Đề tài Ponzi Game và cuộc đua lãi suất ở Việt Nam

Từ cuối năm 2007, đầu năm 2008, nền kinh tế Việt nam chịu ảnh hưởng của nhiều biến động kinh tế lớn như lạm phát tăng cao đến 2 con số, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán đóng băng, đặc biệt là cuộc chay đua lãi suất tiền gửi giữa các ngân hàng thương mại(NHTM). Cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi của các NHTM Việt Nam đã diễn ra trong một thời gian tương đối dài và đang có dấu hiệu vượt ngoài tầm kiểm soát. Những biến động trong lãi suất huy động tiền gửi đã ảnh hưởng đến nhiều thành phần trong nền kinh tế như người gửi tiền, người đi vay, bản thân các ngân hàng thương mại nói riêng và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung. Tình trạng này, nếu kéo dài , sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Rủi ro tiềm ẩn của cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi hiện tại có thể được giải thích bằng lý thuyết trò chơi Ponzi ( Ponzi Game) : một cuộc đua vay nợ để trả nợ. Đây là một hiện tượng kinh tế đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Khi nợ tích luỹ tăng lên vượt quá khả năng đi vay, sự sụp đổ của các cơ sở tín dụng và NHTM rất có khả năng xảy ra và điều đó đã xảy ra ở Việt Nam vào cuối những năm 1980.

pdf74 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ponzi Game và cuộc đua lãi suất ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU _______________________________________________ 1 CHƢƠNG I. PONZI GAME VÀ CUỘC ĐUA LÃI SUẤT_____________ 3 1.1. Khái niệm Ponzi, Ponzi Scheme và Ponzi Game ___________________________ 3 1.2. Một số biểu hiện của mô hình Ponzi, trò chơi Ponzi ________________________ 5 1.3. Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 ____________ 6 1.3.1. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 _________________ 6 1.3.2. Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997___________________ 10 1.3.3. Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 ____________________ 12 1.3.4. Dấu hiệu của Ponzi Game trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và bài học kinh nghiệm __________________________________________________________ 13 1.4. Tác động của Ponzi Game đến nền kinh tế _______________________________ 16 1.4.1. Tác động chung đến nền kinh tế ______________________________________ 16 1.4.2. Tác động riêng đến từng thành phần kinh tế ____________________________ 16 CHƢƠNG II. CUỘC ĐUA LÃI SUẤT CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM _____________________________________________________ 18 2.1. Diễn biến cuộc đua lãi suất của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam _________ 18 2.1.1. Diễn biến cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng Việt nam giai đoạn từ đầu năm 2008 đến ngày 26/2/2008 ________________________________________________ 19 2.1.2. Diễn biến cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng Việt Nam giai đoạn từ ngày 26/2/2008 đến ngày 16/5 ________________________________________________ 22 2.1.3. Diễn biến cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng Việt Nam giai đoạn từ 16/5/2008 đến đầu tháng 7/2008 ___________________________________________________ 27 2.2. Đánh giá cuộc đua lãi suất các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) Việt Nam_____ 32 2.2.1. Dấu hiệu xuất hiện của Ponzi đối với lãi suất ngân hàng tại nền kinh tế Việt Nam. ____________________________________________________________________ 32 2.2.2. Ảnh hưởng của cuộc đua lãi suất tới tổng thể nền kinh tế __________________ 34 2.3. Nguyên nhân của cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng Việt Nam hiện nay 46 2.3.1 Sự yếu kém trong điều hành của ngân hàng trung ương (NHTW) ____________ 46 2.3.2 Những nguyên nhân của cuộc chạy đua lãi suất Ponzi bắt nguồn từ phía các NHTM ____________________________________________________________________ 52 CHƢƠNG III. GIẢI PHÁP GIÚP TRÁNH KHỎI PONZI GAME VÀ NGUY CƠ KHỦNG KHOẢNG NỀN KINH TÊ ___________________ 59 3.1 Giải pháp ngắn hạn nhằm giải quyết tình trạng chạy đua lãi suất hiện tại _____ 59 3.1.1 Giải pháp về phía NHTW và chính phủ ________________________________ 59 3.1.2 Nhóm giải pháp ngắn hạn cho các NHTM ______________________________ 62 3.2. Giải pháp trung và dài hạn ____________________________________________ 64 3.2.1. Nâng cao tính độc lập và vai trò của NHNN ____________________________ 64 3.2.2. Củng cố hệ thống liên ngân hàng _____________________________________ 67 3.2.3. Xây dựng thị trường tài chính vững mạnh hơn __________________________ 68 KẾT LUẬN________________________________________________ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ cuối năm 2007, đầu năm 2008, nền kinh tế Việt nam chịu ảnh hưởng của nhiều biến động kinh tế lớn như lạm phát tăng cao đến 2 con số, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán đóng băng, đặc biệt là cuộc chay đua lãi suất tiền gửi giữa các ngân hàng thương mại(NHTM). Cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi của các NHTM Việt Nam đã diễn ra trong một thời gian tương đối dài và đang có dấu hiệu vượt ngoài tầm kiểm soát. Những biến động trong lãi suất huy động tiền gửi đã ảnh hưởng đến nhiều thành phần trong nền kinh tế như người gửi tiền, người đi vay, bản thân các ngân hàng thương mại nói riêng và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung. Tình trạng này, nếu kéo dài, sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Rủi ro tiềm ẩn của cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi hiện tại có thể được giải thích bằng lý thuyết trò chơi Ponzi (Ponzi Game) : một cuộc đua vay nợ để trả nợ. Đây là một hiện tượng kinh tế đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Khi nợ tích luỹ tăng lên vượt quá khả năng đi vay, sự sụp đổ của các cơ sở tín dụng và NHTM rất có khả năng xảy ra và điều đó đã xảy ra ở Việt Nam vào cuối những năm 1980. Trước thực trạng đó, nhóm tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Ponzi Game và cuộc đua lãi suất ở Việt nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu xuyên suốt của đề tài nhằm: - Đánh giá diễn biến cuộc đua lãi suất của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Chỉ ra cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng có dấu hiệu của Ponzi Game. Làm rõ ảnh hưởng của cuộc đua lãi suất đến nền kinh tế và các thành phần của nền kinh tế. - Đề xuất một số giải pháp ngắn hạn bình ổn cuộc đua lãi suất giữa các NHTM hiện tại và một số giải pháp dài hạn nhằm tránh hiện tượng này tái diễn trong tương lai. 3. Nội dung nghiên cứu - Diễn biến cuộc đua lãi suất giữa các NHTM ở Việt Nam, chỉ rõ cuộc đua có dấu hiệu của Ponzi Game. - Đánh giá tác động của cuộc đua lãi suất đến nền kinh tế và các thành phần trong nền kinh tế. - Đề xuất một số giải pháp bình ổn cuộc đua lãi suất giữa các NHTM Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nhóm tác giả lấy phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu làm phương pháp luận chung cho đề tài. Ngoài ra, chúng tôi chú trọng tới phương pháp lượng hóa qua phương pháp thống kê, so sánh, biểu đồ để nghiên cứu đề tài một cách khoa học mang tính thực tiễn cao. 5. Phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2008 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương như sau: Chương I: Lý thuyết trò chơi Ponzi Chương II: Cuộc đua lãi suất của các ngân hàng thương mại Việt nam Chương III: Giải pháp bình ổn cuộc đua lãi suất giữa các NHTM Việt nam CHƢƠNG I. PONZI GAME VÀ CUỘC ĐUA LÃI SUẤT 1.1. Khái niệm Ponzi, Ponzi Scheme và Ponzi Game Thuật ngữ “Ponzi” được lấy tên từ Charles Ponzi (3/3/1882–18/1/1949) - một người nhập cư Italia đến Hoa Kỳ và đã trở thành một trong những trùm lừa đảo nổi tiếng trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông được coi là trùm lừa đảo tín dụng đa cấp; trong vòng 2 năm (1919 - 1920), Ponzi đã huy động được 15 triệu USD, một con số khổng lồ vào thời điểm đó, thông qua "kế hoạch Ponzi” (Ponzi Scheme) của mình. Bản chất của “kế hoạch Ponzi” là dùng tiền của người sau để trả tiền cho người trước. Qua thời gian kế hoạch Ponzi có những biểu hiện đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thuật ngữ “kế hoạch Ponzi” là một hệ thống các kế hoạch "kiếm tiền nhanh" có tính chất lừa đảo được thực hiện thông qua mạng Internet, bán hàng đa cấp phi pháp và những lĩnh vực khác. Kế hoạch của hoạt động đầu tư hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao với ít rủi ro bằng việc đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư khi họ mời thêm được các nhà đầu tư mới. “Kế hoạch Ponzi” chỉ mang lại lợi nhuận cho những nhà đầu tư sớm, cho đến khi còn có nhà đầu tư mới tham gia. Trong giai đoạn đầu, những kẻ lừa đảo thường đưa ra bản kế hoạch sử dụng vốn đầu tư được giải thích bằng những hoạt động nghe có vẻ hợp lý nhưng lại chung chung. Đầu tiên, một số nhỏ nhà đầu tư bị thu hút và tham gia thử một số tiền nhỏ. Một thời gian sau, họ nhận lại được số vốn ban đầu cộng với khoản lãi suất rất cao. Tới lúc này, những nhà đầu tư đó bắt đầu tin tưởng và đầu tư số tiền lớn hơn. Dựa trên phương thức truyền miệng hoặc qua mạng, cơ hội đầu tư này nhanh chóng được biết tới. Vì những người đi trước thực sự đã thu được lợi nhuận nên những người khác nhanh chóng tin theo và tham gia đầu tư. Theo thời gian, số người tham gia ngày càng nhiều do hy vọng họ có cơ hội nhận được lợi tức lớn. Trên thực tế, khoản lợi tức này không đến từ các khoản lợi nhuận thật sự của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào mà số tiền thu được từ những nhà đầu tư tới sau sẽ được dùng để trả cho những nhà đầu tư ban đầu và kẻ lừa đảo hưởng toàn bộ số tiền còn lại. Thời gian hoạt động của hệ thống phụ thuộc vào sự lưu thông của dòng vốn. Tuy nhiên, đến khi số tiền không còn đủ để lưu chuyển giữa người này hay người khác thì mô hình Ponzi bị sụp đổ. Mô hình Ponzi có những điểm tương tự với “mô hình kim tự tháp”, cụ thể là cả 2 mô hình đều sử dụng tiền của những nhà đầu tư mới để trả cho những nhà đầu tư tham gia trước. Mô hình “Kim tự tháp” thường được áp dụng trong bán hàng đa cấp, nhà đầu tư muốn tham gia thì phải đặt cọc một khoản tiền để có được “quyền tham gia”. Người tham gia phải bán được một lượng hàng nhất định mỗi tháng để duy trì “quyền tham gia”, tạo sức ép bán hàng cho doanh nghiệp và nhận được tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc giới thiệu người khác tham gia vào. Tuy nhiên, mô hình Ponzi và mô hình kim tự tháp có những đặc điểm khác nhau. Trong mô hình Ponzi, người điều khiển sẽ tập hợp tất cả tiền từ những nhà đầu tư mới, sau đó mới phân chia chúng. Còn trong mô hình kim tự tháp, mỗi nhà đầu tư sẽ hưởng lợi trực tiếp dựa trên số nhà đầu tư mới mà họ mời gọi được. Trong trường hợp này, người đứng đầu kim tự tháp không có khả năng tiếp cận với tất cả tiền trong hệ thống. Song, cả hai mô hình sẽ sụp đổ khi không còn đủ tiền để lưu chuyển trong hệ thống. Thuật ngữ “trò chơi Ponzi” (Ponzi Game) về mặt bản chất giống với “kế hoạch Ponzi”- đều là dùng tiền của người đến sau để trả cho người đến trước, tuy nhiên thuật ngữ “trò chơi Ponzi” trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được hiểu là “cuộc đua vay nợ để trả nợ”. Nợ tích lũy tăng lên vượt quá khả năng đi vay, kèm theo tình hình kinh tế vĩ mô kém ổn định sẽ làm giảm khả năng thu hồi vốn từ các dự án đầu tư hay các khoản cho vay. Đó chính là nguyên nhân làm mất tính thanh khoản của các ngân hàng, tăng nguy cơ dẫn đến khủng hoảng kinh tế. 1.2. Một số biểu hiện của mô hình Ponzi, trò chơi Ponzi Mặc dù về bản chất mô hình Ponzi là “dùng tiền của người sau trả cho người trước” nhưng trên thực tế, mô hình này biểu hiện rất đa dạng về hình thức và lĩnh vực áp dụng. Trong việc quảng cáo và điều hành website Một số biểu hiện đặc trưng của mô hình Ponzi trong việc quảng cáo và điều hành website là: 1 website có chiến dịch quảng cáo rầm rộ, có những logo nổi bật, các câu như “The next big one”(Món lợi lớn đang chờ bạn), “Trust us” (Hãy tin chúng tôi)... kèm theo lời quảng cáo về lợi nhuận thu được lớn trong khoảng thời gian ngắn, đặc biệt là sự giữ kín cách thức họ kinh doanh. Ngoài ra khi khách hàng có những lời phàn nàn hoặc sử dụng “bad Vote”, họ sẽ bị đe dọa xóa tài khoản (account); hoặc họ sẽ phải nạp thêm tiền hay giới thiệu thêm thành viên mới để được nhận khoản lợi nhuận. Trong việc bán hàng đa cấp phi pháp Trong việc bán hàng đa cấp phi pháp, mô hình Ponzi thể hiện như sau: Đề án kinh doanh yêu cầu phải nộp chi phí tham gia, tiền hoa hồng; lợi nhuận chỉ có được sau khi kêu gọi thêm người khác tham gia; người tham gia phải bán được sản phẩm không đúng với lời quảng cáo và đề án kinh doanh quảng cáo rầm rộ về khoản lợi nhuận lớn mà đề án tạo ra. Đặc biệt đề án kinh doanh có ghi “đây là dự án chưa được công khai chính thức” hoặc “chỉ ưu đãi cho một số đối tượng” là dấu hiệu đặc trưng của mô hình Ponzi. Bên cạnh đó, việc chia hoa hồng một cách cao quá mức khi người tham gia giới thiệu thêm được một thành viên mới là dấu hiệu rất bất thường, chứng tỏ công ty đó lừa đảo, sử dụng mô hình Ponzi trong bán hàng đa cấp phi pháp. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, trò chơi Ponzi thể hiện như sau: Các ngân hàng đột ngột tăng lãi suất huy động tiền gửi, tăng liên tiếp trong thời gian ngắn để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân, trong điều kiện kinh tế vĩ mô kém ổn định và đặc biệt là lãi suất tiền gửi cao hơn mức tăng trường GDP. Để rõ hơn về biểu hiện của trò chơi Ponzi trong cuộc đua lãi suất cũng như những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế, trong phần tiếp theo, nhóm đề tài nghiên cứu khủng hoảng tài chính châu Á 1997. 1.3. Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 Cuộc đua lãi suất kéo dài sẽ khiến cho nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng suy thoái, thất nghiệp tăng và phải trải qua một thời kỳ khó khăn để có thể điều chỉnh. Trong kinh tế thế giới hiện đại, tính “lây lan” (contagion) của khủng hoảng tài chính cũng là một hiện tượng thường thấy. Khủng hoảng tài chính cũng thường đi kèm với suy thoái kinh tế kéo dài. Ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997. 1 Đây là cuộc khủng hoảng mang sắc thái tài chính - tiền tệ rất đậm nét, không phải là khủng hoảng chu kì hay sự đổ vỡ một mô hình phát triển. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính - tiền tệ và được khắc phục chủ yếu nhờ những giải pháp nhằm lành mạnh hoá và hoàn thiện hệ thống tài chính - tiền tệ của mỗi khu vực. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á có một số đặc điểm đặc trưng cho trò chơi Ponzi, vì vậy trong phần này đề tài sẽ nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. 1.3.1. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 Trước hết nhóm tác giả sẽ nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng, trong đó có 4 nhóm nguyên nhân chính 2 : Nhóm nguyên nhân thứ nhất là sự bất cập trong chính sách quản lí vĩ mô của Nhà nước. Trong thời gian dài, các đồng nội tệ của các nước châu Á bị định giá cao giả tạo so với đồng Đôla Mỹ. Điều đó tạo điều kiện cho việc ổn định đồng tiền và thu hút nguồn vốn từ bên ngoài vào từ các kênh FDI, cho vay thương mại, đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, 1Linh Vũ, Vượt qua khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế - Dong/Vuot_qua_khung_hoang_tai_chinh_suy_thoai/?print=46339695 2 Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á, nguyên nhân và bài học- Viện nghiên cứu thương mại, Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại, nhà xuất bản chính trị quốc gia , 1998 việc duy trì chính sách lãi suất cao tạo ra sự chênh lệch lãi suất đồng nội tệ so với đồng Đôla Mỹ, kích thích các nhà đi vay của các nước này tăng cường vay nóng USD với lãi suất cao, sau đó chuyển chúng sang bản tệ với lãi suất cao hơn tại ngân hàng trong nước để hưởng lợi. Do các nền kinh tế trong khu vực phát triển nhanh chóng, nhu cầu vay nợ nước ngoài cũng tăng cao. Trong năm 1997, việc duy trì một tỷ lệ lãi suất cao cũng như tỷ giá hối đoái ổn định khiến cho các dòng vốn chảy vào Asean ngày một tăng lên. Việc tăng các nguồn vốn này đã tạo điều kiện cho các khoản nợ tiêu dùng cá nhân tăng theo, đặc biệt là chi tiêu bất động sản và mua ôtô. Điều này đã gây ra hiện tượng bong bóng giá trong những ngành này, khi bong bóng xì hơi, toàn bộ hệ thống tài chính bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra do các đồng nội tệ được neo theo đồng Đôla Mỹ nên mỗi khi đồng Đôla Mỹ biến động thì các đồng nội tệ cũng biến động theo. Từ năm 1995-1997 đồng USD đổi chiều liên tục, tăng giá so với đồng Yên; Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ cùng chính sách neo giữ tỷ giá vào USD đã khiến các đồng bản tệ tăng giá giả tạo. Điều này làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu và tăng thâm hụt tài khoản vãng lai đi đôi với cạn kiệt nguồn vốn chảy vào, giá bất động sản giảm, giá trị tài sản thế chấp tại các ngân hàng tụt thấp, các nhà đầu tư và cho vay rút vốn. Việc phải mua Đôla Mỹ trả nợ khiến lượng cầu ngoại tệ vượt xa cung trên thị trường ngoại tệ trong nước, làm dự trữ ngoại tệ của nhà nước giảm đi nhanh chóng. Quyết định thả nổi tỷ giá đột ngột của Thái Lan, sau đó là Indonesia và nhiều nước khác sau khi không giữ được đồng bản tệ đã gây ra những tác động tiêu cực, tâm lý hoảng loạn của nền kinh tế, cùng với những tổn thất cho các doanh nghiệp địa phương. Một nguyên nhân không nhỏ nữa là hầu hết các nước châu Á trong thời kì này chưa có nền kinh tế thị trường với các thiết chế thị trường đầy đủ để định hướng các hoạt động kinh doanh đồng thời kịp thời ngăn chặn các tác động xấu. Sự can thiệp sâu vào nền kinh tế thông qua các chính sách công nghiệp có định hướng và bảo hộ lâu dài khiến thị trường bị ảnh hưởng bởi nhũng yếu tố cứng nhắc. Đặc biệt là việc chính phủ can thiệp vào hệ thống tài chính, dành một số ưu đãi đặc biệt cho các tập đoàn lớn. Bên cạnh đó là hệ thống pháp luật chưa đồng bộ và tạo nhiều kẽ hở. Nhóm nguyên nhân thứ hai là sự tăng nhanh các nguồn vốn nước ngoài. Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nền cao quá mức. Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát t riển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á. Ngoài ra, những xúc tiến đầu tư của chính phủ và những bảo hộ ngầm của chính phủ cho các thể chế tài chính cũng góp phần làm các công ty ở châu Á bắt chấp mạo hiểm để đi vay ngân hàng trong khi các ngân hàng bất chấp mạo hiểm để đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro. Ví dụ: vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy vào Thái Lan từ mức 924 triệu USD, tương đương 0,8% GDP, đã tăng lên tới xấp xỉ 4,6 tỷ USD, tương đương 3% GDP. 3 Nhóm nguyên nhân thứ ba là những thay đổi bất lợi của kinh tế thế giới. Nhật Bản, một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nước châu Á bị trì trệ từ đầu thập niên 1990. Đồng yên Nhật mất giá khoảng 50% so với USD trong thời kì 1995-1997. Nhân dân tệ được định giá thấp so với USD từ năm 1994 cùng nhiều nhân tố khác làm cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn so với hàng xuất khẩu cùng loại của Đông Nam Á. Thêm vào đó, nền kinh tế của Mỹ đang được khôi phục lại sau tình trạng suy thoái đầu những năm 1990, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ bắt đầu nâng lãi suất của Mỹ lên để ngăn chặn lạm phát. Việc này làm cho Mỹ trở thành một thị trường hấp dẫn đầu tư hơn so với các nước ở Đông Á, và do đó hấp dẫn những luồng vốn đầu tư ngắn hạn thông qua lãi suất ngắn hạn cao và làm tăng giá đồng Đô La Mỹ. Đồng tiền của các nước Đông Nam Á được neo vào Đôla Mỹ, nên xuất khẩu của các nước 3 Theo số liệu của IMF, dẫn lại từ Nguyễn Hồng Sơn (2005), Điều tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài ở một số nước đang phát triển, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. này trở nên kém cạnh tranh và giảm sút. Nhân tố thứ hai kéo lùi ngành xuất khẩu của các quốc gia Đông Nam Á theo các nhà kinh tế chính là đại lục Trung Quốc. Trung Quốc bắt đầu cạnh tranh có hiệu quả với các nhà xuất khẩu Asean đặc biệt là từ những năm 1990, sau khi thực hiện một loạt công cuộc cải cách kinh tế theo hướng xuất khẩu. Quan trọng hơn, trong khi đồng tiền cuả các nước Đông Nam Á tăng lên thì đồng nhân dân tệ lại giảm đi tương đối so với đồng đô-la. Điều này giải thích vì sao các nhà nhập khẩu phương Tây lại lựa chọn hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Xuất khẩu giảm đã gây ảnh hưởng xấu cho ngành thương mại, làm gia tăng lượng tiền thiếu hụt trong các tài khoản vãng lai. Bên cạnh đó, sự cứng nhắc trong tỷ giá hối đoái đã tước mất lợi thế cạnh tranh của các nước Đông Nam á. Từ năm 1996, tăng trưởng trong xuất khẩu của Đông Nam Á giảm xuống một cách nhanh chóng, làm suy yếu tài khoản vãng lai của họ. Cụ thể là ngành xuất khảu của khu vực Đông Nam Á trong năm 1996 chỉ tăng 8%, giảm so với mức 14% trong năm 1995. Nhóm nguyên nhân thứ tư là tỷ giá cứng nhắc cùng sự tồn tại chế độ 2 tỷ giá của Thái Lan đã tạo kẽ hở cho các hoạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf[YRC]-Ponzi game va cuoc dua lai suat o Viet Nam.pdf
  • pdfPhu luc.pdf
  • pdfTai lieu tham khao.pdf
Luận văn liên quan