Sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước đã chuyển đổi thành công thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, hoà nhịp cùng xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, hoạt động đầu tư ngày càng tăng trưởng một cách rõ rệt đưa nước ta thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài suốt mấy chục năm qua. Việt Nam đang từng bước tiến lên xây dựng một nền kinh tế phát triển, đa ngành, đa dạng hoá, hiện đại hoá. Để có được kết quả đó là do những nỗ lực không ngừng của chính phủ Việt Nam trong xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa đổi hệ thống chính sách phù hợp với thực tế, tạo môi trường tốt nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tích cực đầu tư vào Việt Nam. Thực tế, hiện nay, hoạt động đầu tư đang phát triển khá nóng, các doanh nghiệp, cá nhân đang tích cực lựa chọn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực hợp lý, để sử dụng hiệu quả nguồn vốn, từ đó góp phần tăng tài sản của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình lưu thông, phân phối sản phẩm, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho xã hội
Tuy nhiên, thực tế hoạt động đầu tư tại Việt Nam cho thấy, không ít các doanh nghiệp, cá nhân đã sử dụng chưa hiệu quả nguồn vốn đầu tư, mắc nhiều thiếu sót trong việc quy hoạch, xây dựng, triển khai và quản lý dự án, thêm vào đó là tình trạng tham nhũng, suy đồi đạo đức, phẩm chất của cán bộ, nhân viên tham gia dự án đầu tư tất cả điều đó dẫn đến tình trạng thất thoát và lãng phí trong các dự án đầu tư. Tình trạng này diễn ra một cách trầm trọng ở hầu hết các dự án có sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, trong các hoạt động đầu tư công. Đây là vấn đề nan giải trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam suốt nhiều năm qua, cần có những biện pháp và hướng giải quyết rõ ràng của cơ quan quản lý Nhà nước phối hợp cùng các tổ chức doanh nghiệp, và các cá nhân.
Tìm lời giải cho vấn đề trên, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Thất thoát và lãng phí trong đầu tư tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp”. Thất thoát, lãng phí trong đầu tư đã làm giảm đáng kể hiệu quả của hoạt động đầu tư. TTLP như là căn bệnh truyền nhiễm lan tràn trên tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội: lãng phí tài nguyên, nguồn nhân lực, chất xám, tài sản, lãng phí trong nông nghiệp, công nghiệp và đặc biệt là trong ĐTXDCB đây là một trong vấn đề nhức nhối nhất mà các ngành, các cấp và toàn xã hội đang quan tâm nó kéo dài nhiều năm với mức độ ngày càng trầm trọng. Theo đánh giá chung tỉ lệ thất thoát trong ĐTXDCB chiếm tới hơn 30% tổng số vốn đầu tư tương đương với 20-25 ngàn tỉ mỗi năm. Vậy mà đến nay mặc dù đã có nhiều cải cách nhưng vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để hạn chế. Do giới hạn về hiểu biết và thời gian trong bài viết này chúng tôi xin được chỉ nêu những nội dung chung nhất về TTLP nói chung và chỉ đi sâu vào thất thoát, lãng phí trong ĐTXDCB.
77 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5238 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thất thoát và lãng phí trong đầu tư tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ ĐẦU TƯ
----------------
BÀI TẬP NHÓM
MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ
Đề tài:
“Thất thoát và lãng phí trong đầu tư.
Thực trạng và giải pháp”
GV hướng dẫn : PGS. TS. Từ Quang Phương
Nhóm sinh viên : Nhóm 20
Lớp tín chỉ : Kinh tế đầu tư I (210)_3
Khóa : 50
Hệ : Chính quy
Hà Nội, 04 - 2011
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 20
Họ và tên
Mã sinh viên
Nguyễn Hồng Hạnh
CQ500776
Nguyễn Thị Huyền
CQ501154
Trần Kim Linh
CQ501500
Nguyễn Thị Tuyết
CQ502930
Nguyễn Thị Thúy
CQ502538
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ THẤT THOÁT LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ 8
I. Khái quát về đầu tư phát triển 8
1. Khái niệm 8
2. Dự án đầu tư 9
II. Những vấn đề lý luận về thất thoát và lãng phí trong đầu tư 11
1. Thế nào là thất thoát và lãng phí trong đầu tư. 11
2. Các chỉ tiêu đánh giá thất thoát lãng phí 12
2.1. Giá trị tuyệt đối 13
2.2. Chỉ tiêu tương đối 13
3. Hậu quả của thất thoát và lãng phí trong đầu tư 13
3.1. Về mặt kinh tế 13
3.2. Về mặt xã hội 14
4. Các dạng thất thoát lãng phí trong đầu tư 15
4.1. TTLP trong quy hoạch 16
4.2. TTLP trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư 16
4.3. TTLP trong giai đoạn thực hiện đầu tư 19
4.4. TTLP trong giai đoạn vận hành kết quả đầu tư 22
5. Nguyên nhân dẫn tới thất thoát và lãng phí trong đầu tư 22
5.1. Con người 22
5.2. Cơ chế chính sách 24
5.3. TTLP xuất phát từ đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển 25
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG TTLP TRONG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 28
I. Tình hình đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 28
1. Nguồn vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm 28
2. Hiệu quả đầu tư 30
2.1. Hoạt động đầu tư là nhân tố chính đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội 30
2.2. Những hạn chế và tồn tại trong hoạt động đầu tư 31
II. Thực trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư giai đoạn 2000 - 2010 35
1. TTLP trong quy hoạch 39
1.1. Quy hoạch thiếu tầm nhìn dài hạn 39
1.2. Quy hoạch dàn trải, thiếu tập trung 41
1.3. TTLP do QH thiếu đồng bộ giữa các ngành, vùng lãnh thổ 42
2. TTLP trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư 45
2.1. TTLP trong khâu lập dự án 46
2.2. Khâu thẩm định và phê duyệt dự án 47
3. TTLP trong giai đoạn thực hiện đầu tư 50
3.1. Trong giải phóng mặt bằng 50
3.2. Công tác đấu thầu 53
3.3. TTLP trong khảo sát thiết kế 56
3.4. TTLP trong thi công và giám sát dự án 57
3.5. TTLP trong nghiệm thu, thanh quyết toán công trình 58
4. TTLP trong giai đoạn vận hành kết quả đầu tư 60
5. Đánh giá chung về tình hình thất thoát và lãng phí trong đầu tư 62
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THẤT THOÁT LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ 63
I. Giải pháp từ con người 63
1. Nâng cao phẩm chất đạo đức 64
2. Nâng cao trình độ chuyên môn 64
II. Giải pháp từ cơ chế chính sách của Nhà nước 65
1. Phân cấp quản lý và định rõ trách nhiệm 65
2. Hệ thống pháp luật: 67
3. Công tác quy hoạch: 67
4. Cơ chế thanh tra giám sát: 68
5. Phát huy tính dân chủ trong quần chúng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân trong công cuộc chống thất thoát và lãng phí. 70
6. Phát huy vai trò của thông tin đại chúng 71
II. Các giải pháp hạn chế TTLP do đặc điểm của đầu tư phát triển 72
1. Bố trí vốn hợp lý 72
2. Tiến hành phân kỳ đầu tư 72
3. Giảm rủi ro trong đầu tư 72
KẾT LUẬN CHUNG 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………..75
LỜI MỞ ĐẦU
Sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước đã chuyển đổi thành công thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, hoà nhịp cùng xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, hoạt động đầu tư ngày càng tăng trưởng một cách rõ rệt…đưa nước ta thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài suốt mấy chục năm qua. Việt Nam đang từng bước tiến lên xây dựng một nền kinh tế phát triển, đa ngành, đa dạng hoá, hiện đại hoá. Để có được kết quả đó là do những nỗ lực không ngừng của chính phủ Việt Nam trong xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa đổi hệ thống chính sách phù hợp với thực tế, tạo môi trường tốt nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tích cực đầu tư vào Việt Nam. Thực tế, hiện nay, hoạt động đầu tư đang phát triển khá nóng, các doanh nghiệp, cá nhân đang tích cực lựa chọn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực hợp lý, để sử dụng hiệu quả nguồn vốn, từ đó góp phần tăng tài sản của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình lưu thông, phân phối sản phẩm, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho xã hội…
Tuy nhiên, thực tế hoạt động đầu tư tại Việt Nam cho thấy, không ít các doanh nghiệp, cá nhân đã sử dụng chưa hiệu quả nguồn vốn đầu tư, mắc nhiều thiếu sót trong việc quy hoạch, xây dựng, triển khai và quản lý dự án, thêm vào đó là tình trạng tham nhũng, suy đồi đạo đức, phẩm chất của cán bộ, nhân viên tham gia dự án đầu tư…tất cả điều đó dẫn đến tình trạng thất thoát và lãng phí trong các dự án đầu tư. Tình trạng này diễn ra một cách trầm trọng ở hầu hết các dự án có sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, trong các hoạt động đầu tư công. Đây là vấn đề nan giải trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam suốt nhiều năm qua, cần có những biện pháp và hướng giải quyết rõ ràng của cơ quan quản lý Nhà nước phối hợp cùng các tổ chức doanh nghiệp, và các cá nhân.
Tìm lời giải cho vấn đề trên, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Thất thoát và lãng phí trong đầu tư tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp”. Thất thoát, lãng phí trong đầu tư đã làm giảm đáng kể hiệu quả của hoạt động đầu tư. TTLP như là căn bệnh truyền nhiễm lan tràn trên tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội: lãng phí tài nguyên, nguồn nhân lực, chất xám, tài sản,…lãng phí trong nông nghiệp, công nghiệp…và đặc biệt là trong ĐTXDCB đây là một trong vấn đề nhức nhối nhất mà các ngành, các cấp và toàn xã hội đang quan tâm nó kéo dài nhiều năm với mức độ ngày càng trầm trọng. Theo đánh giá chung tỉ lệ thất thoát trong ĐTXDCB chiếm tới hơn 30% tổng số vốn đầu tư tương đương với 20-25 ngàn tỉ mỗi năm. Vậy mà đến nay mặc dù đã có nhiều cải cách nhưng vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để hạn chế. Do giới hạn về hiểu biết và thời gian trong bài viết này chúng tôi xin được chỉ nêu những nội dung chung nhất về TTLP nói chung và chỉ đi sâu vào thất thoát, lãng phí trong ĐTXDCB.
Để hoàn thành đề tài này, nhóm nghiên cứu có sử dụng các số liệu của Tổng cục thống kê, Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư, và một số bài viết có liên quan của một số tác giả. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của: PGS. TS. Từ Quang Phương – giảng viên bộ môn kinh tế đầu tư – đã giúp nhóm hoàn thành đề tài này.
Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc để đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2011
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ ĐẦU TƯ VÀ THẤT THOÁT LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ
KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
Khái niệm
Đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm thu về lợi ích cho chủ đầu tư trong tương lai. Có thể hiểu đó là quá trình hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm được các kết quả, thực hiện các mục tiêu nhất trong tương lai.
Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, sức lao động, tài nguyên hay trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn.
Có nhiều hình thái biểu hiện của đầu tư, dựa trên tiêu thức quan hệ quản lí của chủ đầu tư, đầu tư được chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn ra đầu tư không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tham gia quản lí, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Ví dụ như đầu tư vào mua bán cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư được hưởng lợi ích vật chất như cổ tức, lợi tức hoặc các lợi ích phi vật chất như quyền biểu quyết hay quyền tiên mãi( là quyền được ưu tiên mua trước cổ phiếu khi công ty phát hành thêm dựa trên tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu hiện tại của người đó).
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia vào quản lí, điều hành việc thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp lại bao gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển.
Trong đó, đầu tư dịch chuyển là việc bỏ vốn nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị tài của tài sản ví dụ như việc mua một số lượng cổ phiếu với mức khống chế để có thể tham gia hội đồng quản trị của một công ty, các trường hợp của thôn tính, sáp nhập doanh nghiệp.
Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống xã hội. Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ giữa kết quả kinh tế xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt kết quả đó. Hình thức đầu tư này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Các hình thức đầu tư khác không thể tồn tại và vận động nếu không có đầu tư phát triển.
Dự án đầu tư
Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi, đạt được kết quả như mong muốn, đem lại lợi ích kinh tế xã hội cao thì trước khi bỏ vốn cần phải chuẩn bị cẩn thận. Phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh tế kĩ thuật, tài chính, điều kiện tự nhiên môi trường, luật pháp,..có liên quan đến quá trình đầu tư, đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của công cuộc đầu tư. Mọi công việc này thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư. Theo luật đầu tư 2005: “Dự án đầu tư là tập hợp các đề suất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định’’.
Dự án đầu tư gồm có 3 giai đoạn là: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư.
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm những công việc:
Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư
Nghiên cứu tiền khả thi sơ bộ lựa chọn dự án
Nghiên cứu khả thi.
Đánh giá và quyết định
Đây là giai đoạn tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau, đặc biệt là với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Ở giai đoạn này, vấn đề chất lượng, chính xác của kết quả nghiên cứu. Tổng chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư chiếm từ 2-10% vốn đầu tư chảy vào dự án. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng tốt phần vốn còn lại, tạo cơ sở cho quá trình hành động của dự án được thuận lợi, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư là có lãi, nhanh chóng phát huy hết nguồn lực phục vụ dự kiến
Giai đoạn thực hiện đầu tư gồm
Đàm phán và kí kết các hợp dồng
Thiết kế và lập dự án thi công xây lắp công trình
Xây dựng, mua lắp đặt thiết bị, tuyển dụng
Chạy thử và nghiệm thu sử dụng
Trong giai đoạn này, vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả, 90-98% vốn đầu tư được chia ra và huy động trong suốt những năm thực hiện đầu tư. Đây là những năm vốn không sinh lời, thời hạn thực hiện đầu tư cũng kéo dai, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn. Thời gian thực hiện đầu tư phụ thuộc nhiều vào công tác chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, quản lý quá trình việc thưc hiện những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xét trong dự án đầu tư.
Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư
Sử dụng chưa hết công suất
Sử dụng công suất ở mức cao nhất
Công suất giảm dần và thanh lý
Giai đoạn này nhằm đạt được các mục tiêu của dự án, nếu các kết quả do giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, tồn tại thấp, chất lượng tốt, đúng tiến độ tại thời điểm thích hợp, với quy mô tối ưu thì hiệu quả hoạt động của các kết quả này và mục tiêu của dự án chỉ còn phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức quản lý hoạt động. Làm tốt công tác của giai đoạn chuẩn bị và thực hiện đầu tư sẽ tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư. Thời gian phát huy tác động của các kết quả đầu tư chính là đời của dự án nó gắn với đời sống của sản phẩm trên thị trưòng.
Mối quan hệ giữa 3 giai đoạn: Các công việc được tiến hành không biệt lập mà đan xen gối đầu, bổ sung cho nhau, nhằm nâng cao dần mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu và tạo thuận lợi cho việc tiến hành nghiên cứu ở các bước kế tiếp. Giai đoạn trước tạo tiền đề cho giai đoạn sau: Giai đoạn trước nghiên cứu không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến giai đoạn sau, giai đoạn nghiên cứu sau nghiên cứu kĩ hơn các khía cạnh mà giai đoạn trước còn phân vân, chưa chắc chắn, nhằm tiếp tục lựa chọn, sàng lọc.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ
1. Thế nào là thất thoát và lãng phí trong đầu tư
Thất thoát trong đầu tư là hiện tượng mất mát, thiệt hại không đáng có về vốn trong suốt quá trình đầu tư, từ khi quyết định chủ trương đầu tư cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Phần vốn đầu tư bị thất thoát là phần vốn tuy đưa vào dự án nhưng bị lãng phí hoặc biến mất trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Nguyên nhân ở đây có thể do tiêu cực và tham nhũng gây nên hoặc do thiên tai, dịch họa và do tác động của nền kinh tế.
Lãng phí trong đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực không hiệu quả.
Theo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, năm 2005: “Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì việc lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên vượt quá định mức, tiêu chuẩn chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã xác định”.
Theo Pháp lệnh của ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thì “lãng phí là sử dụng các nguồn lực tài chính, lao động, thời gian... vượt quá định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng chất lượng đạt thấp hơn hoặc không đúng mục tiêu đã xác định.”
Lãng phí của một dự án đầu tư là gì? Theo ý kiến các chuyên gia trong công tác quản lý dự án và quan niệm của các nhà tài trợ thì đó là các khoản chi không đem lại hiệu quả gì cho dự án hoặc phần chi cao hơn các quy định hợp pháp, chi không đúng quy định của dự án... căn cứ theo mục đích và động cơ của các hành động trên mà có thể coi đó là lãng phí hay tham ô. Nguyên nhân của sự lãng phí này là xuất phát từ sự thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực của các cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các cơ quan tư vấn, thiết kế, cơ quan thẩm định, cơ quan trực tiếp quản lý vốn trong quá trình thực hiện đầu tư. Nói chung là xuất phát từ ý chí chủ quan của con người.
Lãng phí và thất thoát là hai căn bệnh nghiêm trọng trong đầu tư hiện nay. Trong lãng phí có thể có phần bị thất thoát vì thất thoát làm tăng chi phí không cần thiết hoặc làm giảm chất lượng công trình dẫn đến làm giảm hiệu quả vốn đầu tư và trong tổng số vốn bị thất thoát có thể có phần bị lãng phí.
Hiện nay, thất thoát và lãng phí đã trở nên phổ biến, tràn lan gây kết quả tai hại đến tài sản của nhà nước, của tập thể. Đã đến lúc không thể xem tình trạng lãng phí ở mức độ báo động “màu da cam” được nữa mà phải báo động đỏ, phải xem lãng phí là tội ác, là quốc nạn. Kẻ tham nhũng biết rõ việc mình làm là phạm pháp, là trái với lương tâm, điều này có thể khiến họ cân nhắc và hạn chế mức độ tham nhũng của mình còn kẻ lãng phí thì khác, họ “vô cảm” trước hậu quả việc làm của họ, điều này sẽ khiến sự lãng phí lan tràn trên diện rộng, sự thất thoát không kém gì, nếu không muốn nói là vượt xa những thiệt hại do tham nhũng gây ra.
2. Các chỉ tiêu đánh giá thất thoát lãng phí
Thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng được biểu thị bằng giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối.
Giá trị tuyệt đối
Thất thoát lãng phí biểu hiện bằng giá trị tuyệt đối là số tiền thất thoát lãng phí.
Giá trị lãng phí là tổng số tiền đầu tư xây dựng công trình nhưng không mang lại hiệu quả do công trình hoàn thành không sử dụng được hoặc số tiền sử dụng cho xây dựng công trình bị tăng lên so với chi phí cần thiết để xây dựng công trình theo tiêu chuẩn, quy điịnh của nhà nước.
Giá trị lãng phí = giá trị công trình không có hiệu quả
= giá trị thực tế thực hiện – giá trị cần thiết theo quy định
Giá trị thất thoát là phí trị phần chi phí thực tế không được sử dụng vào công trình nhưng vẫn tính vào chi phí xây dựng công trình để rút vốn đầu tư.
Giá trị thất thoát = giá trị thanh quyết toán – chi phí thực tế
Giá trị tương đối
Thất thoát lãng phí biểu hiện bằng chỉ tiêu tương đối là tỉ lệ % giữa giá trị thất thoát lãng phí và chi phí cần thiết để xây dựng công trình được xác định theo các tiêu chuẩn, quy định hiện hành của nhà nước và được cấp có thẩm quyền phê duyệt như tổng mức đầu tư, dự toán, tổng mức dự toán, giá trị gói thầu và giá trị quyết toán.
M = * 100%
3. Hậu quả của thất thoát và lãng phí trong đầu tư
3.1. Về mặt kinh tế
Vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Nhưng có thể thấy rõ một điều là khi tình trạng thất thoát và lãng phí xảy ra thì ta không thể sử dụng có hiệu quả cả nguồn lực trong nước và nước ngoài.
Thất thoát, lãng phí làm chậm quá trình phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia
Thất thoát và lãng phí làm cho hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư bị giảm sút nhanh chóng, chất lượng công trình thực hiện không đáp ứng được nhu cầu đặt ra không thu hồi được vốn hay lợi nhuận thấp, sức cạnh tranh kém với nước ngoài… Một số dự án do lãng phí vốn đầu tư nên đã dẫn tới hiện tượng thời gian đầu tư bị kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, vốn đầu tư không phát huy được hết hiệu quả của nó. Bên cạnh đó nó làm giảm tốc độ làm việc, sản xuất vì để có thể nhận được tiền hối lộ, những cán bộ, nhân viên hữu trách phải kéo dài thời gian giải quyết sự việc liên quan đến dự án đầu tư để người trong cuộc phải trả tiền. Những dự án đầu tư mà không có tham nhũng, không có thất thoát thì mọi thành viên hữu trách của dự án gắng sức đạt kết quả cao về số lượng cũng như về phẩm chất, trong khi những dự án có tham nhũng gây thất thoát thì ỷ lại, làm qua loa có lệ vì họ đã mất lòng tin vào cán bộ quản lý.
Thất thoát, lãng phí khiến chi phí dự án cao hơn thực tế, nợ quốc gia tăng lên do trong tổng vốn đầu tư của Nhà nước có một phần quan trọng từ đi vay các nước ngoài, phải chịu lãi suất.
Thất thoát, lãng phí làm cản trở việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có thể vì mục đích lợi nhuận như trong đầu tư FDI hoặc các mục đích phi lợi nhuận trong ODA nhưng dù là hình thức nào đi chăng nữa cũng phải đạt được mục đích thì họ mới tiếp tục đầu tư. Còn trong một nước mà lĩnh vực đầu tư có tỷ lệ thất thoát và lãng phí cao, luật pháp thường lỏng lẻo không bảo đảm được tài sản của người đầu tư thì thông thường họ sẽ e dè hơn trong quyết định đầu tư của mình.
3.2. Về mặt xã hội
Đời sống nhân dân bị suy giảm do chất lượng các dự án giảm sút
Do thất thoát lãng phí xảy ra làm các dự án đầu tư hoạt động không hiệu quả hay giảm tuổi thọ của công trình…Việc này khiến không thể đáp ứng hết nhu cầu của nhân dân. Bên cạnh đó còn nhiều dự án sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường nghiệm trọng làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tình hình sản xuất của nhân dân.
Tệ nạn xã hội phát triển.
Một phần hậu quả của thất thoát và lãng phí là tăng trưởng tệ nạn xã hội, nạn tham nhũng, hối lộ trở nên phổ biến. Cụ thể là có những kẻ phạm pháp tìm cách mua chuộc cán bộ, nhân viên, thành viên chính quyền có thế lực và vai trò trong các dự án đầu tư để nhằm kiếm chác tư lợi về cho bản thân, gây thất thoát nghiêm trọng vốn và nguyên vật liệu thi công. Nếu những viên chức này tham lam, và hành vi những kẻ phạm pháp được che chở v