Đề tài Thẩm định tài sản đảm bảo

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, sự đa dạng trong hình thức cho vay, chế độ lãi suất hấp dẫn, tăng cường hợp tác quốc tế, cùng với chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, đã có ngày càng nhiều khách hàng tham gia giao dịch tại các ngân hàng. Một trong những hoạt động cho vay phát triển trong những năm gần đây là hình thức cho vay có tài sản bảo đảm, đặc biệt là bất động sản nhà đất. Tuy nhiên do có nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan mà trong công tác xác định giá trị, quản lý, xử lý tài sản bảo đảm tại các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, khó khăn về mặt cơ chế chính sách, về những hạn chế của ngân hàng, khó khăn từ phía khách hàng nhất là trong công tác thẩm định của ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn đã làm cho hoạt động cho vay bằng thế chấp tài sản chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về hoạt động của ngân hàng đặc biệt là trong công tác thẩm định cũng như quy trình thẩm định các loại tài sản nên nhómđã chọn chủ đề “THẨM ĐỊNH TÀI SẢN ĐẢM BẢO” nhằm làm rõ hơn và hoàn thiện phương pháp định giá tài sản phục vụ cho mục đích cho vay, thế chấp, bảo lãnh của các ngân hàng.

doc43 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8850 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thẩm định tài sản đảm bảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨNH LONG KHOA TÀI CHÍNH -----š›&š›----- MÔN: THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỀ TÀI : THẨM ĐỊNH TÀI SẢN ĐẢM BẢO GVHD: BÙI THÀNH QUÍ Nhóm Sinh viên thực hiện : K6-NH1 Nhóm 10: LÊ THỊ NGỌC GIÀU (028) NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG (046) NGUYỄN NGỌC HUYỀN (048) NGUYỄN THỊ BÍCH LIL (060) NGUYỄN DUY LINH (061) HUỲNH PHƯỚC LỢI (068) CAO NGỌC VẸN (181) VĨNH LONG, THÁNG 10 NĂM 2012 NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIÁO VIÊN ¶¶¶ DANH SÁCH NHÓM 10 ¶¶¶ 1. LÊ THỊ NGỌC GIÀU 0640010028 2. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 0640010046 3. NGUYỄN NGỌC HUYỀN 0640010048 4. NGUYỄN THỊ BÍCH LIL 0640010060 5. NGUYỄN DUY LINH 0640010061 6. HUỲNH PHƯỚC LỢI 0640010068 7. CAO NGỌC VẸN 0640010181 PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ STT HỌ TÊN NHIỆM VỤ TỶ LỆ HOÀ THÀNH (%) KÝ TÊN 1 Lê Thị Ngọc Giàu Quy trình thẩm định tài sản đảm bảo 2 Nguyễn Thị Thu Hương Các phương pháp thẩm định tài sản đảm bảo 3 Nguyễn Ngọc Huyền Vai trò thẩm định tài sản đảm bảo 4 Nguyễn Thị Bích Lil Quy trình thẩm định tài sản đảm bảo 5 Nguyễn Duy Linh Các phương pháp thẩm định tài sản đảm bảo 6 Huỳnh Phước Lợi Các phương pháp thẩm định tài sản đảm bảo 7 Cao Ngọc Vẹn Các phương pháp thẩm định tài sản đảm bảo MỤC LỤC ¶¶¶ Trang PHẦN MỞ ĐẦU NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.Thẩm định tín dụng 2. Khái niệm và vai trò của công tác thẩm định tài sản đảm bảo CHƯƠNG II. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐẢM BẢO 1. Các bước thực hiện trong quy trình thẩm định giá 2. Quy trình thực hiện chi tiết 2.1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và loại hình giá trị làm cơ sở thẩm định giá 2.2. Lập kế hoạch thẩm định giá 2.3. Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin 2.4. Phân tích thông tin 2.5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá 2.6. Lập báo cáo và chứng thư thẩm định giá III. PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN 1.Giải thích các thuật ngữ 2. Đối tượng và mục đích của thẩm định giá 2.1 Đối tượng thẩm định giá 2.2 Mục đích thẩm định giá 3. Nguyên tắc thẩm định giá 3.1 Các nguyên tắc thẩm định giá cơ bản 3.2 Vận dụng các nguyên tắc trong thẩm định giá cụ thể 4. Các phương pháp thẩm định 4.1 Các phương pháp thẩm định giá bất động sản 4.1.1 Phương pháp so sánh 4.1.2 Phương pháp chi phí 4.1.3 Phương pháp thu nhập 4.1.4 Phương pháp thặng dư 4.1.5 Phương pháp lợi nhuận 4.2 Các phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị 4.2.1 Phương pháp so sánh trực tiếp 4.2.2 Phương pháp chi phí 4.2.3 Phương pháp đầu tư CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU ¶¶¶ Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, sự đa dạng trong hình thức cho vay, chế độ lãi suất hấp dẫn, tăng cường hợp tác quốc tế, cùng với chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, đã có ngày càng nhiều khách hàng tham gia giao dịch tại các ngân hàng. Một trong những hoạt động cho vay phát triển trong những năm gần đây là hình thức cho vay có tài sản bảo đảm, đặc biệt là bất động sản nhà đất. Tuy nhiên do có nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan mà trong công tác xác định giá trị, quản lý, xử lý tài sản bảo đảm tại các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, khó khăn về mặt cơ chế chính sách, về những hạn chế của ngân hàng, khó khăn từ phía khách hàng nhất là trong công tác thẩm định của ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn đã làm cho hoạt động cho vay bằng thế chấp tài sản chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về hoạt động của ngân hàng đặc biệt là trong công tác thẩm định cũng như quy trình thẩm định các loại tài sản nên nhómđã chọn chủ đề “THẨM ĐỊNH TÀI SẢN ĐẢM BẢO” nhằm làm rõ hơn và hoàn thiện phương pháp định giá tài sản phục vụ cho mục đích cho vay, thế chấp, bảo lãnh của các ngân hàng. NỘI DUNG ¶¶¶ CHƯƠNG I: CƠ SƠ LÍ LUẬN 1 . Thẩm định tín dụng 1.1 Cơ sở pháp lý Bảo đảm tín dụng bằng tài sản đảm bảo được thực hiện theo Nghị định 178/1999/NĐ – CP ban hành ngày 29/12/2006 của Chính Phủ và thông tư hướng dẫn số 60/2000/TT-NHNN1 ngày 04/04/2000 về bảo đảm tiền vay của các tổchức tín dụng;  Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 về sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. 1.2 Khái niệm Bảo đảm tín dụng bằng tài sản đảm bảo là việc bên vay vốn dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm với bên cho vay về khả năng hoàn trả nợ vay của mình. 1.3 Tác dụng: Bảo đảm tín dụng bằng tài sản đảm bảo có một số tác dụng chủ yếu như sau: - Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đó không thanh toán được nợ. - Làm động lực thúc đẩy khách hàng trả nợ và sử dụng vốn vay có hiệuquả. - Là rào cản đối với những đối tượng đi vay có chủ định lừa đảo. 2. Khái niệm và vai trò của công tác thẩm định tài sản đảm bảo Khái niệm Tài sản đảm bảo (TSĐB) là tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch Thẩm định tài sản đảm bảo là việc mà ngân hàng sử dụng các công cụ và phương tiện kĩ thuật nhằm đánh giá được giá trị của tài sản đảm bảo mà các khách hàng để đảm bảo cho khoản vay Vai trò của công tác thẩm định tài sản đảm bảo Thẩm định gía tài sản là hoạt động rất cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường, có thể coi là trung tâm của tất cả hoạt động kinh tế. Thẩm định giá có vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đưa ra các quyết định liên quan tới việc mua, bán, đầu tư, phát triển, quản lý, sở hữu, cho thuê, đánh thuế, bảo hiểm, cầm cố và kinh doanh tài sản cố định. Dịch vụ của nhà thẩm định giá phục vụ bất kỳ người nào có quan hệ giao dịch về tài sản. Chẳng hạn nhà thẳm định giá có thể được yêu cầu tư vấn cho người bán về giá bán tài sản của mình; cho người thuê về tiền thuê tài sản hàng năm mà họ phải trả; cho một người nhận đồ thế chấp về giá trị của vật đảm bảo và về số tiền cho vay theo giá trị của vật thế chấp mà người đó giao cho người đi vay; là tư vấn cho người bị sức ép bán bắt buộc về giá bồi hoàn.... Việc phải hiểu rõ mục đích, yêu cầu cần thiết của thẩm định giá là yếu tố quan trọng nhất đối với một thẩm định viên, do giá trị của một lợi ích cụ thể trong tài sản không phải luôn giống nhau đối với tất cả mọi mục đích. Trong đa số các trường hợp, vấn đề quan trọng hàng đầu của nhà thẩm định là đánh giá giá trị thị trường; nghĩa là tổng số tiền vốn hay tiền thuê hàng năm sẽ được yêu cầu hay phải trả cho một lợi ích cụ thể trong tài sản vào một thời điểm cụ thể, trên những điều kiện cụ thể và tuân theo đúng pháp luật. Vai trò của những nhà thẩm định giá đã phát triển lớn mạnh trong những năm gần đây. Môi trường kinh tế mới đã tạo ra nhu cầu lớn lao cho dịch vụ thẩm định giá. Ngày nay, trong thời đại máy vi tính, môi trường kinh tế tinh vi và phức tạp đòi hỏi một nguồn dữ liệu thực tế liên tục. Những nhà thẩm định giá được công nhận khắp trên thế giới như những nhà cung cấp số liệu tài sản độc lập trong cả hai khu vực Nhà nước và tư nhân CHƯƠNG II. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐẢM BẢO Các bước thực hiện trong quá trình thẩm định giá. Chi nhánh/ đơn vị KD Chuyên viên định giá Trưởng BP QLTSDB Hồ sơ pháp lý của TSĐB Lựa chọn TSĐB cho khoản vay Chấp nhận? Lập phiếu đề nghị đánh giá Phiếu đề nghị định giá Lập kế hoạch định giá Xem xét phiếu? Kế hoạch định giá Duyệt KH định giá Phối hợp kế hoạch định giá Thẩm định giá và thông báo kết quả định giá Duyệt kq? Gửi thông báo kết quả thẩm định giá cho chi nhánh Thông báo kết quả định giá Lập biên bản định giá và ký với khách hàng Lưu hồ sơ định giá Kết thúc Biên bản định giá Doanh nghiệp và thẩm định viên phải tuân theo đầy đủ trình tự sáu (6) bước sau đây: - Bước 1: Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá. - Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá. - Bước 3: Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin. - Bước 4: Phân tích thông tin. - Bước 5: Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá. - Bước 6: Lập báo cáo và chứng thư kết quả thẩm định giá. 2. Quy trình thực hiện chi tiết. 2.1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và loại hình giá trị làm cơ sở thẩm định giá. 2.1.1. Các đặc điểm cơ bản về pháp lý, về kinh tế kỹ thuật của tài sản cần thẩm định giá. 2.1.2. Mục đích thẩm định giá: Thẩm định viên phải xác định và nhận thức mục đích thẩm định giá của khách hàng. Mục đích thẩm định giá phải được nêu rõ trong báo cáo thẩm định giá. 2.1.3. Xác định khách hàng, yêu cầu của khách hàng; những người sử dụng kết quả thẩm định giá. 2.1.4. Những điều kiện ràng buộc trong xác định đối tượng thẩm định giá: Thẩm định viên phải đưa ra những giả thiết và những điều kiện bị hạn chế đối với: những yêu cầu và mục đích thẩm định giá của khách hàng; những yếu tố ràng buộc ảnh hưởng đến giá trị tài sản; những giới hạn về: tính pháp lý, công dụng của tài sản, nguồn dữ liệu, sử dụng kết quả; quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên theo hợp đồng thẩm định giá. 2.1.5. Thẩm định viên phải đưa ra những giả thiết và những điều kiện bị hạn chế đối với: những yêu cầu và mục đích thẩm định giá của khách hàng; những yếu tố ràng buộc ảnh hưởng đến giá trị tài sản; những giới hạn về: tính pháp lý, công dụng của tài sản, nguồn dữ liệu, sử dụng kết quả; quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên theo hợp đồng thẩm định giá. 2.1.6. Việc đưa ra những điều kiện hạn chế và ràng buộc của thẩm định viên phải dựa trên cơ sở: - Có sự xác nhận bằng văn bản của khách hàng và trên cơ sở nhận thức rõ ràng những điều kiện đó sẽ tác động đến bên thứ ba thông qua kết quả thẩm định giá. - Phù hợp với quy định của luật pháp và các quy định hiện hành khác có liên quan. - Trong quá trình thẩm định giá, nếu thẩm định viên thấy những điều kiện hạn chế và ràng buộc đưa ra là không chặt chẽ hoặc thiếu cơ sở thì phải xem xét lại và thông báo ngay cho giám đốc doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và cho khách hàng. 2.1.7. Xác định thời điểm thẩm định giá. Việc xác định đặc điểm, bản chất (tự nhiên, pháp lý) của tài sản cần thẩm định giá phải được thực hiện ngay sau khi ký hợp đồng thẩm định giá và ý kiến đánh giá về giá trị của tài sản được đưa ra trong phạm vi thời gian cho phép của hợp đồng. 2.1.8. Xác định nguồn dữ liệu cần thiết cho thẩm định giá. Trên cơ sở xác định khái quát về đặc điểm, loại hình tài sản cần thẩm định giá, thẩm định viên cần xác định rõ loại hình giá trị làm cơ sở cho việc thẩm định giá: giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường. - Giá trị thị trường: được xác định tuân theo những quy định tại tiêu chuẩn thẩm định giá số 01 (TĐGVN 01). - Giá trị phi thị trường: được xác định tuân theo những quy định tại tiêu chuẩn thẩm định giá số 02 (TĐGVN 02). Việc xác định giá trị làm cơ sở cho thẩm định giá phải phù hợp với những quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành 2.1.9. Xác định cơ sở giá trị của tài sản. Trên cơ sở xác định khái quát về đặc điểm, loại hình tài sản cần thẩm định giá, thẩm định viên cần xác định rõ loại hình giá trị làm cơ sở cho việc thẩm định giá: giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường. - Giá trị thị trường: được xác định tuân theo những quy định tại tiêu chuẩn thẩm định giá số 01 (TĐGVN 01). - Giá trị phi thị trường: được xác định tuân theo những quy định tại tiêu chuẩn thẩm định giá số 02 (TĐGVN 02). Việc xác định giá trị làm cơ sở cho thẩm định giá phải phù hợp với những quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 2.2. Lập kế hoạch thẩm định giá. 2.2.1. Việc lập kế hoạch một cuộc thẩm định giá nhằm xác định rõ những bước công việc phải làm và thời gian thực hiện từng bước công việc cũng như toàn bộ thời gian cho cuộc thẩm định giá. 2.2.2. Nội dung kế hoạch phải thể hiện những công việc cơ bản sau: - Xác định các yếu tố cung-cầu thích hợp với chức năng, các đặc tính và các quyền gắn liền với tài sản được mua/bán và đặc điểm thị trường. - Xác định các tài liệu cần thu thập về thị trường, về tài sản, tài liệu so sánh. - Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng. - Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện. - Lập đề cương báo cáo kết quả thẩm định giá. 2.3. Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin. 2.3.1. Khảo sát hiện trường Thẩm định viên phải trực tiếp khảo sát hiện trường: - Đối với máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ: Thẩm định viên phải khảo sát và thu thập số liệu về tính năng kỹ thuật (công suất, năng suất, công dụng) vị trí, đặc điểm, quy mô, kích thước, độ mới, cũ của tài sản cần thẩm định giá và các tài sản so sánh. - Đối với bất động sản, thẩm định viên phải khảo sát và thu thập số liệu về: + Vị trí thực tế của bất động sản so sánh với vị trí trên bản đồ địa chính, các mô tả pháp lý liên quan đến bất động sản. + Chi tiết bên ngoài và bên trong bất động sản, bao gồm: diện tích đất và công trình kiến trúc; khung cảnh xung quanh, cơ sở hạ tầng (cấp và thoát nước, viễn thông, điện, đường), loại kiến trúc, mục đích sử dụng hiện tại, tuổi đời, tình trạng duy tu, sửa chữa… + Đối với công trình xây dựng dở dang, thẩm định viên phải kết hợp giữa khảo sát thực địa với báo cáo của chủ đầu tư, nhà thầu đang xây dựng công trình.- Trong quá trình khảo sát, để có đầy đủ chứng cứ cho việc thẩm định giá, thẩmđịnh viên cần chụp ảnh tài sản theo các dạng (tòan cảnh, chi tiết), các hướng khác nhau. 2.3.2. Thu thập thông tin. Bên cạnh thông tin, số liệu thu thập từ khảo sát hiện trường, thẩm định viên phải thu thập các thông tin sau: - Các thông tin liên quan đến chi phí, giá bán, lãi suất, thu nhập của tài sản so sánh. - Các thông tin về yếu tố cung - cầu, lực lượng tham gia thị trường, động thái người mua - người bán tiềm năng. - Các thông tin về tính pháp lý của tài sản. - Với bất động sản cần thu thập thêm các thông tin: + Các số liệu về kinh tế xã hội, môi trường, những yếu tố tác động đến giá trị, những đặc trưng của thị trường tài sản để nhận biết sự khác nhau giữa khu vực tài sản thẩm định giá toạ lạc và khu vực lân cận. + Các thông tin về những yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến mục đích sử dụng của tài sản (địa chất, bản đồ địa chính, quy hoạch, biên giới hành chính, cơ sở hạ tầng…). - Để thực hiện thẩm định giá, thẩm định viên phải dựa trên những thông tin thu thập từ các nguồn: khảo sát thực địa; những giao dịch mua bán tài sản (giá chào, giá trả, giá thực mua bán, điều kiện mua bán, khối lượng giao dịch…) thông qua phỏng vấn các công ty kinh doanh tài sản, công ty xây dựng, nhà thầu, ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng; thông tin trên báo chí (báo viết, nói, hình) của địa phương, trung ương và của các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường tài sản; thông tin trên các văn bản thể hiện tính pháp lý về quyền năng của chủ tài sản, về các đặc tính kinh tế, kỹ thuật của tài sản, về quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng có liên quan đến tài sản. Thẩm định viên phải nêu rõ nguồn thông tin trong báo cáo thẩm định giá và phải được kiểm chứng để bảo đảm độ chính xác của thông tin. 2.4. Phân tích thông tin. Là quá trình đánh giá tác động của các yếu tố đến mức giá của tài sản cần thẩm định. 2.4. 1. Phân tích những thông tin từ khảo sát hiện trường tài sản. 2.4. 2. Phân tích những đặc trưng của thị trường tài sản cần thẩm định giá. a. Bản chất và hành vi ứng xử của những người tham gia thị trường. - Đối với tài sản thương mại hoặc công nghiệp, bao gồm: đặc điểm của mỗi lĩnh vực (thương mại hoặc công nghiệp) hình thành nên những nhóm cung và cầu về tài sản, hình thức sở hữu của pháp nhân tham gia thị trường (công ty tư nhân hay sở hữu nhà nước, liên doanh…); mức độ mở rộng thị trường tài sản loại này với những người mua tiềm năng. - Đối với tài sản là nhà cửa dân cư, bao gồm: tuổi tác, cơ cấu gia đình, mức độ thu nhập của nhóm cung và nhóm cầu, mức độ mở rộng thị trường tài sản loại này với những người mua tiềm năng. b. Xu hướng cung cầu trên thị trường tài sản. - Những xu hướng tăng giảm về nguồn cung, tăng giảm về nhu cầu của những tài sản tương tự hiện có trên thị trường. - Ảnh hưởng của xu hướng trên đến giá trị tài sản đang thẩm định giá. 2.4. 3. Phân tích về khách hàng: - Đặc điểm của những khách hàng tiềm năng. - Sở thích của khách hàng về vị trí, quy mô, chức năng và môi trường xung quanh tài sản. - Nhu cầu, sức mua về tài sản. 2.4. 4. Phân tích về việc sử dụng tốt nhất và tối ưu tài sản. - Thẩm định viên cần xem xét khả năng sử dụng tốt nhất một tài sản trong bối cảnh tự nhiên, hoàn cảnh pháp luật và tài chính cho phép và mang lại giá trị cao nhất cho tài sản. - Thẩm định viên cần đánh giá cụ thể việc sử dụng tài sản trên các khía cạnh: + Sự hợp lý, tính khả thi trong sử dụng tài sản, xem xét đến mối tương quan giữa việc sử dụng hiện tại và sử dụng trong tương lai. + Sự thích hợp về mặt vật chất, kỹ thuật đối với việc sử dụng tài sản: xác định và mô tả đặc điểm kinh tế kỹ thuật, tính hữu dụng của tài sản. + Sự hợp pháp của tài sản trong việc sử dụng, những hạn chế riêng theo hợp đồng, theo quy định của pháp luật. + Tính khả thi về mặt tài chính: phân tích việc sử dụng tiềm năng của tài sản trong việc tạo ra thu nhập, xem xét tới các yếu tố giá trị thị trường, mục đích sử dụng trong tương lai, chi phí phá bỏ và giá trị còn lại của tài sản, lãi suất, rủi ro, giá trị vốn hoá của tài sản. + Hiệu quả tối đa trong sử dụng tài sản: xem xét đến năng suất tối đa, chi phí bảo dưỡng, các chi phí phát sinh cho phép tài sản được sử dụng đến mức cao nhất và tốt nhất. 2.5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá. - Thẩm định viên phải nêu rõ các phương pháp được áp dụng để xác định mức giá trị của tài sản cần thẩm định giá. - Phương pháp thẩm định giá quy định tại tiêu chuẩn số 07 (TĐGVN 07) “Các phương pháp thẩm định giá.” - Thẩm định viên cần phân tích rõ mức độ phù hợp của 01 hoặc nhiều phương pháp trong thẩm định giá được sử dụng với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tài sản và với mục đích thẩm định giá. - Thẩm định viên cần nêu rõ trong báo cáo thẩm định phương pháp thẩm định giá nào được sử dụng làm căn cứ chủ yếu, phương pháp thẩm định giá nào được sử dụng để kiểm tra chéo, từ đó đi đến kết luận cuối cùng về giá trị thẩm định. 2.6. Lập báo cáo và chứng thư thẩm định giá. Nội dung báo cáo, chứng thư thẩm định giá thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn số 04 (TĐGVN 04) về “Báo cáo kết quả, hồ sơ, chứng thư thẩm định giá.” CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN Giải thích các thuật ngữ 1.1. Phương pháp thẩm định giá: Là những phương pháp, cách thức để ước tính giá trị bằng tiền với độ tin cậy cao nhất về giá trị của một tài sản. 1.2. Giá trị thị trường của một tài sản: là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm định giá, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường. 1.3. Giá trị định giá TSBĐ tiền vay: là giá trị ước tính bằng tiền (dựa trên các phương pháp thẩm định giá theo Quy định của pháp luật và Quy định của từng ngân hàng) của TSBĐ tiền vay, đảm bảo cho khoản vay của khách hàng tại ngân hàng. 2. Đối tượng và mục đích của thẩm định giá 2.1 Đối tượng thẩm định giá: Nhà phố, nhà biệt thự, nhà chung cư. Nhà xưởng, nhà máy, kho tàng, bến bãi, công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp. Các tài sản gắn liền trên đất: cầu đường, bến cảng, bờ kè, nhà ga, bệnh viện, trường học. Thẩm định giá đất ở, đất chuyên dùng, đất công nghiệp, đất nông nghiệp, các dự án đầu tư bất  động sản, các khu resort... 2.2 Mục đích thẩm định giá: - Mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, vay vốn ngân hàng. - Bảo hiểm và bồi thường tài sản - Phục vụ thuê tài chính - Tính thuế và hạch toán sổ sách kế toán, báo cáo tài chính. - Đầ
Luận văn liên quan