Đề tài Thực tâp Tổng quan về công ty thương mại - Xây Dựng Bạch Đằng

Trong quá trình học tập ở nhà trường, ngoài việc học lý thuyết ở trên giảng đường thôi thì chưa đủ. Vì vậy, cuối mỗi khoá học nhà trường có tổ chức cho sinh viên một kỳ thực tập để quá trình học tập ở nhà trường thu được hiệu quả cao nhất. Bởi học phải luôn đi đôi với hành và việc học suy cho cùng cũng chỉ là phục vụ cho cuộc sống của mỗi con người. Nắm bắt được thực tế đó, và được sự quan tâm của tập thể cán bộ giáo viên khoa QTKD nói riêng và Ban lãnh đạo trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân nói chung. Chúng em, các sinh viên khoa QTKD đã được nhà trường cho đi thực tập đợt một với thời gian là 6 tuần để có kiến thức thực tế sơ bộ về các lĩnh vực mà chúng em chỉ mới được học qua lý thuyết sách vở như tình hình hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp, sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp, quy định tổ chức của công ty, quá trình xúc tiến, phân phối sản phẩm, tiếp thị tới người tiêu dùng, quá trình xây dựng kênh phân phối, và thâm nhập thị trường.

doc46 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5105 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tâp Tổng quan về công ty thương mại - Xây Dựng Bạch Đằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÕI ĐẦU 1 CHƯƠNG I : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI - XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 4 I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 4 1. Địa chỉ liên hệ 4 2. Lịch sử hình thành 4 3. Quá trình phát triển 5 II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty 8 1. Cơ cấu lao động 8 2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 8 3. Thiết bị máy móc công nghệ 9 4. Tình hình cung ứng nguyên vật liệu 9 5. Đặc điểm về tài chính của Công ty 10 III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 11 1. Bộ máy quản trị 11 2. Chức năng và nhiệm vụ chung của Công ty` 12 3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban bộ phận trực thuộc Công ty 13 3.1. Ban giám đốc 13 3.2. Phòng kinh doanh XNK 13 3.3. Phòng tổ chức hành chính 14 3.4. Phòng tài chính kế toán 16 3.5. Phòng dự án 17 3.6. Phòng kế hoạch sản xuất 18 3.7. Phòng kinh doanh thiết bị 19 3.8. Phòng bảo vệ 20 3.9. Các trung tâm, xí nghiệp, nhà máy và người lãnh đạo đơn vị 21 IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP 22 1. Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty 23 2. Đánh giá các hoạt động quản trị của doanh nghiệp 25 a. Chiến lược kinh doanh 26 b. Về hoạt động Marketing 27 c. Về tổ chức nhân sự 28 d. Về tình hình quản trị 28 e. Về chất lượng sản phẩm và các hoạt động khác 29 3. Ưu, nhược điểm, nguyên nhân 30 VI. PHƯƠNG HƯỚNG, GIAỈ PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐỀ RA TRONG THỜI GIAN TỚI 34 1. Về cơ sở vật chất kỹ thuật 34 2. Định hướng chiến lược Marketing 36 3. Về cơ cấu tổ chức 37 4. Thị trường mục tiêu 38 KẾT LUẬN 40 Trong quá trình học tập ở nhà trường, ngoài việc học lý thuyết ở trên giảng đường thôi thì chưa đủ. Vì vậy, cuối mỗi khoá học nhà trường có tổ chức cho sinh viên một kỳ thực tập để quá trình học tập ở nhà trường thu được hiệu quả cao nhất. Bởi học phải luôn đi đôi với hành và việc học suy cho cùng cũng chỉ là phục vụ cho cuộc sống của mỗi con người. Nắm bắt được thực tế đó, và được sự quan tâm của tập thể cán bộ giáo viên khoa QTKD nói riêng và Ban lãnh đạo trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân nói chung. Chúng em, các sinh viên khoa QTKD đã được nhà trường cho đi thực tập đợt một với thời gian là 6 tuần để có kiến thức thực tế sơ bộ về các lĩnh vực mà chúng em chỉ mới được học qua lý thuyết sách vở như tình hình hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp, sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp, quy định tổ chức của công ty, quá trình xúc tiến, phân phối sản phẩm, tiếp thị tới người tiêu dùng, quá trình xây dựng kênh phân phối, và thâm nhập thị trường... Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, khi bước sang cơ chế thị trường, với sự cạnh tranh gay gắt của các thành phần kinh tế, đặc biệt là những công ty sản xuất những sản phẩm hàng hoá tương đồng với hàng hoá dịch vụ của công ty mình và kinh doanh trên cùng mảng thị trường tạo ra sự cạnh tranh vốn đã gay gắt lại ngày một khốc liệt hơn. Vấn đề cấp thiết của bất kỳ một doanh nghiệp nào là phải có một chiến lược kinh doanh rõ ràng, đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh và có thể chiến thắng được đối thủ của mình. Muốn như vậy, thì mỗi doanh nghiệp phải rất nỗ lực, cố gắng, chủ động hơn nữa trong kinh doanh, không phụ thuộc vào bất kỳ một thế lực nào, phải chủ động trong sản xuất cũng như cố gắng độc lập trong khâu tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm, mở rộng thị trường và xây dựng được cho mình một thương hiệu có uy tín, tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, góp phần bình ổn kinh tế và tạo động lực cho nền kinh tế quôc dân phát triển... Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng là một doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng, mặc dù mới được thành lập nhưng đã nhận thức rõ được vấn đề cần thiết để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển là như thế nào. Với sự giúp đỡ sơ bộ của Tổng công ty, Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng đã có những sự phát triển khá mạnh trong một số năm trở lại đây và đang trên đà phát triển cuả mình trên trường quốc tế cũng như trong nước. Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hướng khai thác thị trường tiêu thụ sản phẩm và phát triển quy mô thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong thời gian tới để củng cố và giữ vững chỗ đứng của mình trên thương trường đòi hỏi công ty cần có những giải pháp mang tính chiến lược, phát huy cao độ nội lực của toàn công ty cũng như của toàn ngành để đạt được những thành công rực rỡ nhất mà bất kỳ một doanh nghiệp nhà nước nào cũng mong đợi. Sau 6 tuần thực tập đợt một tại Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng, em đã rút ra được một số bài học thực tế về thị trường, về doanh nghiệp, về quá trình lao động sáng tạo không mệt mỏi của người lao động để tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh cao, và khi vẫn còn đang là sinh viên của nhà trường, em thấy mình cần phải trau dồi hơn nữa về kiến thức, về đạo đức, về ý trí và lòng yêu nghề, yêu cuộc sống, yêu công việc... để khi nào thực sự bước vào đời em sẽ có một hành trang chắc chắn hơn, tự tin hơn để đối mặt với khó khăn. Những bài học mà em rút ra được tuy không nhiều nhưng rất có ý nghĩa đối với một sinh viên tập sự như em. Kết thúc quá trình thực tập trong giai đoạn một này, em có một bài báo cáo tổng hợp về những vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh tại công ty nơi em tập sự- Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng. Những vấn đề về quá trình hình thành và phát triển của công ty, quy chế tổ chức, đặc điểm chung về ngành nghề kinh doanh và thị trường trọng điểm cũng như thị trường mục tiêu, khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn mới...từ đó rút ra một số nhận xét, kiến nghị của bản thân, những để xuất, kiến nghị và phương hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp nói chung và Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng nói riêng Báo cáo tổng hợp của em được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn của giáo viên Nguyễn Thị Thu cùng tập thể CBCNV trong Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng, đặc biệt là phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Do trình độ hiểu biết của em còn hạn chế, nên báo cáo này còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô. Em xin chân thành cám ơn. CHƯƠNG I : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI -XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG. I. Lịch sử hình thành. 1. Địa chỉ liên hệ + Trụ sở chính : Số 71 Bạch Đằng- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội + Tên giao dịch : VIETRCIMEX + Điện thoại : 049875636 + Số Fax : 04.8763567 + Tài khoản của công ty : Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 2. Lịch sử hình thành của công ty . Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty thương mại và xây dựng (trước kia là Tổng công ty xuất nhập khẩu, sản xuất, cung ứng vật tư ) trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải. Với diện tích là 8327 mét vuông theo hợp đồng số 241/34678/ĐC/ND/HĐND ký ngày 30/08/1999, khu đất trên đã trải qua quá trình phát triển và sử dụng như sau: Ngày 31/01/1993 Bộ trưởng Bộ GTVT ra quyết định số 130/QĐ/KHĐT, Cảng Hà Nội giao toàn bộ khu đất bao gồm nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà kho, bãi cho Tổng công ty XNK, sản xuất cung ứng vật tư GTVT. Ngày 09/05/1996 Bộ trưởng Bộ GTVT ra Quyết định số 989/QĐ/TCCB/LĐ cho phép thành lập “ Xí nghiệp gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất “. Ngày 28/10/1999 Bộ trưởng Bộ GTVT ra Quyết định số 2967/QĐ/BGTVT cho phép thành lập DNNN “ Công ty Mỹ nghệ và Trang trí nội thất “ trên cơ sở chuyển đổi tổ chức “ Xí nghiệp gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất”. Ngày 16/12/1999 ông Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại và Xây dựng (trước kia là Tổng công ty XNK, sản xuất, cung ứng vật tư GTVT) ra Quyết định số 54/QĐ/TCLĐ giao cho công ty Mỹ nghệ xuất khẩu và Trang trí nội thất toàn bộ mặt bằng 8327mét vuông bao gồm nhà làm việc, kho xưởng và các công trình trên khu đất làm trụ sở và sản xuất, kinh doanh. Ngày 13/09/2001 Bộ trưởng Bộ GTVT ra Quyết định số 3017/QĐ/BGTVT về việc đổi tên doanh nghiệp nhà nước “ Công ty Mỹ nghệ và Trang trí nội thất” thành “ Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng “. Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng với chức năng hoạt động rộng rãi đa ngành nghề : Sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, đồ chơi, quà lưu niệm, máy móc thiết bị, nông lâm thuỷ sản, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải, kinh doanh kho bãi...xây dựng công trình giao thông vận tải công nghiệp và dân dụng. Hiện nay, công ty đang dùng 4000 mét vuông mặt bằng làm nhà kho, xưởng sản xuất và nhà văn phòng, số còn lại làm sân, cây xanh và đường đi bộ 3. Quá trình phát triển. Cùng với sự vận động trưởng thành, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và cải tiến khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ nghiệp vụ, công nghệ kỹ thuật mới, công ty đã không ngừng cố gắng vươn lên theo kịp nhịp sống của thời đại và trưởng thành nhanh chóng cho kịp xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Công ty đã không ngừng mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, cải tiến mặt hàng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, kết hợp nội lực và ưu thế từ bên ngoài môi trường kinh doanh, công ty đã đạt được những thành tựu nhất định và không ngừng phát triển, đưa tập thể bước đi những bước vững chắc. Chính nhờ sự cố gắng không ngừng vươn lên đó, từ khi chỉ là một phân xưởng nhỏ bé được nâng cấp lên thành “ Xí nghiệp gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất”. Từ chỗ chỉ với mục đích giải quyết công ăn việc làm cho người lao động dư thừa của tổng công ty bằng những công việc thủ công thuần tuý, đã có sự cải tiến khi chuyển sang công nghệ sản xuất mới. Đó là sự cải tiến về mặt công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nguyên nhiên vật liệu, chuyển đổi từ những chất liệu gốm sứ làm bằng đất sét sang chất liệu nhựa tổng hợp với bột đá tự nhiên, và nguyên liệu thạch cao... các sản phẩm của công ty cũng ngày một phong phú hơn (các loại ca, cốc, búp bê, đồ chơi...). Bên cạnh đó công ty còn mở rộng quy mô sản xuất thêm nhiều xưởng sản xuất mới như xưởng sản xuất đồ mộc, xưởng sản xuất đồ nhựa. Nhưng khi đó sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường trong nước và chưa tìm được đầu ra cho thị trường thế giới. Vì vậy, sản xuất vẫn mang tính manh mún, thủ công, thị trường không ổn định, hoạt động kinh doanh phát triển không đồng đều. Sau hơn 3 năm không ngại gian khó (từ năm 1996 đến 1999), xí nghiệp luôn tìm cách vươn lên bắt nhịp cùng nhịp sống của cơ chế thị trường. Xí nghiệp luôn tìm cách xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với trình độ sản xuất của mình, củng cố thị trường trong nước và luôn tìm kiếm, khai thác, thâm nhập thị trường mới. Bên cạnh việc không ngừng cải tiến mẫu mã, sáng tạo ra những phương thức làm việc mang lại hiệu quả kinh tế cao, xí nghiệp luôn tìm hiểu, nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng, để có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng cũng như có thể thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của mình. Đến khi được nâng cấp thành “ Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng “, thì không chỉ kinh doanh những ngành nghề đơn thuần với công nghệ thủ công là chính nữa mà nó đã được nâng cấp lên ở mức cao hơn với chức năng hoạt động rộng rãi đa ngành nghề : Sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, đồ chơi, quà lưu niệm, đồ gỗ, sơn mài, các sản phẩm trang trí nội thất, gia công hàng xuất khẩu và kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nguyên vật liệu sản xuất, máy móc thiết bị, nông lâm thuỷ sản, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải, kinh doanh kho bãi, sản xuất kinh doanh hàng may mặc, đồ da, hàng kim khí hoá chất, điện máy và lắp giáp điện tử XNK uỷ thác, kinh doanh dịch vụ vận tải, du lịch lữ đoàn, xây dựng công trình giao thông thủy lợi công nghiệp và dân dụng. Trên đà phát triển không ngừng của công ty. Trong thời gian ngắn, nhờ sự cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, phong phú chủng loại, các mặt hàng của công ty ngày càng xuất hiện ở nhiều nơi, có mặt trên khắp các thị trường cả trong và ngoài nước, thu hút được sự chú ý, quan tâm của nhiều người tiêu dùng, giá trị thương hiệu của công ty cũng dần được nâng lên. Hiện nay, công ty đã thu hút được 250 lao động thường xuyên với mức lương bình quân là 750.000đ/người/tháng và đang trên đà tăng trưởng mạnh, đời sống của cán bộ công nhân viên đang được nâng cao. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục chọn, đào tạo thêm 100 lao động, công nhân kỹ thuật để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Trong những năm qua Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng đã thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước, nộp tiền thuê đất đầy đủ và nộp tiền vào ngân sách nhà nước nhiều tỷ đồng. Từ đó ta có thể thấy quá trình hình thành và phát triển của công ty khá thần tốc. Đó là nhờ vào sự nỗ lực của nội bộ công ty cùng với những chính sách ưu đãi của Bộ GTVT dành cho công ty. Từ một phân xưởng nhỏ trước năm 1996, giờ đây công ty đã trưởng thành và tự thân vận động không ngừng lớn mạnh trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường quốc tế. Từ chỗ thị trường tròng nước chiếm ưu thế, hiện nay thị trường quốc tế là một thị trường trọng điểm của công ty mà công ty chưa khai thác được hết tiềm năng nhưng không hề bỏ qua thị trường trong nước với hơn 70 triệu dân, thu lợi cho nhà nước nhiều tỷ đồng. Giờ đây, Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng (trực thuộc Bộ GTVT), có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng theo quy định của nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, công ty có tài khoản tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Về mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu nằm trong danh mục hàng hoá đã được Bộ Thương Mại phê duyệt và nằm trong danh mục hàng hoá xuất khẩu với số lượng và giá trị hàng hoá tương đối lớn. II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY . Cơ cấu lao động. Công ty gồm 270 cán bộ CNV. Trong đó có 65 cán bộ làm công tác quản lý (23,7%) và số còn lại là công nhân trực tiêp sản xuất và người lao động làm thuê theo hợp đồng lao động. Đứng đầu công ty là Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc và 1 phó Giám đốc. Dưới Ban Giám đốc là các phòng ban trực thuộc, những phòng ban này được chia thành hai khối là khối kinh doanh và khối quản lý. + Trong khối kinh doanh có các phòng ban như : phòng KD-XNK, phòng KHSX, phòng kinh doanh thiết bị, (gồm xưởng cơ khí và xưởng đồ chơi). + Trong khối quản lý có các phòng ban như : phòng TCHC, phòng dự án, phòng TCKT. Ngoài ra, công ty còn có văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố khác. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh. Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng với chức năng hoạt động rộng rãi đa ngành nghề : sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, đồ chơi, quà lưu niệm, đồ gỗ, sơn mài, các sản phẩm trang trí nội thất, gia công hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nguyên vật liệu sản xuất, máy móc thiết bị, nông lâm thuỷ sản, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải, kinh doanh kho bãi, sản xuất kinh doanh hàng may mặc, đồ da, kim khí, hoá chất, điện máy và lắp ráp điện tử xuất nhập khẩu uỷ thác, kinh doanh dịch vụ vận tải, du lịch lữ hành, xây dựng công trình giao thông vận tải, thuỷ lợi công nghiệp và dân dụng. Thiết bị công nghệ máy móc. Là một doanh nghiệp thương mại kiêm sản xuất với chức năng hoạt động rộng rãi đa ngành nghề, Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là chính, còn các ngành nghề khác như xây dựng công trình giao thông thủy lợi, kinh doanh nông lâm thuỷ sản, kim khí hoá chất, kinh doanh hàng may mặc...chỉ là những ngành nghề mang tính thời vụ của công ty. Hiện nay, nhìn chung trang thiết bị công nghệ máy móc của công ty còn khá sơ sài, chưa có gì là hiện đại cả so với các doanh nghiệp khác. Một phần là do lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty quyết định, do sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ không đòi hỏi trang thiết bị công nghệ hiện đại mà chủ yếu là dựa vào trình độ tay nghề của công nhân, nên công ty chú trọng đến khâu đào tạo đội ngũ công nhân viên mới vào nghề qua các khoá học việc (thường là 6 tháng ). Lĩnh vực kinh doanh còn lại của công ty chủ yếu là vấn đề thương mại bán hàng, công ty có đầu tư thêm 30 chiếc xe tải chở hàng phục vụ cho công tác chuyên chở hàng hoá. Hiện nay, trong cảng của công ty luôn có 7 chiếc máy xúc hiệu Hàn Quốc và cần cẩu hàng hoá (5 chiếc) tại mặt bằng cạnh sông Hồng. Tình hình cung ứng nguyên vật liệu. Trước kia, khi công ty còn là xưởng sản xuất quy mô nhỏ, với thị trường tiêu thụ chủ yếu từ trong nước, sản phẩm còn chưa phong phú về mẫu mã, và chủng loại thì nguyên liệu chủ yếu cho các sản phẩm của công ty là thạch cao và đất sét. đến nay thì nguyên liệu của công ty rất phong phú về chủng loại và chất liệu, từ bột đá thiên nhiên đến nguyên liệu bằng thạch cao, nhựa tổng hợp, polyme...càng ngày công ty càng sáng tạo và tìm kiếm ra nhiều nguồn nguyên liệu thay thế và bổ sung khác, làm phong phú hơn nữa nguồn nguyên liệu có sẵn và giảm chi phí nguyên nhiên liệu, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành. Hàng ngày công ty có bộ phận chuyên phụ trách về vấn đề nguyên liệu cung cấp cho công nhân sản xuất trực tiếp tại phân xưởng. Và bộ phận này chuyên ký kết cũng như giao dịch với các nguồn cung ứng nguyên liệu để vận hành bộ máy sản xuất của doanh nghiệp. Bộ phận chuyên trách vấn đề cung ứng nguyên vật liệu chịu trách nhiệm trước trưởng phòng kế hoạch sản xuất và thống kê đơn giá, số lượng nguyên vật liệu chuyển vào hàng ngày, hàng tháng, quý một cách cụ thể. Đặc điểm về tài chính của công ty. Đơn vị tính : 1000.000đ Năm  Tổng vốn  Vốn cố định  Vốn lưu động     Số tiền  Tỷ lệ%  Số tiền  Tỷ lệ %   2000  6455  2662,8  41,25  3792,2  58,75   2001  8770  2506  28,57  6264  71,43   2002  10131  3431  33,87  6700  66,13   Biểu hình 1.1 : Tình hình vốn kinh doanh của công ty . Nhìn vào biểu trên ta thấy tổng số vốn kinh doanh của công ty tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất khả quan. Hàng năm tỷ trọng vốn lưu động luôn luôn cao hơn tỷ trọng vốn cố định. Điều này là hoàn toàn hợp lý. Do công ty có chức năng chính là kinh doanh thương mại nên tỷ trọng vốn lưu động cao hơn vốn cố định là rất tốt. Riêng năm 2001 VLĐ tăng lên 71,43% trong khi vốn cố định giảm xuỗng còn 28,57% là do công ty nhận thức được tầm quan trọng của việc kinh doanh tiêu thụ hàng hoá nên hướng mạnh vào thị trường này để phát triển sản xuất khi thị trường tiêu thụ mở rộng đối với một số mặt hàng chủ chốt của công ty như kinh doanh hàng may mặc, hàng nông lâm thuỷ sản, kim khí hóa chất...thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu. Nhưng đến năm 2002 thì VCĐ tăng lên là 33,87% làm giảm tỷ lệ VLĐ xuống. Do công ty đã đầu tư thêm trang thiết bị, nhà xưởng để mở rộng quy mô sản xuất, tuyển thêm lao động mua thêm một số tài sản cố định khác phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Điều đó chứng tỏ rằng công ty đã có một chiến lược kinh doanh hợp lý với từng giai đoạn phát triển riêng biệt phù hợp với tình hình tài chính của công ty và phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh trong giai đoạn mới. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY . Bộ máy quản trị. SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC. Chức năng và nhiệm vụ chung của công ty . . Chức năng: Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng là một DNNN thuộc “Tổng công ty xây dựng- Thương mại “ thuộc Bộ GTVT có các chức năng chính sau: + Sản xuất kinh doanh hàng may mặc, đồ da, hàng kim khí hoá chất, điện máy và lắp ráp điện tử. Nhận xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. + Tổ chức xuất nhập khẩu và kinh doanh phương tiện vận tải, kinh doanh kho bãi theo giấy phép kinh doanh của công ty phù hợp với quy chế hiện hành của Nhà nước. Tổ chức tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu trong nước. 2.2. Nhiệm vụ: Với những chức năng trên, công ty có những nhiệm vụ chủ yếu sau: + Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty theo quy chế hiện hành phù hợp. + Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý xuất nhập khẩu. Thực hiện các chính sách về thuế nộp ngân sách nhà nước. + Kinh doanh đúng mặt hàng, theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích chung của công ty.