Trong thời gian qua chúng ta đã chứng kiến chuỗi biến động “kinh hoàng” của thị trường cổ phiếu, vnindex tăng từ hơn 400 điểm vào thời kỳ đầu năm 2006 rồi lên đến đỉnh điểm hơn 1100 điểm vào năm 2007 sau đó là 1 chuỗi ngày đen tối để rồi hiện nay đang “vất vả” ở quãng 500 điểm! Kèm theo những biến động đó hàng chục công ty chứng khoán mới ra đời… Dường như mọi sự chú ý đều hướng tới thị trường cổ phiếu niêm yết, dường như người ta đã quên mất 1 thị trường khác không kém phần quan trọng, thị trường trái phiếu!
Hàng chục công ty chứng khoán đang nỗ lực hoạt động, thế nhưng số lượng công ty tiến vào thị trường trái phiếu còn rất khiêm tốn!
Không khó khăn lắm để nhận ra rằng thị trường trái phiếu đã đang và luôn là 1 bộ phận không thể tách rời của thị trường chứng khoán cũng như thị trường tiền tệ Đây là 1 kênh huy động vốn ưu việt, đồng thời cũng là 1 kênh đầu tư đáng tin cây, chính vì thế đó cũng là 1 mảnh đất màu mỡ để các công ty chứng khoán khai thác.
Công ty chứng khoán Thăng Long là một trong những công ty chứng khoán ra đời đầu tiên của Việt Nam, với nhiều năm kinh nghiệm và các mối quan hệ tốt đẹp, công ty đang hướng mục tiêu phát triển về hướng thị trường trái phiếu.
Chuyên đề sau đây tập trung đi sau phân tích hoạt động và tìm ra giải pháp giúp công ty chứng khoán Thăng Long phát triển các hoạt động của mình trên thị trường trái phiếu
79 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2624 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động của Công ty CP chứng khoán Thăng Long trên thị trường trái phiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC 0
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 0
Lời nói đầu 2
Chương1 KHÁI QUÁT CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 4
1.1 Khái quát về công ty chứng khoán 4
1.1.1 Khái niệm chung 4
1.1.2 Phân loại Công Ty chứng khoán. 5
1.1.3 Các hoạt động chính của công ty chứng khoán. 6
1.1.3.1. Hoạt động môi giới chứng khoán 7
1.1.3.2. Hoạt động Tự doanh: 7
1.1.3.3 Hoạt động bảo lãnh phát hành. 8
1.1.3.4. Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán: 9
1.1.3.5. Các hoạt động khác 9
1.2. Hoạt động của công ty chứng khoán trên thị trường trái phiếu 12
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm thị trường trái phiếu 12
1.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm trái phiếu 12
1.2.1.2 Khái niệm thị trường trái phiếu 13
1.2.3 Đặc điểm thị trường trái phiếu 16
1.2.1.4 Các thành viên tham gia thị trường trái phiếu 17
1.2.2 Hoạt động của công ty chứng khoán trên thị trường trái phiếu…….……………………………………………………………..… 19
1.2.2.1 Hoạt động huy động vốn 19
1.2.2.2 Hoạt động đầu tư trái phiếu 21
1.2.2.3 Hoạt động cung cấp dịch vụ 21
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của công ty chứng khoán trên thị trường trái phiếu 22
1.3.1 Các nhân tố chủ quan 22
1.3.2 Các nhân tố khách quan 26
Kết luận chương 1 30
Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG TRÊN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 31
2.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long 31
2.1.1 Thông tin chung 31
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 32
2.1.3 Các hoạt động chính của công ty 33
2.1.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức của các phòng ban: 36
2.1.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 39
2.2 Khái quát về hoạt động thị trường trái phiếu việt nam 44
2.3 Thực trang hoạt động của công ty chứng khoán thăng long trên thị trường trái phiếu 52
2.3.1 Đánh giá thực trạng hoạt động của công ty cổ phần chứng khoán thăng long trên thị trường trái phiếu 52
2.3.2 Kết quả 56
2.3.3 Hạn chế và nguyên nhân 57
2.3.3.1 Hạn chê 57
2.3.3.2 Nguyên nhân 58
Kết luận chương 2 61
Chương 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG TRÊN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 62
3.1 Định hướng thăng cường hoat động trên thị trường trái phiếu của công ty chứng khoán thăng long 62
3.1.1 Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam 62
3.1.2 Định hướng phát triển của công ty chứng khóan Thăng Long trên thị trường trái phiếu 65
3.2 Giải pháp cho công ty chứng khoán Thăng Long 65
3.2.1 Hoàn thiện chiến lược khách hàng: 65
3.2.2 Xây dựng và hoàn thiện chiến lược đầu tư 68
3.2.3 Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ 68
3.2.4 Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ 68
3.2.5 Hoàn thiện tổ chức 69
3.3 Kiến nghị với chính phủ 69
3.3.1 Chiến lược dài hạn 69
3.3.2 Giải pháp trước mắt 70
Kết luận 75
Tài liệu tham khảo 76
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Các văn phòng chính của công ty chứng khoán 6
Sơ đồ 1.2: Các văn phòng phụ trợ của công ty chứng khoán. 10
Sơ đồ 1.3 Thị trường tài chính 14
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long 36
Bảng 2.2 Chỉ tiêu doanh thu các năm 40
Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng doanh thu các hoạt động năm 2007 41
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 4 năm gần nhất 42
Bảng 2.5 Kế hoạch lợi nhuận của TSC 2008 – 2010 43
Bảng 2.6 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1993-2006 và dự báo 2007-2008 44
Biểu đồ 2.7 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản 45
Bảng 2.8 Kết quả niêm yết trái phiếu thời kỳ 2000 – 2004 46
Bảng 2.9 Số liệu dư nợ trái phiếu/GDP ở một số quốc gia Châu Á: 48
Bảng 2.8 Quy mô giao dịch trái phiếu qua các năm 48
Bảng 2.10 Thống kê số đợt TSC tham ra bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ năm 2007 – 2008 53
Bảng 2.11 Thống kê số đợt TSC tham gia giới thiệu nhà đầu tư đấu thầu trái phiếu chính phủ năm 2007 - 2008 54
Bảng 3.1 Lộ trình thành lập thị trường giao dịch TPCP chuyên biệt 64
Danh sách các từ viết tắt sử dụng
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
HTPT
Hỗ trợ phát triển
KBNN
Kho bạc Nhà Nước
TSC
Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long
NHNN
Ngân hàng Nhà Nước
NHNTVN
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
NHTMCP
Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMNN
Ngân hàng thương mại Nhà Nước
OTC
Thị trường giao dịch qua quầy
REPO
Hợp đồng mua lại
SGD
Sở giao dịch
TPCP
Trái phiếu Chính Phủ
TTGDCK
Trung tâm giao dịch chứng khoán
TTGDCK Tp. HCM
Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
TTGDCKHN
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
UBCKNN
Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước
UBND
Ủy ban nhân dân
Lời nói đầu
Trong thời gian qua chúng ta đã chứng kiến chuỗi biến động “kinh hoàng” của thị trường cổ phiếu, vnindex tăng từ hơn 400 điểm vào thời kỳ đầu năm 2006 rồi lên đến đỉnh điểm hơn 1100 điểm vào năm 2007 sau đó là 1 chuỗi ngày đen tối để rồi hiện nay đang “vất vả” ở quãng 500 điểm! Kèm theo những biến động đó hàng chục công ty chứng khoán mới ra đời… Dường như mọi sự chú ý đều hướng tới thị trường cổ phiếu niêm yết, dường như người ta đã quên mất 1 thị trường khác không kém phần quan trọng, thị trường trái phiếu!
Hàng chục công ty chứng khoán đang nỗ lực hoạt động, thế nhưng số lượng công ty tiến vào thị trường trái phiếu còn rất khiêm tốn!
Không khó khăn lắm để nhận ra rằng thị trường trái phiếu đã đang và luôn là 1 bộ phận không thể tách rời của thị trường chứng khoán cũng như thị trường tiền tệ Đây là 1 kênh huy động vốn ưu việt, đồng thời cũng là 1 kênh đầu tư đáng tin cây, chính vì thế đó cũng là 1 mảnh đất màu mỡ để các công ty chứng khoán khai thác.
Công ty chứng khoán Thăng Long là một trong những công ty chứng khoán ra đời đầu tiên của Việt Nam, với nhiều năm kinh nghiệm và các mối quan hệ tốt đẹp, công ty đang hướng mục tiêu phát triển về hướng thị trường trái phiếu.
Chuyên đề sau đây tập trung đi sau phân tích hoạt động và tìm ra giải pháp giúp công ty chứng khoán Thăng Long phát triển các hoạt động của mình trên thị trường trái phiếu
Đề tài được trình bày theo 3 phần
Chương1: Khái quát các hoạt động của công ty chứng khoán trên thị trường trái phiếu. Phần này tập trung các vấn đề mang tính học thuật và là cơ sở lý luận cho chuyên đề.
Chương2: Thực trạng các hoạt động trên thị trường trái phiếu của công ty chứng khoán Thăng Long. Phần này tập trung giới thiệu về công ty chứng khoán Thăng Long, thực trạng hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam, thực trạng hoạt động của công ty chứng khoán Thăng Long, đánh giá về các hoạt động này, và nêu ra nhận xét cá nhân .
Chương3 : Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động của công ty chứng khoán Thăng Long trên thị trường trái phiếu. Phần này đề cập đến định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam, định hướng phát triển mảng nghiệp vụ liên quan đến trái phiếu tại công ty chứng khoán Thăng Long, từ đó nêu ra giải pháp và các kiến nghị nhắm tăng cường và phát triển các hoạt động này.
Do giới hạn về mặt kiến thức, tài liệu và tầm nhìn còn hạn hẹp, có lẽ chuyên đề còn nhiều thiếu sót, rất hy vọng được sự đóng góp và chỉ dẫn của các thầy cô
Em xin chân thành cám ơn!
Chương 1
KHÁI QUÁT CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
Khái quát về công ty chứng khoán
Khái niệm chung
Theo giáo trình Thị trường chứng khoán, Đại học Kinh tế Quốc dân 2005 thì: “ Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán”.
Chức năng kinh doanh của các công ty chứng khoán được điều chỉnh bởi luật Chứng Khoán 2007 và nghị định 14 của Bộ Tài chính ban hành thi hành chi tiết một số điều của luật CK.Cụ thể:
Điều 59. Thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (sau đây gọi là công ty quản lý quỹ) được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều 60. Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán
1 Công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:
a) Môi giới chứng khoán;
b) Tự doanh chứng khoán;
c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
d) Tư vấn đầu tư chứng khoán.
2. Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
3. Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này, công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác.
Điều 18. Quy định về vốn đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
1. Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là:
a) Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;
b) Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;
c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam;
d) Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam.
2. Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ xin cấp phép.
Trên thực tế, một công ty chứng khoán không nhất thiết phải thực hiện tất cả các nghiệp vụ vừa nêu nhưng một nghiệp vụ tiêu biểu thể hiện rõ bản chất của công ty chứng khoán đó là nghiệp vụ môi giới và nó trở thàh nghiệp vụ cơ bản mà hấu hết các công ty chứng khoán đều tham gia
1.1.2 Phân loại Công Ty chứng khoán.
Theo hình thức tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán
Hiện nay trên thế giới tồn tại 3 loại hình tổ chức cơ bản của công ty chứng khoán đó là: Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh
- Công ty hợp danh: là loại hình công ty có ít nhất 02 chủ sở hữu. Thành viên của công ty hợp danh bao gồm:
Thành viên chỉ góp vốn chứ không tham gia quản lý: Thành viên góp vốn
Thành viên tham gia quản lý, điều hành công ty: Thành viên hợp danh.
Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của Công ty. Các thành viên góp vốn không tham gia điều hành công ty, chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần góp vốn của mình đối với những khoản nợ của công ty. Công ty hợp danh không được phát hành bất cứ một loại chứng khoán nào.
- Công ty cổ phần: Công ty cổ phần có tư cách là một pháp nhân độc lập với các chủ sở hữu công ty là các cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Thành viên của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong số vốn đã cam kết góp vốn vào doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phép phát hành cổ phiếu.
1.1.3 Các hoạt động chính của công ty chứng khoán.
Sơ đồ 1.1: Các văn phòng chính của công ty chứng khoán
1.1.3.1. Hoạt động môi giới chứng khoán Là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua và bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng phí môi giới, hoa hồng. Công ty chứng khoán là người đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở GDCK hoặc TT GDCK mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình.
Nhân viên môi giới cần có những kỹ năng sau:
- Kỹ năng tuyền đạt thông tin: Tiếp cận với khách hàng nhân viên môi giới cần phải truyền đạt rõ các thông tin mà khách hàng cần với thái độ chuẩn mực của một nhân viên môi giới. Biết cách đặt khách hàng lên trên hết thì mới có thể thành công trong công viêc, còn doanh thu của mình chỉ là thứ yếu.
- Kỹ năng tìm kiếm khách hàng: Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng có thể có những phương pháp như
Chiến dịch viết thư quảng bá, thư thoại, hội thảo quảng
Xây dựng tìm kiếm khách hàng từ các mối quan hệ trước đó
Qua những lời giới thiệu của khách hàng quen thuôc, các đối tác.
- Kỹ năng khai thác thông tin: Một trong những nguyên tắc hành nghề môi giới là phải hiểu khách hàng, biết được khả năng tài chính, mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng. Ngoài ra nó còn giúp cho những nhà môi giới tăng được khối lượng tài sản quản lý, có chiến lược khách hàng thích hợp.
1.1.3.2. Hoạt động Tự doanh:
Tự doanh là việc giao dịch mua và bán chứng khoán cho chính mình của công ty chứng khoán. Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện mua bán chứng khoán tại Sở Giao dịch vàTrung tâm Giao dịch Chứng khoán hoặc thị trường OTC. Với mục đích nhằm thu lợi nhuận cho chính công ty thông qua hành vi mua, bán chứng khoán với khách hàng. Khác với nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán chi làm trung gian thực hiện lệnh cho khách hàng để hưởng hoa hồng, trong hoạt động tự doanh công ty chứng khoán kinh doanh bằng chính nguồn vốn của công ty. Vì vậy công ty cần phải có nguồn vốn rất lớn và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và khả năng phân tích và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.
Một số yêu cầu đối với công ty chứng khoán:
- Tách biệt quản lý: Để đảm bảo tình minh bạch, rõ ràng trong nghề môi giới các công ty chứng khoán cần có sự phải tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới.
- Các hình thức giao dịch trong hoạt động tự doanh có thể là giao dich gián tiếp, trực tiếp tuỳ vào loại chứng khoán giao dịch và cách thức giao dịch. Hoạt động tự doanh cũng góp phần bình ổn giá cả thị trường và tham gia tạo lập thị trường
1.1.3.3 Hoạt động bảo lãnh phát hành Là việc công ty chứng khoán chức năng bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoan đầu sau khi phát hành.
Tổ chức phát hành nhờ nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của công ty chứng khoán sẽ thu được vốn từ đợt phát hành. Kế hoạch sử dụng vốn sau phát hành thông qua sự tư vấn của công ty chứng khoán từ trước, công ty chứng khoán sẽ thu được phí từ tổ chức phát hành
Các hình thức phân phối chứng khoán chủ yếu là:
Bán riêng cho các tổ chức đầu tư tập thể, cá quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm, quỹ hưu chí.
Bán trực tiếp cho các cổ đông hiện thời hay nhà đầu tư có quan hệ với tổ chức phát hành.
Bán rộng rãi ra công chúng.
1.1.3.4. Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán:
Cũng như các loại hình tư vấn khác, tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán thông qua hoạt động phân tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống và có thể thực hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng.
Hoạt động tư vấn chứng khoán được phân loại theo cac tiêu chí cơ bản như :
- Theo hình thức: gián tiếp và trực tiếp
- Theo mức độ ủy quyến: Tư vấn gợi ý và tư vấn ủy quyền
- Theo đối tượng: Tổ chức phát hành và nhà đầu tư
Nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn:
- Không đảm bảo chắc chắn về lợi nhuận của khách hàng khi đầu tư chứng khoán, yếu tố này thay đổi từng ngày phụ thuộc vào diễn biến thị trường các yếu tố kinh tế .v.v..
- Hoạt động tư vấn là dựa trên những dữ liệu, thông tin từ quá khứ để phân tích để đưa ra những nhận định cho tương lai. Vì vậy không thể hoàn toàn chính xác, việc đưa ra những nhận đinh nhằm cung cấp thông tin, xu hướng thị trường cho khách hàng tham khảo và nhà tư vấn sẽ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại kinh tế do những lời khuyên đưa ra. Điều này phải luôn nhắc nhở khách hàng
- Không dược dụ dỗ, mời chào khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó, những lời tư vấn phải được xuất phát từ cơ sở khách quan là quá trình phân tích, tổng hợp một cách khoa học, logic các vấn đề nghiên cứu.
1.1.3.5. Các hoạt động khác
Sơ đồ 1.2: Các văn phòng phụ trợ của công ty chứng khoán.
- Lưu ký chứng khoán: Là quy định bắt buộc trong giao dịch chứng khoán. Là việc bảo quản lưu giữ chứng khoán của khách hàng thông qua tài khoản lưu ký chứng khoán của họ. Do hình thức giao dịch trên thị trường trên thị trường tập trung là hình thức giao dịch ghi sổ khách hàn cần có tài khoản lưu ký chứng khoán tại công ty chứng khoán. Công ty sẽ nhận được các khoản phí từ khách hàng khi thực hiện dịch vụ lưu ký.
- Quản lý thu nhập của khách hàng (quản lý cổ tức): Công ty chứng khoán sẽ theo dõi tình hình lưu ký, các chứng khoán ghi sổ.Từ đó sẽ thu nhận việc chi trả cổ tức cho khách hàng từ các tổ chức phát hành thông qua tài khoản chứng khoán của khách hàng
- Nghiệp vụ quản lý quỹ: ở một số thị trường chứng khoán, pháp luật về thị trường chứng khoán còn cho phép công ty chứng khoán được thực hiện nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư. Theo đó, công ty chứng khoán cử đại diện của mình để quản lý quỹ và sử dụng vốn và tài sản của quỹ để đầu tư vào chứng khoán. Công ty chứng khoán được thu phí dịch vụ quản lý quỹ đầu tư.
- Nghiệp vụ tín dụng: Ở nhứng thị trường chứng khoán bên cạnh nghiệp vụ môi giới còn triển khai thêm dịch vụ cho vay chứng khoán để khách hàng có thể thực hiện bán khống chứng khoán hoặc cho khách hàng vay tiền để thực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ. Là hình thức cho khách hàng vay tiền của công ty mua chứng khoán và sử dụng chính chứng khoán đó làm vật thế chấp đối với khoản vay đó. Khách hàn có thể chọn hình thức ký quỹ một phần hoặc ký quỹ toàn phần. Khi đến hạn thỏa thuận trong hợp đồng khách hàng phải hoàn trả lãi và gốc vay cho công ty chứng khoán nếu khách hàng không trả nợ thì công ty sẽ bán chính chứng khoán đó để thu hồi món nợ.
1.2. Hoạt động của công ty chứng khoán trên thị trường trái phiếu
Khái niệm, đặc điểm thị trường trái phiếu
1.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm trái phiếu
Trái phiếu là giấy tờ có giá, thể hiện sự cam kết của nhà phát hành về việc thanh toán một số tiền xác định tại những thời điểm xác định cho người chủ sở hữu trái phiếu. Theo cách hiểu đó, Trái phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người chủ sở hữu trái phiếu đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành.
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau người ta có thể phân loại trái phiếu thành nhiều loại khác nhau. Nếu căn cứ theo hình thức trái phiếu, trái phiếu có thể bao gồm trái phiếu dưới dạng chứng chỉ, file dữ liệu hoặc bút toán ghi sổ. Các trái phiếu này có thể vô danh, ghi danh và đích danh. Trái phiếu vô danh có tính thanh khoản cao nhất và thường được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán; Trái phiếu ghi danh có ghi tên chủ sở hữu, do vậy khả năng chuyển nhượng bị hạn chế hơn do hình thức ký hậu; Trái phiếu đích danh phát hành trong trường hợp đặc biệt, thường được phát hành cho nhóm nhà đầu tư đặc quyền và hạn chế khả năng chuyển nhượng. Nếu căn cứ theo chủ thể phát hành, trái phiếu được phân thành ba loại là trái phiếu Chính Phủ; Trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu Công ty. Với các phương thức trả gốc và lãi khác nhau, nhà phát hành có thể tạo nên nhiều loại trái phiếu như Coupon; Consol; Zero-coupon hay Discount Bond; Annuity; Thanh toán gốc và lãi khi đáo hạn.
Cho dù trái phiếu được phân thành nhiều loại khác nhau nhưng chúng đều có đặc điểm chung là: Thứ nhất, trái phiếu là công cụ nợ, mà thực chất của việc phát hành các công cụ này là nhà phát hành đứng ra đi vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Người cho vay sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả hoạt động sử dụng vốn của người vay và trong mọi trường hợp, nhà phát hành phải có trách nhiệm hoàn trả cho trái chủ theo các cam kết đã được xác định trong hợp đồng vay. Trái phiếu thường có thời hạn xác định, có thể là trung hạn hay dài hạn.
Thứ hai, trường hợp chủ thể phát hành trái phiếu bị phá sản hoặc giải thể thì chủ sở hữu trái phiếu được ưu tiên trong quá trình thanh lý tài sản so với các cổ đông của công ty. Do chủ thể phát hành bị ràng buộc bởi nghĩa vụ thanh toán nên trái phiếu có độ an toàn cao, tính thanh khoản lớn và thường do các trung gian tài chí