Trong công tác xây dựng, có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra cho công trình. Chính vì thế một trong những công việc quan trọng của người bảo hiểm (NBH) trước khi cấp đơn bảo hiểm cho một công trình xây dựng là xác định được các rủi ro có thể ảnh hưởng tới công trình mà mình bảo hiểm.
Việc đánh giá chính xác và phân tích kĩ lưỡng những yếu tố rủi ro có thể gây thiệt hại cho công trình sẽ tạo điều kiện cho NBH lựa chọn các điều kiện, điều khoản thích hợp cũng như các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất, mức khấu trừ và mức phí thích hợp.
Sau khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm của người được bảo hiểm (NĐBH), NBH cần nghiên cứu các thông tin, số liệu ghi trên bản câu hỏi kiêm giấy yêu cầu bảo hiểm và phải xuống hiện trường để trực tiếp kiểm tra các số liệu, các yếu tố rủi ro sau đó sẽ phân tích, đánh giá rồi đề ra điều kiện, mức khấu trừ và mức phí thích hợp.
59 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2524 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác giám định và giải quyết bồi thường trong bhxd tại bảo việt hà nội giai đoạn 2000-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÂY DỰNG (BHXD) VÀ GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM XÂY DỰNG
I.Tầm quan trọng của bảo hiểm xây dựng
1.Rủi ro trong hoạt động xây dựng
Trong công tác xây dựng, có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra cho công trình. Chính vì thế một trong những công việc quan trọng của người bảo hiểm (NBH) trước khi cấp đơn bảo hiểm cho một công trình xây dựng là xác định được các rủi ro có thể ảnh hưởng tới công trình mà mình bảo hiểm.
Việc đánh giá chính xác và phân tích kĩ lưỡng những yếu tố rủi ro có thể gây thiệt hại cho công trình sẽ tạo điều kiện cho NBH lựa chọn các điều kiện, điều khoản thích hợp cũng như các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất, mức khấu trừ và mức phí thích hợp.
Sau khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm của người được bảo hiểm (NĐBH), NBH cần nghiên cứu các thông tin, số liệu ghi trên bản câu hỏi kiêm giấy yêu cầu bảo hiểm và phải xuống hiện trường để trực tiếp kiểm tra các số liệu, các yếu tố rủi ro sau đó sẽ phân tích, đánh giá rồi đề ra điều kiện, mức khấu trừ và mức phí thích hợp.
a, Rủi ro do các yếu tố chủ quan: là những yếu tố do con người tác động vào công trình xây dựng . Ví dụ:
- Kinh nghiệm của chủ thầu trong việc xây dựng nhiều loại công trình khác nhau và trong một loại công trình cụ thể. Cần phải xem xét chủ thầu đã từng tiến hành loại công trình tương tự như công trình yêu cầu được bảo hiểm chưa, nếu có thì chất lượng công trình đó ra sao?
Việc đánh giá và tìm hiểu về chủ thầu là rất quan trọng, nếu chủ thầu là người có kinh nghiệm, làm ăn tốt và có uy tín thì khả năng xảy ra rủi ro chắc chắn sẽ thấp hơn so với các chủ thầu thiếu kinh nghiệm và làm ăn không có uy tín.
Trường hợp chủ thầu là người có kinh nghiệm trong xây dựng loại công trình được bảo hiểm thì NBH phải thường xuyên kiểm tra, giám sát. Khi tính phí bảo hiểm nhất thiết phải tính thêm phụ phí. Ngược lại nếu chủ thầu là khách hàng lâu năm, có kinh nghiệm, có quan hệ tốt với NBH thì có thể giảm phí cho họ.
Mặt khác, các chủ thầu có kinh nghiệm thường lựa chọn các nhà thầu phụ tốt để cùng nhau tiến hành công tác xây dựng. Tuy nhiên, NBH vẫn không được hoàn toàn tin tưởng vào việc lựa chọn nhà thầu phụliên quan, đặc biệt nhà thầu phụ là người tiến hành các công việc dễ dàng xảy ra rủi ro hoặc các phần việc chính của công trình .
- Chủ đầu tư: là người được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm cho nên họ có những ảnh hưởng nhất định tới công trình được bảo hiểm. Do vậy NBH nên thường xuyên duy trì liên lạc và mối quan hệ tốt với chủ đầu tư.
- Thời gian tiến hành công việc: NBH phải nắm rõ được công trình được xây dựng với 2 hay 3 ca liên tục hay chỉ theo giờ hành chính…
Điều cần lưu ý ở đây là công trình được xây dựng với tiến độ càng nhanh thì khả năng xảy ra rủi ro càng lớn.
Ngoài ra còn phải quan tâm đến thời gian tiến hành xây dựng, chủ yếu diễn ra lúc nào? mùa mưa hay mùa khô? thời tiết trong khoảng thời gian đó như thế nào?
- Giá trị của công trình theo hợp đồng xây dựng : phải là giá trị phù hợp, không quá thấp hay quá cao. Trường hợp NĐBH yêu cầu bảo hiểm với giá trị quá thấp thì NBH phải dùng mọi biện pháp thích hợp để xử lí từ việc giải thích, thuyết phục cho tới việc bồi thường theo tỷ lệ. Trong quá trình xây dựng nếu giá cả tăng thì giá trị bảo hiểm và phí bảo hiểm cũng phải được điều chỉnh thích hợp.
- Các nhà thầu phụ độc lập trên công trường: khác với các nhà thầu phụ do chủ nhà thuê. Ví dụ : nhà thầu phụ của nhà thầu phụ…
b, Rủi ro do các yếu tố khách quan
- Địa điểm xây dựng: chịu ảnh hưởng của các yếu tố:
+ Các hiểm hoạ thiên nhiên: động đất, núi lửa, sóng thần, lũ lụt, đất đá sụp lở, mưa bão…
+ Điều kiện địa chấn, đất đai: công trình nằm trên vùng đất này có ổn định không ? (đất hồ, đất sỏi, đá hay đất mượn…) và nằm trên độ cao bao nhiêu so với mực nước biển…?
+ Các rủi ro khác như cháy nổ. Ví dụ: xung quanh công trường có rất nhiều giấy, bìa, gỗ vụn, xăng dầu hay hoá chất dễ cháy…có thể dễ dàng gây ra cháy làm ảnh hưởng đến công trình.
- Đồ án thiết kế công trình: cần lưu ý các yếu tố:
+ Loại kết cấu xây dựng: bê tông hay tường xây có cột chịu lực bê tông
+ Phương pháp xây dựng: lắp ghép, xây hay kích nâng tầng
+ Thiết kế chi tiết.
+ Thiêt kế tổng thể
+ Các biện pháp an toàn
c, Các yếu tố khác
- Trách nhiệm của chủ đầu tư, của chủ thầu (NĐBH): Trách nhiệm của chủ đầu tư và chủ thầu cũng góp phần không nhỏ vào việc giảm thiểu rủi ro. Một chủ đầu tư (chủ thầu) cẩn trọng sẽ rất khắt khe trong an toàn công trường.
- Các công trình xung quanh công trường: các công trình này có thể gây ảnh hưởng một cách gián tiếp đến rủi ro của công trường.
2.Tác dụng của bảo hiểm xây dựng
Bảo hiểm xây dựng là một bộ phận của bảo hiểm kĩ thuật, so với các loại hình bảo hiểm khác như: BH hàng hải, bảo hiểm cháy…thì nó ra đời chậm hơn. Có thể nói rằng bảo hiểm kĩ thuật ra đời cùng với sự xuất hiện của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là động lực thúc đẩy lớn mạnh không ngừng của lĩnh vực bảo hiểm này.
Bảo hiểm xây dựng được tiến hành rộng rãi trên toàn thế giới. Có nhiều loại đơn bảo hiểm xây dựng khác nhau nên cũng có nhiều tên gọi khác nhau về bảo hiểm xây dựng:
- CAR(Contractors’all rísks policy) đơn bảo hiểm mọi rủi ro chủ thầu. Loại đơn này được sử dụng rông rãi nhất, hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng đơn này. Mẫu đơn do công ty MUNICH RE đưa ra, hiện nay tổng công ty bảo hiểm VIÊT NAM cũng đang dùng đơn này.
- CI(contractors’ insurance) bảo hiểm cho chủ thầu
- COC(Cost of contractors) bảo hiểm chi phí của chủ thầu
- BR ( builders’ risk) bảo hiểm rủi ro cho người xây dựng
- CER(civil engineering risks) bảo hiểm rủi ro trong xây dựng dân dụng.
Tuy tên gọi khác nhau, nhưng nội dung chủ yếu của các đơn bảo hiểm trên đều tương tự nhau. Sự khác nhau chủ yếu là các điểm loại trừ do từng nước áp dụng khác nhau và phụ thuộc vào luật của từng nước.
Trong công tác xây dựng, có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra cho công trình. Khi lập dự toán một công trình, người ta không thể dự tính được giá trị tổn thất có thể xảy ra đối với công trình trong thời gian xây dựng. Cũng có thể qua kinh nghiệm lâu năm và qua số liệu thống kê của các năm trước, chủ thầu có thể dự đoán được phần nào các rủi ro đó vì rủi ro luôn là yếu tố bất ngờ. Và họ có thể tự mình khắc phục các tổn thất đó hay không vì dự trữ một khoản tiền khá lớn cho phần này sẽ gây nên việc ứng đọng vốn, không có hiệu quả kinh tế.
Ngược lại, với qui luật số đông, với quĩ bảo hiểm lớn hình thành từ số phí thu được của nhiều người có khả năng gặp cùng một rủi ro, sẽ nhờ đó cũng nâng cao được hiệu quả đồng vốn, người bảo hiểm có khả năng bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất do thiên tai và tai nạn bất ngờ gây ra. Nhờ có bảo hiểm, người được bảo hiểm chỉ cần chi ra một số tiền nhỏ để đóng phí bảo hiểm nhưng vẫn bảo đảm ổn định được sản xuất-kinh doanh. Phí bảo hiểm cũng được người bảo hiểm tinh toán chính xác và với số tiền rất nhỏ so với giá trị của công trình này, người được bảo hiểm có thể dễ dàng đưa vào giá trị của công trình. Như vậy, có thể nói bảo hiểm xây dựng đã góp phần vào việc tăng hiệu quả kinh tế của đồng vốn và giảm giá thành của công trình xây dựng.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, các chủ đầu tư hay các nhà tài chính bỏ vốn cho vay hay các ngân hàng đều coi việc có một hợp đồng bảo hiểm xây dựng trước khi xây dựng một công trình là điều kiện tiên quyết để bỏ vốn đầu tư cho công trình xây dựng đó. Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay cũng vậy, trước khi bỏ vốn vào đầu tư, nhà đầu tư bao giờ cũng quan tâm đến vấn đề bảo hiểm và họ chỉ đầu tư khi số tiền vốn đó được bảo hiểm. Điều này cũng dễ giải thích vì tiền vốn bỏ ra ở đây là tiền của tư nhân, nếu có rủi ro mất mát thì chính bản thân nhà đầu tư phải gánh chịu và sẽ chẳng có nhà nước nào đứng ra đền bù cho họ khoản đó. Chính vì vậy họ phải tự lo cho mình trước bằng việc bảo hiểm để đảm bảo cho đồng tiền của họ.
Bảo hiểm xây dựng bắt đầu triển khai ở Việt Nam từ năm 1995 và hơn 10 năm qua nó đã thực sự thể hiện được tầm quan trọng của mình.
II.Nội dung cơ bản của bảo hiểm xây dựng
1. Người được bảo hiểm
Trong bảo hiểm xây dựng người được bảo hiểm có thể bao gồm:
- Chủ đầu tư(Principal): là người chủ của công trình xây dựng.
- Các kiến trúc sư, kĩ sư, cố vấn chuyên môn làm việc cho chủ đầu tư theo hợp đồng
- Chủ thầu: người kí kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư. Cũng có khi để rõ ràng, trong trường hợp có nhiều chủ thầu và chủ đầu tư, người ta dùng khái niệm chủ đầu tư chính hay chủ thầu chính
- Chủ thầu phụ: là các bên không có các hợp đồng liên quan được kí kết trực tiếp với chủ đầu tư chính mà họ chỉ kí kết hợp đồng làm thuê cho chủ thầu.
Có thể có cả trường hợp một số nhà thầu phụ không có cả hợp đồng kí kết trực tiếp với chủ thầu mà với một nhà thầu phụ khác (nhà thầu phụ cảu nhà thầu phụ)
Cần lưu ý rằng đơn bảo hiểm xây dựng không bảo hiểm cho trách nhiệm nghề nghiệp của các kiến trúc sư, kĩ sư, cố vấn chuyên môn (ví dụ trách nhiệm của họ khi tính toán, thiết kế) mặc dù trong thành phần người được bảo hiểm có họ trong đó.
2. Đối tượng bảo hiểm
Có thể nói tổng quát rằng đối tượng của bảo hiểm xây dựng bao gồm tất cả các công trình dân dụng, công trình công nghiệp…Nói chung là các công trình có sử dụng cament và bê tông. Cụ thể các công trình sau đều là đối tượng bảo hiểm:
- Nhà ở, trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc, nhà hát, rạp chiếu phim, các công trình văn hoá khác…
- Nhà máy, xí nghiệp
- Đường sá (cả đường săt,bộ) và sân bay
- Cầu cống, đê đập, công trình cấp thoát nước, kênh đào, cảng
Các hạng mục chủ yếu được bảo hiểm bao gồm:
+ Giá trị thi công xây dựng : bao gồm giá trị của tất cả các hạng mục công trình do chủ thầu tiến hành (kể cả nhà thầu phụ) theo hợp đồng xây dựng kí kết giữa chủ thầu và chủ đầu tư.
+ Các trang bị và các công trình tạm thời: Đây là các trang bị dùng trong khi xây dựng, các trang bị này được sử dụng nhiều lần cho nhiều công trình khác nhau. Chỉ một phần giá trị hao mòn của các trang bị đó được tính vào giá trị của công trình. Ví dụ: các loại công cụ, đồ nghề, lán trại tạm thời, trụ sở tạm thời, nhà kho, xưởng, dàn giáo, cốt pha, hệ thống băng tải, rào chắn…Các trang bị này nếu yêu cầu bảo hiểm thì cần có danh sách kèm theo đơn bảo hiểm
+ Máy móc xây dựng: Đây là loại máy dùng trong quá trình xây dựng . Ví dụ: các loại máy san ủi đất, các loại cẩu, các loại phương tiện vận chuyển dù các phương tiện đó thuộc quyền sở hữu của NĐBH hay do họ đi thuê. Cần chú ý các phương tiện vận chuyển chỉ sử dụng trên công trường không được phép lưu hành trên công lộ.
+ Tài sản có sẵn trên và xung quanh công trường : đối với loại tài sản này, cần phân biệt 2 loại khác nhau:
Tài sản trong và xung quanh khu vực công trường thuộc quyền sở hữu, quản lí, chăm sóc của NĐBH. Loại tài sản này thuộc phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm xây dựng.
Loại tài sản nằm trong và xung quanh khu vực công trường nhưng thuộc quyền sở hữu của bên thứ ba. Loại này được bảo hiểm theo phần hai của đơn bảo hiểm xây dựng trách nhiệm đối với người thứ ba.
+ Chi phí dọn dẹp: Bao gồm các chi phí phát sinh do phải di chuyển, dọn dẹp các chất phế thải xây dựng, đất đá do sự cố thuộc trách nhiệm bảo hiểm gây ra trên khu vực công trường, nhằm mục đích làm sạch để có thể tiếp tụ thi công xây dựng công trình.
+ Trách nhiệm đối với người thứ ba: Đây là phần II của đơn bảo hiểm, là một trong hai phần chủ yếu của đơn bảo hiểm xây dựng. Nó bao gồm trách nhiệm theo luật định mà người được bảo hiểm phải gánh chịu do gây tổn thất về người hoặc tài sản cho bên thứ ba. Với điều kiện là các tổn thất này xảy ra có liên quan đến công trình được bảo hiểm và xảy ra trong khoảng thời gian bảo hiểm.
Tuy nhiên, các tổn thất gây ra cho công nhân hay người làm thuê của NĐBH không thuộc trách nhiệm bồi thường của đơn bảo hiểm này. Họ được bảo hiểm bằng đơn bảo hiểm tai nạn lao động hoặc trách nhiệm của chủ thầu đối với người làm thuê.
3. Địa điểm công trình
Cách xác định địa điểm công trình cũng phải xác định cho rõ ràng . Thông thường địa điểm công trường được ghi rõ trong phụ lục của đơn bảo hiểm và trong giấy yêu cầu bảo hiểm do người được bảo hiểm lập. Trong trường hợp xây dựng các ngôi nhà hay công trình trong một địa điểm cố định thì vấn đề xác định địa điểm công trình tương đối đơn giản. Nhưng trong trường hợp xây dựng đường sá thì công trường là suốt chiều dài của quãng đường với các công trình phụ trợ suốt dọc hai bên đường và các địa điểm khai thác đất đá để làm đường. Trong trường hợp xây dựng các công trình như đập, cầu cống, nhà kho lớn thì công trường sẽ bao gồm cả các con đường tạm thời để ra vào nơi đó.
4. Phạm vi bảo hiểm
4.1.Các rủi ro chính thuộc phạm vi bảo hiểm
Vì là đơn bảo hiểm mọi rủi ro nên phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm CAR rất rộng. Chỉ trừ những rủi ro đặc biệt bị loại trừ nêu trong đơn bảo hiểm còn phần lớn các rủi ro gây nên các thiệt hại bất ngờ và không lường trước được diễn ra trong thời gian bảo hiểm tại khu vực công trường đều được bồi thường theo đơn bảo hiểm này. Sau đây là một số rủi ro chính :
- Cháy nổ và tổn thất do tiến hành các biện pháp chữa cháy.
- Sét đánh
- Bị các phương tiện giao thông hay máy bay đâm vào
- Lũ lụt, mưa gió, tuyết lở
- Động đất, núi lửa phun, song thần
- Trộm cắp
- Thiếu kinh nghiệm, sơ suất, hành động ác ý hay cố tình nhầm lẫn của con người nhưng không phải là người được bảo hiểm hay đại diện của họ
Phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm xây dựng còn bao gồm cả những tổn thất của nguyên vật liệu xây dựng, các trang thiết bị lắp đặt trong khi vận chuyển trên khu vực công trường hay khi lắp đặt, tháo dỡ
4.2. Các điểm loại trừ
- Các tổn thất xảy ra trực tiếp hay hậu quả của chiến tranh hay các hành động tương tự chiến tranh, đình công, bãi công, nổi loạn, gián đoạn hay ngừng công việc theo lệnh của nhà chức trách.
- Tổn thất do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân hay nhiễm phóng xạ
- Tổn thất do hành động cố ý của NĐBH hay đại diện của họ
- Các tổn thất có tính chất hậu quả, ví dụ : tiền phạt do chậm trễ hay vi phạm hợp đồng, mất thu nhập do thời gian xây dựng kéo dài…
- Những hỏng hóc về cơ khí, về điện hay những trục trặc của các máy móc xây dựng
- Tổn thất do thiết kế sai, do nguyên vật liệu kém chất lượng hay sai chủng loại
- Hao mòn, rỉ sét, oxi hoá, giảm giá trị do để lâu không sử dụng hay dưới điều kiện bình thường về nhiệt độ, áp suất
- Các mất mát hay thiệt hại của tài liệu, bản vẽ, biểu mẫu, chứng chỉ thanh toán, tiền séc..
- Những tổn thất do tạm ngừng công việc
- Mức khấu trừ mà NĐBH phải tự gánh chịu trong mỗi trường hợp có sự cố thuộc trách nhiệm bảo hiểm
Các rủi ro được loại trừ nêu trên đều có thể được bảo hiểm bởi các điều khoản bổ sung. VD: rủi ro đình công chiến tranh (S.R.R.C):ĐKBS 001
rủi ro thiết kế:ĐKBS 115
5. Thời hạn bảo hiểm
Thông thường bảo hiểm có hiệu lực từ khi bắt đầu tiến hành xây dựng (san nền, đào đắp..) nhưng cũng có thể có hiệu lực cả thời gian lưu kho trước đó, nhưng không quá 3 tháng. Riêng đối với các máy móc, thiết bị xây dựng trách nhiệm của NBH chỉ thực sự bắt đầu khi tháo dỡ các máy móc thiết bị đó xuống khu vực công trường và kết thúc khi di chuyển khỏi công trường.
Baỏ hiểm kết thúc khi công trình được bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chậm nhất không vượt quá ngày ghi trong phụ lục đơn bảo hiểm. Trong trường hợp công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng từng bộ phận thì trách nhiệm của NBH đối với bộ phận đó sẽ chấm dứt ngay sau khi nó được bàn giao đưa vào sử dụng.
Nếu NĐBH yêu cầu thì thời hạn bảo hiểm có thể mở rộng cho cả thời gian bảo hành của công trình. Trong trường hợp này sẽ áp dụng ĐKBS số 003 hoặc 004.
Mỗi loại công trình xây dựng đều có một thời gian xây dựng tiêu chuẩn nhất định. Nêu NĐBH yêu cầu BH với thời hạn vượt quá thời gian tiêu chuẩn này thì phần thời gian vượt quá đó phải trả thêm phí bảo hiểm. Trong khi xây dựng, nêu NĐBH thấy rằng tiến độ công trình có thể phải kéo dài thì phải kịp thời thông báo cho NBH và yêu cầu bảo hiểm cho thời gian kéo dài đó.
6. Giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng
Trong bảo hiểm xây dựng, giá trị bảo hiểm là vấn đề quan trọng và rất phức tạp. Xác định được chính xác giá trị bảo hiểmasex giúp cho cả NBH và NĐBH tránh được các tranh chấp không cần thiết khi có tổn thất xảy ra. Các giá trị phải xác định trong bảo hiểm xây dựng bao gồm:
6.1.Giá trị bảo hiểm của phần công tác thi công xây dựng
Người được bảo hiểm có thể sẽ dùng một trong các giá trị sau đây làm giá trị bảo hiểm cho phần này:
- Tổng giá trị khôi phục của công trình, nghĩa là giá trị khôi phục lại công trình trong trường hợp có tổn thất xảy ra.
- Giá trị dự toán của công trình theo hợp đồng xây dựng
- Giá trị bằng hoặc nhỏ hơn tổn thất lớn nhất có thể xảy ra.
Trong thời gian xây dựng, nếu có sự thay đổi lớn về giá cả dẫn đến việc giá trị bảo hiểm thay đổi thì người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho NBH biết. Trường hợp này giá trị bảo hiểm sẽ phải được điều chỉnh ngay, không cần chờ đến khi công trình hoàn thành. NBH phải có trách nhiệm thuyết phục NĐBH khai đúng giá trị của công trình để tránh xảy ra tranh chấp sau này trong trường hợp xảy ra tổn thất thuộc trách nhiệm bồi thường.
6.2. Giá trị bảo hiểm của máy móc xây dựng
Giá trị bảo hiểm của máy móc xây dựng phải là giá trị thay thế tương đương mức mới của máy đó ( New Replacement Value) tức là giá trị của một máy móc tương đương có thể mua tại thời điểm đó để thay thế máy bị tổn thất.
6.3. Giá trị bảo hiểm đối với trang bị xây dựng
Tương đối khó xác định vì trang bị xây dựng rất nhiều hạng mục với nhiều giá trị khác nhau. Có những hạng mục chỉ sử dụng trong khoảng thời gian nhất định tại công trường sau đấy lại di chuyển tới công trình khác. Chỉ một phần giá trị của trang bị này được đưa vào giá thành của công trình.
Cách tốt nhất để xác định giá trị bảo hiểm của trang bị xây dựng là dự kiến giá trị của trang bị tại thời điểm tập trung cao nhất trong quá trình xây dựng. Còn một cách khác là xác định trang bị theo từng giai đoạn của công việc hay bảo hiểm toàn bộ giá trị của trang bị xây dựng cần dùng cho cả công trình.
6.4.Giá trị bảo hiểm đối với chi phí dọn dẹp
Cần dự kiến số chi phí cần thiết để di chuyển chất phế thải xây dựng, đất đá sau khi xảy ra tổn thất lớn. Ví dụ chi phí bơm nước, vét bùn, vận chuyển đi khỏi khu vực công trình đang thi công …Cần tính tới khả năng phải di chuyển nhiều nhất để phòng trường hợp xảy ra tổn thất lớn nhất. Ví dụ năm 1964, trong khi xây dựng một toà nhà tại PARIS một phần ngôi nhà bị sụp, người ta đã phải di chuyển tới 100.000 tấn gạch vụn , bê tông đổ vỡ để có thể tiếp tục thi công công trình. Chi phí này lên tới hàng triệu USD.
6.5.Giá trị bảo hiểm của tài sản trên và xung quanh công trường
Đây là nói về giá trị các tài sản thuộc quyền quản lí, sở hữu, chăm nom, coi sóc… của NĐBH. Giá trị bảo hiểm là giá trị của các tài sản đó tại thời điểm bảo hiểm. NĐBH cần kê khai đúng giá trị thực của các tài sản đó để có cơ sở chính xác cho NBH bồi thường trong trường hợp xảy ra tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
7. Giấy yêu cầu bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng
Giấy yêu cầu bảo hiểm do người được bảo hiểm lập theo mẫu in sẵn của NBH. Đây là cơ sở quan trọng để NBH căn cứ vào đó đánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm và sau đó cấp đơn bảo hiểm và cũng là chứng từ pháp lí để tranh chấp (nếu có)
Có thể tóm tắt mục đích chính giấy yêu cầu bảo hiểm như sau: nó là cơ sở và tiền đề để cho NBH
- Phân loại rõ ràng loại công trình
- Dự đoán các hiểm hoạ mà công trình có thể chịu tác động
- Xác định phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm, rủi ro nào cần phải loại trừ, rủi ro nào có thể chấp nhận bảo hiểm bằng ĐKBS….
- Tính phí bảo hiểm sát với thực tế
- Bổ sung các điều kiện cần thiết cho đơn bảo hiểm
Đối với các công trình tương đối đặc biệt như: cầu, đập, cảng, đường xe lửa, đường bộ, đường hầm, cống thoát nước….thì ngoài ra còn có thêm các bản câu hỏi bổ sung. Mục đích của bản c