Đề tài Tài sản bảo đảm

Ở những nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, nhu cầu vốn cho phát triển tăng dần theo từng năm. Sau thời kỳ đổi mới từ năm 1986, tổng vốn đầu tư đã tăng mạnh từ 2,9% GDP vào năm 1990 lên đến 40,6% GDP năm 2007. Có thể nói, vốn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của bất cứ nền kinh tế nào. Đặc biệt, năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới - WTO. Tham gia vào một sân chơi mang tính toàn cầu, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nỗ lực, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cũng như khả năng hội nhập. Vì vậy, nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đó kênh tín dụng ngân hàng hiện đang là giải pháp hàng đầu cho bài toán vốn ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Mặc dù, trước khi quyết định cho vay, ngân hàng đã trải qua các khâu thu thập, xử lý, phân tích và thẩm định kỹ khả năng trả nợ của khách hàng nhưng vẫn chưa thể loại bỏ được rủi ro tín dụng. Do vậy, sử dụng tài sản bảo đảm như một trong các cơ sở quan trọng trong việc cấp tín dụng là một cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro. Vậy, thế nào là tài sản bảo đảm? Sử dụng tài sản bảo đảm cần lưu ý những vấn đề gì? Thực trạng cho vay có tài sản bảo đảm tại Việt Nam hiện nay ra sao?.Để giải quyết những vướng mắc trên, nhóm đã quyết định nghiên cứu đề tài “Tài sản bảo đảm”. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn bài tiểu luận này không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Kính mong Cô cùng các bạn góp ý, bổ sung để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

doc40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10791 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tài sản bảo đảm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU @&? Ở những nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, nhu cầu vốn cho phát triển tăng dần theo từng năm. Sau thời kỳ đổi mới từ năm 1986, tổng vốn đầu tư đã tăng mạnh từ 2,9% GDP vào năm 1990 lên đến 40,6% GDP năm 2007. Có thể nói, vốn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của bất cứ nền kinh tế nào. Đặc biệt, năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới - WTO. Tham gia vào một sân chơi mang tính toàn cầu, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nỗ lực, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cũng như khả năng hội nhập. Vì vậy, nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đó kênh tín dụng ngân hàng hiện đang là giải pháp hàng đầu cho bài toán vốn ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Mặc dù, trước khi quyết định cho vay, ngân hàng đã trải qua các khâu thu thập, xử lý, phân tích và thẩm định kỹ khả năng trả nợ của khách hàng nhưng vẫn chưa thể loại bỏ được rủi ro tín dụng. Do vậy, sử dụng tài sản bảo đảm như một trong các cơ sở quan trọng trong việc cấp tín dụng là một cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro. Vậy, thế nào là tài sản bảo đảm? Sử dụng tài sản bảo đảm cần lưu ý những vấn đề gì? Thực trạng cho vay có tài sản bảo đảm tại Việt Nam hiện nay ra sao?...Để giải quyết những vướng mắc trên, nhóm đã quyết định nghiên cứu đề tài “Tài sản bảo đảm”. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn bài tiểu luận này không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Kính mong Cô cùng các bạn góp ý, bổ sung để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Khái niệm: Hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Mặc dù, trước khi quyết định cho vay, ngân hàng đã trải qua các khâu thu thập, xử lý, phân tích và thẩm định kỹ khả năng trả nợ của khách hàng nhưng vẫn chưa thể nào loại bỏ được rủi ro tín dụng. Do vậy, bảo đảm tiền vay có thể sử dụng như là một trong những cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Theo khoản 7, điều 3, NĐ 163/2006/CP, tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản bảo đảm là việc bên vay vốn dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm với bên cho vay về khả năng hoàn trả nợ vay của mình. Mặc dù bảo đảm có ý nghĩa rất lớn trong hạn chế rủi ro tín dụng nhưng quá chú trọng yếu tố này cũng chưa chắc tốt. Phân loại tài sản bảo đảm: Tài sản bảo đảm dùng để thế chấp: Tài sản bảo đảm ở loại này thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên thế chấp được bên thế chấp đem đi để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên nhận thế chấp. Tuy nhiên tài sản bảo đảm vẫn do bên thế chấp nắm giữ, bên thế chấp chỉ giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản. Nếu khi đến hạn mà người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc không trả hết nợ cho ngân hàng thì ngân hàng được quyền phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ. Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Tài sản bảo đảm dùng để cầm cố: Tài sản bảo đảm dùng để cầm cố cũng thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố, tuy nhiên nó sẽ được giao hẳn cho bên nhận cầm cố nắm giữ, khi đến hạn người đi vay không trả được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ phát mãi tài sản cầm cố hoặc tiếp nhận tài sản cầm cố để thu nợ. Động sản cầm cố có thể là loại không cần đăng ký quyền sở hữu, có loại đăng ký quyền sở hữu. Đối với loại tài sản không đăng ký quyền sở hữu khi cầm cố tài sản phải được giao nộp cho bên cho vay. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu, khi cầm cố có thể thoả thuận để bên cầm cố giữ tài sản hoặc giao tài sản cầm cố cho bên thứ ba giữ. Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau đây: Một là, tài sản tài chính: Tiền trên tài khoản / ký gởi / ký quỹ …. Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thương phiếu, các giấy tờ khác giá trị được bằng tiền, riêng đối với cổ phiếu của chính TCTD phát hành thì TCTD không được nhận làm tài sản cầm cố. Tóm lại, các tài sản tài chính này phải có các tính chất sau : Dễ cất giữ. Dễ định giá. Tính thanh khoản cao. Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác. Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật. Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hai là, hàng hóa với điều kiện: Hàng hóa dễ bảo quản, chi phí bảo quản không quá lớn. Kho cầm giữ do ngân hàng lựa chọn. Ngân hàng phải cử người quản lý, giám sát khi không giữ ở kho ngân hàng. Các chi phí phát sinh trong quản lý hàng hóa do khách hàng chịu nếu không có thỏa thuận khác. Các loại tài sản khác. Tài sản bảo đảm là bảo lãnh của bên thứ ba: Bên thứ ba có thể là một tổ chức, một cá nhân hoặc một số tổ chức/cá nhân có đầy đủ năng lực pháp lý và tài chính đồng thời có nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên đi vay, nếu đến hạn trả nợ mà bên đi vay không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai: Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản tại thời điểm giao kết chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng chưa thuộc sở hữu của bên thế chấp/cầm cố. Đây thực chất là dạng biến đổi của thế chấp/cầm cố tài sản mà tài sản bảo đảm khoản vay được hình thành sau giải ngân. Hình thức này được áp dụng đối với các loại hình tín dụng sau: Vay để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống. Vay để thực hiện lô hàng xuất, tài sản bảo đảm chính là lô hàng xuất. Vay để thực hiện lô hàng nhập, tài sản bảo đảm chính là lô hàng nhập. Tuy nhiên, để được vay theo hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai, tài sản hình thành từ vốn vay cần thoả một số điều kiện sau: Thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay. Xác định danh mục, số lượng, giá trị, đặc điểm của tài sản. Tài sản được phép giao dịch, không có tranh chấp. Phải mua bảo hiểm đối với tài sản mà pháp luật qui định trong suốt thời hạn vay vốn. Bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay có mức độ rủi ro rất cao. Do đó, yêu cầu của công tác quản lý phải đánh giá chính xác hiệu quả mang lại của các dự án đầu tư. Nguồn luật điều chỉnh: Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm. Bộ luật dân sự 2005 Luật đất đai 2003 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm 1452/2003/QĐ-NHNN Về việc ban hành Quy chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng Điều kiện và các phương pháp thẩm đinh giá: Điều kiện nhận tài sản bảo đảm: Tài sản là sở hữu hợp pháp của người đi vay – bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba – người cam kết dùng tài sản đó để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tài sản không bị tranh chấp. Tài sản dễ dàng mua bán, chuyển nhượng. Tài sản có mua bảo hiểm trong thời hạn đảm bảo tiền vay. Các phương pháp thẩm định giá Các khái niệm: Phương pháp thẩm định giá là những phương pháp, cách thức để ước tính giá trị bằng tiền với độ tin cậy cao nhất về giá trị của một tài sản. Giá trị thị trường của một tài sản: là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm định giá, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiên thương mại bình thường. Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay: là giá trị ước tính bằng tiền (dựa trên các phương pháp thẩm định giá theo quy định của pháp luật và quy định của từng ngân hàng) của tài sản bảo đảm tiền vay, đảm bảo cho khoản vay của khách hàng tại ngân hàng. Các phương pháp thẩm định giá tại ngân hàng: Phương pháp so sánh trực tiếp: Cơ sở: Giá thị trường của một tài sản có mối quan hệ mật thiết với giá trị của các tài sản tương tự có thể so sánh đã được mua bán trên thị trường. Khái niệm: Là phương pháp thẩm định giá dựa trên thông tin về mức giá giao dịch của các tài sản so sánh tương tự trên thị trường trong một thời điểm nhất định để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá. Phạm vi áp dụng: Thẩm định các tài sản có giao dịch phổ biến trên thị trường. Thường được sử dụng rộng rãi nhất. Ví dụ: Áp dụng phương pháp so sánh trực tiếp để xác định giá đất (để đơn giản và dễ hiểu, ví dụ này chỉ trình bày phương pháp so sánh để xác định giá đất của thửa đất, khu đất cần định giá với một thửa đất, khu đất so sánh). Giả định trong quá trình định giá khu đất ở có diện tích 20.000 m2 thuộc một đô thị loại V (kí hiệu là khu đất B), cơ quan định giá đã thu thập được thông tin về một khu đất liền kề có diện tích 25.000 m2 có thể so sánh được với khu đất cần định giá đã được tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thành công để đầu tư xây dựng nhà ở (kí hiệu là khu đất A) diễn ra trong khoảng thời gian gần nhất với thời điểm xác định giá khu đất B. Tổng số tiền thu được từ đấu giá khu đất A là 125 tỷ đồng, tính ra đơn giá một m2 là 5,0 triệu đồng (5 triệu đ/m2). Với tất cả thông tin thu thập được cơ quan định giá tiến hành so sánh giữa khu đất A và khu đất B như sau: Các tiêu chí so sánh Những điểm giống nhau Những điểm khác nhau Khu đất A Khu đất B Khu đất A Khu đất B 1.Căn cứ pháp lý Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.Mục đích sử dụng Đất ở tại đô thị loại V Đất ở tại đô thị loại V 3.Vị trí đất Vị trí 1: Đất có một mặt tiền liền cạnh với đường phố Vị trí 1: Đất có một mặt tiền liền cạnh với đường phố 4.Loại đường phố Loại 2 Loại 2 5.Chiều rộng mặt tiền (m) 100 70 6.Chiều sâu của khu đất 250 285,7 7. Kết cấu hạ tầng - Đường giao thông - Thuận lợi (có 2 mặt tiếp giáp với đường hẻm lớn) - Kém thuận lợi hơn (có một mặt tiếp giáp với đường hẻm lớn) Các tiêu chí so sánh Những điểm giống nhau Những điểm khác nhau Khu đất A Khu đất B Khu đất A Khu đất B 8.Môi trường - Độ ồn ào - Độ bụi - Ồn ào - Ồn ào - Bụi - Ít bụi hơn 7.Tài sản trên đất Không Không 8.Tình trạng mua bán Tự nguyện Tự nguyện Từ việc so sánh, cơ quan định giá đã rút ra được kết quả 2 khu đất trên có 7 tiêu chí giống nhau và 4 tiêu chí khác nhau. Để xác định lượng khác biệt giữa các yếu tố so sánh để điều chỉnh mức giá cơ quan định giá áp dụng phương pháp chuyên gia kết hợp với phương pháp thống kê để tính ra hệ số khác biệt giữa các tiêu chí. Có thể sử dụng cách chấm điểm theo thang điểm có điểm cao nhất là điểm 10 áp dụng cho từng tiêu chí có điều kiện tốt nhất, (ví dụ, khi xét về vị trí, nếu đất có vị trí tốt nhất xếp điểm 10; hoặc khi xét về loại đường phố, nếu đất ở đường phố có khả năng sinh lợi cao nhất, kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất xếp điểm 10). Các điểm dưới 10 áp dụng cho cho các tiêu chí cùng loại có điều kiện kém hơn. Căn cứ tình hình cụ thể, địa phương xây dựng thang điểm để định giá cụ thể: - Chiều rộng mặt tiền khu đất Rộng hơn: 10 điểm Hẹp hơn: 8 điểm Thuộc khu đất A Thuộc khu đất B - Chiều sâu của khu đất Ngắn hơn: 10 điểm Sâu hơn: 9 điểm Thuộc khu đất A Thuộc khu đất B - Giao thông Thuận lợi: 10 điểm Kém thuận lợi: 8,5 điểm Thuộc khu đất A Thuộc khu đất B - Độ bụi Bụi: 8 điểm Ýt bụi hơn: 9 điểm Thuộc khu đất A Thuộc khu đất B Mỗi điểm kém giảm đi 5% giá, ngược lại, mỗi điểm tăng cộng thêm 5% giá của khu đất so sánh (A). Với qui ước như vậy thì: Trên cơ sở mức giá đấu giá thành công của khu đất A là 125 tỷ đồng so sánh để định giá cho khu đất B, mức giá của khu đất B sẽ bị giảm: - Chiều rộng mặt tiền: B kém A: 2 điểm, giảm 10% = 12,5 tỷ đồng - Chiều sâu của khu đất: B kém A: 1 điểm, giảm 5% = 6,25 tỷ đồng - Giao thông: B kém A: 1,5 điểm, giảm 7,5% = 9,375 tỷ đồng à Tổng số giảm giá do khác biệt B kém A: 28,125 tỷ đồng Tương tự như vậy, B sẽ được cộng thêm: - Độ bụi: B hơn A: 1 điểm, tăng 5% = 6,25 tỷ đồng à Tổng số tăng giá do khác biệt B hơn A: 6,25 tỷ đồng Giá khu đất A được điều chỉnh lại (kí hiệu là A’) theo những yếu tố khác biệt của khu đất B được tính toán như sau: A’ = 125 - 28,125 + 6,25 = 103,125 (tỷ đồng) Tính ra đơn giá một mét vuông là: 103.125 triệu đồng : 25.000 m2 = 4,125 triệu đ/m2. Tương tự như vậy, giả sử cơ quan định giá lựa chọn được thêm 2 khu đất C và D nữa để so sánh với khu đất B. Kết quả phân tích, so sánh đã xác định được đơn giá của khu đất C đã điều chỉnh theo các yếu tố của khu đất B là 4,5 triệu đ/m2 và của khu đất D đã điều chỉnh là 4,05 triệu đ/m2. Đơn giá khu đất B được xác định bằng cách lấy mức giá trung bình của 3 mức giá đã điều chỉnh ở trên: (4,125 + 4,5 + 4,05) : 3 = 4,225 (triệu đ/m2) Như vậy, đơn giá đất ở của khu đất B tại một đô thị loại V ước khoảng 4,2 triệu đ/m2. Mức giá này là căn cứ để xây dựng phương án giá đất cụ thể trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Phương pháp chi phí khấu trừ: Cơ sở: Giá trị của tài sản hiện có có thể đo bằng chi phí làm ra một tài sản tương tự như là một vật thay thế. Khái niệm: Phương pháp ước tính các chi phí hiện tại để xây dựng hoặc tái tạo những tài sản tương tự tài sản cần thẩm định giá. Phạm vi áp dụng: Những tài sản không đủ điều kiện thuận lợi hoặc thông tin để áp dụng phương pháp so sánh trực tiếp, như các công trình xây dựng, tài sản hoặc máy móc thiết bị chuyên dùng… Ví dụ: Công ty X có nhu cầu thẩm định giá thiết bị quang phổ tử ngoại do công ty này muốn vay vốn ngân hàng bằng cách thế chấp tài sản là một số thiết bị máy móc, hồ sơ thiết bị gồm: Model: Nicolet 2000 Hãng sản xuất: Electron Nước sản xuất: Mỹ Năm sản xuất: 2000 Đặc tính kỹ thuật: Bước sóng: 190-1100mm Khoản quang: -3.0 đến 6A Độ rộng khe phổ: 0.5, 1.0, 2.0, 4.0 mm Độ phân giải bước sóng: 0.1mm Tốc độ quét từ 1 đến 3800mm/phút Máy bao gồm giá đỡ, phần mềm máy in. Theo hợp đồng nhập khẩu máy được mua cuối năm 2001, mới 100%, tổng trị giá 100.000.000đ (bao gồm phí vận chuyển, lắp đạt tại phòng thí nghiệm). Thiết bị được sử dụng từ khi mua đến thời điểm hiện tại là cuối năm 2005. Kiểm tra thực tế cho thấy máy hoạt động bình thường, mức độ hao mòn thực tế tương ứng với mức độ hao mòn trên sổ sách kế toán. Thời gian sử dụng theo quyết định của bộ tài chính là 10 năm. Công ty áp dụng tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh với nguyên giá 200.000.000đ. Khảo sát thông tin thị trường thu thập được giá bán máy quang phổ mới nói trên hiện nay là 220.000.000đ bao gồm chi phí vận chuyển lắp đặt và VAT 10%. Tên tài sản thẩm định giá: máy quang phổ tử ngoại. Đặc điểm kỹ thuật của tài sản: Năm sản xuất: 2000 Tình trạng pháp lý của tài sản: mới 100% và sử dụng liên tục từ năm 2001 đến 2005. Thời điểm thẩm định giá: tháng 11 năm 2005 Cơ sở giá trị của thẩm định giá: giá thị trường. Chi phí khấu hao: trên thị trường có giao dịch loại máy trên với chất lượng mới 100% với giá bán là 220.000.000đ. Thị trường không giao dịch loại máy trên đã qua sử dụng do đó không có thông tin về loại máy đã qua sử dụng. Máy được mua mới 100% và được sử dụng liên tục đúng mục đích từ cuối năm 2001 đên cuối năm 2005 như vậy thời gian sử dụng là 4 năm. Tình hình hao mòn thực tế của tài sản qua khảo sát thực teescho thấy công ty đã sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, hao mòn thực tế phù hợp với cách tính khấu hao của công ty theo quyết định 206 của BTC. Thòi gian sử dụng của thiết bị là 10 năm vì vậy hệ số điều chỉnh theo thời gian sử dụng là 2,5 lần. Tỷ lệ khấu hao hàng năm theo phương pháp đường thẳng là : 1/10 x 100 = 10% Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh là : 10% x 2,5 = 25%/năm Năm GTCL Khấu hao hàng năm của máy Mức khấu hao lũy kế cuối năm 1 200 50 50 2 150 37,5 87,5 3 112,5 28,125 115,625 4 84,375 21,09375 136,718750 Tỷ lệ khấu hao lũy kế trên sổ sách kế toán đến thời điểm hiện nay sau 4 năm sử dụng là: 163.718.750 / 200.000.000 = 68,36% Do mức độ hao mòn thực tế tương ứng với hao mòn trên sổ sách nên chất lượng còn lại là 100% - 68,36% = 31,64% Giá thị trường hiện tại của máy mới 100% là 220.000.000đ bao gồm VAT 10%. Do đó giá thiết bị không bao gồm VAT là: 220.000.000 / 1,1 = 200.000.000đ Giá trị còn lại của thiết bị là: 200.000.000 x 31,64% = 63.280.000đ Kết quả thẩm định giá: giá trị thị trường của máy quang phổ nói trên tại thời điểm tháng 11/2005 là 63.280.000đ  Phương pháp thu nhập (đầu tư) Cơ sở: Giá trị thị trường của tài sản bao gồm giá trị hiện tại của tất cả các khoản lợi nhuận tương lai có thể nhận được từ tài sản. Khái niệm: Chuyển một dòng thu nhập hàng năm thành một tổng số vốn. Phạm vi áp dụng: Phương pháp trên được sử dụng hạn chế, áp dụng cho một số đối tượng tài sản (các bất động sản như nhà hàng, khách sạn…), thường được kết hợp với phương pháp so sánh trực tiếp và được dùng như một phương pháp kiểm chứng. Ví dụ: hãy ước tính giá trị của trung tâm thương mại có thu nhập cho thuê hàng năm là 5 tỷ đồng. Chi phí sửa chữa, bảo hành, điều hành, khấu hao … là 1,5 tỷ đồng, thuế VAT là 0,5 tỷ đồng. tỷ lệ hoàn vốn là 10%. Thu nhập ròng hàng năm = 5 tỷ đồng – 1,5 tỷ đồng – 0,5 tỷ đồng = 3 tỷ đồng. Giá trị tài sản =thu nhập ròng / lãi suất vốn hóa = 3 tỷ đồng / 10% = 30 tỷ đồng. Quy trình thẩm định giá: Trưởng BP QLTSBĐ Chuyên viên thẩm định giá Ngân hàng Khách hàng 1 Duyệt kế hoạch định giá Lập kế hoạch định giá Lựa chọn TSBĐ cho khoản vay Đề nghị TSBĐ 2 6 3 Chấp nhận 7 3’ 5 Xem xét phiếu 4 Lập phiếu đề nghị định giá 7’’ 7’ Phối hợp thực hiện kế hoạch định giá 8 Duyệt kết quả định giá Thẩm định giá và lập thông báo kết quả định giá 9 8’ 9’ 10 Lập biên bản định giá và kí kết với khách hàng Gửi thông báo kết quả định giá cho Ngân hàng Kết thúc Lưu hồ sơ định giá Khách hàng đến ngân hàng đề nghị vay vốn có tài sản bảo đảm Khách hàng đề nghị tài sản bảo đảm, lập hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm gửi tới ngân hàng Ngân hàng kiểm tra hồ sơ và lựa chọn tài sản bảo đảm, nếu chấp nhận đề nghị tài sản bảo đảm của khách hàng, Ngân hàng sẽ lập phiếu đề nghị định giá và gửi phiếu này đến chuyên viên định giá. Chuyên viên định giá sau khi xem xét phiếu đề nghị định giá sẽ lập kế hoạch định giá và gửi bản kế hoạch định giá đến trưởng ban quản lý tài sản bảo đảm. Khách hàng phối hợp với chuyên viên thẩm định và trưởng ban quản lý tài sản bảo đảm thực hiện kế hoạch định giá. Sau khi thẩm định xong, chuyên viên định giá sẽ lập thông báo kết quả định giá và gửi thông báo này đến trưởng ban quản lý tài sản bảo đảm. Trưởng ban quản lý tài sản bảo đảm sẽ duyệt kết quả thẩm định và gửi thông báo kết quả định giá về cho ngân hàng thông qua chuyên viên thẩm định giá. Đồng thời lúc này một bộ hồ sơ thẩm định cũng được chuyên viên thẩm định lưu giữ lại. Nhiệm vụ của chuyên viên thẩm định đến đây là kết thúc. Sau khi có được thông báo kết quả thẩm định giá, ngân hàng sẽ lập biên bản thẩm định giá và kí kết hợp đồng tín dụng với khách hàng nếu tài sản bảo đảm đạt tiêu chuẩn. Trưởng bộ phận quản lý tài sản bảo đảm sẽ duyệt kết quả thẩm định và gửi thông báo kết quả định giá về cho ngân hàng thông qua chuyên viên thẩm định giá. Đồng thời lúc này một bộ hồ sơ thẩm định cũng được chuyên viên thẩm định lưu giữ lại. Nhiệm vụ của chuyên viên thẩm định đến đây là kết thúc. Sau khi có được thông báo kết quả thẩm định giá, ngân hàng sẽ lập biên bản thẩm định giá và kí kết hợp đồng tín dụng với khách hàng nếu tài sản bảo đảm đạt tiêu chuẩn. Xử lý tài sản đảm bảo Trong trường hợp, đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực
Luận văn liên quan