Việc Toà án giải quyết VADS là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong nhiều trường hợp Toà án đã thụ lý vụ án cần phải ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án do xuất hiện những căn cứ luật định như thụ lý không đúng, đối tượng tranh chấp không còn.v.v. Tuy nhiên, việc Toà án đình chỉ giải quyết vụ án không đúng có thể dẫn tới quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn sẽ không được Toà án xem xét giải quyết. Ngoài ra, trong quá trình giải quyết VADS có thể xuất hiện những lý do làm cho Toà án không thể tiếp tục tiến hành tố tụng. Bởi vì việc tiếp tục giải quyết VADS trong những trường hợp này có thể sẽ không đảm bảo quyền tham gia tố tụng của các đương sự hoặc làm cho kết quả giải quyết vụ việc không chính xác. Trong những trường hợp như vậy, Toà án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS. Tuy nhiên, việc tạm đình chỉ giải quyết không đúng có thể làm cho thời gian giải quyết bị kéo dài, gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của đương sự.
Các quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS nếu được quy định không hợp lý có thể dẫn tới quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn sẽ không được Toà án bảo vệ hoặc thời gian giải quyết bị kéo dài, gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của đương sự. Do vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS là rất cần thiết. Việc nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ bản chất pháp lý của tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS; sự khác biệt giữa tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS với hoãn phiên toà, ngừng phiên toà; cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận này, khoá luận sẽ đối chiếu với quy định trong BLTTDS năm 2004 và thực tiễn áp dụng pháp luật về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS nhằm làm rõ những hạn chế của pháp luật hiện hành, bất cập trong thực tiễn về vấn đề này, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục là cần thiết.
Với lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
54 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6473 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việc Toà án giải quyết VADS là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong nhiều trường hợp Toà án đã thụ lý vụ án cần phải ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án do xuất hiện những căn cứ luật định như thụ lý không đúng, đối tượng tranh chấp không còn..v.v. Tuy nhiên, việc Toà án đình chỉ giải quyết vụ án không đúng có thể dẫn tới quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn sẽ không được Toà án xem xét giải quyết. Ngoài ra, trong quá trình giải quyết VADS có thể xuất hiện những lý do làm cho Toà án không thể tiếp tục tiến hành tố tụng. Bởi vì việc tiếp tục giải quyết VADS trong những trường hợp này có thể sẽ không đảm bảo quyền tham gia tố tụng của các đương sự hoặc làm cho kết quả giải quyết vụ việc không chính xác. Trong những trường hợp như vậy, Toà án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS. Tuy nhiên, việc tạm đình chỉ giải quyết không đúng có thể làm cho thời gian giải quyết bị kéo dài, gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của đương sự.
Các quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS nếu được quy định không hợp lý có thể dẫn tới quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn sẽ không được Toà án bảo vệ hoặc thời gian giải quyết bị kéo dài, gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của đương sự. Do vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS là rất cần thiết. Việc nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ bản chất pháp lý của tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS; sự khác biệt giữa tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS với hoãn phiên toà, ngừng phiên toà; cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận này, khoá luận sẽ đối chiếu với quy định trong BLTTDS năm 2004 và thực tiễn áp dụng pháp luật về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS nhằm làm rõ những hạn chế của pháp luật hiện hành, bất cập trong thực tiễn về vấn đề này, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục là cần thiết.
Với lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận về tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết VADS. Tìm hiểu thực trạng áp dụng các quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết các VADS trong thực tiễn, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này.
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung vào việc làm rõ một số vấn đề sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS như: khái niệm, đặc điểm, hậu quả pháp lý của tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS; cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS; sự phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS.
- Phân tích, đánh giá thực trạng những quy định của BLTTDS năm 2004 về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS năm 2004 về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS tại các Toà án, phát hiện những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu, khoá luận đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về vấn đề này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS; pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS; thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS ở các Toà án Việt Nam.
Trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS như khái niệm, đặc điểm của tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS; phân biệt tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS với một số khái niệm như tạm ngừng phiên toà, hoãn phiên toà, cơ sở khoa học của việc quy định căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS. Ngoài ra, khoá luận còn nghiên cứu về sự phát triển của pháp luật điều chỉnh vấn đề tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS, các quy định của BLTTDS năm 2004 về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS và thực tiễn thực hiện chúng tại các Toà án Việt Nam.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Khoá luận được bảo vệ thành công sẽ là tài liệu có giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện các quy định của BLTTDS về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS. Kết quả nghiên cứu của khoá luận còn cung cấp thêm một nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật tố tụng dân sự tại Việt Nam.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài Lời mở đầu và phần kết luận, Khóa luận có kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Chương II: Nội dung các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về tạm đình chì, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Chương III: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TẠM ĐÌNH CHỈ,
ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
* Khái niệm tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Trong quá trình giải quyết VADS, nếu có căn cứ do pháp luật quy định để tạm ngừng giải quyết VADS thì Tòa án sẽ ra quyết định tạm ngừng giải quyết VADS – Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS [4, tr. 266 - 267]. Xung quanh khái niệm tạm đình chỉ giải quyết VADS, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau. Theo như cách giải thích trong Từ điển Tiếng Việt thì “tạm (làm việc gì) là chỉ trong một thời gian nào đó, khi có điều kiện sẽ có thay đổi” [2, tr. 887]. Còn theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì “tạm đình chỉ giải quyết VADS là Tòa án tạm thời ngừng giải quyết VADS đã thụ lý” [3, tr. 299]. Từ thuật ngữ gốc này có thể hiểu tạm đình chỉ giải quyết VADS là việc Tòa án sau khi thụ lý vụ án tạm ngừng hoạt động giải quyết vụ án trong một khoảng thời gian nhất định, việc giải quyết vụ án sẽ được tiếp tục khi có sự thay đổi về điều kiện hoàn cảnh.
Theo tác giả Tống Công Cường thì “Tạm đình chỉ là một biện pháp tạm ngừng tố tụng do Tòa án áp dụng khi có những căn cứ nhất định” [5, tr. 285]. Tiến sỹ Hoàng Ngọc Thỉnh cho rằng “Tạm đình chỉ giải quyết VADS là việc Tòa án quyết định tạm ngừng việc giải quyết VADS khi có những căn cứ do pháp luật quy định” [4, tr.267]. Các quan điểm trên thể hiện khá đầy đủ về bản chất tạm đình chỉ giải quyết VADS. Tạm đình chỉ giải quyết VADS được nhìn nhận dưới góc độ là một quyết định của Tòa án, có tính tạm thời, dựa trên căn cứ luật định. Tuy nhiên, các khái niệm nêu trên chưa làm rõ được sự nổi bật về việc tiếp tục giải quyết vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu trên khoá luận đưa ra khái niệm về tạm đình chỉ giải quyết VADS như sau: “Tạm đình chỉ giải quyết VADS việc Tòa án quyết định tạm ngừng giải quyết VADS trong một thời gian nhất định khi có những căn cứ do pháp luật quy định và khi những căn cứ của việc tạm đình chỉ không còn Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết VADS đó”.
* Đặc điểm của tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Từ khái niệm trên ta thấy tạm đình chỉ giải quyết VADS có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, việc tạm đình chỉ giải quyết VADS phải dựa trên những căn cứ mà pháp luật đã quy định trước, trên cơ sở đảm bảo các quyền tố tụng của đương sự, đảm bảo sự chính xác và đúng đắn trong việc giải quyết vụ án hoặc đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết vụ án.
Thứ hai, tạm đình chỉ giải quyết VADS là việc Toà án chỉ tạm thời cho ngừng giải quyết VADS đã được thụ lý do xuất hiện những tình tiết, sự kiện nhất định chứ không phải cho ngừng hẳn việc giải quyết VADS.
Thứ ba, tính chất gián đoạn tạm thời của việc giải quyết VADS do quyết định tạm đình chỉ VADS đem lại sẽ được khắc phục, mọi hoạt động tố tụng sẽ được khôi phục khi nguyên nhân của việc tạm đình chỉ không còn nữa.
Từ phân tích khái niệm và các đặc điểm của tạm đình chỉ giải quyết VADS nêu trên, khoá luận tốt nghiệp làm rõ hơn bản chất của tạm đình chỉ giải quyết VADS thông qua việc phân biệt tạm đình chỉ giải quyết VADS với việc hoãn phiên toà, tạm ngừng phiên toà.
* Sự phân biệt tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với việc hoãn phiên toà, và tạm ngừng phiên toà
- Phân biệt tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với việc hoãn phiên tòa
Trong tiếng Việt “hoãn là chuyển thời điểm đã định để làm việc gì đó sang thời điểm khác muộn hơn”[2, tr. 450]. Theo đó, có thể hiểu hoãn phiên toà là việc Tòa án không tiến hành phiên tòa theo thời gian đã định trước đó mà quyết định chuyển thời điểm tiến hành phiên toà dân sự sang thời điểm khác muộn hơn khi có những lý do nhất định. Khác với căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS như chưa có người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng, chưa xác định được người đại diện của đương sự hoặc cần đợi kết quả giải quyết của một vụ việc khác... Căn cứ để hoãn phiên tòa có thể là do phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án mà không có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết thay thế, vắng mặt Kiểm sát viên trong trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên toà hoặc trong trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế.
Tùy từng giai đoạn tố tụng mà thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án thuộc về thẩm phán được phân công phụ trách việc giải quyết vụ án hoặc thuộc về Hội đồng xét xử. Đối với hoãn phiên toà, do hoãn phiên là việc chuyển thời điểm tiến hành phiên toà dân sự đã định sang thời điểm khác muộn hơn, nên về nguyên tắc chỉ khi phiên toà được mở thì Toà án mới xác định chính xác được có căn cứ hoãn hay không, tức là thời điểm hoãn phiên toà chỉ xảy ra ở phần thủ tục bắt đầu phiên toà và thẩm quyền ra quyết định hoãn phiên toà là thuộc về Hội đồng xét xử.
- Phân biệt tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với việc tạm ngừng phiên toà
Tạm ngừng phiên tòa có thể hiểu là Toà án không tiếp tục các hoạt động tố tụng trong thời gian ngắn khi có các căn cứ do pháp luật TTDS quy định [28]. Như vậy, tạm ngừng phiên tòa cũng là việc tạm ngừng tiến hành các hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, việc tạm ngừng phiên tòa diễn ra khi Hội đồng xét xử đang tiến hành phiên tòa giải quyết vụ án mà có những lý do nhất định khiến cho phiên tòa không thể tiếp tục được. Trong trường hợp Hội đồng xét xử đã tiến hành hỏi tại phiên toà, mà thấy cần phải xem xét thêm về chứng cứ, tài liệu, cần phải có thời gian để thu thập, xác minh thêm chứng cứ theo yêu cầu của đương sự, làm rõ các tình tiết, sự kiện mới có thể giải quyết đúng đắn được vụ án thì Hội đồng xét xử tạm ngừng việc tiến hành phiên toà.
Về xét về thời điểm, tùy từng giai đoạn tố tụng mà Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Còn thời điểm tạm ngừng phiên tòa là tại phiên tòa xét xử, do Hội đồng xét xử quyết định khi Tòa án đang tiến hành phiên tòa mà có những lý do nhất định làm cho phiên toàn không thể tiếp tục được.
1.1.1.2. Ý nghĩa của tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Việc Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Khi xuất hiện những tình tiết, sự kiện làm cho việc giải quyết vụ án chưa thể tiếp tục được. Nếu Tòa án vẫn cứ tiếp tục giải quyết vụ án sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, kết quả giải quyết vụ án sẽ không chính xác, quyền và lợi ích của các đương sự sẽ không được bảo đảm. Do vậy, việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án là cần thiết, tránh gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của các đương sự.
Trong quá trình giải quyết VADS có thể xuất hiện các tình tiết, sự kiện làm cho việc giải quyết VADS không thể tiếp tục được. Nếu Toà án bất chấp những tình tiết, sự kiện này và cứ mặc nhiên tiến hành giải quyết vụ việc dân sự thì có thể sẽ không đảm bảo quyền tham gia tố tụng, không đảm bảo quyền bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các đương sự. Do vậy, Toà án thụ lý vụ án đó cần thiết phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án cho đến khi có đủ điều kiện để tiếp tục giải quyết VADS đó. Toà án sẽ tuyên bố tạm đình chỉ giải quyết án trong một thời gian nhất định cho đến khi các tình tiết, sự kiện là nguyên nhân dẫn tới việc không đảm bảo quyền tham gia tố tụng, quyền bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các đương sự không còn tồn tại nữa.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
* Khái niệm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Theo cách giải thích trong từ điển Tiếng Việt thì “Đình chỉ là ngừng lại hoặc làm cho phải ngừng lại trong một thời gian hay vĩnh viễn” [2, tr. 324]. Dưới góc độ pháp lý thì “Đình chỉ vụ án là việc các cơ quan tố tụng quyết định kết thúc vụ án khi có những căn cứ do luật định” [6, tr. 134]. Theo Tác giả Tống Công Cường thì “Đình chỉ giải quyết vụ án là chấm dứt tố tụng dân sự khi có những căn cứ nhất định mà không thông qua xét xử hay hòa giải” [5, tr. 290]. Quan điểm này cũng đã chỉ ra được hậu quả pháp lý của đình chỉ giải quyết VADS là làm chấm dứt mọi hoạt động tố tụng. Tuy nhiên, định nghĩa này chưa nêu lên được căn cứ đình chỉ phải do pháp luật quy định cũng như thẩm quyền đình chỉ thuộc về cơ quan nào. Mặt khác, quan điểm này cho rằng đình chỉ giải quyết VADS là chấm dứt tố tụng không qua xét xử hay hòa giải cũng chưa hẳn là đã chính xác. Bởi vì, trong trường hợp Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm tại phiên tòa theo quy định tại Điều 265 BLTTDS thì việc đình chỉ giải quyết vụ án vẫn có thể khi vụ án đã qua xét xử hoặc hòa giải.
Tiến sỹ Hoàng Ngọc Thỉnh cho rằng “Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc tòa án quyết định ngừng việc giải quyết VADS khi có những căn cứ do pháp luật quy định” [4, tr. 270]. Có thể nói đây là một quan điểm khá đầy đủ về đình chỉ giải quyết VADS, đã phản ánh được nội dung, bản chất và hậu quả pháp lý của nó. Tác giả đã thể hiện được cách nhìn của mình về đình chỉ dưới góc độ là một hình thức kết thúc việc giải quyết VADS.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu trên khoá luận đưa ra khái niệm về tạm đình chỉ giải quyết VADS như sau: “Đình chỉ giải quyết VADS là việc Tòa án quyết định ngừng hẳn việc giải quyết VADS khi có những căn cứ do pháp luật quy định”.
* Đặc điểm của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Thứ nhất, đình chỉ giải quyết VADS là một hình thức kết thúc việc giải quyết vụ án. Đây là điểm khác biệt cơ bản với tạm đình chỉ giải quyết VADS. Thứ hai, đình chỉ giải quyết VADS phải dựa trên những căn cứ mà pháp luật đã quy định. Để đảm bảo việc giải quyết vụ án một cách khách quan, đúng đắn và bảo đảm quyền, lợi ích của đương sự, Tòa án không thể ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án một cách tùy tiện hay chỉ dựa trên những lý do cá nhân.
Thứ ba, chỉ Tòa án mới có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS. Việc đình chỉ giải quyết VADS có thể được tiến hành ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
Thứ tư, hậu quả của đình chỉ giải quyết VADS là mọi hoạt động tố tụng đều phải chấm dứt. Khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì Tòa án không tiến hành thêm bất cứ hoạt động nào để giải quyết VADS đó nữa.
* Sự phân biệt đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Qua việc phân tích khái niệm, đặc điểm của tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết VADS ở trên cho thấy về bản chất thì tạm đình chỉ giải quyết VADS là tạm ngừng các hoạt động tố tụng khi có những căn cứ do pháp luật quy định trong một thời gian nhất định và khi lý do tạm đình chỉ không còn Toà án sẽ tiếp tục giải quyết vụ án. Trong khi đó, đình chỉ giải quyết VADS là việc Toà án ngừng hẳn việc giải quyết vụ án.
Như vậy, điểm khác biệt cơ bản nhất giữa tạm đình chỉ và đỉnh chỉ giải quyết VADS là tạm đình chỉ là “tạm ngừng” còn đình chỉ là “ngừng hẳn” mọi hoạt động tố tụng đối với vụ án đó. Hậu quả pháp lý của tạm đình chỉ là Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn. Đối với đình chỉ giải quyết vụ án thì mọi hoạt động tố tụng của Tòa án nhằm vào việc giải quyết vụ án sẽ chấm dứt hoàn toàn và đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết VADS đó nếu quyết định đình chỉ giải quyết VADS đã có hiệu lực pháp luật, trừ một số trường hợp đặc biệt.
1.1.2.2. Ý nghĩa của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Trước hết, việc đình chỉ giải quyết VADS có ý nghĩa nhằm khắc phục những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án, đảm bảo vụ án đó được xử lý khách quan chính xác. Trong nhiều trường hợp sau khi đã thụ lý vụ án Tòa án mới phát hiện vụ án không thỏa mãn các điều kiện thụ lý theo quy định của pháp luật. Việc Tòa án chấm dứt ngay việc giải quyết vụ án sẽ khắc phục được những sai lầm từ việc thụ lý vụ án không đúng.
Đình chỉ giải quyết VADS còn có ý nghĩa bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự, nhanh chóng quyết định về vụ án khi đối tượng cần giải quyết trong vụ án không còn hoặc quyền lợi của đương sự đã chấm dứt mà không thể kế thừa. Việc tiếp tục giải quyết vụ án không thực sự cần thiết nữa bởi nguyên đơn đã rút đơn khởi kiện, các đương sự đã tự hoà giải hay đương sự chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế...v.v.
1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUY ĐỊNH VỀ TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
1.2.1. Cơ sở khoa học của việc quy định căn cứ tạm đình chỉ vụ án dân sự
- Bảo đảm quyền bảo vệ, quyền tham gia tố tụng của đương sự và người đại diện của họ
Trong quá trình Toà án giải quyết VADS có thể xuất hiện các sự kiện làm cho việc tiến hành giải quyết vụ việc của Toà án sẽ không đảm bảo quyền tham gia tố tụng, không đảm bảo quyền bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các đương sự. Chẳng hạn, đương sự là cá nhân chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia tách, giải thể mà chưa có người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng; đương sự là cá nhân mất NLHVDS hoặc việc đại diện hợp pháp đã chấm dứt mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật hoặc chưa có người thay thế. Trong những trường hợp này, pháp luật cần quy định Toà án đã thụ lý vụ án phải tạm ngừng giải quyết VADS để đảm bảo quyền tham gia tố tụng, quyền bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các đương sự và người đại diện của họ.
- Bảo đảm trật tự công, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết vụ việc
Để giảm bớt áp lực về công việc của ngành Toà án, đề cao việc giải quyết vụ