Đề tài Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục lòng nhân ái học sinh ở lứa tuổi THCS

Con người sinh ra có một đôi mắt để nhìn, đôi tai để nghe, một bộ óc để suy nghĩ .Và có một trái tim để yêu thương. Con người biết yêu thương quan tâm sẻ chia với mọi người là con người có lòng nhân ái Steve Godier đã khẳng định: “Lòng nhân ái là biểu hiện cao đẹp nhất của con người”. Nhân ái là cái gốc của đạo đức con người, là nền tảng của luân lí xã hội. Không có tình thương con người chỉ là một con vật. Nhà văn Nam Cao trong tác phẩm “Đời thừa” đã khẳng định: “Tình thương là lẽ sống, là tiêu chuẩn làm người lớn nhất. Một con người có lòng nhân ái là phải biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc những người thân yêu nhất của mình”. Đó là cha mẹ người cho ta cuộc sống, cho ta được biết thở bầu không khí trong lành, cho ta dòng sữa ngọt ngào với tình thương không bao giờ vơi cạn. Đó là ông bà là anh em ruột thịt, là bạn bè, bà con lối xóm, .Biết yêu thương mình, yêu thương những người thân yêu, yêu đồng bào chung một bọc, yêu thương đồng loại đó chính là biểu hiện của tấm lòng nhân ái. Tinh yêu thương ấy không chỉ biểu hiện ở tấm lòng, lời nói mà còn những hành động cụ thể: Một tấm áo gửi đồng bào miền Trung lũ lụt, một hành động giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn, một mùa hè xanh tình nguyện, một giọt máu cứu giúp người đang lâm trọng bệnh, một cái nắm tay, một ánh mắt đồng cảm sẻ chia, .Đó là những nghĩa cử bình thường mà cao đẹp của những tấm lòng nhân ái. Biểu hiện cao nhất của tấm lòng nhân ái chính là đức hi sinh. Những người chiến sĩ như Đặng Thùy Trâm sẵn sàng cống hiến tuổi xuân cho đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho mọ người. Những bà mẹ Việt Nam tảo tần lặng lẽ hi sinh cuộc đời vì chồng con, vì đất nước. Người sinh viên lao mình xuống dòng nước lũ cứu những em nhỏ, Họ đã quên cả bản thân mình vì người khác. Họ là những con người dũng cảm, những trái tim yêu thương. Lòng nhân ái đã trở thành nét đẹp truyền thống Việt Nam. Tinh thần “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” là đạo lí ngàn đời của dân tộc. Nhũng cái tết của người nghèo, những mái ấm tình thương, nối vòng tay lớn, chung một trái tim, đã làm ấm lòng những người con đất Việt. Những ngôi nhà được cất lên, những mái trường được dựng lại, bình yên trở về sau nhũng bão giông nở nụ cười trên môi những đứa trẻ tật nguyền bất hạnh, những con người lầm lạc tìm thấy niềm tin ở sự khoan dung của cộng đồng . Ngạn ngữ có câu: “Lòng nhân ái là vũ khí cao thương nhất để khắc phục kẻ thù”. Lòng nhân ái là sức mạnh bởi nó làm cho sức mạnh trở nên vô nghĩa. Đất nước ta đã tững đi qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, dấu ấn để lại trong những người lính không chỉ là tinh thần chiến đấu kiên cường mà còn là những con người Việt Nam nhân ái, bao dung. Lòng nhân ái không phải là những gì cao đạo, xa vời, càng không phải lòng thương hại, sự bố thí. Lòng nhân ái có thể là một tình yêu, một lòng tốt bình thường nhưng có sức mạnh lớn lao có thể làm biến cải con người. Một bát cháo xoàng xĩnh với tình yêu thương thô mộc của Thị Nở đã đánh thức lương tâm của Chí Phèo, kéo một con người trở về cuộc sống của người lương thiện. Kiệt tác của bác Bomen trong “Chiếc lá cuối cùng” của Ohenri được vẽ bằng trái tim yêu thương và lòng nhân aí cao cả đã có sức mạnh kì diệu cứu cô bé Gionxi nằm trên giường bệnh trong cơn tuyệt vọng. Lòng nhân ái có thể làm tăng cuộc sống tinh thần cuẩ con người, làm phong phú tâm hồn người cho đi. Đừng bao giờ nuối tiếc vì cho đi tình yêu chính là cách nhân lên tình yêu. Cho đi người ta sẽ nhân lại được rất nhiều. Nhân ái với mọi người ta thấy tâm hồn mình thật giàu có. “Lòng nhân ái mang một sức mạnh lớn lao làm cho cuộc sống nhân loại trở lên tốt lành”. Ngạn ngữ Nga đã từng nói như vậy bởi “Nơi lạnh giá nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu”. Nếu không có tình yêu thương, cuộc sống sẽ trở thành địa ngục, Trái Đất sẽ trở thành nấm mồ lạnh giá và dẫu khi ấy trái tim ta chưa ngừng đập sống cũng chỉ là vô nghĩa. Nhà sư phạm người Nga XuKhôm Linxki đã nói: “Nếu những đứa trẻ dửng dưng với những điều đang xảy ra trong trái tim người bạn, bố mẹ hoặc bất cứ người đồng bào nào em gặp. Nếu những đứa trẻ không biết đọc trong ánh mắt người khác ,trong trái tim người đó sẽ không bao giờ trở thành con người chân chính”. Bài học làm người đầu tiên là bài học về lòng nhân ái, sự can đản, sẻ chia. Bạn ơi đừng bao giờ ngừng yêu thương. Đem yêu thương đong đầy cho tất cả, ta sẽ thấy vị ngọt mát cuộc đời

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3701 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục lòng nhân ái học sinh ở lứa tuổi THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG TRONG VIỆC GD LÒNG NHÂN ÁI HỌC SINH Ở LỨA TUỔI THCS “Cái gốc của đạo đức,luân lí là lòng nhân ái” – (Lê Duẩn). LẬP Ý: I. Đặc vấn đề: Nhân ái: Yêu thương, can đảm, sẻ chia. Biểu hiện: Tình cảm, tấm lòng, lời nói, hành động. Cao nhất: Là đức hi sinh. Con người sinh ra có một đôi mắt để nhìn, đôi tai để nghe, một bộ óc để suy nghĩ….Và có một trái tim để yêu thương. Con người biết yêu thương quan tâm sẻ chia với mọi người là con người có lòng nhân ái Steve Godier đã khẳng định: “Lòng nhân ái là biểu hiện cao đẹp nhất của con người”. Nhân ái là cái gốc của đạo đức con người, là nền tảng của luân lí xã hội. Không có tình thương con người chỉ là một con vật. Nhà văn Nam Cao trong tác phẩm “Đời thừa” đã khẳng định: “Tình thương là lẽ sống, là tiêu chuẩn làm người lớn nhất. Một con người có lòng nhân ái là phải biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc những người thân yêu nhất của mình”. Đó là cha mẹ người cho ta cuộc sống, cho ta được biết thở bầu không khí trong lành, cho ta dòng sữa ngọt ngào với tình thương không bao giờ vơi cạn. Đó là ông bà là anh em ruột thịt, là bạn bè, bà con lối xóm,…..Biết yêu thương mình, yêu thương những người thân yêu, yêu đồng bào chung một bọc, yêu thương đồng loại đó chính là biểu hiện của tấm lòng nhân ái. Tinh yêu thương ấy không chỉ biểu hiện ở tấm lòng, lời nói mà còn những hành động cụ thể: Một tấm áo gửi đồng bào miền Trung lũ lụt, một hành động giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn, một mùa hè xanh tình nguyện, một giọt máu cứu giúp người đang lâm trọng bệnh, một cái nắm tay, một ánh mắt đồng cảm sẻ chia,….Đó là những nghĩa cử bình thường mà cao đẹp của những tấm lòng nhân ái. Biểu hiện cao nhất của tấm lòng nhân ái chính là đức hi sinh. Những người chiến sĩ như Đặng Thùy Trâm sẵn sàng cống hiến tuổi xuân cho đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho mọ người. Những bà mẹ Việt Nam tảo tần lặng lẽ hi sinh cuộc đời vì chồng con, vì đất nước. Người sinh viên lao mình xuống dòng nước lũ cứu những em nhỏ,…Họ đã quên cả bản thân mình vì người khác. Họ là những con người dũng cảm, những trái tim yêu thương. Lòng nhân ái đã trở thành nét đẹp truyền thống Việt Nam. Tinh thần “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” là đạo lí ngàn đời của dân tộc. Nhũng cái tết của người nghèo, những mái ấm tình thương, nối vòng tay lớn, chung một trái tim, đã làm ấm lòng những người con đất Việt. Những ngôi nhà được cất lên, những mái trường được dựng lại, bình yên trở về sau nhũng bão giông nở nụ cười trên môi những đứa trẻ tật nguyền bất hạnh, những con người lầm lạc tìm thấy niềm tin ở sự khoan dung của cộng đồng…. Ngạn ngữ có câu: “Lòng nhân ái là vũ khí cao thương nhất để khắc phục kẻ thù”. Lòng nhân ái là sức mạnh bởi nó làm cho sức mạnh trở nên vô nghĩa. Đất nước ta đã tững đi qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, dấu ấn để lại trong những người lính không chỉ là tinh thần chiến đấu kiên cường mà còn là những con người Việt Nam nhân ái, bao dung. Lòng nhân ái không phải là những gì cao đạo, xa vời, càng không phải lòng thương hại, sự bố thí. Lòng nhân ái có thể là một tình yêu, một lòng tốt bình thường nhưng có sức mạnh lớn lao có thể làm biến cải con người. Một bát cháo xoàng xĩnh với tình yêu thương thô mộc của Thị Nở đã đánh thức lương tâm của Chí Phèo, kéo một con người trở về cuộc sống của người lương thiện. Kiệt tác của bác Bomen trong “Chiếc lá cuối cùng” của Ohenri được vẽ bằng trái tim yêu thương và lòng nhân aí cao cả đã có sức mạnh kì diệu cứu cô bé Gionxi nằm trên giường bệnh trong cơn tuyệt vọng. Lòng nhân ái có thể làm tăng cuộc sống tinh thần cuẩ con người, làm phong phú tâm hồn người cho đi. Đừng bao giờ nuối tiếc vì cho đi tình yêu chính là cách nhân lên tình yêu. Cho đi người ta sẽ nhân lại được rất nhiều. Nhân ái với mọi người ta thấy tâm hồn mình thật giàu có. “Lòng nhân ái mang một sức mạnh lớn lao làm cho cuộc sống nhân loại trở lên tốt lành”. Ngạn ngữ Nga đã từng nói như vậy bởi “Nơi lạnh giá nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu”. Nếu không có tình yêu thương, cuộc sống sẽ trở thành địa ngục, Trái Đất sẽ trở thành nấm mồ lạnh giá và dẫu khi ấy trái tim ta chưa ngừng đập sống cũng chỉ là vô nghĩa. Nhà sư phạm người Nga XuKhôm Linxki đã nói: “Nếu những đứa trẻ dửng dưng với những điều đang xảy ra trong trái tim người bạn, bố mẹ hoặc bất cứ người đồng bào nào em gặp. Nếu những đứa trẻ không biết đọc trong ánh mắt người khác ,trong trái tim người đó sẽ không bao giờ trở thành con người chân chính”. Bài học làm người đầu tiên là bài học về lòng nhân ái, sự can đản, sẻ chia. Bạn ơi đừng bao giờ ngừng yêu thương. Đem yêu thương đong đầy cho tất cả, ta sẽ thấy vị ngọt mát cuộc đời II./ Giải quyết vấn đề: 1.Cơ sở thực trạng của vấn đề: Đất nước ta đang trong giai đoạn đổi mới và không ngừng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người dân ngày một được nâng cao. Tuy nhiên trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường năng động những mặt trái của nó như lối sống thực dụng, tôn sùng vật chất và đồng tiền hơn cả nghĩa tình… đang phá vỡ dần những mối quan hệ đẹp giàu lòng nhân ái trong xã hội chúng ta, làm xói mòn những chuẩn mực về đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Một số học sinh có biểu hiện lối sống ích kỉ chỉ thích hưởng thụ và đòi hỏi ở cha mẹ quá về tiền bạc vật chất… giảm sút tình nghĩa gia đình lòng hiếu thảo sự ham mê trong học tập, tình nghĩa thầy trò, tình bạn,….là điều khiến chúng ta lo lắng không khỏi bâng khuân. Vì vậy việc giáo dục đạo đức trong mỗi học sinh là một vấn đề cần thiết không chỉ trong nhà trường mà đối với toàn xã hội. Vai trò của GVCN, trước hết để giáo dục lòng nhân ái, tính tự học cho học sinh, bản thân mỗi nhà giáo phải là những người có lòng nhân ái biểu hiện ở tư cách của người thầy, ở sự tận tâm trong công việc chuyên môn và trong công tác chủ nhiệm lớp, ở tấm lòng độ lượng khoan dung và sự thông cảm sâu sắc với mỗi học sinh. Để giáo dục học sinh lòng nhân ái thì người thầy phải tỏ rõ năng lực chuyên môn của mình. Thầy không giỏi, không chịu rèn luyện chuyên môn thì khó có thể giáo dục học sinh trong và ngoài giờ học. Đây chính là uy tín của người thầy là cơ sở để giáo viên gần gũi, hiểu biết học sinh của mình. GVCN cần phải là người có đầu óc tổ chức cao, kết hợp tâm huyết với nghề, sẵn sàng hy sinh thời gian cần thiết để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng hoàn cảnh của học sinh. Hiểu rõ từng học sinh cảu mình thì giáo viên mới có phương pháp giáo dục đúng hướng và phù hợp. Mỗi học sinh là một mảnh đời riêng, một tâm hồn riêng nếu GVCN nhanh chóng nắm bắt được khoảng trời đó, hòa nhập với chúng thì rất dễ cảm hóa và hướng thiện học sinh của mình. GVCN cũng như một nhạc trưởng giỏi, phải biết huy động được lực lượng GD hỗ trợ. Đó là các tổ chức Đoàn, Đội, Đảng trong nhà trường, hội đồng giáo viên bộ môn, Hội cha mẹ học sinh, BGH, kể cả bộ phận phục vụ trong nhà trường như bảo vệ, lao công……… 2.Các biện pháp đã tiến hành : Theo tôi giáo dục lòng nhân ái cho học sinh là quá trình lâu dài và bền bỉ thường xuyên bởi môi trường học tập và hoạt động của học sinh không chỉ diễn ra trong nhà trường. 2.1 Bức tranh về các gia đình hiện nay. Về hoàn cảnh gia đình: Một thực tế phổ biến hiện nay là: Sự cách biệt giữa thế hệ cha mẹ và con cái dường như ngày càng rộng ra. Tuy phải chung sống trong một mái nhà song các thành viên trong gia đình có những xu hướng, sở thích và lối sống rất khác nhau. Giữa ông bà cha mẹ và con cháu trong gia đình không có sự hoà thuận cần thiết - không tìm được tiếng nói chung. thiếu thông cảm cho nhau dẫn đến khó chấp nhận nhau. Nhiều gia đình cha mẹ bị con cái coi như “đồ cổ” (“ông bô”, “bà già”) thậm chí bị con cái coi rẻ rúng, tất cả những giá trị mà ông bà cha mẹ để lại đều không có nghĩa lý gì. Cơ chế thị trường đã làm đảo lộn các giá trị và quan niệm về lối sống đạo đức, tình cảm ông bà, cha mẹ, con cái có thể được đưa ra để cân đo đong đếm ! Hầu hết trẻ em trong lứa tuổi học sinh THCS đều sinh ra sau chiến tranh, hưởng một cuộc sống vật chất khá đầy đủ, một đời sống văn hoá hết sức phong phú, khác và khác xa với cuộc sống của bố mẹ chúng nó trước đây: Đầu tắt mặt tối, một nắng hai sương, tần tảo lăn lộn vì cuộc sống thường nhật, vì sự tồn tại của cá nhân và gia đình. Trong khi lớp trẻ đang háo hức chạy theo những giá trị mới mẻ (cả tốt lẫn xấu) thì hầu hết các bậc cha mẹ không chuyển động kịp, họ vẫn bảo thủ mối quan hệ phong kiến giữa cha mẹ và con cái mà họ đã được nhập tâm từ ngàn đời. Sự “khập khiễng” này dẫn đến khoảng cách giữa con cái và cha mẹ ngày càng cách xa, khó gần gũi nhau. Nhiều gia đình suốt cả ngày cha mẹ con cái không hề thốt ra một lời, tình trạng như vậy thử hỏi bằng cách nào để cha mẹ giáo dục được con mình. Với nền kinh tế thị trường phát triển có nhiều mặt tốt làm cho con người sống năng động hơn, thực tế hơn và tất nhiên nó cũng mang lại một cuộc sống vật chất đầy đủ hơn. Chúng ta đã được tiếp cận với thế giới văn minh nhiều hơn, chất lượng cuộc sống về mọi mặt được nâng lên rõ rêt, nhưng mặt trái của nền kinh tế thị trường đã len lỏi vào các ngõ ngách của cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, mặt tiêu cực của cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ vào quan hệ gia đình và nền giáo dục mà đối tượng bị tác động không nhỏ chính là học sinh (nhất là lứa tuổi THCS). Tóm lại: Những tác động tiêu cực của xã hội đã kéo dài khoảng cách giữa bố mẹ và con cái, những bê bối trong nền nếp sinh hoạt gia đình cùng với những thay đổi khó hiểu của thế hệ trẻ ngày nay càng làm cho các bậc làm cha, làm mẹ càng trở nên lúng túng trong việc giáo dục con em mình. Trong khi những biện pháp giáo dục cũ theo kiểu giáo huấn, áp đặt một chiều không còn hiệu lực. Các bậc cha mẹ chưa tìm cho mình một phương pháp giáo dục mới. Nếu như chỉ đơn thuần giáo huấn áp đặt dội từ trên xuống dưới dễ bị bọn trẻ bỏ ngoài tai, chúng sống theo kiểu riêng của chúng đã làm cho nhiều bậc cha mẹ phải lo lắng điên đầu. Đó là chưa kể đến nhiều bậc làm cha, làm mẹ do không đủ kiến thức, không đủ biện pháp dạy dỗ con cái mà “chấp tay nhờ trời” dẫn đến bỏ mặc cho số phận. Thực tế, đã có những gia đình quá khắt khe đối với con mình “nhất cử nhất động” của chúng đều muốn được kiểm soát. Điều này e khó thực hiện khi lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi: Muốn vươn lên làm người lớn, muốn tự khẳng định mình và họ cũng không biết rằng do quá khắt khe, cứng rắn, thậm chí dùng bạo lực đã làm cho các em bị dồn nén, tổn thương, mất tự chủ mà nhanh chóng muốn thoát khỏi “gọng kìm” của bố mẹ đi tìm tự do ở bên ngoài. 2.2 Những biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở lứa tuổi THCS. Về nhận thức và quan điểm, trước hết chúng ta thấy rằng: - Giáo dục đạo đức cho học sinh là một yêu cầu hết sức quan trọng (đặc biệt trong điều kiện hiện nay), nếu không đặt đúng vị trí công tác giáo dục đạo đức cho giới trẻ thì e rằng đó là một thảm hoạ cho tương lai. Như Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã từng dạy: “Muốn xây dựng CNXH trước hết phải có những con người XHCN”. - Mối quan hệ giữa đạo đức và văn hoá (đức và tài): Một hiện tượng như trở thành phổ biến trong cuộc sống là: Đại bộ phận những em học sinh học lực vào loại khá, giỏi thì thông thường đều là những em học sinh ngoan ngoãn, biết vâng lời cha mẹ, thầy cô, và cũng biết vâng lời người lớn, các em lại càng có ý thức tốt trong học tập, cố gắng hết mình để đạt được kết quả cao nhất. Ngược lại những em học sinh có học lực ở dưới mức trung bình (đặc biệt là những em học lực vào loại yếu kém)thì thông thường không ngoan, không biết vâng lời người lớn, thậm chí nghịch ngộ, vô lễ, có khi còn vi phạm pháp luật. Như vậy việc giáo dục đạo đức và cung cấp kiến thức về văn hoá cho học sinh có mối quan hệ hữu cơ, khăng khít gắn bó, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh không những đơn thuần nâng cao nhận thức về đạo đức cho các em mà trên cơ sở đó làm cho môi trường sống của chúng ta ngày càng lành mạnh hơn, xã hội ngày càng văn minh hơn. Cũng trên cơ sở đó các em có khả năng tiếp thu các tri thức khoa học một cách dễ dàng hơn, tâm hồn các em thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Thực tế những năm đứng trên bục giảng, chúng tôi đã đề ra một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở lứa tuổi THCS đó là: 2.2.1. Cần phải phân loại nhanh chóng và chính xác các loại học sinh trong lớp * Những gia đình thuận lợi về kinh tế và tinh thần Gia đình thuận hòa. Cha mẹ quan tâm đến việc học của con Gia đình bình dân, kinh tế tạm đủ và cuộc sống yên tâm * Những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Học sinh mồ côi cha mẹ Học sinh cha mẹ bỏ nhau Học sinh có cha mẹ tàn tật Học sinh có kinh tế quá khó khăn à Từ sự hiểu biết về học sinh và hoàn cảnh gia đình từng em, giáo viên có thể đề ra những biện pháp phù hợp để giáo dục học sinh. Chẳng hạn những học sinh ích kỷ, cá nhân, hay trêu chọc bạn…không hẳn là em có hoàn cảnh khó khăn, đến lớp để giải tỏa những ức chế về mặt tinh thần mà có khi lại là những học sinh có hoàn cảnh gia đình hết sức thuận lợi kinh tế khá giả được nuông chiều. Không ít những em trong số này hay “quậy phá” chỉ vì muốn tỏ ra là người có “bản lĩnh” “làm ra vẻ ta đây”,…song điều quan trọng của biện pháp này là giáo viên cần phải nắm được những nguyên nhân cơ bản làm cho học sinh trở thành “đặc biệt”. 2.2.2 Tổ chức ,tập thể lớp giúp các bạn yếu kém có hoàn cảnh gia đình khó khăn như: Phân công hoặc tự giác nhận “Đôi bạn cùng tiến” Tổ chức quyên góp học cụ , quần áo , thậm chí cả tiền bạc để giúp bạn khó khăn. Đặc biệt lưu ý phân tích cho học sinh biết việc quyên góp giúp đỡ bạn bè mang một ý nghĩa nhân bản, nhân văn sâu sắc. 2.2.3.Cải tiến giờ sinh hoạt lớp sao cho sinh động và có hiệu quả. Thông thường giờ sinh hoạt lớp,GV chỉ sơ kết ưu nhược điểm trong tuần,thậm chí có khi “mắng mỏ” HS vô kỉ luật.Cách làm này “ lợi bất cập hại” bởi sẽ gây trong HS tâm thế sợ hãi, đối phó mất đi sự đồng cảm, thân ái giữa thầy và trò. Gv nên thay đổi hình thức SHL tùy theo từng thời điểm nhưng cốt lỏi là phát huy được tính tự quản của HS ( GV kể những chuyện nhẹ nhàng, dí dỏm liên quan đến đề tài Giáo Dục Đạo Đức để HS dể nhớ ). Gv cũng có thể giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp tự vạch ra một nội dung cho một giờ SHL cụ thể. Gv chỉ là người theo dõi , hướng dẫn khi cần thiết…. . trong tiết sinh hoạt lớp đặc biệt vào đầu năm học GV nên để cho các tổ và cá nhân tự giới thiệu về gia đình và bản thân để các em có thể hiểu rỏ về hoàn cảnh của bạn mình. 2.2.4.Giờ sinh hoạt đầu tuần ( giờ chào cờ) không chỉ là giờ thầy trò nhận xét về kết quả thi đua trong một tuần mà còn la cơ hội tốt cho chúng ta GD đạo đức của HS.Chào cờ là chào lá quốc kỳ ,không những là chúng ta đang chào tổ quốc mà hơn thế đứng trước lá quốc kỳ chúng ta đang đặt danh dự ,trách nhiệm của mình trước tổ quốc.Trong nhà trường tiết chào cờ đầu tuần là sự thể hiện kính cẩn của HS đối với công lao của những người đi trước đã bảo vệ và gìn giữ nền độc lập của dân tộc. Song thực tế tiết chào cờ chúng vẫn thấy còn có những em HS vi phạm từ xô đẩy, chen lấn, xếp hàng không ngay ngắn , rồi đến không thuộc bài, không mặc đồng phục…..thậm chí có những HS quay ngang, dọc trong giờ chào cờ. Có những HS bị nhà trường vì ý thức kém trong buổi lể chào cờ.Đó là những việc làm đúng đắn và kịp thời của người thầy nghiêm túc và mẫu mực.Hàng tuần chúng chào lá quốc kỳ chúng ta phải thể hiện được thái độ nghiêm trang ,niềm trân trọng của thế hệ sau đối với thế hệ trước,đối với đất nước. Bởi vậy trong nhà trường cần phải chú ý giáo dục cho HS nhận thức sâu sắc về ý của giờ chào cờ.Trách nhiệm này là của toàn xã hội song trực tiếp vẫn là người GV đặc biệt là Gv dạy môn GDCD và GVCN để mỗi buổi chào cờ diễn ra trong không khí thật sự nghiêm trang với các em HS. Đó cũng là bài học đầu tiên về trách nhiệm ,sứ mệnh danh dự của một người công dân đối với đất nước .Để mai này bước vào đời, lá cờ tổ quốc mãi mãi thắm tươi luôn đồng hành cùng các em trên con đường phấn đấu, xây dựng bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam thiêng liêng. Phát huy vai trò của tổ chức đoàn đội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Với phương châm “Đội là linh hồn của chất lượng - chất lượng toàn diện”, tổ chức Đoàn, Đội là chỗ dựa vững chắc của nhà trường để đưa các hoạt động các sinh hoạt giáo dục vào nền nếp. Các giáo viên chủ nhiệm (vừa là các huynh trưởng) có nhiệm vụ cố vấn cho các em giúp các em làm quen với những công việc của người lớn. Thường xuyên coi trọng các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp (những buổi đầu có thể do đồng chí Tổng đội cùng với các huynh trưởng phụ trách, sau đó tập cho ban chỉ huy liên đội chủ trì). Phải biết tôn trọng ban chỉ huy liên đội, chi đội bồi dưỡng các em công tác, hướng dẫn các em lập kế hoạch, thống nhất nhận xét đội viên. Riêng đối với các phân đội lớp 9, giáo viên chủ nhiệm lớp lại càng phải có trách nhiệm nặng nề hơn, phải gần gũi các em hơn, phải chú ý bồi dưỡng lí tưởng trở thành người đoàn viên thanh niên cộng sản cho các em, phải biết hướng cho các em xây dựng tình cảm bạn bè trong sáng (chú ý sự phát triển tình cảm sau tình bạn cho các em). Đoàn - Đội phải tổ chức tốt việc thi đua khen thưởng, nêu gương người tốt, việc tốt trong địa phương ở nhà trường. Thời gian qua với cách làm nhẹ nhàng mà có tác dụng to lớn đối với sự phấn đấu của mọi thành viên trong nhà trường. Buổi chào cờ đầu tuần nào phút hồi hộp nhất cũng là khi Ban chỉ huy liên đội lên công bố kết quả thi đua trong tuần. Chi đội nào xuất sắc nhất được nhận một phần quà . Hoạt động Đoàn Đội trong nhà trường có vai trò hết sức to lớn trong việc góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh. Nó lại càng có ý nghĩa to lớn hơn khi biết tổ chức hoạt động một cách phong phú linh hoạt, cần chú ý lấy các hình thức vui chơi, giải trí, lấy sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao để thi đua giữa các lớp, để tâm hồn các em được hồn nhiên hơn, trong sáng hơn để lấn át đi những thói hư tật xấu đang rình rập các em. 2.2.5.GVCN cần có sự quan hệ mật thiết với cha mẹ HS: Từ góc độ cá nhân mà nhiều người đã xem gia đình là tiểu xã hội. Trong các cá thể sinh ra và lớn lên cho đến khi tách ra thành một tiểu xã hội riêng cho mình. Đơn vị nhỏ nhất của xã hội này chứa đựng đầy đủ các mối quan hệ của xã hội vi mô. Song có điều các quan hệ ấy bị chi phối bởi một yếu tố đặc thù đó là quan hệ hôn nhân và huyết thống. Cho nên con người từ khi lọt lòng đến khi trưởng thành luôn có tất cả các mối quan hệ xã hội nhưng đã bị khúc xạ bởi quan hệ gia đình thông qua hoạt động thực tiễn hàng ngày của cha mẹ dưới rất nhiều dạng khác nhau. Vai trò của gia đình - tế bào của xã hội là vai trò quan trọng và cấp thiết trong việc cứu vãn lớp trẻ. Có một gia đình hạnh phúc với mọi thành viên đều quan tâm vun đắp, có một gia đình với sự răn dạy đúng mức với những tấm gương tốt học được từ cha mẹ có thể xoá lấp đi những khoảng trống dễ bị cái xấu xâm nhập vào tâm hồn lớp trẻ. Gia đình là nền tảng văn hoá vững chắc. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Sự giáo dục riêng của từng gia đình tạo cho con em mình những chuẩn mực về nhận thức và hành vi trong cuộc sống. Nếu nền nếp gia đình bị coi thường, bị sa sút thiếu sự chăm lo là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả đau lòng. Sự quan tâm của gia đình, nhân cách tốt của bố mẹ trong mắt lớp trẻ là vô cùng quan trọng. Chỉ cần cha mẹ sống lành mạnh, lương thiện, mẫu mực, nhân hậu, yêu thương, có trách nhiệm duy trì và bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của gia đình, chấp nhận những cái mới lành mạnh của thời đại chắc chắn sẽ tạo được niềm tin cho con cái. Đó chính là biện pháp tốt nhất trong giáo dục. Một gia đình ấm êm hạnh phúc, chắc chắn là liều thuốc có sức đề kháng mạnh nhất với những ảnh hưởng xấu ngoài xã hội, cứu được các em sớm thoát khỏi vòng tội lỗi. Thực tế hiện nay, ở địa phương trường đóng như phần đầu đã trình bày do nhận thức không đúng hoặc lúng túng trong biện pháp giáo dục mà không biết gia đình đã phó mặc, khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường và xã hội. Có ai hiểu hơn bố mẹ đối với nhữn
Luận văn liên quan