Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các
phản ứng phân hạch hoặc/và nhiệt hạch gây ra. Một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất cũng có sức
công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Vũ khí có sức công phá tương đương với 10
triệu tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Nếu sức công phá là 100 triệu
tấn (mặc dù hiện nay chưa thể thực hiện được) thì có thể phá hủy một vùng với bán kính
100 - 160 km.
Sau hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima ngày 6-8-1945 và Nagasaki ngày
9-8-1945 (giết chết ngay 80.000 người và 70.000 người sau vụ nổ), thế giới đã bước vào
kỷ nguyên nguyên tử. Cho đến nay gần 61 năm, loài người vẫn không biết làm sao thoát
khỏi nó. Và may thay, cho đến giờ một nền hòa bình hạt nhân đã đạt được, cho dù từ
1945 đến nay, từ chỗ chỉ có một số quốc gia với 2-3 quả bom nguyên tử thì đến giờ đã có
10 quốc gia với 11.000 vũ khí hạt nhân các loại, chi phí mỗi năm đến hàng chục tỉ USD.
Chỉ sau hơn 10 năm vụ nổ ở Hiroshima, đã có năm nước có bom hạt nhân: Mỹ,
Liên Xô, Pháp, Anh, Trung Quốc. Thế “cầm chân mã” giữa hai siêu cường đứng đầu hai
khối không còn đủ an toàn cho nền hòa bình hạt nhân, và một mô thức mới ra đời: “Hiệp
ước không phổ biến vũ khí hạt nhân” gọi tắt là “Hiệp ước chống phổ biến” (NPT) ký năm
1968 và có hiệu lực năm 1970. Hiệp ước được ký giữa một bên là năm nước được coi về
mặt pháp lý có quyền có vũ khí hạt nhân (Mỹ, Liên Xô, Pháp, Anh, Trung Quốc) và bên
kia là 183 nước cam kết không tìm cách có nó, và đánh đổi lại họ được những nước trên
giúp đỡ phát triển các ứng dụng dân sự của hạt nhân.
18 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2400 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phổ biến vũ khí hạt nhân – Mối nguy hiểm tột đỉnh của sự tự hủy hoại nhân loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
BỘ MÔN CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
TIỂU LUẬN
Đề tài:
PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN – MỐI NGUY HIỂM
TỘT ĐỈNH CỦA SỰ TỰ HỦY HOẠI NHÂN LOẠI
Nhóm thực hiện 12:
1. Đinh Hồng Tranh
2. Trương Thị Liên
3. Bàn Thị Thảo
4. Vương Thị Tuyên
5. Vàng Thị Hiệp Thu
6. Trần Thị Thương
1
Hà nội, ngày 14 tháng 02 năm 2009
LỜI MỞ ĐẦU
Cứ mỗi khi nghe thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề vũ
khí hạt nhân thì lại dẫy lên trong mỗi chúng ta một sự e ngại cho tình hình xung quanh
nơi mà chúng ta đang sống. Hầu hết chúng ta ai cũng đều nhận thức rõ mức tàn phá của
một quả bom nguyên tử, khi nó nổ ra thì hậu quả để lại không chỉ là ngay lúc đó mà nó
còn kéo dài đến tận tương lai của con em chúng ta. Vậy thế nào là vũ khí hạt nhân và tình
hình sử dụng, phát triển của loại vũ khí này như thế nào? Nguy cơ ra sao? Liệu có một cơ
chế nào hạn chế vấn đề này không? Trong phần trình bày dưới đây nhóm chúng em hi
vọng đáp ứng một phần nhỏ những thắc mắc trên. Bài viết của chúng em chắc hẳn còn
nhiều thiếu sót và sự cập nhật thông tin mới, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô để chúng em rút được kinh nghiệm trong các bài viết sau.
2
I. HIỆN TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN QUỐC TẾ
(sinh viên Trương Thị Liên, Vương Thị Tuyên)
Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các
phản ứng phân hạch hoặc/và nhiệt hạch gây ra. Một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất cũng có sức
công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Vũ khí có sức công phá tương đương với 10
triệu tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Nếu sức công phá là 100 triệu
tấn (mặc dù hiện nay chưa thể thực hiện được) thì có thể phá hủy một vùng với bán kính
100 - 160 km.
Sau hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima ngày 6-8-1945 và Nagasaki ngày
9-8-1945 (giết chết ngay 80.000 người và 70.000 người sau vụ nổ), thế giới đã bước vào
kỷ nguyên nguyên tử. Cho đến nay gần 61 năm, loài người vẫn không biết làm sao thoát
khỏi nó. Và may thay, cho đến giờ một nền hòa bình hạt nhân đã đạt được, cho dù từ
1945 đến nay, từ chỗ chỉ có một số quốc gia với 2-3 quả bom nguyên tử thì đến giờ đã có
10 quốc gia với 11.000 vũ khí hạt nhân các loại, chi phí mỗi năm đến hàng chục tỉ USD.
Chỉ sau hơn 10 năm vụ nổ ở Hiroshima, đã có năm nước có bom hạt nhân: Mỹ,
Liên Xô, Pháp, Anh, Trung Quốc. Thế “cầm chân mã” giữa hai siêu cường đứng đầu hai
khối không còn đủ an toàn cho nền hòa bình hạt nhân, và một mô thức mới ra đời: “Hiệp
ước không phổ biến vũ khí hạt nhân” gọi tắt là “Hiệp ước chống phổ biến” (NPT) ký năm
1968 và có hiệu lực năm 1970. Hiệp ước được ký giữa một bên là năm nước được coi về
mặt pháp lý có quyền có vũ khí hạt nhân (Mỹ, Liên Xô, Pháp, Anh, Trung Quốc) và bên
kia là 183 nước cam kết không tìm cách có nó, và đánh đổi lại họ được những nước trên
giúp đỡ phát triển các ứng dụng dân sự của hạt nhân.
Còn có nhóm nước thứ ba: những nước không ký vào hiệp ước (Ân Độ, Pakistan,
Israel) là các nước cũng đã có được VKHN. Họ không vì thế mà bị coi là ngoài vòng
3
pháp luật vì họ không có cam kết gì với cộng đồng quốc tế cả. Vì điều kiện thời gian và
kiến thức có hạn nên nhóm chúng em xin được tập trung đề cập tới hiện trạng phổ biến
vũ khí hạt nhân tại quốc gia Iran:
Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Iran đã nhập ít nhất 4 đầu đạn hạt nhân từ nước
cộng hòa Kazactan( Liên Xô) Iran tìm mọi cách tranh thủ sự hỗ trợ của chuyên gia Nga,
để tên lửa hạt nhân đó luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Năm 1992, trong bản báo cáo
của chính phủ Mỹ đã nói Iran nhập urani đậm đặc và 4 đầu đạn hạt nhân do các xã hội
đen của Nga vận chuyển. Năm 1998, Iran đã thử thành công tên lửa tầm trung “seehap 3”
có thể mang đầu đạn hạt nhân. Tầm bắn của tên lửa tầm trung đó là 1300 km có thể mang
700 kg thuốc nổ loại năng lượng cao, bắn được đầu đạn thông thường hoặc không thông
thường. Vào năm 2003, các quan chức cấp cao tình báo Mỹ cho biết dưới sức ép của
quốc tế, Iran đã ngừng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của mình vào mùa thu
năm 2003, nhưng hiện nay vẫn tiếp tục làm giàu uranium. Điều này có nghĩa Teheran có
thể vẫn có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân trong khoảng từ năm 2010-2015. Phát hiện
trên được coi là một thay đổi so với 2 năm trước, khi các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng
Iran cố gắng phát triển khả năng hạt nhân và tiếp tục chương trình phát triển hạt nhân của
mình.
Ngày 25-12-2006 Giới chức của Tehran cho biết, họ sẽ khôi phục ngay lập tức các
hoạt động làm giàu uranium, chỉ một ngày sau khi Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc phê
chuẩn lệnh trừng phạt Iran vì vấn đề này, nhà đàm phán của Iran cho biết, nước này sẽ
cho lắp đặt 3000 chiếc máy ly tâm tại Natanz, một trong những cơ sở hạt nhân quan trọng
nhất nằm tại khu vực miền trung Iran. “ Lời đáp tức thời của chúng tôi đối với Hội Đồng
Bảo an là chúng tôi sẽ bắt đầu các hoạt động tại Natanz với 3000 bộ máy ly tâm và tiếp
tục tiến lên phía trước với tốc độ nhanh nhất”. Tổng thống Iran đã tuyên bố, Liên hợp
quốc phải chấp nhận chương trình hạt nhân của Iran. “ các nước phải công nhân Iran có
công nghệ chế tạo nhiên liệu hạt nhân. Sự kiện này sẽ được đánh dấu trong lễ kỷ niệm
cuộc cách mạng hồi giáo 1979 diễn ra vào tháng hai tới”.
Ngày 20-2-2007, phát biểu trước đám đông hàng nghìn người ở Iran, Tổng thống
Manhmoud Ahmadinejad nói đất nước ông sẵn sàng ngừng chương trình làm giàu
uranium với điều kiện các quốc gia Phương tây cũng hành động tương tự. ngày 28-7-
4
2007, Tổng thống Ahmadinejad nói: “ Iran sẽ không bao giờ từ bỏ chương trình hạt nhân
vì mục đích hòa bình của mình. Các hoạt động hạt nhân của chúng tôi là hợp pháp vậy tại
sao chúng tôi phải dừng lại ?”. Mỹ và các quốc gia phương tây nghi ngờ Iran có một
chương trình bí mật nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân, tuy nhiên nước này lại cho rằng
chương trình hạt nhân của họ nhằm phục vụ mục đích sản xuất điện cho các lợi ích dân
sự của nền kinh tế.
Ngày 14-2-2008 một quan chức ngoại giao của Mỹ cho biết thông tin của
Washington đủ để IAEA chất vấn Iran về những vấn đề xung quanh vấn đề hạt nhân của
nước này. Trong khi đó, Teheran một mực khẳng định rằng chương trình hạt nhân của họ
chỉ nhằm mục đích duy nhất là cung cấp năng lượng, đồng thời từ chối yêu cầu của Liên
Hợp Quốc về việc nước này nên dừng chương trình làm giàu uranium -kim loại vừa có
thể vừa dùng cho các lò phản ứng hạt nhân cung cấp năng lượng, vừa là thành phần để
chế tạo bom nguyên tử. Hiện nay Iran đang phải chịu 2 nghị quyết trừng phạt của Hội
đồng bảo an liên hợp quốc do đã từ chối ngừng chương trình làm giàu uranium mà họ đã
khỏi động từ cách đây gần hai thập kỷ nhưng mới chỉ bị phát hiện cách đây 5 năm. Từ đó
đến nay các chuyên gia IAEA đã phát hiện các hoạt động, thử nghiệm cũng như bản kế
hoạch chi tiết và các tài liệu cho thấy có thể Iran có ý định chế tạo vũ khí hạt nhân, mặc
dù phía Teheran luôn khẳng định rằng chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích
duy nhất là phục vụ các lò phản ứng hạt nhân cung cấp năng lượng. Các quan chức Iran
đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc rằng họ có ý định làm giàu uranium để phục vụ các mục
đích khác, như chế tạo đầu nổ tên lửa. Thay vì làm theo yêu cầu của Hội Đồng Bảo An
Liên Hợp Quốc về việc dừng làm giàu uranium, Iran thậm chí còn mở rộng chương trình
này. Vào ngày 26-7-2008, Tổng thống Iran đã khẳng định quốc gia hồi giáo đã nắm
trong tay 6000 máy ly tâm để làm giàu uranium, gần gấp đôi con số mà họ có mấy tháng
trước đó. Ông cũng cho biết Phương tây đã đồng ý cho Iran sở hữu từ 5000-6000 máy ly
tâm. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Iran được cho là xem xét sẽ đóng băng chương
trình hạt nhân ở cấp độ hiện đại, để tránh bị áp dụng thêm các biện pháp cấm vận.
Ngày 29-9-2008, người phát ngôn của Bộ ngoại giao Iran đã tuyên bố Iran sẽ tiếp
tục làm giàu uranium bất chấp lệnh trừng phạt: đó là “quyền” sản xuất năng lượng hạt
nhân vì mục đích dân sự của Iran”, “ không nghị quyết nào của Hội Đồng Bảo an Liên
5
Hợp Quốc là cần thiết khi chương trình hạt nhân của Iran không nguy hiểm” và trước đó
hôm thứ 5 ngày 25/9, Tổng thống Iran cũng ra lời thách thức đối với lệnh trừng phạt của
Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc: “ dù họ có làm gì, Iran cũng sẽ tiếp tục các hoạt động
hạt nhân của mình. Đối với chúng tôi lệnh trừng phạt không hề quan trọng”. Ngày 8-12-
2008, Bộ ngoại giao Iran ra tuyên bố nước này sẽ không bao giờ ngừng chương trình hạt
nhân và mong đợi Mỹ thay đổi chính sách củ cà rốt và cây gậy “ thất bại” mà Mỹ sử dụng
để giải quyết tranh cãi hạt nhân với Tehran. “ nếu họ vẫn giữ quan điểm trong quá khứ là
đòi Iran ngừng làm giàu uranium câu trả lời của chúng tôi sẽ là: Iran sẽ không bao giờ
ngừng làm giàu uranium. Nếu Washington muốn loại bỏ về những lo ngại về các hoạt
động hạt nhân của Iran, chúng tôi sẵn sàng cho việc đó, tuy nhiên mong đợi mới của
chúng tôi là họ nên công nhận quyền của Iran đối với công nghệ hạt nhân”. “ chính sách
cũ là cây gậy và củ cà rốt nên đổi và biến thành chính sách tương tác”. Trong chương
trình hạt nhân của Iran, Phương tây lo ngại nhất là kho làm giàu uranium bởi nếu uranium
được làm giàu ở mức cao hơn, nguyên liệu này có thể được sử dụng trong đầu đạn hạt
nhân.
Ngày 12-2-2009 ông Dennis Blair, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ, phát
biểu trong một cuộc hội nghị đánh giá nguy cơ tiềm ẩn do ủy ban tình báo thượng viện tổ
chức thường niên: “ mặc dù chúng tôi không biết đích xác hiện tại Iran có đang phát triển
vũ khí hạt nhân hay không, tuy nhiên chúng tôi khẳng định rằng quốc gia đạo hồi này vẫn
không từ bỏ ý định phát triển loại vũ khí này”. Ông nhấn mạnh “ở thời điểm này, tôi chỉ
có thể nói rằng, chắc chắn Iran đang hội tụ điều kiện cần và đủ cho một chương trình hạt
nhân như nguyên liệu tách hạt nhân, khả năng trang bị vũ khí hạt nhân và cả phương thức
phóng hạt nhân nữa”.
Như vậy, có thể thấy rằng Iran đã có kế hoạch và cơ sở để sản xuất vũ khí hạt nhân.
Dù cho Hội Đồng Bảo an và Mỹ đã nhiều lần chỉ trích động thái này của Iran, nhưng Iran
không công nhận mình sản xuất hạt nhân, và nói rằng Iran chỉ sản xuất uranium để làm
giàu năng lượng để cung cấp điện cho dân sinh hoạt…sau một loạt sự cấm vận của Hội
Đồng Bảo an, Iran đã khẳng định nước này sẽ không từ bỏ chương trình sản xuât vũ khí
hạt nhân và tiếp tục sản xuất với quy mô lớn hơn. Nếu tất cả các nước đều có tham vọng
như Iran, tất cả các quốc gia đều xây dựng và sản xuất vũ khí hạt nhân thì ít lâu sau nữa
6
chúng ta sẽ chứng kiến việc nhân loại phải đối đầu với chiến tranh hạt nhân và có khả
năng sẽ xảy ra chiến tranh thế giới thứ ba bằng chiến tranh vũ khí hạt nhân.
II. NGUY CƠ CỦA TÌNH TRẠNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN
(sinh viên Vàng Thị Hiệp Thu, Trần Thị Thương)
Thế giới đang đứng trước một nguy cơ tự hủy diệt bởi vũ khí hạt nhân ngày càng mở
rộng về cả quy mô và chất lượng thêm phức tạp.
1. Một “thế giới hạt nhân” ngày càng mở rộng.
Việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào những ngày cuối cùng của chiến
tranh thế giới II vô hình chung đã đẩy thế giới vào cuộc chạy đua hạt nhân khốc liệt. Từ
chỗ chỉ diễn ra giữa Mỹ và Liên Xô, cuộc chạy đua đó đã biến Thế giới yên bình thành
một “thế giới hạt nhân” ngày càng mở rộng. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự
“thế giới hạt nhân” bao gồm các nước sau:
Các cường quốc hạt nhân gồm: Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, tập hợp của năm
quốc gia này đựoc gọi là”câu lạc bộ” hạt nhân, có thể coi “câu lạc bộ hạt nhân” là lực
lượng hạt nhân chi phối toàn cầu và có ý nghĩa quyết định về An ninh hạt nhân trong thế
giới hạt nhân.
Các quốc gia hạt nhân non trẻ, gồm những nước có tiềm năng đáng kể về kinh tế và
kỹ thuật đã chế tạo thành công vũ khí hạt nhân bao gồm cả bom, đạn hạt nhân và phương
tiện mang (máy bay, tên lửa) tiêu biểu trong nhóm này là Ấn Độ và Pakistan. Tuy nhiên
do tiềm năng còn hạn chế, nhóm này có tác động chủ yếu trong phạm vi khu vực.
Các quốc gia bên ngưỡng cửâ hạt nhân là những nước có tiềm năng kinh tế phát triển
đã đầu tư nghiên cứu và từng bước làm chủ vũ khí hạt nhân. Trong số các quốc gia này
đáng kể là Iran và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, sau khi nước này tuyên bố thử
phản ứng hạt nhân ngày 9/10/2006 đã đựơc Nga liệt vào nhóm.
Các quốc gia hạt nhân dấu mặt là các nước thực sự có tiềm năng hạt nhân, vì nhiều lý
do nên chưa công khai vũ khí hạt nhân của mình . Tiêu biểu cho nhóm này là Ixaren. “thế
7
giới hạt nhân” có các đặc trưng nổi bật như sự đa cực của các Quốc gia hạt nhân, trước
hết là của các cường quốc hạt nhân, sự phân btiệt đẳng cấp trong quan hệ giữa các quốc
gia hạt nhân, sự hình thành các cặp hạt nhân đối lập và cơ cấu hình thành thấp mà ở nóc
vẫn là Nga và Mỹ.
2. Kho vũ khí hạt nhân khổng lồ và nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu.
Cho đến nay, kho vũ khí hạt nhân của thế giới đã đầy ắp và vô cùng đa dạng trên cả
hai phương diện: Bom, đạn và phương tiện, ước tính trên thế giới hiện đang tàng trữ 22
ngàn tấn bom, đạn hạt nhan, chủ yếu là của Mỹ và Nga, đủ để phá huỷ nhiều lần toàn bộ
bề mặt trái đất.
Theo cơ quan Năng lượng hạt nhân nguyên tử Quốc tế (IAFA) thế giới có 439 lò phán
ứng hạt nhân đang hoạt động tại 31 Quốc gia, cung cấp khoảng 16% điện năng của thế
giới (2.574 kwh) và 30 lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng. Phương tiện vũ khí hạt
nhân những năm 1950- 1970, chủ yếu là máy bay ném bom chiến lược và một phần máy
bay tiêm kích bom. Từ thập niên 1970 lại đây, tên lửa vơớ hàng loạt tính năng ưu việt đã
trở thành phương tiện mang chủ yếu tên lửa có thể phóng được từ hầm ngầm, trên mặt
đất, trên không, tàu chiến, tàu ngầm, trên vũ trụ. Ngày nay các Cường quốc hạt nhân
ngay từ lãnh thổ của mình có thể phóng tên lửa xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân
nguyên khối (mang một đầu) hoặc riêng rẽ (3- 10 đầu) tới bất kỳ điểm nào trên trái đất,
đủ sức thiêu huỷ hàng chục thành phố lớn của một Quốc gia trong thời gian chớp nhoáng
với mức sai số nhỏ hơn 100m.
Các nhà máy hạt nhân đầu tiên trên thế giới tại nhiều quốc gia cũng đang được xây
dựng và họ đưa ra hàng ngàn lý do để bao biện như mục đích hoà bình hay để phòng với
các quốc gia khác….UEA, nước sản xuất dầu lớn thứ 6 thế giới đã ký với pháp thoả
thuận xây hai lò phản ứng hạt nhân (1/2008). Kuwait, Barein, Lybian,Algẻa, Marốc,
Jordan, thậm chí cả Xemen cũng theo đuổi ý định xây dựng nhà máy hạt nhân. Trong
khi đó Thổ Nhĩ Kì và Ai Cập, hai đối thủ lớn của Iran tại khu vực, mặc dù đã từ bỏ ý định
hạt nhân từ hàng chục năm trước, cũng đang theo đuổi những dự án hạt nhân đầy tham
8
vọng. Hai nước này có dự định xây dựng 7 nhà máy điện hạt nhân trong vòng thập niên
tới.
Nhiều nước như UEA, Barein đã công khai tuyên bố chỉ theo đuổi hạt nhân vì mục
đích hoà bình, nhưng các chuyên gia kiểm soát vũ khí lo ngại rằng việc các nước đột ngột
quan tâm đến phát triển hạt nhân không chỉ vì giá dầu tăng, một số cho rằng đây là sự đề
phòng với Iran. Tình báo Mỹ kết luận Iran đã ngừng nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân
cách đây 6 năm, nhưng Iran vẫn tìm kiếm cách làm giàu Uranium tại các cơ sở ngầm
trong lòng đất tại Natan, hiện đang vận hành khoảng 3.000 máy ly tâm. Các chuyên gia
vũ khí hạt nhân cho rằng các nhà máy năng lượng hạt nhân thương mại tự thân tí tạo ra
rủi ro về phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng chúng có thể trang bị cho các Quốc gia những
cơ sở kỹ thuật va hạ tầng có thể làm nền tảng thực hiện chương trình hạt nhân bí mật.
Gần đây, Mỹ và Isarel tố siriya xây dựng một lò phản ứng hạt nhân để sản xuất
plutonium. Hay Ấn Độ và Pakistan chế tạo vũ khí hạt nhân bằng những công nghệ và cơ
sở hạ tầng dùng cho nhà máy điện hạt nhân. Đài Loan, Hàn Quốc đã tiến hành chương
trình nghiên cứu vũ khí hạt nhân núp bóng các chương trình hạt nhân dân sự. Một lo ngại
khác, công nghệ sử lý hạt nhân thường do Mỹ, Nga và Argentina, Brazil, Canada và
Australia đã tìm cách tự phát triển khả năng làm giàu và xử lý.
3. Những chiến lược hạt nhân đấy tham vọng
Mọi Quốc gia hạt nhân đều có chiến lược hạt nhân của riêng họ, mục tiêu của riêng
Họ. Mục tiêu của chiến lược đối với mỗi quốc gia khác nhau, với những tham vọng và
tính toán khác nhau. Vũ khí hạt nhân thể hiện sức mạnh và khả năng răn đe, góp phần
nâng cao vị thế của quốc gia. Tất cả các quốc gia đều cam kết không sử dụng trước đòn
đánh hạt nhân cho lực lượng tiến công xâm lược. Hai cường quốc hạt nhân số một là Nga
và Mỹ tuy đang xúc tiến những bước đi nhằm cắt giảm lực lượng hạt nhân song vẫn sở
hữu một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ và đang có xu hướng chế tạo các loại vũ khí hạt
nhân “mini” cho tiện bề sử dụng. Pakistan và ẤN Độ đang trong cơn say rượt đuổi hạt
nhân. Một số Quốc gia không phê chuẩn hoặc không tham gia Hiệp Ước cầm thử vũ khí
hạt nhân toàn diện và Hiệp Ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Mỹ đẩy mạnh việc xây
dựng và các hệ thống phòng thủ tên lửa NMD và TMD….
9
Rõ ràng trên thực tế các cường quốc hạt nhân một mặt cắt giảm số vũ khí hạt nhân đã
lỗi thời, song không ngừng đang tăng cường các loại vũ khí hạt nhân thế hệ mới tinh vi
và có sức công phá mạnh gấp hạng trăm lần so với trước. Ngoài ra các nước có vũ khí hạt
nhân như Ấn Độ, Pakistan, Isracl, Cộng Hoà dân chủ nhân dân Triều tiên hoặc cả Iran
cũng không ngừng thúc đẩy việc phát triển vũ khí hạt nhân trên quy mô lớn. Ấn độ và
Pakistan liên tiếp thử các các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Israel cũng có kho vũ khí
hạt nhân khá lớn. Còn Triều tiên cũng đang cách mạng với thế giới về tiềm năng vũ khí
hạt nhân của mình.
Có thể nói chưa bao giờ Thế giới lại đứng trước hiểm họa hạt nhân to lớn và đầy tiềm
ẩn như hiện nay.
III. CÁC CƠ CHẾ KHÔNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN
(sinh viên Bàn Thị Thảo)
Cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân được nảy sinh cùng với sự xuất hiện của vũ
khí hạt nhân. Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân mang hàm nghĩa là: sự đóng băng tình thế
chiến lược hạt nhân và có nghĩa là ngoài những quốc gia đã có vũ khí hạt nhân, sẽ cố
gắng phòng ngừa mọi quốc gia khác chưa có vũ khí hạt nhân, không được phát triển vũ
khí hạt nhân. Hiện nay, vấn đề về vũ khí hạt nhân có những sách lược khác nhau đó là:
phải tiêu hủy vũ khí hạt nhân, nhưng một số nước lại muốn giành được vũ khí hạt nhân
và cuối cùng các nước lớn muốn củng cố địa vị ưu thế hạt nhân của mình. Đây là những
mâu thuẫn đan xen, làm cho vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân đã trở thành vấn đề
vừa quan trọng vừa phức tạp. Hiện nay có ba Hiệp định chủ yếu tạo thành một khung cơ
chế không phổ biến vũ khí hạt nhân.
1.Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)
Đây là một công ước quốc tế do Mỹ và Liên Xô cùng 59 quốc gia khác đã ký vào
năm 1968. Mục đích của Hiệp định này là phòng ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân, thúc đẩy
cắt giảm quân sự hạt nhân và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lợi dụng năng lượng hạt nhân
vào mục đích hòa bình. Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân đã được Đại hội đồng
Liên hợp quốc phê chuẩn bản dự thảo ngày 12/06/1968 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày
05/03/1970. Đến nay đã có 186 nước ký kết. Tháng 03/1992, Trung Quốc chính thức
tham gia Hiệp định này.
10
Mới đầu, hiệp định này có thời hạn là 25 năm. Ngày 11/05/1995, tại cuộc họp kéo dài
của Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về “ Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt
nhân”, qua trao đổi bàn bạc, toàn thể các nước thành viên đã nhất trí tán thành Hiệp định
này kéo dài không kỳ hạn.
2. Hiệp định cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT). Tên đầy đủ là “Hiệp
định cấm thí nghiệm vũ khí hạt nhân toàn diện”.
Ngày 10/06/1996 tại Hội nghị toàn thể Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 10, Hiệp
định này đã được thông qua với 158 phiếu thuận, 3 phiếu chống (Ấn Độ, Butan, Libi) và
5 phiếu trắng. Hiện nay đã có 149 nước ký, trong đó có Trung Quốc, Pháp, Nga, Mỹ,
Anh... Trong 44 quốc gia