Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt là phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, kinh tế -xã hội và an ninh quốc phòng” (Luật đất đai, 1993)
Vấn đề sử dụng đất là nhiệm vụ lớn đặt ra khi còn nhiều khó khăn trong việc quản lý đất đai. Từ đó, ta thấy công tác quản lý đất đai có vai trò quan trọng giúp cho người sử dụng đất thực hiện đúng khi tham gia vào quan hệ đất đai. Công tác quy họach sử dụng đất đai là công việc tất yếu để định hướng sử dụng đất đai vào tiến trình chung phát triển đất nước nói chung và xã Tân Hiệp B nói riêng để đưa việc sử dụng đất hiệu quả, hợp ly, bền vững là yêu cầu được đặt ra.
Trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, có lợi thế về tiềm năng đất đai. Khi thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa thì nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng là ngành sản xuất hàng hóa, cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Song song đó vùng cũng có thế mạnh về nông nghịêp và dịch vụ, buôn bán trao đổi hàng hóa và cung ứng cho các vùng lân cận.
Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa và phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển mục đích sử dụng đất đai đã tác động mạnh mẽ đến tình hình sử dụng đất của xã. Vì vậy việc khai thác tiềm năng và thế mạnh trong quy hoạch sử dụng đất đai của xã cho việc phát triển kinh tế xã hội là một yêu cầu cần thiết và cấp bách. Do đó việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là rất quan trọng để làm căn cứ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Do đó, đề tài “Quy hoạch sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005 – 2015”. Nhằm mục đích:
- Hoạch định việc sử dụng đất phù hợp với nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã đến năm 2015
- Khai thác tiềm năng và những ưu thế về sử dụng đất trên toàn xã
- Xây dựng phương án sử dụng đất thích hợp cho các loại đất theo từng giai đọan phát triển kinh tế xã hội
70 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2264 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005 – 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM LƯỢC
---o0o---
Xã Tân Hiệp B là xã cửa ngõ của huyện Tân Hiệp nói riêng và của tỉnh Kiên Giang nói chung, giáp huyện Vĩnh Thạnh – TP Cần thơ, huyện Thoại Sơn – tỉnh An Giang, trung tâm văn hóa – kinh tế - xã hội huyện Tân Hiệp. Bên cạnh đó, xã có diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp, cũng như dân số đều khá lớn so với các xã của huyện Tân Hiệp.
Với lợi thế là xã cửa ngõ giáp với nhiều tỉnh, nền kinh tế của xã đang có bước phát triển khá mạnh, chủ yếu trong ngành trồng trọt. Điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi, có nguồn đất đai tốt do hàng năm được phù sa từ lũ mang về. Nhưng các tiềm năng chưa được phát huy mạnh, như nuôi trồng thủy sản, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, thời gian nhàn rỗi của người dân còn nhiều…
Trên cơ sở Tỉnh Kiên Giang lập quy họach, kế họach sử dụng đất đai cấp tỉnh , cấp huyện và đang triển khai lập quy họach cấp xã. Từ những cơ sở trên chính là lý do để em thực hiện đề tài “Quy hoạch sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005 – 2015”. Với đề tài này được thực hiện là rất cần thiết giúp cho các nhà quản lý nắm tốt hơn về tình hình sử dụng đất đai, và sử dụng đất đai một cách hợp lý hơn.
Qua quá trình nghiên cứu có kết quả như sau:
Phương án 1:
Đất nông nghiệp đến năm 2015 là 6.302,11 ha chiếm 91,35% tổng diện tích đất tự nhiên, giảm 103,94 ha so với năm 2004. Trong đó đất trồng lúa 50,3 ha; Đất trồng cây lâu năm giảm 53,64 ha. Mặt dù đất nông nghiệp giảm, song cơ cấu đất nông nghiệp được giảm theo cơ cấu tích cực.
Đất phi nông nghiệp đến năm 2015 là 596,94 chiếm 8,65% tổng diện tích đất tự nhiên, tăng 142,52 ha so với năm 2004.
Diện tích đất chưa sử dụng được sử dụng triệt để, đến năm 2015 diện tích đất chưa sử dụng không còn nữa.
Phương án 2:
Đất nông nghiệp đến năm 2015 là 6.310,77 ha chiếm 91,47% tổng diện tích đất tự nhiên, giảm 95,28 ha so với năm hiện trạng. Có thêm diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 75 ha, diện tích đất hàng năm khác tăng thêm 8 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 9 ha. Trong đó đất trồng lúa giảm 71,44 ha; Đất trồng cây lâu năm giảm 115,84 ha.
Đất phi nông nghiệp năm 2015 là 588,28 ha, chiếm 8,53% tổng diện tích đất tự nhiên ,tăng 133,86 ha so với năm hiện trạng.
Diện tích đất chưa sử dụng được sử dụng triệt để, đến năm 2015 diện tích đất chưa sử dụng không còn nữa.
Qua kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B ta thấy tiềm năng về nông nghiệp rất lớn, với vị trí thuận lợi về giao thông thủy và bộ. Giúp xã Tân Hiệp B phát triển mạnh trong thời gian tới, nhằm mục tiêu xây dựng xã Tân Hiệp B đến năm 2015 có nền nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp phát triển toàn diện, nâng mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên hàng năm, thu hút lao động khoa học kỹ thuật.
LỜI MỞ ĐẦU
---o0o---
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt là phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, kinh tế -xã hội và an ninh quốc phòng” (Luật đất đai, 1993)
Vấn đề sử dụng đất là nhiệm vụ lớn đặt ra khi còn nhiều khó khăn trong việc quản lý đất đai. Từ đó, ta thấy công tác quản lý đất đai có vai trò quan trọng giúp cho người sử dụng đất thực hiện đúng khi tham gia vào quan hệ đất đai. Công tác quy họach sử dụng đất đai là công việc tất yếu để định hướng sử dụng đất đai vào tiến trình chung phát triển đất nước nói chung và xã Tân Hiệp B nói riêng để đưa việc sử dụng đất hiệu quả, hợp ly, bền vững là yêu cầu được đặt ra.
Trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, có lợi thế về tiềm năng đất đai. Khi thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa thì nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng là ngành sản xuất hàng hóa, cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Song song đó vùng cũng có thế mạnh về nông nghịêp và dịch vụ, buôn bán trao đổi hàng hóa và cung ứng cho các vùng lân cận.
Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa và phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển mục đích sử dụng đất đai đã tác động mạnh mẽ đến tình hình sử dụng đất của xã. Vì vậy việc khai thác tiềm năng và thế mạnh trong quy hoạch sử dụng đất đai của xã cho việc phát triển kinh tế xã hội là một yêu cầu cần thiết và cấp bách. Do đó việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là rất quan trọng để làm căn cứ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Do đó, đề tài “Quy hoạch sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005 – 2015”. Nhằm mục đích:
Hoạch định việc sử dụng đất phù hợp với nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã đến năm 2015
Khai thác tiềm năng và những ưu thế về sử dụng đất trên toàn xã
Xây dựng phương án sử dụng đất thích hợp cho các loại đất theo từng giai đọan phát triển kinh tế xã hội
Chương I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
I. ĐẤT ĐAI
Định nghĩa
Theo định nghĩa đất đai của “Brinkman và Smyth”,1973:
“Đất đai về mặt địa lý mà nói thì là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất: Có những đặc tính mang tính ổn định hay có chu kỳ dự đoán được, trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới trong đó bao gồm: không khí, đất và lớp địa chất, nước và quần thể sinh vật, và kết quả của những họat động bởi con người trong việc sử dụng đất đai trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai” (Lê Tấn Lợi,1999).
Một định nghĩa hoàn chỉnh chung như sau:
“Đất đai là một diện tích khoanh vẽ của bề mặt trái đất, chứa đựng tất cả các đặc trưng của sinh khí quyển ngay bên trên và bên dưới của lớp mặt này, bao gồm khí hậu gần mặt đất, đất và dạng địa hình, nước mặt (bao gồm những hồ cạn, sông, đầm trũng và đầm lầy, lớp trầm tích gần mặt và kết hợp với dự trữ nước ngầm, tập đoàn động vật-thực vật, mẫu hình định cư của con người và những kết quả tự nhiên của con người trong thời gian qua và hiện tại (làm ruộng bậc thang, cấu trúc hệ thống trữ nước, đường xá, nhà cửa)” (Lê Tấn Lợi,1999).
Theo Lê Quang Trí (2002), hiện nay ở Việt Nam chưa có một định nghĩa chuẩn (về mặt pháp lý) về đất đai. Theo cách hiểu thông thường, thì đất đai là phần nổi của mặt địa cầu mà trên đó con người và vạn vật sinh sống. Tuy nhiên, dựa theo cách quy định của pháp luật hiện hành ta có thể hiểu thuật ngữ đất đai như sau:
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng.
Đất đai là bộ phận không thể tách rời lãnh thổ quốc gia, gắn liền với chủ quyền quốc gia ( không thể có quốc gia mà không có đất đai).
Đất đai là loại tài sản đặc biệt – bất động sản – tức là loại tài sản không thể di dời được ( điều 18 Bộ Luật Dân Sự)
Thật vậy, đất đai giữ vị trí đặc biệt và có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng. Đất đai là điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất của các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Đất đai là một trong những tài nguyên quý giá của con người, là điều kiện cho sự sống động vật, thực vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện cần thiết cho con người tồn tại và tái sản xuất ra các thế hệ kế tiếp nhau cho loài người. Bởi vậy việc sử dụng đất đai có hiệu quả về kinh tế và xã hội, môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai bền vững là cần thiết và quan trọng.
2. Vai trò của đất đai
Đất đai có vai trò rất quan trọng về kinh tế - xã hội và chính trị. Đó là tài sản quý báu của quốc gia, không gì thay thế được.
Theo Lê Tấn Lợi,(1999)
Trong xã hội phong kiến có hai yếu tố đựợc nhà vua quản lý rất chặt chẽ đó là đinh (lao động) và điền (đất đai). Sở dĩ như vậy vì hai yếu tố này được coi là hai loại tài nguyên cơ bản xác định yếu tố đầu vào của nền sản xuất xã hội.
Khi hình thái kinh tế - xã hội Tư Bản Chủ Nghĩa đã hình thành thì nền sản xuất xã hội chuyển trọng tâm từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp – thương mại lúc đó nền sản xuất đòi hỏi yếu tố đầu vào mới là Tư Bản (vốn) và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả các tài nguyên thiên nhiên khác trên mặt đất cũng như trong lòng đất.
Khi công nghiệp phát triển lên mức cao hơn nữa, con người không chỉ sử dụng công nghệ thông tin để trợ giúp lao động trí óc, lúc đó công nghệ đã trở thành một yếu tố đầu vào mới cho sản xuất xã hội.
Cho đến nay 4 yếu tố: con người, đất đai, vốn và công nghệ tạo nên 4 nguồn lực đầu vào cơ bản của mọi nền sản xuất, tùy vào trình độ của lực lượng sản xuất mà 4 yếu tố này có tầm quan trọng khác nhau. Tuy nhiên, đất đai cho đến nay vẫn là yếu tố không thể thiếu được trong mọi nền sản xuất của xã hội và mọi thời điểm cũng như mọi trình độ của lực lượng sản xuất.
Như vậy đất đai có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Đất đai là tư liệu sản xuất trực tiếp của nền kinh tế Nông – Lâm –Ngư - Nghiệp, là địa bàn để phát triển nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ, là nhu cầu cầu thiết yếu cho sinh họat của con người. Nước ta nông nghiệp chiếm hơn 80% dân số. Như vậy nông nghiệp nước ta đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân kể cả sản lượng lẫn lực lượng lao động. Do đó, để tăng năng suất sản xuất nông nghiệp .Hệ thống quản lý đất đai chặt chẽ và chính sách đất đai phù hợp sẽ có tác động tích cực trong giải quyết các vấn đề sau:
Tăng sản lượng kinh tế nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn, cải thiện đời sống nông dân.
Đảm bảo an toàn lương thực quốc gia.
Bảo vệ tài nguyên đất đai và bảo vệ môi trường sinh thái nói chung
Quy hoạch hợp lý các khu công nghiệp và kiểm soát quá trình đô thị hóa.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất hợp lý.
Xây dựng xã hội công bằng văn minh trước hết trong chính sách nhà ở, đất ở .
Tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia.
Theo Nguyễn Thị Hồng Lê, (2001) đất đai có vai trò sau:
Về mặt kinh tế: Có thể khẳng định rằng đất đai là một tư liệu không gì thay thế được và sản xuất không giới hạn. Đất đai khác mọi tư liệu sản xuất khác ở chỗ: đất đai được tồn tại vĩnh viễn theo thời gian mà không bị mất đi, trong khi các tư liệu sản xuất khác bị hao mòn theo thời gian và được loại bỏ khi có một tư liệu sản xuất khác tiến bộ hơn. Còn đất đai được luân chuyển từ đời này sang đời khác, đất đai là địa bàn phân bố dân cư và là kho tàng bến cảng…Nói chung , đất đai là cơ sở vật chất để thực hiện mọi quá trình sản xuất tất cả các ngành kinh tế, đất đai riêng với nông nghiêp thì đất đai là tư liệu không thể thiếu được, chính vì vậy mà từ sơ khai tổ tiên đã nhận định “tấc đất tấc vàng”, cho đến ngày nay khi khoa học đã phát triển một cách vượt bậc và thay thế sức lao động của con người bằng máy móc công cụ phương tiện hiện đại. Song đất đai không thể thiếu cho mọi ngành nhất là vấn đề lương thực thực phẩm.
Về mặt chính trị: Đất đai là nơi trú ngụ của cả cộng đồng dân tộc, vì thế để giữ gìn đất đai, bảo vệ lãnh thổ dân tộc ta đã trãi qua hàng nghìn năm chiến đấu kiên cường để bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, chủ quyền quốc gia gắn liền với đất đai, lãnh thổ là dấu hiệu xác định sự tồn tại của quốc gia nào trên bản đồ quốc tế.
Trong đời sống chính trị của một đất nước, đất giữ vai trò cực kỳ quan trong là nguyên nhân cơ bản diễn ra hầu hết các cuộc chiến tranh trong lịch sử giữa các giai cấp trong cùng xã hội mà chủ yếu là những người không có đất và có đất
Luật đất đai năm 1993 đã khẳng định đất đai:
Là tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá.
Là tư liệu sản xuất đặc biệt.
Là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống.
Là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh và quốc phòng.
Như vậy, đất đai có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Đất đai là tư liệu sản xuất trực tiếp của nền kinh tế nông – lâm – ngư - nghiệp, là địa bàn để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, là nhu cầu thiết yếu cho sinh họat của con người (Lê tấn Lợi, 1999).
Vì thế, sử dụng đất đai một cách có khoa học, có hệ thống, hợp lý và bền vững là nhiệm vụ mang tính cấp bách và lâu dài. Trong những năm qua việc sử dụng đất đai ở nước ta chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và từng thời kỳ trong quá trình sản xuất thì được thực hiện một cách tùy tiện và đổi mới cơ cấu diện tích cây trồng, vật nuôi phụ thuộc vào thị trường. Trong khi đó sử dụng đất đai là một vấn đề phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, không gian,…Do đó, vấn đề được đặt ra là phải sử dụng đất đai dựa trên quan điểm: an tòan lương thực, đảm bảo đời sống cho mọi tầng lớp nhân dân và sử dụng đất đai một cách bền vững (Trương Hiếu Nghĩa, 2004).
Các chức năng của đất đai
Theo Lê Quang Trí (2003), các chức năng của đất đai bao gồm:
Chức năng sản xuất: Là nền tảng trợ giúp cho hệ thống trợ giúp sự sống, thông qua việc sản xuất sinh khối để cung cấp lương thực, thực phẩm chăn nuôi, gỗ, dầu và các vật liệu sinh vật sống khác cho con người sử dụng một cách trực tiếp hay thông qua các vật nuôi như nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản vùng ven biển .
Chức năng môi trường sống: Đất đai là nền tảng cho đa dạng hóa sinh vật trong đất bằng cách cung cấp môi trường sống cho sinh vật và là nơi dự trữ nguồn gen cho thực vật, động vật và vi sinh vật, ở trên và bên dưới mặt đất.
Chức năng điều hòa khí hậu: Đất đai và sử dụng đất đai là nguồn và nơi chứa của ga nhà kín hay hình thành một đồng xác định của cân bằng năng lượng toàn cầu phản chiếu hay hấp thu, chuyển đổi năng lương của bức xạ mặt trời và của chu kỳ thủy văn của toàn cầu.
Chức năng nước: Đất đai điều hòa sự tồn trữ và chảy đi của nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm, và những ảnh hưởng chất lượng của nước.
Chức năng tồn trữ: Đất đai là nơi chứa các vật liệu và các chất khoáng thô cho việc sử dụng của con người.
Chức năng kiểm soát chất thải và ô nhiễm: Đất đai có khả năng chấp nhận, lọc, đệm, và chuyển đổi những thành phần nguy hại.
Chức năng không gian sống: Đất đai cung cấp nền tảng tự nhiên cho việc xây dựng khu dân cư, nhà máy kỹ nghệ và các họat động thể thao ngơi nghỉ .
Chức năng bảo tồn di tích lịch sử: Đất đai còn là nơi chứa đựng và bảo vệ các chứng tích lịch sử văn hóa của loài người, và nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, và những sử dụng đất đai trong quá khứ.
Chức năng nối liền không gian : Đất đai cung cấp không gian cho sự vận chuyển của con người đầu tư và sản xuất , và cho sự di chuyển của động vật, thực vật giữ những vùng riêng lẻ của hệ sinh thái tự nhiên.
II CÁC LOẠI ĐẤT THEO LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2004
Nguyên tắc sử dụng đất
Điều 11: Nguyên tắc sử dụng đất
Việc sử đất phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
Đúng quy hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
Tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 13: Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, đất đai được sử dụng như sau:
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:
Đất trồng cây hàng năm bao gồm các loại lúa, đất đồng cỏ chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.
Đất trồng cây lâu năm.
Đất rừng sản xuất.
Đất rừng phòng hộ.
Đất rừng đặc dụng.
Đất nuôi trồng thủy sản.
Đất làm muối.
Đất Nông Nghiệp khác theo quy định của Chính Phủ.
Nhóm đất Phi Nông Nghiệp bao gồm:
Đất ở gồm đất ở nông thôn, đất ở đô thị.
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp.
Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh.
Đất sản xuất, kinh doanh Phi Nông Nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp, đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm:
Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông thủy lợi, đất xây dựng các công trình văn hóa, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính Phủ.
Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng.
Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
Đất làm nghĩa trang nghĩa địa.
Đất sông, ngòi, kinh rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.
Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính Phủ.
Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
III.QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI.
1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất đai.
Về mặt thuật ngữ, “Quy hoạch” là việc xác định một trật tự nhất định bằng những họat động như: Phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức,… “Đất đai” là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, mảnh đất, miếng đất…có vị trí hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất hóa lý..) tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau (Phạm Thiên Chương, 2003).
Bên cạnh đó, tài nguyên đất đai ngày càng khan hiếm và có giới hạn mà dân số và nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng theo sự phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, việc sử dụng đất đai không hợp lý, không ổn định, thiếu ý thức đã làm cho đất đai ngày càng suy thoái. Do đó sử dụng đất đai một cách có kế hoạch và quy hoạch để mang lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là gì?
Quy hoạch là việc Nhà nước tính toán, phân bổ đất đai về mặt số lượng, chất lượng, vị trí để sử dụng vào từng mục đích nhất định nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế nhất định (Nghị định số 68/2001/NĐ-CP, cấp ngày 01/10/2001 của Chính phủ).
Quy hoạch sử dụng đất đai là đánh giá tiềm năng đất nước có hệ thống, tính tăng giảm trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế - xã hội để chọn lọc và thực hiện các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất ( Lê Quang Trí, 2003).
Trong đó cần hiểu:
+ Tính đầy đủ: Mỗi loại đất được sử dụng theo các mục đích nhất định.
+ Tính hợp lý: Đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng.
+ Tính hiệu quả: Đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội – môi trường ( Phan Thiên Chương, 2003).
Về mặt bản chất cần xác định dựa trên quan điểm nhận thức: Đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử dụng đất đai (gọi là các mối quan hệ đất đai) và việc tổ chức sử dụng đất như “tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai sẽ là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: Kinh tế, kỹ thuật và pháp chế (Viện điều tra Quy hoạch Đất đai, 2001).
+ Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai
+ Tính kỹ thuật : Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu…
+ Tính pháp chế: Xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất đai theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật (Phạm Thiên Chương, 2003).
Sự cần thiết lập quy hoạch sử dụng đất đai.
(Đoàn Công Qùy, 1997; Trương Văn Huy, 1999)
Nước ta là nước đất chật người đông, dân số tăng nhanh, kéo theo sự tăng về nhu cầu lương thực, thực phẩm và các nhu cầu tiêu dùng khác. Điều đó đòi hỏi phải đảm bảo quỹ đất hợp lý cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà Nước đang tạo ra những bước đi có sức tăng trưởng về kinh tế xã hội cao.
Thông thường khi có tốc độ tăng trưởng cao bao giờ cũng gây áp lực về đất đai, nhất là những nơi có mật độ dân số cao, sự phát triển của ngành công nghiệp, giao thông vận tải, văn hóa, xã hội, dịch vụ cũng đòi hỏi phải có đất. Do đó, việc tổ chức sử dụng đất đai phải hợp lý và có hiệu quả trở thành một nhu cầu cấp bách. Chính vì vậy. Nhà nước ta đã phân cấp quản lý tài nguyên và giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các cấp.
Trong hệ thống chính quyền các cấp tỉnh, có đầy đủ quyền lực huy động vốn đầu tư lao động và đất đai để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh một cách mạnh mẽ, vững chắc và ổn định