Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Bác Hồ rất yêu trẻ em. Bác luôn dành một tình cảm đặc biệt cho trẻ em. Bác nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt. Con trẻ có được nuôi dưỡng, giáo dục hẵn hoi thì dân tộc mới có thể tự cường, tự lập”, “Chăm sóc giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân Vì tương lai của con em ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc các cháu bé cho tốt”.
Đứa trẻ sinh ra là kết quả tình yêu của cha mẹ, là hạnh phúc, tương lai của gia đình và xã hội. Từ trước đến nay, gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, quyết định đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong gia đình, cha mẹ có vị trí quan trọng. Theo truyền thống Việt Nam, người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp để con cái học tập và noi theo. Người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Một đứa trẻ sẽ phát triển toàn diện khi được sống trong gia đình dưới sự yêu thương và chăm sóc của cha mẹ. Nhưng khi thực hiện chức năng này, gia đình mà đặc biệt là những người cha, người mẹ luôn cần sự quan tâm và hỗ trợ của những thiết chế khác như nhà trường, cộng đồng xã hội.
Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống người dân được nâng cao. Trẻ em ngày càng được chăm sóc tốt hơn, được đáp ứng mọi nhu cầu để phát triển toàn diện thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ những đứa trẻ đang phải sống trong tình cảnh hết sức khó khăn, trong đó có những đứa trẻ mồ côi. Hiện nay, tỉ lệ trẻ em mồ côi lại đang có xu hướng gia tăng và tình cảnh sống của các em đang ở mức báo động. Các em đang sống trong cảnh thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu một nơi ở an toàn, không được học tập, thăm khám sức khỏe hay vui chơi giải trí. Các em đang phải lao động để phụ giúp gia đình hay để tự nuôi sống bản thân. Các em đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ: bóc lột sức lao động, bạo hành trẻ em, bị lợi dụng hay lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội Điều quan trọng nhất là các em không được sống trong một môi trường yêu thương và giáo dục đầy đủ để có thể phát triển bình thường như bao trẻ em khác, điều này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của chính các em sau này.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như nhận thấy được tầm quan trọng của công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em đối với sự tồn vong và phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn - trong đó có trẻ em mồ côi, làm thế nào để tất cả trẻ em đều được hưởng quyền trẻ em. Đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ như: trợ cấp lương thực, miễn giảm học phí, phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, dạy nghề Ngày 25/3/2005 Quyết định của thủ tướng Chính phủ số 65/2005/QĐ-TTG về việc phê duyệt đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010” (gọi tắt là đề án “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010”). Đề án đã được nhiều tỉnh thành trong cả nước thực hiện có hiêu quả, góp phần cải thiện đời sống của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng.
Tại tỉnh Bình Định, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em luôn được chính quyền tỉnh hết sức quan tâm. Tỉnh luôn có những hoạt động hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và ngày 06/7/2006 Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định ban hành kế hoạch: “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng đến năm 2010”. Thực hiện đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh, thành phố Quy Nhơn đã đạt được nhiều kết quả tích cực, giúp các em cải thiện đời sống và có điều kiện để phát triển bình thường. Trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố khá đông với nhiều hiện trạng mồ côi khác nhau. Thành phố luôn nhấn mạnh quan điểm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà còn của toàn xã hội. Đối với trẻ em mồ côi, cộng đồng phải thực sự trở thành tổ ấm, nơi chăm sóc, nuôi dưỡng các em và giúp các em được hưởng điều kiện sống, học tập và phát triển bình thường.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi muốn tìm hiểu thực trạng công tác chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa tỉnh Bình Định hiện nay như thế nào? Nhưng do hạn chế của bản thân và khách quan nên chúng tôi chỉ tiến hành tìm hiểu thực trạng công tác chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu là “Thực trạng chăm sóc trẻ mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn”.
87 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 16210 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng chăm sóc trẻ mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Bác Hồ rất yêu trẻ em. Bác luôn dành một tình cảm đặc biệt cho trẻ em. Bác nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt. Con trẻ có được nuôi dưỡng, giáo dục hẵn hoi thì dân tộc mới có thể tự cường, tự lập”, “Chăm sóc giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân… Vì tương lai của con em ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc các cháu bé cho tốt”.
Đứa trẻ sinh ra là kết quả tình yêu của cha mẹ, là hạnh phúc, tương lai của gia đình và xã hội. Từ trước đến nay, gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, quyết định đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong gia đình, cha mẹ có vị trí quan trọng. Theo truyền thống Việt Nam, người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp để con cái học tập và noi theo. Người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Một đứa trẻ sẽ phát triển toàn diện khi được sống trong gia đình dưới sự yêu thương và chăm sóc của cha mẹ. Nhưng khi thực hiện chức năng này, gia đình mà đặc biệt là những người cha, người mẹ luôn cần sự quan tâm và hỗ trợ của những thiết chế khác như nhà trường, cộng đồng xã hội.
Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống người dân được nâng cao. Trẻ em ngày càng được chăm sóc tốt hơn, được đáp ứng mọi nhu cầu để phát triển toàn diện thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ những đứa trẻ đang phải sống trong tình cảnh hết sức khó khăn, trong đó có những đứa trẻ mồ côi. Hiện nay, tỉ lệ trẻ em mồ côi lại đang có xu hướng gia tăng và tình cảnh sống của các em đang ở mức báo động. Các em đang sống trong cảnh thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu một nơi ở an toàn, không được học tập, thăm khám sức khỏe hay vui chơi giải trí. Các em đang phải lao động để phụ giúp gia đình hay để tự nuôi sống bản thân. Các em đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ: bóc lột sức lao động, bạo hành trẻ em, bị lợi dụng hay lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội… Điều quan trọng nhất là các em không được sống trong một môi trường yêu thương và giáo dục đầy đủ để có thể phát triển bình thường như bao trẻ em khác, điều này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của chính các em sau này.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như nhận thấy được tầm quan trọng của công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em đối với sự tồn vong và phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn - trong đó có trẻ em mồ côi, làm thế nào để tất cả trẻ em đều được hưởng quyền trẻ em. Đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ như: trợ cấp lương thực, miễn giảm học phí, phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, dạy nghề… Ngày 25/3/2005 Quyết định của thủ tướng Chính phủ số 65/2005/QĐ-TTG về việc phê duyệt đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010” (gọi tắt là đề án “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010”). Đề án đã được nhiều tỉnh thành trong cả nước thực hiện có hiêu quả, góp phần cải thiện đời sống của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng.
Tại tỉnh Bình Định, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em luôn được chính quyền tỉnh hết sức quan tâm. Tỉnh luôn có những hoạt động hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và ngày 06/7/2006 Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định ban hành kế hoạch: “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng đến năm 2010”. Thực hiện đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh, thành phố Quy Nhơn đã đạt được nhiều kết quả tích cực, giúp các em cải thiện đời sống và có điều kiện để phát triển bình thường. Trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố khá đông với nhiều hiện trạng mồ côi khác nhau. Thành phố luôn nhấn mạnh quan điểm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà còn của toàn xã hội. Đối với trẻ em mồ côi, cộng đồng phải thực sự trở thành tổ ấm, nơi chăm sóc, nuôi dưỡng các em và giúp các em được hưởng điều kiện sống, học tập và phát triển bình thường.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi muốn tìm hiểu thực trạng công tác chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa tỉnh Bình Định hiện nay như thế nào? Nhưng do hạn chế của bản thân và khách quan nên chúng tôi chỉ tiến hành tìm hiểu thực trạng công tác chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu là “Thực trạng chăm sóc trẻ mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn”.
2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng chăm sóc trẻ mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay.
2.2. Khách thể nghiên cứu
Công tác chăm sóc trẻ em mồ côi đang sinh sống tại các xã, phường trong thành phố Quy Nhơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn hiện nay, từ đó xác định nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn gồm có: Trẻ mồ côi cả cha và mẹ, trẻ mồ côi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ; trẻ mồ côi đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại cộng đồng và trẻ mồ côi đang được chăm sóc nuôi dưỡng trong các trung tâm Bảo trợ xã hội.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu thực trạng chăm sóc trẻ em mồ côi trong độ tuổi từ 1 đến dưới 16 tuổi đang sinh sống trong các gia đình tại các xã, phường của thành phố Quy Nhơn, thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội của Nghị định 67/2007/NĐ-CP, gồm: Trẻ mồ côi cha và mẹ, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là cha hoặc mẹ mất tích hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn còn nhiều bất cập. Trẻ em mồ côi chưa được quan tâm và chăm sóc đúng mức. Các em chưa được đáp ứng các nhu cầu về nhà ở, thực phẩm, vệ sinh, học tập, chăm sóc y tế, vui chơi giải trí hay tham gia hoạt động xã hội…
Nếu công tác chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố được chính quyền, cộng đồng và chính người chăm sóc chú trọng và quan tâm nhiều hơn thì trẻ em mồ côi sẽ được hưởng cuộc sống tốt hơn.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số lý luận về trẻ em và trẻ em mồ côi, lý luận về công tác xã hội với trẻ em.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Với phương pháp này, chúng tôi tiến hành phân tích một số tài liệu thống kê về trẻ em mồ côi thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, những tài liệu liên quan đến công tác chăm sóc trẻ nói chung và trẻ mồ côi nói riêng, phân tích các thông tin thu thập được qua điều tra từ đó tổng hợp các thông tin để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp trưng cầu ý kiến: Chúng tôi tiến hành phát bảng hỏi trưng cầu ý kiến của người chăm sóc trẻ em mồ côi đang sinh sống tại các xã phường của thành phố Quy Nhơn.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Bên cạnh phát bảng hỏi trưng cầu ý kiến, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu một số người chăm sóc và trẻ em mồ côi nhằm làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát: Trong quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin, chúng tôi luôn sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thêm thông tin, đồng thời kiểm tra độ chính xác của thông tin qua quan sát đời sống và thái độ của người được điều tra.
- Phương pháp thống kê toán học: Sau khi kết thúc khảo sát, chúng tôi tiến hành thống kê và xử lý kết quả từ phiếu điều tra.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, phần nội dung của khóa luận được chia làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Kết quả nghiên cứu thực tiễn
Chương 3: Một số giải pháp
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của chăm sóc trẻ em mồ côi
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của đất nước. Vì vậy “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là điều quan trọng và rất cần thiết” (Hồ Chí Minh - Di chúc); “Các em thiếu niên, nhi đồng ngày nay sẽ là người xây dựng CNXH và CNCS sau này. Quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng là quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người mới” (Chỉ thị số 197-CT/TƯ ngày 19/3/1960 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác thiếu niên nhi đồng); “Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, của mọi công dân và mỗi gia đình” (Chỉ thị số 38-CT/TƯ ngày 30/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em).
Trên đây là một số quan điểm của Đảng về công tác BVCSGD trẻ em, quan điểm này xuyên suốt quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Từ thời kỳ 1945-1960 Đảng ta đã chăm lo sức khỏe, học tập, vui chơi, chăm lo cho trẻ em bị lưu lạc trong chiến tranh. Thời kỳ 1961-1979 chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ em về học tập, sức khỏe, vui chơi, nghĩ ngơi và giáo dục đạo đức. Thời kỳ 1980-1989 gia đình, Nhà nước và xã hội có nhiệm vụ BVCSGD trẻ em theo các quyền của trẻ em. Thời kỳ 1990 đến nay công tác BVCSGD trẻ em được thực hiện hài hòa với Công ước LHQ về quyền trẻ em và các cam kết toàn cầu, khu vực.
Trẻ em mồ côi là một trong những đối tượng thuộc nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trẻ em mồ côi cũng như bao trẻ em khác đều có quyền được bảo vệ, chăm sóc và được giáo dục, được hưởng các điều kiện sống, học tập, vui chơi và phát triển. Tuy nhiên, trẻ mồ côi là những đứa trẻ mất cha, mất mẹ hoặc mất cả cha và mẹ, không còn nguồn nuôi dưỡng hoặc người còn lại là cha hoặc mẹ không đủ khả năng nuôi dưỡng trẻ. Các em không được sống trong một gia đình hoàn thiện là đã thiếu thốn về mặt tình cảm. Các em không những không được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản như: ăn, ở, vệ sinh, học tập, khám sức khỏe, vui chơi, tham gia hoạt động… mà còn phải lao động giúp gia đình hay tự kiếm sống. Hầu hết các em đang sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn và rất cần sự quan tâm chăm sóc của cả cộng đồng xã hội.
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có trẻ em mồ côi. Đảng ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho trẻ em mồ côi nhưng chưa có chính sách nào cụ thể mà thường là các chính sách chung cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thời kỳ trước năm 1990 Đảng, Nhà nước quan tâm chăm sóc con em các liệt sĩ, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, đến khi Luật BVCSGD trẻ em ra đời, hàng loạt các chính sách về BVCSGD trẻ em đã được ban hành và thực thi trong cuộc sống. Chính sách xã hội dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng cũng được thực thi như: Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg ngày 25/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010; Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 17/2/2010 bổ sung sửa đổi Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17/03/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi. Bên cạnh những chính sách của Đảng và Nhà nước, các cơ quan đoàn thể, tổ chức cùng các cá nhân và cộng đồng xã hội đã có nhiều hoạt động hỗ trợ trẻ em mồ côi và người chăm sóc trẻ như hỗ trợ kinh phí ăn, ở, học tập, thăm hỏi động viên các em vào các dịp lễ tết, ngày quốc tế thiếu nhi…
Tại tỉnh Bình Định, công tác BVCSGD trẻ em luôn được chú trọng, mỗi năm đều có báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ BVCSGD trẻ em của các phòng LĐ- TB&XH các huyện, thành phố gửi về phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em tỉnh. Cùng với các huyện trong tỉnh, thành phố Quy Nhơn tiếp tục thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về BVCSGD trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng, đẩy mạnh công tác thực hiện các quyền cho trẻ em. Thành phố cũng đã có nhiều chương trình, hoạt động vì trẻ em như tổ chức các hoạt động tết trung thu và tháng hành động vì trẻ em; phối hợp tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền trên Báo Bình Định, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh để đưa tin, bài, phóng sự phản ánh hoạt động BVCS trẻ em; tuyên truyền xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em…Riêng đối với trẻ em mồ côi, ngoài những hoạt động trên, tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ: Thăm hỏi tặng quà vào các dịp tết, trung thu, tháng hành động vì trẻ em (năm 2010 đã có nhiều đợt thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em mồ côi, mỗi phần quà trị giá khoảng 100.000 đồng) và tổ chức các điểm vui chơi, tổ chức dạy nghề cho trẻ mồ côi… Ngoài ra, Sở LĐ-TB&XH còn phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong tỉnh như: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Chữ thập đỏ, Hội Doanh nghiệp trẻ, các văn phòng…hỗ trợ kinh phí, tổ chức vui tết, tặng quà cho trẻ em khó khăn trong tỉnh và trẻ em mồ côi.
Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu hay kết quả cụ thể nào về thực trạng công tác chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn. Vì vậy để thấy được hoàn cảnh thực tế của trẻ mồ côi đang được chăm sóc nuôi dưỡng trong các gia đình thay thế tại cộng đồng và hiệu quả hỗ trợ cho công tác chăm sóc trẻ mồ côi của các lực lượng xã hội thì một đề tài nghiên cứu về thực trạng chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố là rất cần thiết.
1.2. Trẻ em
1.2.1. Khái niệm trẻ em
Theo các tài liệu từ Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em Việt Nam (2005): Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi, trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người. Đó là những người chưa trưởng thành, còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời. Về vị thế xã hội, trẻ em là một nhóm thành viên xã hội ngày càng có khả năng hội nhập xã hội với tư cách là những chủ thể tích cực, có ý thức, nhưng cũng là đối tượng cần được gia đình và xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục.
Cho đến nay thế giới vẫn chưa thống nhất về khái niệm và độ tuổi của trẻ em: Trong Công ước về quyền trẻ em thì trẻ em là người dưới 18 tuổi, còn theo Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNEFA), Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) thì trẻ em là những người dưới 15 tuổi.
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (6/2004) của Việt Nam: Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
Căn cứ vào những đặc điểm chung trong đời sống học tập, lao động sinh hoạt của trẻ em, các nhà nghiên cứu hoạt động xã hội đã phân chia trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thành các nhóm sau đây:
Nhóm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa
Nhóm trẻ em lang thang
Nhóm trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại
Trẻ em phải làm việc xa gia đình
Nhóm trẻ em khuyết tật
Trẻ em nghiện ma túy
Nhóm trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS
Nhóm trẻ em bị xâm hại tình dục
Nhóm trẻ em vi phạm pháp luật.
Trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học
1.2.2. Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của trẻ em
1.2.2.1. Đặc điểm tâm lý trẻ em
Con người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi trãi qua nhiều giai đoạn phát triển tâm lý. Theo Tâm lý học Mác xít thì sự phát triển tâm lý của trẻ em không chỉ là sự tăng tiến về số lượng mà chủ yếu là một quá trình biến đổi về chất. Sự phát triển tâm lý thường gắn liền với sự xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới ở những giai đoạn lứa tuổi nhất định.
Từ 0 đến 1 tuổi: Trẻ ra đời là một thực thể rất yếu ớt, nếu tách khỏi người lớn thì không thể tồn tại được. Ngay từ khi mới sinh ra trẻ đã có những phản xạ không điều kiện: thở, tiêu, tiểu, tìm đầu vú mẹ để bú, co người lại khi bị chạm vào da…và thời gian của trẻ chủ yếu là ngủ. Trẻ đã có đầy đủ cơ quan phân tích, cảm nhận, thính giác, thị giác phát triển rất nhanh. Trẻ thường nhìn chăm chú vào mặt người, vật chiếu sáng hay hình tròn chuyển động chậm và mỉm cười hồn nhiên. Trẻ luôn muốn được mẹ ôm ấp, vỗ về, áp vào da thịt mẹ, thích nghe những âm thanh nhẹ nhàng từ lời ru của mẹ. Cùng với sự lớn dần của cơ thể, trẻ bắt đầu biết lật, biết bò và đi chập chững, tay chân cử động cầm nắm các đồ vật, biết lạ quen, biết biểu lộ ý muốn, đặc biệt trẻ có thể phát âm đơn giản như ba ba hay ma ma. Tình cảm yêu thương của cha mẹ sẽ giúp trẻ có cảm giác an toàn, phát triển tâm lý tình cảm bình thường. Ngược lại, trẻ sẽ luôn có cảm giác sợ hãi mất an toàn, có thể dẫn đến những rối nhiễu tâm lý sau này.
Từ 1 đến 3 tuổi: Hoạt động chủ đạo của trẻ lúc này là chơi với đồ vật. Dưới sự hướng dẫn của người lớn, trẻ bắt đầu biết sử dụng đồ vật theo đúng chức năng của nó và trẻ tỏ ra thích thú với điều đó. Ở trẻ hình thành tính tự chủ và ý muốn độc lập, thể hiện rõ nét qua các câu nói thường ngày của trẻ như “của con”, “để tự con làm cơ”… Trẻ hay tò mò và tỏ ra bướng bỉnh, rất thích được khen những việc mình làm. Giữa trẻ và người lớn bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn khi người lớn cứ cố cấm cản và trẻ thì cố gắng đòi tự làm bằng được. Người ta gọi đây là thời kỳ “khủng hoảng của tuổi lên 3” và sự khủng hoảng này dài hay ngắn tùy thuộc vào mối quan hệ giữa trẻ và người lớn. Dó đó cần tạo điều kiện cho trẻ thỏa mãn nhu cầu độc lập một cách hợp lý, tránh để thời gian khủng hoảng quá dài dẫn tới hình thành nhân cách ở trẻ. Quan hệ xã hội của trẻ phần lớn vẫn là quan hệ gia đình, song đã xuất hiện sự chú ý và hợp tác với người khác.
Từ 3 đến 6 tuổi: Người ta gọi đây là tuổi mẫu giáo. Trẻ rất tò mò, muốn tìm hiểu mọi thứ xung quanh mình. Vì vậy, trẻ thường đặt ra rất nhiều các câu hỏi tại sao, vì sao. Quan hệ xã hội của trẻ đã bắt đầu vươn ra khỏi khuôn khổ gia đình, hướng tới quan hệ với bạn bè cùng lứa tuổi. Trò chơi đóng vai của trẻ đã thể hiện óc sáng tạo, tư duy hình ảnh trực quan, ngôn ngữ, cách biểu lộ tình cảm, một số phẩm chất, ý chí hình thành và phát triển. Đồng thời, nó cũng giải quyết được mâu thuẫn muốn làm như người lớn nhưng khả năng còn non yếu của trẻ. Lúc này, người lớn cần động viên, khuyến khích trí tưởng tượng, tính tò mò và tạo cơ hội cho trẻ khám phá thế giới xung quanh. Không nên quá ngăn cấm hay la mắng trẻ, trẻ sẽ dễ có cảm giác tội lỗi, lo lắng dẫn đến rụt rè, nhút nhát. Đặc biệt, gia đình cần chuẩn bị cho trẻ tâm lý tự tin, thoải mái trước khi trẻ bước vào trường mẫu giáo.
Từ 6 đến 12 tuổi: Ở tuổi này diễn ra sự phát triển toàn diện của các quá trình nhận thức. Trong đó đáng kể nhất là sự phát triển của tri giác, chú ý, trí nhớ, tư duy và tưởng tượng. Hoạt động chủ đạo của trẻ lúc này là hoạt động học tập. Trẻ hào hứng tiếp thu những kiến thức, kỹ năng mới và tin tưởng tuyệt đối vào người lớn (cô giáo), sách vở. Trẻ rất dễ xúc động và bộc lộ tình cảm một cách hồn nhiên khi nghe một câu chuyện hay xem một bộ phim buồn. Có thể nói: Các em rất hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ, cả tin, hiếu động, dễ vâng lời, sống giàu tình cảm.
Từ 12 đến 15 tuổi: Người ta gọi đây là thời kỳ quá độ từ trẻ con sang người lớn. Trẻ ở độ tuổi này biến đổi rất nhanh về sinh lý như chiều cao, thể lực. Trẻ đã có khả năng tư duy trừu tượng và lập luận suy diễn. Một lần nữa ý thức muốn độc lập, tự chủ lại nổi lên rất rõ rệt như ý muốn thoát khỏi sự quản lý của gia đình, tìm niềm vui với bạn bè, quan hệ xã hội hướng ngoại rõ rệt. Trẻ trãi qua rất nhiều trạng thái tâm lý tình cảm: lo sợ, e ngại về sự phát triển của cơ thể, muốn thể hiện bản thân, nảy sinh tình cảm khác g