Đề tài Thực tiễn việc áp dụng giá trị hàng hóa vào sản xuất ở Việt Nam nhằm nâng cao sức cạnh tranh

Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó có thể thoả mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Tìm hiểu về hàng hoá, bên cạnh điều kiện ra đời, tồn tại và đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hoá và các thuộc tính của nó, chúng ta cũng cần quan tâm đến lượng giá trị của hàng hoá. Từ góc độ lí luận của C.Mác về lượng giá trị của hàng hoá, ta có thể đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp trên thị trường. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập và phát triển, xây dựng nền kinh tế thị trường có điều tiết, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng tăng cao, đặc biệt là cạnh tranh về giá cả của hàng hoá. Khi nước ta đã làm thành viên của WTO, bên cạnh những thuận lợi, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh để xác lập một thị trường vững chắc. Nắm bắt được lí luận của C.Mác về lượng giá trị của hàng hoá sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm ra những giải pháp nhằm tăng chất lượng của sản phẩm và hạ giá thành của sản phẩm làm ra, nói cách khác là tăng năng lực cạnh tranh về giá của sản phẩm.

doc11 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 26104 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực tiễn việc áp dụng giá trị hàng hóa vào sản xuất ở Việt Nam nhằm nâng cao sức cạnh tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó có thể thoả mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Tìm hiểu về hàng hoá, bên cạnh điều kiện ra đời, tồn tại và đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hoá và các thuộc tính của nó, chúng ta cũng cần quan tâm đến lượng giá trị của hàng hoá. Từ góc độ lí luận của C.Mác về lượng giá trị của hàng hoá, ta có thể đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp trên thị trường. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập và phát triển, xây dựng nền kinh tế thị trường có điều tiết, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng tăng cao, đặc biệt là cạnh tranh về giá cả của hàng hoá. Khi nước ta đã làm thành viên của WTO, bên cạnh những thuận lợi, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh để xác lập một thị trường vững chắc. Nắm bắt được lí luận của C.Mác về lượng giá trị của hàng hoá sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm ra những giải pháp nhằm tăng chất lượng của sản phẩm và hạ giá thành của sản phẩm làm ra, nói cách khác là tăng năng lực cạnh tranh về giá của sản phẩm. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HÓA THEO QUAN ĐIỂM C.MÁC Khái niệm giá trị hàng hóa. Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó. Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động. Lượng giá trị của hàng hóa không phải do mức hao phí lao động cá biệt hay thời gian lao động cá biệt quy định, mà nó được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó. Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa ấy. Cấu thành lượng giá trị hàng hoá. Để sản xuất ra hàng hoá cần phải chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ tồn tại trong các yếu tố tư liệu sản xuất như máy móc, công cụ, nguyên vật liệu và lao động sống hao phí trong quá trình chế biến tư liệu sản xuất thành sản phẩm mới. Trong quá trình sản xuất, lao động cụ thể của người sản xuất có vai trò bảo tồn và di chuyển giá trị của tư liệu sản xuất vào sản phẩm, đây là bộ phận giá trị cũ trong trong sản phẩm (kí hiệu là c), còn lao động trừu tượng (biểu hiện ở sự hao phí lao động sống trong quá trình sản xuất ra sản phẩm) có vai trò làm tăng giá trị sản phẩm, đây là bộ phận giá trị mới trong sản phẩm (kí hiệu là v+m). Vì vậy, cấu thành lượng giá trị hàng hoá bao gồm hai bộ phận: giá trị cũ tái hiện và giá trị mới. Kí hiệu W = c+v+m. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa Tất cả những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian lao động xã hội cần thiết đều ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hóa. Chúng ta xem xét ba yếu tố cơ bản: năng suất lao động, cường độ lao động và mức độ giản đơn hay phức tạp của lao động. Năng suất lao động Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động. Nó được đo bằng lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao động, nhưng khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Do đó, khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại. Như vậy, giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Cường độ lao động Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động. Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên. Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất ra tăng lên và sức hao phí lao động cũng tăng lên tương ứng, vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi. Tăng cường độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động cho nên hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm không đổi. Mức độ phức tạp của lao động Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có thể tiến hành được. Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Lao động phức tạp thực chất là lao động giản đơn được nhân lên. Ý nghĩa của việc nghiên cứu giá trị hàng hóa. Việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa là thật sự cần thiết, thứ nhất là để xác định được giá cả của hàng hóa làm ra, thứ hai là để tìm ra được những nhân tố tác động đến nó, từ đó có thể tìm ra cách để làm giảm giá cả sản xuất (ví dụ tăng năng suất, đầu tư khoa học công nghệ hiện đại...) mà vẫn giữ nguyên hoặc làm tăng thêm giá trị để tiến tới cạnh tranh trên thị trường, đây chính là điều mà các nhà làm kinh tế luôn hướng tới nhằm đạt được lợi nhuận cao. THỰC TIỄN VIỆC ÁP DỤNG GIÁ TRỊ HÀNG HÓA VÀO SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ trước tới nay, khái niệm năng lực cạnh tranh được nhắc đến rất nhiều nhưng đến nay khái niệm này vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Bởi lẽ năng lực cạnh tranh cần phải đặt vào điều kiện, bối cảnh phát triển của đất nước trong từng thời kỳ. Đồng thời năng lực cạnh tranh cũng cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các doanh nghiệp và cần được thể hiện ra bằng phương thức cạnh tranh phù hợp. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra định nghĩa cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. Thực tiễn sản xuất hàng hóa ở Việt Nam Nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam có nhiều ưu điểm để nâng cao giá trị của hàng hóa. Tuy nhiên bên cạnh đó còn không ít những hạn chế làm cho sức cạnh tranh của hàng Việt Nam còn chưa cao ở thị trường trong nước và quốc tế. Ưu điểm Ưu thế của nền sản xuất hàng hóa của nước ta đó là có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế ở nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số (1). Với mức tăng nguồn lao động hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động. Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn liền với truyền thống dân tộc được tích luỹ qua nhiều thế hệ. Giá nhân công của nước ta lại rẻ, đây chính là điều kiện thuận lợi làm cho giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam rẻ hơn so với các nước khác. Nguyên vật liệu ở nước ta rẻ, lại rất dồi dào, (nhất là nguyên liệu cho các ngành sản xuất thực phẩm, vật liệu xây dựng…) như vậy, nếu biết tận dụng sẽ tiết kiệm được chi phí mua nguyên liệu. Giảm chi phí sản suất sẽ làm giảm giá cả của hàng hóa, sẽ làm cho hàng hóa tăng thêm sức cạnh tranh về giá. Nhược điểm Nguồn nhân lực của nước ta tuy dồi dào nhưng chất lượng thấp, chủ yếu là lao động thủ công, tác phong công nghiệp còn hạn chế. Năm 2005, lao động đã qua đào tạo của nước ta chỉ đạt 25% (2), quá thấp so với yêu cầu của một nước đang tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Phần lớn các doanh nghiệp đều phải tự đào tạo nghề cho công nhân. Công nhân không lành nghề dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, năng suất lao động không cao, sản phẩm làm ra sẽ không nhiều trong cùng một đơn vị thời gian. Tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Phần lớn các doanh nghiệp của nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với các nước trên thế giới từ 2-3 thế hệ. 80-90% công nghệ nước ta đang sử dụng là công nghệ nhập khẩu, 76% máy móc (3) −−−−−−−−−−−−−−−−−−− (1), (2), (3): Theo Atlas Địa lý Việt Nam năm 2010, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, trg. 11, trg. 16. dây chuyền công nghệ nhập khẩu thuộc thập niên 50-60, 50% là đồ tân trang… Sự lạc hậu về công nghệ và kĩ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định. Điều này sẽ gây cho hàng hoá của chúng ta rất nhiều hạn chế trong cạnh tranh về giá. Sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam có đặc điểm là hàm lượng tri thức và và công nghệ trong sản phẩm không cao, điều đó làm giảm đi chất lượng của sản phẩm. Chủ yếu các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất. Ngay cả các sản phẩm là thế mạnh của nước ta vẫn thì vẫn phải nhập nguyên liệu như dệt may, da giày, thực phẩm… Nhiều sản phẩm có giá thành không ổn định cũng là do phụ thuộc vào tính chất bấp bênh của nguồn nguyên liệu. Từ những hạn chế trên cần phải có một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới, nhất là trong thời kì hội nhập như hiện nay. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của sản phẩm có nghĩa là doanh nghiệp phải tìm cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, trong khi đó giá thành phải hạ. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần có những biện pháp để tăng năng suất lao động (năng suất lao động tăng làm cho sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian nhiều hơn, giá cả hàng hoá từ đó sẽ giảm xuống) và tăng mức độ phức tạp của lao động (lao động phức tạp tao ra nhiều sản phẩm chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng). Ngoài ra còn có nhiều biện pháp khác có thể nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cho sản phẩm. Giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp Ứng dụng khoa học - công nghệ vào quá trình sản xuất. Bản thân các doanh nghiệp vừa phải nỗ lực cải tiến, hoàn thiện công nghệ hiện có, vừa phải tranh thủ tiếp thu công nghệ tiên tiến của nước ngoài để tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, giảm chi phí sản xuất. Đổi mới công nghệ phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và xu thế phát triển của công nghệ thế giới để lựa chọn công nghệ thích hợp, sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở tiết kiệm chi phí. Doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới đồng bộ dứt điểm từng dây chuyền công nghệ những sản phẩm quan trọng, tránh đầu tư lan man. Dây chuyền máy móc hiện đại sẽ làm ra nhiều sản phẩm hơn, đồng đều hơn, giảm bớt sức lao động chân tay trong mỗi sản phẩm. Như vậy giá thành cũng có thể hạ. Đầu tư đổi mới công nghệ phải đi đôi với quá trình tiếp thu công nghệ mới và đồng bộ, tiến hành tổ chức lại quản lý. Chuẩn bị đội ngũ cán bộ kĩ thuật và đào tạo công nhân để có khả năng vận hành, sử dụng công nghệ hiệu quả nhất. Để đầu tư đổi mới công nghệ, nhà nước cần có cơ chế và chính sách khuyến khích nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ như: hỗ trợ kinh phí cho các chương trình, đề tài nghiên cứu sản xuất ra máy móc thiết bị trong nước, lập quỹ dự trữ đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ, giảm thuế một số năm đối với những doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất. Tận dụng hiệu quả các yếu tố về tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên để tăng năng suất doanh nghiệp như sử dụng hợp lí các nguồn nguyên liệu sẵn có, giá rẻ ở trong nước để đưa vào chế biến, đặt nhà máy ở nơi có vị trí địa lí thuận lợi (như gần nguồn nguyên liệu, gần trục giao thông, gần nơi tiêu thụ…) để giảm đến mức thấp nhất chi phí sản xuất mà vẫn đảm bảo năng suất. Chi phí sản suất giảm đồng nghĩa với việc giá thành sản phẩm cũng giảm theo. Mở rộng quy mô sản xuất và tăng hiệu suất của tư liệu sản xuất. Giải pháp nhằm tăng mức độ phức tạp trong lao động Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của hàng hoá. Trong cùng một thời gian thì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Tăng chất lượng của sản phẩm cần làm cho lao động phức tạp kết tinh trong sản phẩm nhiều hơn. Một sản phẩm làm ra có chất lượng tốt đòi hỏi lao động kết tinh trong đó phải phức tạp, tỉ mỉ. Vì vậy, tay nghề của lao động rất quan trọng. Đào tạo nghề cho lao động ở nước ta là một trong những giải pháp cần thiết vì lao động nước ta chủ yếu là lao động thủ công, tay nghề chưa cao. Người lao động Việt Nam cần cù, chăm chỉ, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật tuy nhiên lại chưa dược đào tạo đúng mức. Nâng cao chất lượng nguồn lao động đồng nghĩa với việc mở các trường dạy nghề, tập huấn kỹ thuật, cho người lao động tiếp cận với những tiến bộ của khoa học công nghệ… Trong nền sản xuất hàng hoá hiện nay, sự phân công lao động xã hội đã tạo nên sự chuyên môn hoá lao động, dẫn tới sự chuyên môn hoá sản xuất. Vì vậy mỗi công nhân phải thành thạo một ngành nghề của mình để tạo ra một sản phẩm có chất lượng. Ngoài bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kĩ năng, tay nghề còn phải nâng cao trình độ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất khoa học cho người lao động. Cần thông qua các chương trình đào tạo cụ thể để phù hợp với từng đối tượng, từng ngành nghề. Ngoài ra còn có thể phổ biến cho công nhân các kiến thức liên quan đến chất lượng sản phẩm, giá cả thị trường và kiến thức về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của nước ta nhằm tạo ta một lực lượng lao động có đủ khả năng tiếp thu, thích ứng với môi trường kinh doanh hiện nay. Như vậy, khi trình độ của người lao động tăng cao cũng có nghĩa lao động phức tạp kết tinh trong hàng hoá tăng lên, làm cho sản phẩm làm ra ngày càng có chất lượng, mẫu mã phù hợp, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Đây là một trong những điều kiện để tăng năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở thị trường trong nước và trên thế giới. Chính sách của nhà nước Sự cạnh tranh thành công về giá của các doanh nghiệp còn liên quan đến các chính sách của Nhà nước, trong đó cần coi trọng các vấn đề: Nhà nước cần nhanh chóng ban hành các chính sách định lượng về quản lí giá cả, giúp các doanh nghiệp có thêm căn cứ để xác định giá cả cho phù hợp. Thực hiện các chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Trong đó có các chính sách về thuế, chính sách về nhập khẩu công nghệ, chính sách ưu đãi với những doanh nghiệp cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó nhà nước cần tạo điều kiện tổ chức các cuộc triển lãm về cải tiến chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để các doanh nghiệp học tập kinh nghiệm lẫn nhau, tham khảo về giá cả lẫn nhau. Đồng thời cần chủ động thường xuyên mời các chuyên gia nước ngoài đến để tổ chức các khoá tập huấn về quản lí chất lượng, trao đổi công nghệ mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Một số giải pháp khác Ngoài ra, chúng ta còn có nhiều biện pháp khác để làm giảm giá thành sản phẩm mà vẫn bảo đảm chất lượng. Ví dụ như tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, giá rẻ ở trong nước sẽ làm giảm chi phí sản xuất, chi phí sản xuất càng thấp sẽ làm giá cả càng hạ. Mở rộng việc quảng bá, tiếp thị hàng Việt Nam để đông đảo người dân tiếp cận với hàng trọng nước, loại bỏ tâm lí “sính ngoại” của nhiều người. Để làm được điều này ta có thể mở những gian hàng giới thiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, đưa hàng Việt về nông thôn, tổ chức các tuần lễ khuyến mãi với các sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra còn phải xây dựng thương hiệu cho hàng Việt Nam để có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng, làm cho người tiêu dùng tin tưởng vào chất lượng và giá cả của hàng trong nước. Như vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam thì phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên. Tuy nhiên vẫn phải ưu tiên hàng đầu cho các giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động và tăng mức độ phức tạp của lao động. Vì đây chính là yếu tố quyết định đến giá thành và chất lượng sản phẩm. KẾT LUẬN Việt Nam đã trở thành một thành viên của WTO, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tiếp cận với nền sản xuất hiện đại trên thế giới, hàng hoá của nước ta cũng có nhiều cơ hội đến với thị trường nước ngoài. Gia nhập WTO cũng đồng nghĩa với việc hàng hoá của nước ngoài sẽ tràn vào thị trường của nước ta với những ưu điểm nổi trội như chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành rẻ… Như vậy, để tồn tại và phát triển trên thị trường khắc nghiệt này, các doanh nghiệp Việt Nam phải có những chiến lược cụ thể nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá. Học thuyết về lượng giá trị của C.Mác chính là cơ sở để các doanh nghiệp tìm ra lối đi cho mình, để biến thách thức thành cơ hội để tăng lợi nhuận cho mình, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO *** Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế học chính trị Mác - Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. TS. Lê Minh Nghĩa, TS. Phạm Văn Sinh, Hỏi và đáp môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa địa lý lớp 12 – Nâng cao, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2008. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Atlas Địa lý Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2010. Anh Thư, Làm thế nào để tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp một cách có hiệu quả?, Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 18/07/2009.
Luận văn liên quan