Đề tài So sánh văn hóa dân gian giữa dân tộc Việt và dân tộc Hàn

Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia đồng văn-đồng chủng trong khu vực Đông Á. Từ đầu thế kỷ XIII, Hoàng tử Đại Việt triều Lý là Lý Long Tường do một cơ duyên đã phiêu bạt tới bán đảo Triều Tiên, đất lành chim đậu đã định cư tại Hoa Sơn – Hàn Quốc, mở đầu cho mối quan hệ hữu nghị giữa 2 dân tộc. Trong các thế kỷ XVI – XVIII, sứ thần hai nước Đại Việt – Cao Ly cũng đã có những cuộc tao ngộ đầy ý nghĩa ở Bắc Kinh – kinh đô của các triều Minh, Thanh ở Trung Quốc, góp phần cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa 2 nước. Đầu thế kỷ XX, trong những năm bôn ba hoạt động cách mạng ở hải ngoại, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dành một sự quan tâm tới phong trào giải phóng dân tộc ở Triều Tiên. Đặc biệt, từ năm 1992, khi 2 nước Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác – hữu nghị toàn diện trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa 2 nước đã được nâng lên một tầm cao mới. Từ đó đến nay đã có khá nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam, Hàn Quốc dành nhiều công sức cho việc tìm hiểu mối quan hệ văn hóa giữa 2 dân tộc Việt, Hàn, một số công trình nghiên cứu bước đầu cũng đã được giới thiệu. Tiêu biểu là hai hội nghị khoa học tổ chức tại Hà Nội (19/12/1994) và tại Thành phố Hồ Chí Minh (8/2001) và sản phẩm là 2 tập kỷ yếu – Tương đồng văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc [56] và Những vấn đề văn hóa, xã hội và ngôn ngữ Hàn Quốc [48]. Bên cạnh đó, một số ấn phẩm khoa học giới thiệu văn hóa Hàn Quốc của các nhà nghiên cứu cũng đã được biên dịch, giới thiệu bằng Viêt ngữ. Tiêu biểu là các công trình của Nguyễn Long Châu [10], Đặng Văn Lung [45], Lê Quang Thiêm [59]. Tuy vậy, nhìn chung, trừ hiện tượng sa man giáo, giới nghiên cứu Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu vẫn tập trung vào những vấn đề văn hóa Hàn Quốc đương đại hay nhiều lắm cũng là những vấn đề văn hóa Hàn Quốc trung đại, còn mảng văn hóa dân gian Hàn Quốc dường như vẫn còn bỏ ngỏ. Rõ ràng, đây là một khiếm khuyết cần được khỏa lấp, bởi như vậy sẽ không đem lại một nhận thức hoàn chỉnh về bức tranh văn hóa Hàn Quốc. Có một thực tế không thể phủ nhận, cũng tương tự như ở người Việt – hay nói rộng hơn là cả không ít quốc gia khác trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, văn hóa Hàn Quốc các thời trung đại và cận-hiện đại, đều đã bị phủ lên một “lớp sơn” văn hóa Hán và văn hóa Ấn Độ và về sau là văn hóa Âu – Mỹ. Lẽ đương nhiên, trong điều kiện như vậy, nhiều yếu tố văn hóa truyền thống sẽ bị nhạt nhòa, khúc xạ trước những yếu tố văn hóa ngoại sinh. Trong bối cảnh đó, chính văn hóa dân gian (và chỉ có văn hóa dân gian) mới là bộ phận ít chịu sự tác động của các luồng văn hóa ngoại sinh và thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa tộc người. Từ đó, việc đi sâu tìm hiểu những điểm tương đồng và dị biệt trong văn hóa dân gian giữa hai dân tộc Hàn, Việt sẽ góp phần soi sáng không ít những vấn đề khoa học liên quan tới văn hóa cổ truyền mỗi nước mà còn có ý nghĩa phương pháp luận đối với việc nghiên cứu những hiện tượng văn hóa tương tự trong văn hóa cổ truyền của nhiều dân tộc trong khu vực Đông Á cũng như Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu này hẳn sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa 2 dân tộc, và thông quá đó đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác – hữu nghị giữa Việt -Hàn ngy cng cĩ hiệu quả. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài So sánh văn hóa dân gian giữa dân tộc Việt và dân tộc Hàn làm đề tài nghiên cứu trọng tâm của khoa Đông phương.

doc89 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3869 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài So sánh văn hóa dân gian giữa dân tộc Việt và dân tộc Hàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi dung.doc
  • docmuc luc.doc
  • docPhu luc anh.doc