Ngày nay,trong công cuộc đổi mới của đất nước,chất lượng đang được coi là mục tiêu có ý nghĩa chiến lược ,đồng thời là phương tiện cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển xã hội được đúng hướng,vững chắc và đạt hiệu quả cao,đảm bảo thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như thị trường xuất khẩu .Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cùng với quá trình mở cửa, sự cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng gay gắt, quyết liệt. Sức ép của hàng ngoại nhập,của người tiêu dùng trong và ngoài nước buộc các nhà kinh doanh cũng như các nhà quản lý phải hết sức coi trọng vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng
Chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản quyết định sự thắng bại trong sự cạnh tranh,quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự thành công hay tụt hậu của nền kinh tế đất nước nói chung.Đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp là một yêu cầu khách quan góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển,đóng góp vào việc nâng cao đời sống của người lao động trong mỗi doanh nghiệp .
Như vậy,vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm đang trở thành vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và mối doanh nghiệp.Chỉ có nâng cao chất lượng sản phẩm,mới là biện pháp cứu cánh cho các doanh nghiệp cũng như giúp doanh nghiệp đứng vững tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay .
Nhà máy Chế tạo biến thế cũng như các Công ty Nhà nước khác khi chuyển sang cơ chế thị trường gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh.Ngày nay với cơ chế mới,để tồn tại và phát triển thì buộc Công ty phải đặt chất lượng sản phẩm lên trên hết.Vì những lý do trên,trong quá trình thực tập tại Nhà máy Chế tạo biến thế ,em đã chọn đề tài “Quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy Chế tạo biến thế”
Báo cáo bao gồm 3 phần :
Phần I: Nội dung cơ bản về quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà máy trong cơ chế thị trường
Phần II: Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà máy Chế tạo biến thế
Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy Chế tạo biến thế
40 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2167 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý chất lượng sản phẩm ở nhà máy chế tạo biến thế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi nãi ®Çu
Ngày nay,trong công cuộc đổi mới của đất nước,chất lượng đang được coi là mục tiêu có ý nghĩa chiến lược ,đồng thời là phương tiện cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển xã hội được đúng hướng,vững chắc và đạt hiệu quả cao,đảm bảo thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như thị trường xuất khẩu .Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cùng với quá trình mở cửa, sự cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng gay gắt, quyết liệt. Sức ép của hàng ngoại nhập,của người tiêu dùng trong và ngoài nước buộc các nhà kinh doanh cũng như các nhà quản lý phải hết sức coi trọng vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng
Chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản quyết định sự thắng bại trong sự cạnh tranh,quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự thành công hay tụt hậu của nền kinh tế đất nước nói chung.Đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp là một yêu cầu khách quan góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển,đóng góp vào việc nâng cao đời sống của người lao động trong mỗi doanh nghiệp .
Như vậy,vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm đang trở thành vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và mối doanh nghiệp.Chỉ có nâng cao chất lượng sản phẩm,mới là biện pháp cứu cánh cho các doanh nghiệp cũng như giúp doanh nghiệp đứng vững tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay .
Nhà máy Chế tạo biến thế cũng như các Công ty Nhà nước khác khi chuyển sang cơ chế thị trường gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh.Ngày nay với cơ chế mới,để tồn tại và phát triển thì buộc Công ty phải đặt chất lượng sản phẩm lên trên hết.Vì những lý do trên,trong quá trình thực tập tại Nhà máy Chế tạo biến thế ,em đã chọn đề tài “Quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy Chế tạo biến thế”
Báo cáo bao gồm 3 phần :
Phần I: Nội dung cơ bản về quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà máy trong cơ chế thị trường
Phần II: Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà máy Chế tạo biến thế
Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy Chế tạo biến thế
PhÇn I
NỘIDUNGCƠBẢN VỀ QUẢNLÝCHẤTLƯỢNG SẢN PHẨM
CỦA NHÀ MÁY TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1.Khái niệm chung về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm
a.Quan niệm về chất lượng sản phẩm :
Theo chuyên gia J.M.Juan(Mỹ) thì chất lượng sản phẩm là thứ cho không – không mất tiền.Để đạt chất lượng cần phải quan tâm đến 3 vấn đề:Tổ chức –Truyền thông và Điểu phối chức năng.Cả 3 vấn đề này liên quan đến nhân tố con người trong hệ thống.
Theo chuyên gia Kaoru Ishikawa(Nhật) thì chất lượng sản phẩm là sự thoã mãn nhu cầu với chi phí thấp nhất.Trách nhiệm về chất lượng phụ thuộc 80% vào Ban Lãnh Đạo,chất lượng phải dựa trên căn bản là đào tạo, huấn luyện và giáo dục thường xuyên .
Qua đây có thể thấy rằng khái niệm chất lượng được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau,vì nó liên quan đến nhiều đối tượng như :Nhà sản xuất, thiết kế,công nghệ,người tiên dùng ... Hơn nữa do chu kì sống của sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn khác nhau mà mỗi giai đoạn lại có những yêu cầu về chất lượng khác nhau. Cho nên cách nhìn nhận của nhà sản xuất lại cho rằng: Chất lượng sản phẩm có nghĩa là phải đáp ứng được những chỉ tiêu kỹ thuật đề ra cho sản phẩm.Còn các nhà bán lẻ lại quan niệm rằng chất lượng sản phẩm nằm trong con mắt và túi tiền người mua,như vậy sản phẩm nào bán được nhiều thì sản phẩm đó có chất lượng .
ỞViệt Nam theo tiêu chuẩn TCVN 5814-1994,tiêu chuẩn mới nhất quy định các thuật ngữ trong quản trị chất lượng cho rằng : Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể ,tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn các yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn .
b.Quan niệm về quản lý chất lượng :
Những năm đầu thế kỷ 20 chưa có khái niệm quản lý chất lượng mà chỉ có khái niệm kiểm tra chất lượng.Toàn bộ hoạt động quản lý chất lượng được bó hẹp trong lĩnh vực kiểm tra,kiểm soát sản phẩm trong quá trình sản
xuất của các phân xưởng.Sự phát triển của thị trường cùng với sự sản xuất ngày càng nhiều hàng hoá thì tính chất cạnh tranh của các doanh nghiệp tăng lên rất nhanh.Các doanh nghiệp phải quan tâm tới chất lượng nhiều hơn và bắt đầu xuất hiện khái niệm quản lý chất lượng.Phạm vi,nội dung và chức năngquản lý chất lượng có được mở rộng hơn nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào giai đoạn sản xuất sản phẩm.Vào thập kỷ 70,sự cạnh tranh tăng lên đột ngột đã buộc các doanh nghiệp phải nhận thức lại và thay đổi quan niệm quản lý chất lượng.Để thoả mãn khách hàng các doanh nghiệp không chỉ dừng lại khâu sản xuất mà phải quan tâm đến chất lượng ngay cả khi nghiên cứu thiết kế sản phẩm cũng như sau khi sản phẩm đã bán ra ngoài thị trường. Quản lý chất lượng đã mở rộng tới mọi lĩnh vực từ khâu thiết kế, sản xuất đến khâu tiêu thụ. Ngày nay quan niệm về chất lượng quản lý đang được chấp nhận khá rộng rãi trên thế giới do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đưa ra như sau : Quản lý chất lượng là một tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng,mục đích,trách nhiệm và thực hiện chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch,điều khiển chất lượng,đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng.
2.Các loại chất lượng sản phẩm
Theo tiêu chuẩn ISO người ta phân ra các loại chất lượng sản phẩm sau:
- Chất lượng thiết kế : Là loại chất lượng mà những thuộc tính chỉ tiêu của sản phẩm được phác thảo trên cơ sở nghiên cứu thị trường để xác định ra chất lượng của sản phẩm sẽ được sản xuất.Chất lượng thiết kế được hình thành ở giai đoạn thiết kế sản phẩm và có ảnh hưởng xuyên suốt quá trình sản xuất và tiêu dùng .
- Chất lượng phê chuẩn : Là chất lượng mà các thuộc tính và các chỉ tiêu được thừa nhận,được phê chuẩn trong quản lý chất lượng.Chất lượng phê chuẩn là nội dung phê chuẩn của một loại hàng hoá,có ý nghĩa pháp lệnh buộc phải thực hiện nghiêm túc trong quá trình quản trị chất lượng.
Ởnước ta hiện nay chất lượng phê chuẩn bao gồm 2 cấp độ :
+ Tiêu chuẩn Việt Nam(TCVN) :Là tiêu chuẩn Nhà nước,được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam .
+ Tiêu chuẩn ngành (TCN) :Do các Bộ,Tổng cục xét duyệt và ban hành,có hiệu lực với tất cả các đơn vị trong ngành đó .
- Chất lượng thực tế :Là mức độ thực tế đáp ứng như cầu của người tiêu dùng.Chất lượng này thể hiện sau quá trình sản xuất,tức là trong quá trình sử dụng .
- Chất lượng cho phép :Là mức độ giới hạn cho phép về độ lệch giữa chất lượng chuẩn và chất lượng thực tế của sản phẩm .
- Chất lượng tối ưu :Biểu thị khả năng thoả mãn toàn diện nhu cầu thị
trường trong điều kiện xác định với những chi phí xã hội thấp nhất.
3.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm
Chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm là đặc tính định lượng của tính chất cấu thành nên chất lượng sản phẩm .Để đánh giá chất lượng sản phẩm người ta dùng các chỉ tiêu sau :
- Chỉ tiêu nội dung: Đặc trưng cho tính chất xác định các chức năng
chủ yếu của sản phẩm và quy định lĩnh vực sử dụng
- Chỉ tiêu độ tin cậy : Đặc trưng cho tính chất của sản phẩm liên tụcgiữ được khả năng làm việc trong khoảng thời gian nhất định. -
- Chỉ tiêu thẩm mỹ : Đặc trưng cho sự truyền cảm, hấp dẫn của hình thức ,sự hài hoà của kết cấu sản phẩm .
- Chỉ tiêu công nghệ : Đặc trưng cho quá trình chế tạo, đảm bảo tiết kiệm lớn nhất các chi phí .
- Chỉ tiêu sinh thái : Đặc trưng cho độ độc hại của sản phẩm khi
tác động đến môi trường.
- Chỉ tiêu an toàn : Đặc trưng cho tính đảm bảo khi sản xuất và sử
dụng.
Chúng ta còn rất nhiều các chỉ tiêu khác để đánh giá chất lượng sản phẩm tuỳ theo từng loại sản phẩm mà doanh nghiệp nên tập trung vào giải quyết các chỉ tiêu nào, nhưng nhìn chung một sản phẩm có chất lượng cao khi nó đảm bảo thoả mãn một hệ thống các chỉ tiêu ràng buộc và các chỉ tiêu nghiên cứu từ thị trường.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng không tồn tại độc lập tách rời mà nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vai trò ý nghĩa của từng loại chỉ tiêu rất khác nhau đối với mỗi loại sản phẩm khác nhau. Mỗi loại sản phẩm sẽ có những chỉ tiêu mang tính trội và quan trọng hơn các chỉ tiêu khác. Mỗi doanh nghiệp lựa chọn và quyết định những chỉ tiêu quan trọng nhất làm cho sản phẩm của mình mang sắc thái riêng phân biệt với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Hiện nay một sản phẩm được coi là có chất lượng cao thì ngoài các chỉ tiêu an toàn với người sử dụng và xã hội, còn không có tác động xấu đối với môi trường sống, đó là một yêu cầu bắt buộc đỗi với doanh nghiệp.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình sản xuất, theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế, chất lượng sản phẩm bất kỳ được hình thành qua 10 quá trình đơn như sau:
Thiết kế, nghiên cứu triển khai.
Cung ứng vật tư kỹ thuật.
Triển khai quá trình sản xuất.
Sản xuất.
Thử nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Bao gói bảo quản.
Bán và cung ứng.
Lắp ráp vận hành.
Dịch vụ kỹ thuật bảo hành.
Thanh lý sau sử dụng.
a.Nhóm nhân tố bên ngoài:
* Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ:
Trong thời đại ngày nay không có sự tiến bộ kinh tế xã hội nào không gắn liền với tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới. Bắt buộc cách mạng khoa học lần thứ nhất, chủng loại, chất lượng sản phẩm không ngừng thay đổi với tốc độ hết sức nhanh. Tiến bộ khoa học công nghệ có tác động như lực đẩy tạo khả năng tolớn đưa chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên. Nhờ những tiến bộ khoa học công nghệ mà có thể tạo ra và thay thế các nguyên liệu mới tốt hơn, rẻ hơn, hình thành phương pháp quản lý tiên tiến góp phần giảm chi phí nâng cao chất lượng sản
* Cơ chế quản lý chính sách:
Các doanh nghiệp không thể tồn tại một cách biệt lập mà luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình chính trị xã hội và cơ chế chính sách quản lý kinh tế của mỗi nước. Khả năng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào
cơ chế quản lý của mỗi nước. Cơ chế quản lý là môi trường vừa là điều kiện cần thiết tác động đến phương hướng, tỗc độ cải tiến và nâng cao chấtlượng sản phẩm của doanh nghiệp. Thông qua cơ chê và chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước tạo điều kiện kích thích:
-Tính độc lập, tự chủ sáng tạo, xoá bỏ sức ỳ, tâm lý ỷ lại, không ngừng phát huy ý kiến cải tiến hoàn thiện chất lượng của doanh nghiệp.
Hình thành môi trường thuận lợi cho huy động công nghệ mới, tiếp thu ứng dụng các phương pháp quản lý chất lượng hiện đại.
Sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng bảovệ lợi ích của doanh nghiệpvà lợi ích người tiêu dùng.
*Nhân tố kinh tế xã hội:
Các nhân tố kinh tế xã hội như sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số kéo theo sự gia tăng về nhu cầu. Nhu cầu tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Các yêu cầu ngày càng cao đối với sản phẩm. Khi mà các nhân tố kinh tế xã hội biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, một sản phẩm đạt chất lượng ở thời kỳ này nhưng nó không chắc có chất lượng trong thời kỳ sau.
b. Nhóm nhân tố bên trong:
* Lực lượng lao động của doanh nghiệp:
Đây là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Dù trình độ công nghệ có hiện đại đến đâu, nhân tố con người vẫn được coilà căn bản nhất tác độngđến chấtlượng các hoạt động, chất lượng sản phẩm và các hoạt động dịch vụ. Trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, tính kỷ luật, tinh thần hiệp tác phối hợp, khả năng thích ứng với sự thay đổi, nắm bắt thông tin của mọi thành viên trong doanh nghiệp đều có tác động trựctiếp đến chất lượng sản phẩm. Quan tâm đầu tư phát triển và không ngừng nâng cao nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng trong quản lý chất lượng của
doanh nghiệp. Đó cũng là con đường quan trọng nhất nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng của mỗi quốc gia.
*Trình độ tổ chức quản lý và sản xuất:
Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chấtlượng nói riêng là một trong những nhân tố cơ bạn góp phần đẩy mạnh tốc độ cải tiến, hoàn thiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Các chuyên gia quản lý chất lượng sản phẩm đồng tình cho rằng, trong thực tế 80% những vấn đề chất
lượng là do quản lý gây ra. Vì vây, khi nói đến chất lượng quản lý ngày nay, người ta cho rằng trước hết là chất lượng trong quản lý. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu và cơ chế quản lý, nhận thức, hiểu biết về chất lượng và trình độ quản lý của cán bộ quản lý, khả năng xác định chính xác mục tiêu, chính sách chất lượng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch chất lượng.
* Khả năng về tài chính:
Khả năng tài chính của doanh nghiệp quyết định rất nhiều tới chất lượng sản phẩm, bởi vì muốn nâng cao chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều máy móc thiết bị, đào tạo nhân công...Các chỉ tiêu đó thật là tốn kém nếu như doanh nghiệp không có nhiều tiền thì sẽ không làm được điều đó. Vì vậy chất lượng sản phẩm bị chi phối rất nhiều bởi khả năng tài chính của doanh nghiệp.
*Công nghệ máy móc thiềt bị:
Đối với mỗi doanh nghiệp, công nghệ luôn là một yếu tố cơ bản tác động đến chất lượng của sản phẩm. Mức độ chất lượng sản phẩm trong mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ hiện đại, cơ cấu tính đồng bộ, tình hình bảo dưỡng, duy trì khả năng làm việc theo thời gian của máy móc thiết bị. Đặc biệt là những doanh nghiệp tự động hoá cao, dây chuyền và sản xuất hàng loạt. Trình độ của doanh nghiệp không thể tách rời trình độ công nghệ trên thế giới . Muốn sản phẩm có chất lượng đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là trên thị trường thế giới, mỗi doanh nghiệp cần có chính sách công nghệ phù hợp khai thác huy động tối đa nguốn công nghệ nhằm tạo sản phẩm có chất lượng.
* Vật tư nguyên vật liệu:
Nguyên liệu là yếu tố tham gia trựctiếp cấu thành nên sản phẩm. Những đặc tính của nguyên liệu được đưa vào sản phẩm, vì vậy chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Không thể có sản phẩm chất lượng cao từ nguyên liệu tồi. Chủng loại, cơ cấu, tính đồng bộ và chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Ngoài râ chất lượng hoạt động của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc thiết lập mối quan hệ cung ứng thích hợp trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ lâu dài, hiểu biết và tin tưởng nhau giữa người sản xuất và người cung ứng, đảm bảo khả năng cung ứng đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng nơi cần thiết.
II. CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG NHÀ MÁY CHẾ TẠO BIẾN THẾ
Việc kiểm tra này được thực hiện theo quy trình sau:
*Trước sản xuất:
Kiểm tra thiết kế: Khi kỹ sư thiết kế xong thì người kiểm tra phải kiểm tra các thông số kĩ thuật theo tiêu chuẩn IEC và TCVN như đã trình bày ở phần trên ,sau đó mới tiến hành vẽ .Sau khi vẽ xong bản vẽ kỹ thuật ,kỹ sư thiết kế phải kiểm tra lại một lần nữa xem các thông số có đảm bảo hay không thì mới đưa xuống sản xuất và đưa đến các cơ sở gia công nếu không đạt thì phải làm lại .
*Trong sản xuất:
Khi bản vẽ được đưa xuống xưởng sản xuất ,vật tư cũng được xuất để tiến hành sản xuất .Lúc này Nhà máy thực hiện chính sách 3 kiểm :
Công nhân kiểm :Người công nhân trực tiếp chế tạo các chi tiết
phải kiểm tra vật tư trước khi đưa vào chế tạo và sau khi hoàn thành công việc phải kiểm tra lại sản phẩm mà mình làm ra theo yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật trước khi chuyển sang cho công đoạn sản xuất tiếp theo .
Tổ trưởng kiểm :Tổ trưởng hoặc thợ cả của tổ sản xuất có trách
nhiệm kiểm tralại sản phẩm của tổ viên ,nếu sai hỏng thì yêu cầu làm lại trước khi giao cho tổ khác.
Cán bộ KCS kiểm :Người cán bộ KCS phụ trách khâu nào phải
kiểm tra chất lượng sản phấm do khâu đó làm ra ,nếu sản phẩm đạt chất lượng thì đóng dấu KCS vào sản phẩm đó rồi chuyển tiếp sang các khâu tiếp theo hoặc nhập kho .
Đối với một số chi tiết phụ đặt gia công bên ngoài thì công tác kiểm
tra chất lượng được tiến hành như kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào và do cán bộ vật tư của Phòng sản xuất kinh doanh đảm nhiệm .Cac đơn vị gia công phải kiểm tra 100% sản phẩm của mình làm ra ,còn về phía Nhà máy khi tiếp nhận sản phẩm sẽ kiểm tra xác xuất 5-10%nếu phát hiện sai hỏng thì trả toàn bộ lô hàng ,đề nghị nhà cung ứng kiểm tra lại .
*Sau sản xuất :
Khi đưa máy vào vận hành ,trước khi đóng điện ,tất cả các máy phải qua kiểm tra thử nghiệm của Điên lực Việt Nam .Mọi thông số thử nghiệm phải phù hợp với thông số cần lắp đặt ,nếu phát hiện thấy bất cứ hư hỏng hoặc sự khác thường nào cần thông báo kịp thời khắc phục .Cụ thể là :
Kiểm tra trước khi đóng điện :Kiểm tra mức dầu ,cách điện ,vị trí điều chỉnh …
Kiểm tra sau khi đóng điện :Kiểm tra điện áp ra không tải so với điện áp yêu cầu ,kiểm tra thứ tự pha độ ồn của máy ,nhiệt độ bối dây,năng lực điện áp xung…
d.Kết quả kiểm tra:
Do công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm của Nhà máy được thực hiện chặt chẽ ý thức tự kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các khâu là cao nên số sản phẩm sai hỏng được phát hiện và khắc phục kịp thời .Và do đó toàn bộ các sản phẩm hoàn chỉnh của Nhà máy khi nhập kho và bán tới tay khách hàng luôn đạt 100%chất lượng không có bất cứ một khiếu nại nào từ phía khách hàng .
Phần II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
CỦA NHÀ MÁY CHẾ TẠO BIẾN THẾ
I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY CHẾTẠO BIẾN THẾ
Cùng với quá trình phát triển kinh tế hiện nay, ngành côngnghiệp luôn là ngành quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Trong ngành công nghiệp thì công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn.Năm1997công nghiệp quốc doanh chiếm 48,28% bởi vậy nó có ảnh hưởng lớn tới tốc độ tăng trưởng toàn ngành công nghiệp nói chung .Trong khu vực công nghiệp quốc doanh có một doanh nghiệp làm ăn hiệu quả đã được nhận Bằng khen ,Huân chương của Chính phủ ,đó là Nhà máy Chế tạo biến thế - Hà Nội.
Nhà máy Chế tạo biến thế - Hà Nội -Tên giao dịch : HANOI TRANSFORMERS MANUFACTURING FACTORY thuộc Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật điện - Bộ Công Nghiệp.Được thành lập ngày 26/3/1963,tính đến nay Nhà máy đã có hơn 35 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất các loại máy biến áp điện lực và các sản phẩm điện khác mang nhãn hiệu .T.B.Tcó chất lượng và tuổi thọ cao .
Trong thời kỳ bao cấp Nhà máy hoạt động với quy mô lớn ,số lượng cán bộ công nhân viên lên đến 800 người vào năm 1982,tham gia lao động trên 3 địa điểm :
Địa điểm 1 : Số 8 Trần Nguyên Hãn - Hà Nội .
Địa điểm 2 : Cầu Diễn – Hà Nội .
Địa điểm 3 : Km số 9 - Quốc lộ1 - Thanh Trì - Hà Nội
20 năm sau ngày thành lập,Nhà máy đi vào sản xuất trên quy mô nhỏ.
Do xuất phát từ nhu cầu nội tại của Nhà máy trong việc phát triển kinh tế, phát triển ngành điện và ngành công nghiệp đảm bảo quản lý chặt chẽ,làm ăn có hiệu quả.Nhà máy Chế tạo bíên thế tách ra làm 3 Nhà máy nhỏ :
Ngày 26/3/1983 tách cơ sở số 1,thành lập Nhà máy Chế tạo thiết bị đo điện (Tên giao dịch EMIC ) với 250 cán bộ công nhân viên .Tháng 3/1999Nhà máy được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng ISO 2001.
Ngày 26/3/1985 tách cơ sở 2 thành Nhà máy Vật liệu cách điện với 100 cán bộ công nhân viên.
Nhà máy Chế tạo biến thế bước vào cơ chế thị trường với một cơ sở duy nhất tại Km số 9-Thanh Trì -Hà Nội với 450 cán bộ công nhân viên,Nhà máy chuyên sản xuất các loại máy biến áp .Các thiết bị điện,sản phẩm của Nhà máy hàng năm chiếm khoảng60%nhu cầu cả nước
Đến năm 1993 Nhà máy được thành lập lại theo Quyết định của bộ trưởng Bộ Công Nghiệp nặng Quyết định số 116/QĐ/TCNSĐT ngày 13 tháng 3 năm 1993. Đến năm 1994 Nhà máy liên doanh với tập đoàn ABB.Đến năm 1999 Nhà máy tách ra và được khôi phục lại theo Quyết định số 676/CV-KHĐT ngày 27 tháng 02 năm 1999của Bộ Công Nghiệp nặng. Và hiện nay Nhà máy Chế tạo biến thế có địa chỉ liên hệ là : Số 11 Đường K2 Thị Trấn Cầu Diễn –Từ Liêm-Hà Nội
Các sản phẩm chủ yếu của Nhà máy là:
Máy biến áp điện lực 1 pha và 3 pha,công suất 30 KVA đến 10.000KVA.Với các cấp điện áp 6KV,10KV,15KV,20KV-30KV.