Đề tài Quản lý nhà nước đối với các trung tâm gia sư trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh (từ thực tế nghiên cứu tại Quận 10)

Hiện nay, trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh có hơn 70 trường đại học - học viện - cao đẳng với số lượng hơn 300.000 sinh viên. Đa phần sinh viên đều đến từ các tỉnh, hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn. Nhằm giảm gánh nặng chi phí cho gia đình, nhiều sinh viên từ năm nhất đã bắt đầu đi làm thêm để có thu nhập trang trải chi phí học tập và sinh hoạt. Phần lớn sinh viên lựa chọn các công việc bán thời gian để có thể vừa đi làm vừa đi học. Trong số các công việc bán thời gian đó thì dạy kèm tại nhà cho học sinh (gia sư) là một trong những lựa chọn hàng đầu của sinh viên. Bởi lẽ gia sư là công việc không làm mất nhiều thời gian của sinh viên, công việc gia sư cũng ít vất vả hơn các công việc bán thời gian khác như phục vụ, bán hàng . Trước thực tế đó, hàng loạt các trung tâm gia sư, trung tâm giới thiệu việc làm xuất hiện thực hiện cung cấp dịch vụ giới thiệu việc dạy kèm cho sinh viên do nhu cầu tìm việc “dạy kèm” trong sinh viên là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay sự thành lập và hoạt động của các trung tâm gia sư đang tồn tại nhiều vấn đề cần phải có sự quản lý của các cơ quan nhà nước như các trung tâm gia sư hoạt động không có giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm, các trung tâm này đã có nhiều hành vi làm ảnh hưởng tới lợi ích của sinh viên đi tìm việc, của các giảng viên, của các trường Đại học, gia đình học sinh có con em cần tìm người dạy kèm tại nhà Do đó sự thành lập và hoạt động của các trung tâm gia sư này đang là vấn đề cần phải được quan tâm, chú ý dưới góc độ quản lý nhà nước. Xuất phát từ lý do trên, nhóm đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với các trung tâm gia sư trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh (từ thực tế nghiên cứu tại Quận 10)”, trên cơ sở chỉ ra thực trạng quản lý nhà nước đối với sự thành lập và hoạt động của các trung tâm gia sư, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra những giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với đối tượng này. 2. Tình hình nghiên cứu Theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, hiện nay có khá nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước và nhiều đề tài nghiên cứu về đời sống sinh viên, về công việc làm thêm của sinh viên, tuy nhiên không có một đề tài nào nghiên cứu về việc làm gia sư của sinh viên dưới góc độ quản lý nhà nước. Hơn nữa trong hệ thống đề tài và khóa luận của sinh viên Hành chính vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước đối với các trung tâm gia sư. Do đó, đề tài “Quản lý nhà nước đối với các trung tâm gia sư trên điạ bàn Tp. Hồ Chí Minh (từ thực tế nghiên cứu tại Quận 10)” đảm bảo được tính mới và đột phá của nó.

doc41 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2657 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nhà nước đối với các trung tâm gia sư trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh (từ thực tế nghiên cứu tại Quận 10), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Hiện nay, trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh có hơn 70 trường đại học - học viện - cao đẳng với số lượng hơn 300.000 sinh viên. Đa phần sinh viên đều đến từ các tỉnh, hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn. Nhằm giảm gánh nặng chi phí cho gia đình, nhiều sinh viên từ năm nhất đã bắt đầu đi làm thêm để có thu nhập trang trải chi phí học tập và sinh hoạt. Phần lớn sinh viên lựa chọn các công việc bán thời gian để có thể vừa đi làm vừa đi học. Trong số các công việc bán thời gian đó thì dạy kèm tại nhà cho học sinh (gia sư) là một trong những lựa chọn hàng đầu của sinh viên. Bởi lẽ gia sư là công việc không làm mất nhiều thời gian của sinh viên, công việc gia sư cũng ít vất vả hơn các công việc bán thời gian khác như phục vụ, bán hàng…. Trước thực tế đó, hàng loạt các trung tâm gia sư, trung tâm giới thiệu việc làm xuất hiện thực hiện cung cấp dịch vụ giới thiệu việc dạy kèm cho sinh viên do nhu cầu tìm việc “dạy kèm” trong sinh viên là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay sự thành lập và hoạt động của các trung tâm gia sư đang tồn tại nhiều vấn đề cần phải có sự quản lý của các cơ quan nhà nước như các trung tâm gia sư hoạt động không có giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm, các trung tâm này đã có nhiều hành vi làm ảnh hưởng tới lợi ích của sinh viên đi tìm việc, của các giảng viên, của các trường Đại học, gia đình học sinh có con em cần tìm người dạy kèm tại nhà…Do đó sự thành lập và hoạt động của các trung tâm gia sư này đang là vấn đề cần phải được quan tâm, chú ý dưới góc độ quản lý nhà nước. Xuất phát từ lý do trên, nhóm đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với các trung tâm gia sư trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh (từ thực tế nghiên cứu tại Quận 10)”, trên cơ sở chỉ ra thực trạng quản lý nhà nước đối với sự thành lập và hoạt động của các trung tâm gia sư, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra những giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với đối tượng này. 2. Tình hình nghiên cứu Theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, hiện nay có khá nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước và nhiều đề tài nghiên cứu về đời sống sinh viên, về công việc làm thêm của sinh viên, tuy nhiên không có một đề tài nào nghiên cứu về việc làm gia sư của sinh viên dưới góc độ quản lý nhà nước. Hơn nữa trong hệ thống đề tài và khóa luận của sinh viên Hành chính vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước đối với các trung tâm gia sư. Do đó, đề tài “Quản lý nhà nước đối với các trung tâm gia sư trên điạ bàn Tp. Hồ Chí Minh (từ thực tế nghiên cứu tại Quận 10)” đảm bảo được tính mới và đột phá của nó. 3. Mục tiêu nghiên cứu Khi thực hiện đề tài này Nhóm nghiên cứu mong muốn đề tài đạt được những mục tiêu sau: - Tìm hiểu thực trạng hoạt động của các trung tâm gia sư trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, chỉ ra những hoạt động ảnh hưởng đến lợi ích của các cá nhân, tổ chức đặc biệt là sinh viên. - Tìm hiểu hoạt động quản lý nhà nước đối với các trung tâm gia sư này. - Xác định nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước đối với chủ thể này.Trên cơ sở đó Nhóm sẽ đề ra những giải pháp và kiến nghị để quản lý tốt đối tượng này. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động của các trung tâm gia sư trên địa bàn Quận 10-Tp Hồ Chí Minh. - Hoạt động quản lý nhà nước đối với các trung tâm gia sư tại Tp.Hồ Chí Minh (từ thực tế nghiên cứu tại Quận 10). 4.2. Khách thể nghiên cứu - Các trung tâm gia sư trên địa bàn Quận 10-Tp Hồ Chí Minh. - Các cơ quan quản lý nhà nước về các trung tâm gia sư tại Tp.Hồ Chí Minh. - Các sinh viên làm gia sư - Các gia đình thuê sinh viên dạy kèm 4.3. Phạm vi nghiên cứu 4.3.1. Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 9/2010. 4.3.2. Không gian nghiên cứu - Quận 10 Tp.Hồ Chí Minh 5. Kế hoạch nghiên cứu - Từ tháng 1/2010 – 2/2010: tìm kiếm tài liệu, bài viết liên quan đền vấn đề nghiên cứu - Từ 2/2010-1/3/2010:Hoàn thành đề cương sơ khởi -Từ 1/3/2010-15/3/2010: tiếp tục tìm kiếm tài liêu liên quan tới đề tài, phỏng vấn sinh viên đang làm gia sư. Đi thực tế đến các trung tâm gia sư, các cơ quan quản lý nhà nước, các trường Đại học để tìm hiểu nghiên cứu. - Bảo vệ để cương sơ khởi trước Hội đồng - Hoàn thiện đề cương chi tiết trước ngày 5/5/2010. - Tiếp tục phỏng vấn sinh viên, gia đình học sinh, đi thực tế các trung tâm gia sư, các cơ quan quản lý nhà nước… Hoàn thiện và bảo vệ đề tài trước hội đồng khoa học. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp lập bảng hỏi - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp… 7. Giả thuyết nghiên cứu Do hoạt động quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế dẫn đến các trung tâm gia sư hoạt động thiếu sự quản lý, gây ảnh hưởng tới lợi ích của các sinh viên, gia đình học sinh, một số trường đại học… 8. Đóng góp của đề tài Khi thực hiện đề tài nhóm nghiên cứu mong muốn có những đóng góp sau: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về trung tâm gia sư và hoạt động quản lý nhà nước đối với trung tâm gia sư. - Chỉ ra thực trạng các hoạt động của các trung tâm gia sư, những hành vi gây ảnh hưởng tới các sinh viên, gia đình học sinh, một số trường đại học… - Góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các trung tâm này nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thể. 9. Ý nghĩa của đề tài Nếu đề tài được nghiên cứu thành công và đưa vào ứng dụng sẽ góp phần thay đổi hoạt động của các trung tâm gia sư theo chiều hướng tích cực, để các trung tâm này thật sự là nơi cung cấp dịch vụ việc làm cho sinh viên. - Đề tài sẽ góp phần đáng kể vào việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước đối với các trung tâm gia sư nói riêng. B. NỘI DUNG CHƯƠNG I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM GIA SƯ 1.1. Một số vấn đề cơ bản liên quan đến trung tâm gia sư 1.1.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thực chất các trung tâm gia sư là các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cung ứng dịch vụ giới thiệu việc dạy kèm, một số công ty ngoài giới thiệu việc dạy kèm còn thực hiện cung ứng các dịch vụ khác như :cho thê nhà, bán đất, tư vấn dịch vụ pháp lý….Vì vậy để hiểu về trung tâm gia sư chúng ta cần hiểu những vấn đề cơ bản về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Theo quy định điều 63 Luật doanh nghiệp 2005 thì : “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần”. Công ty trách nhiệm hữu hạn có đặc điểm sau đây: Thứ nhất, Thành viên bỏ vốn ra thành lập công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân Thứ hai, Tổ chức hoặc cá nhân bỏ vốn ra thành lập công ty gọi là chủ sở hữu công ty và có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty Thứ ba, Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi vốn điều lệ của công ty Thứ tư, chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của mình cho tổ chức hoặc cá nhân khác Thứ năm, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu trong quá trình huy động vốn. 1.1.2. Gia sư và trung tâm gia sư 1.1.2.1. Khái niệm Về mặt ngôn ngữ học “gia” là “nhà”, “sư” là “người thầy”, vì vậy “gia sư” là “người thầy dạy học tại nhà”. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam do Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Từ điền Bách khoa Việt Nam thì “ gia sư” được giải thích như sau : “ gia sư là người hàng ngày đến dạy học trong một gia đình hoặc ăn ở luôn ở đó để dạy cho con em gia chủ”. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì gia sư là “người thầy dạy riêng cho con em một gia đình” Theo Từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Văn Đạm chủ biên thì gia sư là “ người nhận kèm cặp, dạy dỗ học sinh trong một gia đình” Theo nhóm nghiên cứu thì gia sư là thuật ngữ dùng để chỉ những sinh viên làm công việc dạy kèm cho học sinh của một gia đình và được gia đình đó trả tiền lương theo thỏa thuận. Vì vậy hoạt động gia sư là hoạt động của sinh viên dạy kèm cho học sinh học tại nhà. Từ những phân tích trên chúng ta có thể hiểu trung tâm gia sư là trung tâm cung cấp dịch vụ gia sư. Nói cách khác trung tâm gia sư là doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm cung ứng dịch vụ dạy kèm học sinh tại nhà cho sinh viên và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. 1.1.2.2. Đặc điểm và cách thức hoạt động của trung tâm gia sư Đặc điểm : Thứ nhất, Trung tâm gia sư là doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm. Thứ hai, Dịch vụ cung cấp gia sư là hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp. Thứ ba, Trung tâm gia sư thực hiện hoạt động của mình dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Cách thức hoạt động của trung tâm gia sư: Các trung tâm gia sư hoạt động bằng cách thức chủ yếu quảng cáo đến các gia đình phụ huynh học sinh, để thu thập địa chỉ của những gia đình có học sinh cần tìm thuê gia sư. Các trung tâm gia sư tiến hành hoạt động này chủ yếu bằng cách cho đội ngũ nhân viên (đội ngũ nhân viên này chủ yếu là thuê sinh viên) dùng điện thoại gọi đến các hộ gia đình tìm hiểu nhu cầu thuê gia sư và ghi nhân lại. Sau khi có được địa chỉ này trung tâm gia sư sẽ thông báo tại trung tâm hoặc thông báo lên website của trung tâm (chỉ thông báo lớp dạy, thời gian, mức lương, đường, quận) để sinh viên đến tìm việc lựa chọn. Sinh viên đến tìm việc sẽ căn cứ vào thông tin này để chọn việc. Sau khi xem những thông tin đó nếu đồng ý dạy thì sinh viên được tuyển làm gia sư phải đóng khoản lệ phí cho trung tâm (thường từ 40 - 50% tháng lương). Sau đó trung tâm sẽ thông báo cụ thể địa chỉ của học sinh và gia sư phải tự liên hệ với học sinh của mình. Khi đã nhận lớp đi dạy thì trung tâm sẽ không còn bất cứ liên quan gì đến với gia sư cũng như với gia đình học sinh. Những trung tâm gia sư chỉ mang tính chất môi giới dịch vụ. Họ là người liên hệ và gắn kết những nhu cầu lại với nhau. Nhưng sự liên hệ và gắn kết này nhiều khi là vô trách nhiệm. Những người có nhu cầu tìm gia sư thì luôn muốn tìm được một gia sư có trình độ nhưng khi có gia sư thì họ cũng không biết chất lượng gia sư được giới thiệu như thế  nào. Hiện nay các gia đình có nhu cầu tìm gia sư cho con em mình chủ yếu thông qua các tờ rơi, các mẩu thông báo, quảng cáo về các trung tâm gia sư . Phần lớn những gia sư – sinh viên được giới thiệu đi dạy đều phải qua các trung tâm và phải trả phí cho các trung tâm đó. 1.1.2.3. Điều kiện thành lập trung tâm gia sư Các trung tâm gia sư là doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm. Vì vậy, để thành lập trung tâm gia sư thì các trung tâm này phải thỏa mãn điều kiện được thành lập doanh nghiệp và điều kiện được hoạt động giới thiệu việc làm. 1.1.2.3.1. Điều kiện được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp) Giấy phép đăng ký kinh doanh là giấy phép do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư cấp cho doanh nghiệp có đủ điều kiện đăng ký kinh doanh: Về đối tượng được thành lập doanh nghiệp: Điều 37 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định “ công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Hoạt động thành lập doanh nghiệp về bản chất là hoạt động để tiến hành sản xuất kinh doanh. Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 Luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản khác của pháp luật có liên quan quy định điều kiện thành lập doanh nhiệp như sau : Tất cả công dân, tổ chức đều có quyền bỏ vốn hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp, ngoại trừ các cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 2, điều 13 Luật doanh nghiệp 2005. Cụ thể các cá nhân tổ chức sau đây không được phép thành lập doanh nghiệp: - Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; - Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; - Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; - Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; Về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh: - Đối với các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có điều kiện thì cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp phải thỏa mãn điều kiện quy định việc kinh doanh lĩnh vực ngành nghề đó - Cá nhân, tổ chức không được bỏ vốn, góp vốn thành lập doanh nghiệp ở các lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh: nghĩa là kinh doanh ở lĩnh vực, ngành nghề gây phương hại đến an ninh quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa đạo đức thuần phong mỹ tục Việt Nam, ảnh hướng đến sức khỏe của người dân, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên..... 1.1.2.3.2. Điều kiện được cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm Theo quy định tại điều 12 của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP 28/2/2005 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm và khoản 1 mục III Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 thì : Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm là giấy phép do Sở Lao động – Thương binh xã hội cấp cho doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật và có đủ điều kiện sau đây: Thứ nhất: Có địa điểm, trụ sở ổn định, đặt ở nơi thuận tiện và đủ diện tích cho việc giao dịch và hoạt động của doanh nghiệp. Nếu trụ sở thuê thì phải ổn định từ 36 tháng trở lên Thứ hai: Có phòng sử dụng cho hoạt động tư vấn, phòng sử dụng cho hoạt động giới thiệu và cung ứng lao động, phòng sử dụng cho hoạt động về thông tin thị trường lao động và có trang thiết bị máy vi tính, điện thoại, fax, email và các tài liệu liên quan đến thị trường lao động và các trang thiết bị khác phục vụ khách hàng. Thứ ba: Có ít nhất 300 triệu đồng ký quỹ tại Ngân hàng để giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Thứ tư: Có ít nhất 5 người có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, pháp luật, ngoại ngữ, có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không tiền án. 1.1.2.4. Thủ tục thành lập trung tâm gia sư Trung tâm gia sư là doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm cung ứng dịch vụ dạy kèm học sinh tại nhà cho sinh viên hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Vì vậy để thành lập trung tâm gia sư (doanh nghiệp giới thiệu việc làm) thì trước hết cá nhân, tổ chức phải bỏ vốn hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp, đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh. Sau khi được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm. Vì vậy, thủ tục thành lập trung tâm gia sư bao gồm thủ tục đăng ký kinh doanh và thủ tục đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm. 1.1.2.4.1. Thủ tục đăng ký kinh doanh. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ cụ thể như sau: Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: - Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. - Dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty. - Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc Quyết định thành lập, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty là tổ chức. - Danh sách người đại diện theo uỷ quyền. Kèm theo danh sách này phải có Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo uỷ quyền. - Văn bản uỷ quyền của chủ sở hữu cho người được uỷ quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức. - Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định. - Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. 1.1.2.4.2. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm Theo quy định tại điều 13, điều 15 Nghị định 19/2005/NĐ –CP ngày 28/2/2005 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm và khoản 2 và khoản 3 mục III Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 thì hồ sơ và trình tự cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm các doanh nghiệp được quy định như sau : Hồ sơ: Đơn đề nghị cấp phép giới thiệu việc làm Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có công chứng) Các giấy tờ, văn bản có liên quan chứng minh đủ các điều kiện để cấp giấy phép theo mục 1. 2.3.2 bao gồm các giấy tờ : + Giấy chứng nhận ký quỹ (bản sao có chứng thực) + Hợp đồng thuê nhà thời gian tối thiểu 36 tháng trở lên. + Bản kê khai các trang thiết bị, phương tiện làm việc: ghi rõ tên trang thiết bị , giám đốc ký tên ,đóng dấu. Trình tự thực hiện như sau: Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp hồ sơ tại Sở Lao động –Thương binh và Xã hội Bước 2: Sở Lao động –Thương binh và Xã hội sau khi tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp sẽ gửi văn bản đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra doanh nghiệp có đủ điều kiện được cấp phép hoạt động giới thiệu việc làm hay không. Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến bằng văn bản phúc đáp kết quả kiểm tra chuyển Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp đủ điều kiên. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 1.1.2.5. Phân biệt giữa trung tâm gia sư và trung tâm giới thiệu việc làm có cung ứng dịch vụ gia sư Theo quy định tại điều 3 Nghị định 19/2005/NĐ –CP ngày 28/2/2005 quy định về điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm thì “Trung tâm giới thiệu việc làm là đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên theo quy định hiện hành; là tổ chức thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội, do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, các trường đại học quyết định thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước”. Vì vậy, có thể hiểu trung tâm giới thiệu việc làm có cung ứng dịch vụ gia sư là các đơn vị nghiệp do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thành lập nhằm cung cấp việc làm cho người lao động, trong đó có cả việc cung cấp dịch vụ gia sư cho sinh viên. Tuy nhiên các trung tâm giới thiệu việc làm này không phải là các trung tâm gia sư mà đề tài nghiên cứu. Chính vì vậy để tránh nhầm lẫn trung tâm gia sư và trung tâm giới thiệu việc làm có cung ứng dịch vụ gia sư nhóm nghiên cứu sẽ chỉ ra những nét khác biệt của hai loại hình trung tâm này : Một là, Trung tâm gia sư là d
Luận văn liên quan