng dẫn Team bu