Nhằm thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế, sau khi hoàn thành chương trình học lí thuyết, trường đã quyết định cho tôi đi thực tập tốt nghiệp tại Đoàn Địa chất 505 thuộc Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ với thời gian 8 tuần, kể từ ngày 20 tháng 06 năm 2012 đến hết ngày 20 tháng 08 năm 2012.
Tỉnh Khánh Hòa nói riêng và miền Trung nói chung là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước, là nơi có môi trường đầu tư khá tốt nên hàng loạt các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã và đang ngày càng quan tâm đến khu vực này. Tỉnh Khánh Hòa là một tỉnh có tốc độ xây dựng phát triển nhanh nên thị trường tiêu thụ nguồn vật liệu xây dựng rất lớn, hàng năm cần một khoảng đá làm vật liệu xây dựng rất lớn, trong khi năng lực của các mỏ hiện có chưa đủ đáp ứng.
Do đó, việc tìm kiếm, thăm dò và đánh giá chất lượng, trữ lượng đá làm vật liệu xây dựng là một yêu cầu cấp bách.
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Thăm dò mỏ đá xây dựng núi Hoa Sơn, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Nghiên cứu đề tài này, trước tiên giúp bản thân tác giả làm quen với công tác nghiên cứu, học hỏi được những kiến thức thực tế thông qua những bài học lý thuyết trên lớp. Qua đó nắm vững được kiến thức chuyên môn hơn và tạo cơ sở cho quá trình làm việc sau này.
52 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2696 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thăm dò mỏ đá xây dựng núi Hoa Sơn, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA ĐỊA LÝ - ĐỊA CHẤT
-----&-----
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “THĂM DÒ MỎ ĐÁ XÂY DỰNG NÚI HOA SƠN, XÃ VẠN KHÁNH, HUYỆN VẠN NINH,
TỈNH KHÁNH HÒA”
Mục Lục
Huế, tháng 8 năm 2012
MỞ ĐẦU
Nhằm thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế, sau khi hoàn thành chương trình học lí thuyết, trường đã quyết định cho tôi đi thực tập tốt nghiệp tại Đoàn Địa chất 505 thuộc Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ với thời gian 8 tuần, kể từ ngày 20 tháng 06 năm 2012 đến hết ngày 20 tháng 08 năm 2012.
Tỉnh Khánh Hòa nói riêng và miền Trung nói chung là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước, là nơi có môi trường đầu tư khá tốt nên hàng loạt các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã và đang ngày càng quan tâm đến khu vực này. Tỉnh Khánh Hòa là một tỉnh có tốc độ xây dựng phát triển nhanh nên thị trường tiêu thụ nguồn vật liệu xây dựng rất lớn, hàng năm cần một khoảng đá làm vật liệu xây dựng rất lớn, trong khi năng lực của các mỏ hiện có chưa đủ đáp ứng.
Do đó, việc tìm kiếm, thăm dò và đánh giá chất lượng, trữ lượng đá làm vật liệu xây dựng là một yêu cầu cấp bách.
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Thăm dò mỏ đá xây dựng núi Hoa Sơn, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Nghiên cứu đề tài này, trước tiên giúp bản thân tác giả làm quen với công tác nghiên cứu, học hỏi được những kiến thức thực tế thông qua những bài học lý thuyết trên lớp. Qua đó nắm vững được kiến thức chuyên môn hơn và tạo cơ sở cho quá trình làm việc sau này.
1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu, đánh giá chất lượng, trữ lượng ở cấp 121 và 122, các đặc tính công nghệ của mỏ đá núi Hoa Sơn làm vật liệu xây dựng. Nhằm tạo cơ sở cho quá trình khai thác và chế biến đá tại mỏ đạt được hiệu quả cao nhất, đáp ứng nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho thị trường.
2. Các hệ phương pháp thực hiện và khối lượng thăm dò
- Lộ trình đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:1000 khối lượng: 25ha.
- Đo đếm mật độ phân bố các bãi đá lăn
- Đo bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 1000 khối lượng 0,25 km2, định tuyến trắc địa 2.980m, đo công trình ra thực địa 11 điểm và đo công trình vào bản đồ 3 điểm.
- Lấy và phân tích: 06 mẫu cơ lý đất; 05 mẫu cơ lý đá; 03 lát mỏng; 01 mẫu hoá nước, 01 mẫu vi trùng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng: Đá granit biotit của Phức hệ Đèo Cả (K2 đc)
Phạm vi thực hiện đề tài : Mỏ đá xây dựng núi Hoa Sơn, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Sau hơn 2 tháng làm việc khẩn trương, với sự cố gắng nỗ lực hết mình của bản thân, đặc biệt là được sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo hướng dẫn TS. Lê Xuân Tài, cùng với các thầy cô trong bộ môn địa chất cũng như các phòng ban và cán bộ kỹ thuật Đoàn Địa chất 505 đã giúp tôi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này đáp ứng theo yêu cầu và thời gian quy định và có bố cục như sau: ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị được trình bày trong 7 chương.
Chương 1. Khái quát về khu thăm dò
Chương 2. Đặc điểm cấu tạo địa chất mỏ
Chương 3. Công tác thăm dò địa chất và các vấn đề bảo vệ môi trường
Chương 4. Đặc điểm chất lượng và tính chất công nghệ của đá granitbiotit
Chương 5. Đặc điểm ĐCTV - ĐCCT và điều kiện khai thác mỏ.
Chương 6. Tính trữ lượng
Chương 7. Hiệu quả công tác thăm dò.
Do thời gian có hạn, trình độ, kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nên báo cáo này không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các Thầy - Cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến các Thầy - Cô giáo trong bộ môn Địa chất, các cán bộ Đoàn Địa chất 505, đặc biệt là sự giúp đỡ, dẫn dắt tận tình của Thầy giáo TS. Lê Xuân Tài để tôi hoàn thành bản báo cáo tốt nghiệp này.
Huế, tháng 8 năm 2012
Sinh viên: Ngô Văn Hòa
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ KHU THĂM DÒ
1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - KINH TẾ NHÂN VĂN
1.1.1. Vị trí địa lý
Mỏ đá xây dựng núi Hoa Sơn thuộc thôn Suối Hàng, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Vị trí trung tâm mỏ cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía tây bắc, cách trung tâm thành phố Nha Trang 60km và UBND huyện Vạn Ninh 10km về phía đông bắc. Diện tích của mỏ là 0,254km2 và được giới hạn bởi các điểm góc từ 1 - 5 thuộc tờ bản đồ địa hình Bàn Thạch tỷ lệ 1:50.000 số hiệu D-49-75-B, hệ VN2000 kinh tuyến trục 1110 (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Thống kê toạ độ các điểm khống chế mỏ đá xây dựng núi Hoa Sơn
TT
Tên điểm
Hệ toạ độ VN2000, múi chiếu 3o,
kinh tuyến trục 108o15’
SƠ ĐỒ
X (m)
Y (m)
1
1
14 11 930
6 09 720
1
2
3
4
5
2
2
14 11 740
6 10 040
3
3
14 11 250
6 09 860
4
4
14 11 270
6 09 590
5
5
14 11 430
6 09 420
1.1.2. Đặc điểm tự nhiên
Diện tích thăm dò nằm ở sườn phía đông nam của núi Hoa Sơn, sườn núi dốc kéo dài theo phương đông bắc - tây nam, độ cao chênh lệch lớn từ 20m đến 712 (đỉnh 712 cách trung tâm mỏ 900m về phía tây bắc), phần thấp ở phía đông nam và cao dần về lên phía tây bắc.
Do đặc điểm phần lớn diện tích thăm dò tồn tại dưới dạng đá tảng lăn tại chỗ nên độ che phủ thấp. Thảm thực vật nhìn chung kém phát triển, chủ yếu là rừng cây thấp xen lẫn dây leo, gai bụi rậm rạp. Một số diện tích rừng đã bị người dân địa phương phát đốt làm nương rẫy, trỉa đậu, ngô,....nhưng chủ yếu là trồng chuối.
Hệ thống sông suối trong vùng bao gồm các hệ thống sông chính như: hệ thống sông Bình Trung - Đồng Điền và các suối Bí, suối Luồn… nằm ở phía tây khu mỏ. Phía đông bắc có hệ thống sông Can - Tân Phước và các suối Hàng, suối Ngòi Ngàn ở phía đông. Nhìn chung do đặc điểm của địa hình trong vùng các hệ thống sông đều ngắn và dốc. Chúng đều bắt nguồn từ phía tây, chảy về đông và đổ ra biển. Tuy nhiên tuỳ theo đặc điểm của địa hình, các dòng suối này có thể uốn lượn theo các hướng khác nhau trước khi đổ ra biển đông.
Hình 1.1. Đặc điểm tự nhiên khu mỏ
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Khánh Hòa là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chất khí hậu đại dương, nên tương đối ôn hòa và có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến tháng 12 dương lịch, những tháng còn lại là mùa nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,50C. Độ ẩm tương đối cao 80,5%.
1.1.4. Đặc điểm kinh tế nhân văn
Dân cư trong vùng chủ yếu là người kinh, sống tập trung dọc theo 2 bên đường Quốc lộ 1A và các dải đồng bằng ven biển. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, ngư nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa và hoa màu, một số ít sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản và đánh bắt cá xa bờ.
1.1.5. Giao thông
Khu vực thăm dò có hệ thống giao thông rất thuận tiện, từ thành phố Nha Trang theo QL1A về phía bắc khoảng 60km, sau đó rẽ theo đường đất rộng 5m về hướng tây bắc khoảng 2km là đến diện tích vùng mỏ. Đồng thời khu vực thăm dò cũng có tuyến đường sắt bắc - nam chạy qua. Ngoài ra, hệ thống các đường tỉnh lộ, đường liên huyện, đường liên xã rất phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thăm dò, khai thác và vận chuyển sản phẩm đi các vùng lân cận.
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1975
Trước năm 1975 chủ yếu là những công trình nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp, đáng kể nhất là các công trình nghiên cứu của Fromaget, Hoffet, Saurin E.Jacob,...(1921 - 1927).
Năm 1964 Saurin E.Jacob hiệu đính và bổ sung BĐĐC Đông Dương.
1.2.2. Giai đoạn sau năm 1975
Sau năm 1975 công tác nghiên cứu địa chất đặc biệt được chú trọng, trong các năm 1975 - 1988 bao gồm nhiều công trình liên quan đến khu mỏ:
- Công trình đo vẽ lập Bản đồ địa chất miền Nam tỷ lệ 1: 500.000 được thực hiện trong những năm 1975 - 1978 do Nguyễn Xuân Bao làm chủ biên.
- Công trình đo vẽ lập Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 loạt tờ Bến Khế - Đồng Nai được thành lập từ năm 1979 - 1988, trong đó diện tích của đề án thuộc tờ Đà Lạt - Cam Ranh được các nhà địa chất của Đoàn 20B tiến hành dưới sự chủ biên của Nguyễn Đức Thắng.
- “Bản đồ địa chất 1: 50.000 nhóm tờ Phan Rang - Cam Ranh” (P.Stepanek, 1986), "Báo cáo địa chất nhóm tờ Nha Trang tỷ lệ 1:50.000 và tìm kiếm các điểm quặng thuộc nhóm tờ Phan Rang” (1991) do Đoàn Địa chất Việt Tiệp tiến hành.
- Năm 1993 - 1994 dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Xuân Bao, việc hiệu đính loạt tờ Bến Khế - Đồng Nai tỷ lệ 1: 200.000 được tiến hành, trong đó đã đưa lên tờ bản đồ địa chất những tư liệu chủ yếu về tài nguyên khoáng sản có trong vùng, bổ sung các tài liệu mới thu thập như các tài liệu về tai biến địa chất và các danh lam thắng cảnh có trong vùng.
- Đặc biệt trong tháng 7 năm 2009 Liên đoàn địa chất Trung Trung Bộ đã khảo sát trên diện tích, thu thập tài liệu liên quan đến đặc điểm chất lượng và được tổng hợp, xử lý thành lập đề án “Thăm dò đá xây dựng núi Hoa Sơn, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà”.
Hình 1.2. Sơ đồ vị trí giao thông mỏ đá núi Hoa Sơn, tỉnh Khánh Hòa
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT MỎ
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐỂM ĐỊA CHẤT VÙNG
Theo tài liệu địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1: 200.000 vùng nghiên cứu có đặc điểm về địa chất đơn giản. Địa tầng có mặt các đá phun trào của Hệ tầng Nha Trang (Knt) bao gồm: ryolit, ryodacit, đacit, anđesitođacit và tuf của chúng; phân bố với diện lộ nhỏ chạy dọc theo đứt gảy phương đông bắc - tây nam và trầm tích bở rời hệ đệ tứ gồm cuội, sỏi, cát, bột, sét phân bố chủ yếu ở phía đông nam vùng.
Về magma bao gồm các thành tạo phức hệ Tây Ninh (GbJ3tn), phức hệ Định Quán (Di/J3đq1) và phức hệ Đèo Cả (G/Kđc). Trong đó chủ yếu là các thành tạo magma xâm nhập thuộc pha 2 phức hệ Đèo Cả (G/Kđc2), phân bố chủ yếu ở phần trung tâm và phát triển mạnh về phía tây bắc trên một diện tích rộng lớn, ít hơn là khối nhỏ chừng 2km2 của các đá pha 3 phức hệ Đèo Cả(G/Kđc3), phân bố thành dãi kéo dài phía nam vùng.
Thành phần phức hệ Đèo Cả theo các pha như sau:
Pha 2(G/Kđc2): bao gồm các đá granosienit biotit, granit biotit (hornblend). Đá màu hồng xám, hạt thô, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình.
Pha 3(G/Kđc3): lộ thành các khối nhỏ gồm các đá granit biotit, granosyenit biotit. Đá màu hồng, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình hạt nhỏ không đều.
Các thành tạo phức hệ Tây Ninh (GbJ3tn), chỉ là một khối nhỏ (0,2km2) phân bố ở phía đông bắc vùng. Bao gồm các đá pyroxenit, gabro, gabronorit, gabro amphybol. Đá có dạng hạt nhỏ đến lớn, cấu tạo khối, kiến trúc gabro.
Các đá thuộc pha 1 của phức hệ Định Quán (Di/J3đq1) lộ ra dưới dạng hai diện lộ nhỏ kéo phương đông bắc - tây nam ở khu vực tiếp giáp giửa khối magma và trầm tích bở rời hệ đệ tứ. Thành phần bao gồm: diorit thạch anh hạt vừa màu xanh đen phớt lục, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình hạt không đều. Các đá granodiorit phức hệ Định Quán (Di/J3đq1) bị các đá granitoid phức hệ Đèo Cả (G/Kđc3) xuyên cắt.
Về kiến tạo vùng nghiên cứu nằm ở đông nam địa khối Kon Tum, trong khu vực chỉ có một đứt gãy có phương đông bắc - tây nam. Đứt gãy này cách diện tích khu mỏ khoảng 2km về hướng tây bắc, có mặt trượt hầu như thẳng đứng và dịch ngang trái khá rõ, cắt qua các đá của hệ tầng Nha Trang (Knt) và phức hệ Đèo Cả (G/Kđc2).
2.2. CẤU TẠO ĐỊA CHẤT KHU VỰC
2.2.1. Địa tầng
2.2.1.1. Hệ tầng Nha Trang (Knt)
Các thành tạo phun trào felsic được liên hệ với hệ tầng Nha Trang phân bố ở phía tây vùng nghiên cứu, diện tích khoảng 2km2. Thành phần chủ yếu là: phun trào ryolit, ryodacit, đacit, anđesitođacit và tuf; ryolit, tranchyryolit xen felsit cấu tạo dòng chảy, phân dải mỏng.
Chiều dày của hệ tầng 420 - 450m.
Các đá núi lửa của hệ tầng Nha Trang phủ bất chỉnh hợp trên granodiorit phức hệ Định Quán và bị xuyên cắt bởi các đá granitoid phức hệ Đèo Cả.
2.2.1.2. Hệ Đệ tứ
- Trầm tích sông - biển Pleistocen muộn (amQ13)
Các trầm tích có nguồn gốc sông biển Pleistocen muộn, phân bố ở ven rìa phía đông, nam khu vực nghiên cứu. Thành phần từ dưới lên gồm: cát sạn bột sét màu xám trắng kẹp lớp cuội hoặc thấu kính cuội mỏng. Cát màu xám, xám xanh; sét mịn dẻo màu đen, xám đen chứa thực vật phân hủy kém. Thành phần (%) khoáng vật: thạch anh 55 - 75; felspat 6 - 25; các mảnh vụn đá 1,5 - 7. Khoáng vật nặng có ích: ilmenit, granat, sphen, leucoxen, zircon, graphit, saphir (1 hạt), casiterit. Chiều dày 9,5m.
Các trầm tích vừa mô tả được liên hệ với các địa tầng ở đồng bằng Vạn Giã, Quy Nhơn có chứa bào tử phấn hoa và vi cổ sinh tuổi Pleistocen muộn.
- Trầm tích biển Holocen sớm - giữa(mQ2)
Các trầm tích biển Holocen trung tạo thềm hoặc đê chắn ven biển, phân bố ở phía đông bắc diện tích nghiên cứu tại cửa sông Can. Thành phần chủ yếu là cát, sạn ít bột màu xám trắng, xám xanh, phớt vàng. Chiều dày chung 13m. Nằm giữa các tích tụ Pleistocen muộn và hiện đại nên xếp tuổi Holocen sớm - giữa.
- Trầm tích sông Holocen muộn (aQ23)
Các trầm aluvi Holocen thượng tạo ra các bãi cát, cuội, sỏi ven lòng hoặc các bãi bồi nhỏ hẹp dọc các suối nhánh lớn. Chiều rộng từ 1 - 2m đến vài chục mét. Thành phần gồm: cuội - sỏi và cát - sét, trong đó sạn sỏi cát chiếm hơn 90%. Thành phần cuội sỏi gồm: thạch anh, granit, ryolit, đá biến chất. Trong chúng có chứa sa khoáng vàng, casiterit, saphir … Chiều dày 3 - 4m.
2.2.2. Magma
2.2.2.1. Phức hệ Tây Ninh (GbJ3tn)
Trong khu vực nghiên cứu các thành tạo phức hệ Tây Ninh gồm một khối nhỏ phân bố ở phía đông bắc vùng. Thành phần bao gồm các đá pyroxenit, gabro, gabronorit, gabro amphybol. Đá có dạng hạt nhỏ đến lớn, cấu tạo khối, kiến trúc gabro. Thành phần (%) khoáng vật: plagioclas (labrador - andesin) 50 - 70; augit 25 - 40; olivin 1 - 10; magnetit 2 - 5; enstatit, hornblend. trong các biến thể pyroxenit, gabro pyroxen chiếm tới 75 - 90%. Trên biểu đồ Anon (1973) các đá phức hệ rơi chủ yếu và trường gabronorit và gabronorit olivin.
Về vị trí và tuổi: Các thành tạo xâm nhập phức hệ Tây Ninh xuyên qua các trầm tích hệ tầng Đray Linh. Chúng được liên hệ có tuổi giả định là Jura muộn.
2.2.2.2. Phức hệ Định Quán (J3đq)
Trong khu vực nghiên cứu chỉ gặp các đá thuộc pha 1 của phức hệ Định Quán. Thành phần bao gồm: diorit thạch anh hạt vừa màu xanh đen phớt lục, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình hạt không đều. Thành phần (%) khoáng vật: plagioclas 51 - 80; thạch anh 7 - 12; felspat kali 2 - 16; biotit 6 - 18; pyroxen 0 - 8 và apatit, sphen, zircon, magnetit.
Các đá granodiorit phức hệ Định Quán bị các đá granitoid phức hệ Đèo Cả xuyên cắt, bị tập cuội kết tuf hệ tầng Đơn Dương phủ lên trên và chúng xuyên qua phun trào andesit hệ tầng Đèo Bảo Lộc.
2.2.2.3. Phức hệ Đèo Cả (G/K2 đc)
Các đá xâm nhập thuộc phức hệ Đèo Cả chiếm phần lớn diện tích vùng bao gồm 2 pha xâm nhập:
Pha 2: bao gồm các đá granosienit biotit, granit biotit (hornblend). Đá màu hồng xám, hạt thô, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình; rất phổ biến kiến trúc dạng porphyr, ban tinh felspat kali màu hồng, kích thước 0,5 - 2,5cm, nền hạt trung đến thô. Thành phần (%) khoáng vật: plagioclas 31 - 33; thạch anh 27 - 32; felspat kali 31 - 36; biotit 4 - 7; hornblend 0 - 3 và sphen, apatit, zircon, orthit, magnetit, ilmenit, rutil, casiterit.
Pha 3: lộ thành các khối nhỏ gồm các đá granit biotit, granosyenit biotit. Đá màu hồng, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình hạt nhỏ không đều. Thành phần (%) khoáng vật: plagioclas 22 - 33; thạch anh 25 - 38; felspat 33 - 39; biotit 3 - 6 và sphen, apatit, tourmalin.
Các đá phức hệ Đèo Cả xuyên cắt các đá của phức hệ Định Quán và phun trào hệ tầng Nha Trang, hệ tầng Đray Linh.
2.2.3. Kiến tạo
Vùng nghiên cứu nằm ở đông nam địa khối Kon Tum. Địa khối này là một phần được tách ra từ đại lục tiền cambri và đã tồn tại trong đại dương paleotetis như một lục địa trước khi được gắn kết với các địa khối khác vào Trias để tạo thành lục địa Đông Nam Á. Trong mesozoi muộn, phần rìa các phía đông địa khối tham gia vào đai magma rìa lục địa tích cực Đông Nam Á và trong Kainozoi muộn nhiều khu vực của địa khối là trường phun trào bazan nội mảng lục địa.
Đứt gãy: Trong khu vực nghiên cứu chỉ gặp một đứt gãy có phương đông bắc - tây nam. Đứt gãy này có mặt trượt hầu như thẳng đứng và dịch ngang trái khá rõ, cắt qua các đá của hệ tầng Nha Trang và phức hệ Đèo Cả.
ĐÓNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT KHU VỰC TỶ LỆ 1. 25.000
2.3. ĐẶC ĐIỂM KHOÁNG SẢN
Kết quả công tác thăm dò cho thấy các diện phân bố granit biotit pha 2 của phức hệ Đèo Cả (G/Kđc2) ở dạng tảng lăn là đối tượng thăm dò. Tùy theo đặc điểm màu sắc, kích thước, độ nguyên khối, đặc tính cơ lý,... được lựa chọn khai thác sử dụng với nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trên cơ sở tài liệu thu thập được tại mỏ đá granit biotit tảng lăn núi Hoa Sơn phân bố khá đều trên toàn bộ diện tích với kích thước và mật độ khác nhau có chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn khai thác làm vật liệu xây dựng, có thể chia khu mỏ làm 04 bãi đá tảng lăn. Trong đó có 03 bãi đá tảng lăn chưa khai thác và 01 bãi lăn khai thác tận thu ở moong.
2.3.1. Diện phân bố các bải lăn đá granit biotit tảng lăn
2.3.1.1. Diện phân bố bãi đá lăn BL1
Phân bố chủ yếu phần trung tâm khu mỏ, kéo dài theo phương gần đông tây, chiều rộng bãi lăn khoảng 100 mét, dài 260 mét. Bao gồm những tảng lăn granit biotit kích thước từ vài mét khối đến hàng chục mét khối, dưới dạng các khối tảng chồng chất lên nhau. Càng đi về phía tây, tây bắc kích thước các tảng lăn càng lớn, ngược lại càng đi về phía đông giáp biên giới mỏ mật độ phân bố và kích thước tảng lăn giảm.
2.3.1.2. Diện phân bố bãi đá lăn BL2
Phân bố chủ yếu chủ yếu phần đông bắc giáp biên giới mỏ, phương kéo dài tây bắc đông nam, chiều rộng 70 mét, chiều dài 370 mét. Chúng bao gồm những tảng lăn granit biotit kích thước lớn từ vài mét đến hàng chục mét khối, độ nguyên khối tốt phân bố chồng chất lên nhau. Kích thước và mật độ phân bố tảng lăn tăng dần từ đông sang tây.
2.3.1.3. Diện phân bố bãi đá lăn BL3
Phân bố xen kẹp giữa hai bãi lăn BL1 và BL2 ngoài ra còn phát triển ở phía đông bắc kéo dài xuống tây nam. Trên bình đồ bãi lăn này tạo nên vành đai bao quanh trung tâm khu mỏ, chiều rộng trung bình 50 - 60 mét. Chúng bao gồm những tảng lăn granit biotit kích thước từ vài mét khối đến chục mét khối, hình dạng không giống nhau, một số ít đẳng thước, phần còn lại thường có dạng tảng kéo dài hoặc méo mó. Đá có độ nguyên khối tốt, rắn chắc, các tảng nằm chồng chất lên nhau và có phương kéo dài chung đông tây và đông bắc - tây nam.
2.3.1.4. Bãi đá lăn moong khai thác tận thu BL4
Đây là phần diện tích đang được khai thác, phân bố chủ yếu từ trung tâm xuống phía nam khu thăm dò. Trung tâm moong là hệ thống đường vận chuyển đá khối về bãi tập kết. Dọc hai bên đường là những bãi đá tảng tự nhiên có kích thước <1m3 và đá bìa hình dạng méo mó sắc cạnh được tách ra trong quá trình khai thác đá khối đủ tiêu chuẩn làm đá khối bloc. Chúng được tập trung thành những bãi nhỏ, diện tích chừng vài chục đến trăm mét vuông.
Ngoài các diện tích trên phần còn lại hầu hết bị phủ bởi cát, sạn, sỏi, sét màu nâu vàng, trên mặt phân bố tảng lăn granit biotit, kích thước từ vài dm3 đến dưới 0,5m3 phân bố thưa thớt (mật độ <10%). Thảm thực vật chủ yếu dây leo, gai bụi,...rậm rạp rất khó đi.
Hình 2.1. Bãi đá lăn chồng chất BL1
Hình 2.2. Bãi đá khai thác còn khả năng tận thu
CHƯƠNG 3
CÔNG TÁC THĂM DÒ ĐỊA CHẤT
VÀ CÁC VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Trong đề án mục tiêu đặt ra khi tiến hành thăm dò là xác định cấu trúc mỏ, nghiên cứu đặc điểm địa chất khu vực và đặc điểm chất lượng đá; xác định đặc điểm địa chất thuỷ văn - địa chất công trình (ĐCTV - ĐCCT) và sơ bộ điều kiện kỹ thuật khai thác mỏ; xác định trữ lượng của mỏ ở cấp 121 và cấp 122.
Với mục tiêu là xác định trữ lượng các khối đá lăn hiện tại còn lại trong mỏ, làm vật liệu xây dựng thông thường nên nhiệm vụ chính của đề án là khoanh vẽ các bãi đá lăn, xác định mật độ đá lăn cũng như bề dày của chúng phục vụ cho việc tính trữ lượng đá lăn; hệ phương pháp kỹ thuật được lựa chọn để đánh giá chất lượng đá và tính trữ lượng đá lăn granit làm vật liệu xây dựng núi Hoa Sơn bao gồm: Công tác trắc địa, công tác địa chất và công tác mẫu.
3.1. CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA
3.1.1. Nhiệm vụ, khối lượng, thiết bị đo vẽ
3.1.1.1. Nhiệm vụ, khối lượng
Để phục vụ cho công tác thăm dò và tính trữ lượng mỏ đá vật liệu xây dựng thuộc đề án "Thăm dò mỏ đá xây d