Đề tài Thực trạng ô nghiễm tài nguyên đất và các giải pháp khắc phục ở nước ta hiện nay

Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người. Hiện nay, cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai đang trở nên đáng báo động. Ô nhiễm đất làm ảnh hưởng xấu đến các tính chất của đất, làm giảm năng suất cây trồng và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Chính vì vậy, việc phòng chống ô nhiễm đất có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng. Bởi vậy em lựa chọn đề tài: ” Thực trạng ô nghiễm tài nguyên đất và các giải pháp khắc phục ở nước ta hiện nay.”

docx14 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 32971 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng ô nghiễm tài nguyên đất và các giải pháp khắc phục ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Luận Đề Tài: Thực trạng ô nghiễm tài nguyên đất và các giải pháp khắc phục ở nước ta hiện nay. Mở đầu Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người. Hiện nay, cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai đang trở nên đáng báo động. Ô nhiễm đất làm ảnh hưởng xấu đến các tính chất của đất, làm giảm năng suất cây trồng và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Chính vì vậy, việc phòng chống ô nhiễm đất có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng. Bởi vậy em lựa chọn đề tài: ” Thực trạng ô nghiễm tài nguyên đất và các giải pháp khắc phục ở nước ta hiện nay.” Nội dung Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở nước ta hiện nay. Ở Việt Nam hiện nay có 33 triệu ha diên tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đang sử dung là 22.226.830 ha, chiếm 68,83% tổng quỹ đất. Còn 10.667.577 ha đất chưa sử dụng, chiếm 33,04% diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp ít, chỉ có 8,146 triệu ha, chiếm 26,1% diện tích đất tự nhiên.( Theo Tổng cục Địa chính, 1999). Với đặc điểm đất đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ lại nằm trong vùng nhiệt đới mưa nhiều và tập trung, nhiệt đooj không khí cao, các quá trình khoáng hóa diễn ra rất mạnh trong đất nên dễ bị rửa trôi, xói mòn, nghèo chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng dẫn đến thoái hóa đất. Đất đã bị thoái hóa rất khó có thể khôi phục lại trạng thái màu mỡ ban đầu. Nguyên nhân của quá trình thoái hóa đất có thể là do: Quá trình rửa trôi, xói mòn đất : do lượng mưa lớn hàng năm lại tập trung trong 4- 5 tháng trong mùa mưa, đất đồi núi dốc. Quá trình này ngày càng một gia tăng do các hoạt động của con người như: cháy rừng, đốt nương rẫy, canh tác không hợp lý trên đất dốc. Quá trình hoang mạc hóa: là qus trình tự nhiên và xã hội phá vỡ cân bằng sinh thái của đất, thảm thực vật, không khí, nước ở các vùng khô cạn và bán ẩm ướt… quá trình này xảy ra liên tục , qua nhiều giai đoạn, dẫn đến giảm sút hoặc hủy hoại hoàn toàn khả năng dinh dưỡng của đất trồng ( Theo đinh nghĩa của FAO) Một mặt đất ngày càng bị cạn kiệt, nghèo nàn chất dinh dưỡng. Một mặt khác môi trường đất cũng bị ô nghiễm ngày một nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất. Ô nhiễm đất là quá trình làm biến đổi hoặc thải vào đất các chất ô nhiễm là thay đổi tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng không có lợi, mất khả năng đáp ứng cho nhu cầu của con người. Ô nhiễm đất do sử dụng không hợp lý phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. Ô nhiễm do sử dụng phân hóa học: Sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng. - Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở nước ta trong những năm qua thuộc 4 nhóm chính: clo hữu cơ, lân hữu cơ, cacbamat và pyrethroid, trong đó thuốc nhóm lân hữu cơ trong những năm gần đây chiếm 60%. Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất- nước; tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất. Theo các kết quả nghiên cứu, hiện nay, mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg ai/ha/năm, tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất. (Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2010 ) Ô nhiễm do các chất thải ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp và dân sinh. - Kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước Long hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần. (Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005 ). - Các chất thải của các nhà máy và hầm mỏ thường chứa một số kim loại nặng hoặc một số chất độc dạng hữu cơ và dạng axit, dạng bazơ hoặc các muối khác làm cho đất bị ô nhiễm ở các kiểu khác nhau. Vấn đề này rất phổ biến ở các thành phố và khu công nghiệp lớn. - Rác thải y tế cũng là mối hiểm họa lớn khi chưa được xử lý triệt để. - Ô nhiễm kim loại ngày một tăng do chất thải của các khu công nghiệp chưa được xử lý hoàn toàn; chất thải của một số làng nghề; phân bón hóa học qua nhiều năm. - Ở các vùng dân cư đông đúc như các thành phố lớn, có nhiều chất thải sinh hoạt tập trung trong các cống rãnh hoặc các bãi rác chưa được xử lý, trong quá trình phân giải xác hữu cơ có thể sinh ra một số chất làm ô nhiễm đất, nhất là khi nông dân dùng nước bẩn đó để tưới hoặc dùng các loại phân hữu cơ chưa được xử lý đầy đủ - Các chất gây độc hại tích trữ ngày một tăng trong đất đặc biệt lá 4 nguyên tố: Đồng. Kẽm, Cadimi và Chì. Hàm lượng của một số kim loại nặng trong đấy tuy chưa vượt quá ngưỡng quy chuẩn cho phép nhưng đã có dấu hiệu tăng đáng kề qua các năm Ô nhiễm đất cục bộ do các chất thải hóa học còn tồn lưu sau chiến tranh. Các chất phóng xạ tồn tại trong đất thường là K40, Ra87, C14. Hiện nay người ta đã tìm thấy nhiều nguyên tố khác nhập vào đất nhưng trong đó chỉ có Sn90 và Cs137 là hai chất phóng xạ bền vững ở trong đất, chu kỳ bán huỷ của chúng là 28 và 30 năm. Theo tài liệu của Mỹ thì trong đất Mỹ Sn90 và Cs137 có khoảng 150 và 240 milicuri trên 1 cây số vuông Anh. Hàm lượng K40 tự nhiên bình quân khoảng 20000 milicuri. Nói chung sự ô nhiễm của các chất đó đối với đất chưa nghiêm trọng nhưng nếu có các chất phóng xạ do vũ khí nguyên tử phóng ra thì đất sẽ bị ô nhiễm nặng. Ô nhiễm đất do một số khí thải. Thường gặp nhất là SO2 hoặc HF do các nhà máy thải ra. Chất thứ nhất sinh ra axit H2SO4, chất thứ hai sinh ra axit HF. Chúng được nước mưa kéo xuống đất. Chất đầu có thể cho một vùng đất bị chua, chất sau có thể làm cho hàm lượng flo hoà tan trong đất tăng lên có hại cho sức khoẻ của người và gia súc. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất tới môi trường xung quanh và đời sống con người. Đất đóng vai trò quan trọng trong các con đường truyền dịch bệnh người – đất – người – côn trùng – ký sinh trùng – người, vật nuôi, đất, người hoặc đất người.Con đường từ người qua đất rồi trở lại về với người thông qua dòng nước hoặc côn trùng là phổ biến đối với các bệnh đường ruột như tảli5 hoặc thương hàn.Các vi trùng, trứng hoặc ấu trùng, ký sinh trùng (các loại giun sán) từ đất thâm nhập qua cơ thể người. con đường từ vật nuôi như trâu bò, lợn gà qua đất và nước trong đất từ đó vào người là phổ biến đối với các bệnh như bệnh xoắn trùng, da vàng trực trùng.Tại các vùng rừng núi bệnh từ động vật hoang dã cũng theo con đường này truyền vào người như bệnh sốt phát ban thường , sốt phát ban nhiệt đới.Bệnh viêm da do giun móc di chuyển từ dưới đất lên xâm nhập cơ thể người do da tiếp xúc với đất, hoặc phần thãi của động vật nuôi. Con đường truyền bệnh trực tiếp vào đất vào người là phổ biến đối với các bệnh nấm ở da, ăn sâu vào thịt hay lan toàn thân do xa khuẩn actinomycetes. Có các loại nấm từ đất xâm nhập vào các vết thương trên cơ thể người như blastomyces. Đất trồng trọt là nguồn chứa nấm độc fusarium penicilium.Các trực trùng uốc ván clostridium lestri, trực trùng gây bệnh như độc tố clostridium botudium tồn tại trong đất gây bệnh hiểm nghèo qua tiếp xúc của vết thương trên cơ thể người với đất, hoặc từ đất vào người qua đường tiêu hóa.Đất cũng là nơi hấp thụ các siêu vi khuẩn gây bệnh dường ruột và các loại siêu vi khuẩn mà chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người. Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Mức độ thâm nhập các kim loại nặng vào thực vật thưởng tỷ lệ thuận với hàm lượng của chúng trong đất (thưởng là môi quan hệ tuyến tính) thời gian sinh trưởng. Thông thường hàm lượng độc tố trong đất cao thì mức độ tích lũy độc tố trong thực vật càng lớn (chẳng hạn khi hàm lượng các chất độc trong đất tăng lên 100 lần thì hàm lượng của các chất này trong cây ngô cũng tăng lên 36 lần. Mặt khác, hàm lượng của các kim loại trong lá, thân cây thường lớn hơn trong hạt và củ nhưng mức độ tập trung của chúng trong cây lá và hạt xấp xĩ như nhau và cũng tăng theo hàm lượng của các độc tố trong đất. Các chất độc từ đất thâm nhập vào người, động vật gây nhiều biến đổi sinh hóa, sinh lý dẫn đến bệnh tật tử vong. Các chất độc từ đất có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua chuỗi thức ăn (thực vật đến động vật và cuối cùng vào cơ thể người). Chất độc hại có thể lan tỏa vào nước mặt và nước ngầm rồi theo nước vào cơ thể người và động vật. Cà hai phương thức thâm nhập nói trên đặc trưng cho các độc tố tồn tại ở dạng linh động là chủ yếu (dạng ion, dạng hấp thụ, dạng phức anion, các hợp chất hữu cơ, phức cơ kim có thể tan trong dung dịch đất). Ngoài ra, con người có thể hít thở không khí bị ô nhiễm bụi chứa chất độc hại bay lên từ đất. Bằng con đường này các độc tố ở các dạng tồn tại khác nhau có thể thâm nhập vào người và động vật. Cần nhấn mạnh mức độ thâm nhập độc tố vào cơ thể người phụ thuộc nhiều hơn vào đặc tính sinh địa hóa, dạng tồn tại của độc tố so với hàm lượng của chúng trong đất. Con người có thể nhiễm xạ nếu tiếp xúc với đất chứa các chất phóng xạ trong thời gian đủ dài. Chẵng hạn đất ở khu vực mỏ Urani Tiên An (Quảng Nam) bị nhiễm xạ với cường độ lớn hơn giới hạn tối đa cho phép hàng trăm, có nơi đến hàng nghìn lần. Trong vùng này có nhiều người bị quái thai, dị dạng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao. Do sử dụng nhiều hóa chất trong nông nghiệp, hiện nay tình hình ngộ độc thực phẩm do các hóa chất độc, trong đó có thuốc bảo vệ thực vật vẫn diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2004 có 145 vụ ngộ độc ( trong đó thực phẩm độc chiếm 23%, hóa chất 13%) với 3580 người mắc, có 41 người tử vong.( Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005). Việc sử dụng phân bón hóa hoạc không cân đối, không đúng lúc cây cần hàng năm một lượng lớn phân bón bị rửa trôi hoặc bay hơi đã làm xấu đi môt tường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống. Bên cạnh đó việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vât trong phòng trừ dịch hại không tuân thủ các quy trình kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc dẫn đến hậu quả nhiều trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, đồng ruộng bị ô nhiễm và một số dư lượng thuốc vẫn còn trong đất đã có thể vượt quá ngưỡng gía trị cho phép.        Ô nhiễm đất tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Đất chua, mặn, đất bị ô nhiễm bụi than và xỉ than không thích hợp cho việc canh tác nông ngiệp vì độ mùn thấp nghèo chất dinh dưỡng mà lại nhiều độc tố đối với cây trồng.Hệ quả tiếp theo là thảm thực vật kém hoặc không phát triển, chất lượng cảnh quan, chất lượng và giá trị của đất bị suy giảm.        Hơn nữa đất ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước trầm tích.Chất ô nhiễm trong đất đều được chuyển xuống và gây ô nhiễm vỏ phong hóa hoặc trầm tích phía dưới.Bằng con đường rửa trôi, chất ô nhiễm trong đất đi vào nước ngầm. Mặc khác, đất là nơi hứng chịu và tích động các chất ô nhiễm từ không khí và nước.Chẳng hạn, trong đất ở vùng Khe Sanh (Quảng Trị) , Đắc Tô (Komtum), Năm Căn (Cà Mau) bị ô nhiễm bỏi chất độc màu da cam (đioxine) tích đọng lại từ cuộc rải hóa chất độc bằng máy bay trong thời kỳ chiến tranh. Các biện pháp phòng chống và khắc phục. Muốn phòng chống ô nhiễm đất cần tiến hành các mặt sau: Điều tra và phân tích đất Triển khai điều tra và phân tích đất bị ô nhiễm. Ðịnh ra tiêu chuẩn đánh giá ô nhiễm. Ðây là một trong những công tác cơ bản đánh giá đất, phòng ngừa phát sinh và phát triển ô nhiễm đất. Ðiều tra ô nhiễm đất là tìm hiểu trạng thái ô nhiễm và đánh giá mức độ ô nhiễm. Hiện nay người ta lấy "trị số cơ bản" làm tiêu chuẩn đánh giá. Căn cứ vào hàm lượng bình quân của hợp chất hoặc nguyên tố độc hại trong đất vượt quá "trị số cơ bản" để đánh giá. Ðánh giá chất lượng đất là khâu quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Cần lấy mẫu đất định kỳ hoặc đặt máy đo tự động ở khu vực đại diện, phân tích các tính chất lý, hoá và sinh học đất để theo dõi động thái biến đổi, quy luật ô nhiễm, từ đó tính toán số lượng tồn lưu chất ô nhiễm trong đất, dự kiến được trạng thái ô nhiễm và xu thế chuyển hoá của chúng và nêu ra biện pháp phòng tránh. Loại bỏ nguồn gây ô nhiễm Trong các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ cần nghiên cứu công nghệ khép kín, không sản xuất hoặc ít sản xuất chất độc. Những chất thải loại cần có cách xử lý thu hồi. Hiện nay, ô nhiễm đất chủ yếu bắt nguồn từ các nhà máy và nước cống thành phố, bởi vậy lúc tưới nước cho cây trồng cần phải cẩn thận. Trước lúc dùng, cần phân tích thành phần độc hại và nồng độ của chúng, nếu không đạt được tiêu chuẩn nước tưới thì phải tìm cách cải tạo hoặc tìm nguồn nước khác. Cần chọn dùng loại nông dược có hiệu lực cao nhưng ít độc, ít tồn lưu trong đất. Hiện nay còn phải tạm dùng một số nông dược tồn lưu nhiều như chế phẩm kim loại nặng, cần được hạn chế phạm vi sử dụng, lượng dùng và số lần dùng. Một hướng mới hạn chế dùng thuốc gây ô nhiễm là cần mở rộng phương pháp sinh vật phòng trừ kết hợp với phương pháp khác (phòng trừ tổng hợp). Làm sạch hóa ruộng đồng Dùng vôi và muối phosphat kiềm để khử chua, chuyển phần lớn nguyên tố kim loại nặng sang hợp chất khó tan từ đó làm giảm nồng độ của chúng trong dung dịch. Tiêu nước vùng trũng, điều tiết Eh đất làm cho một số nguyên tố kim loại nặng chuyển sang dạng khó tan. Luân canh lúa màu có thể xúc tiến phân huỷ DDT_ thuốc trừ sâu. Cải thiện thành phần cơ giới đất, tăng cường bón phân hữu cơ. Ðối với đất cát cần nâng cao tính đệm và khả năng hấp phụ để hút các cation kim loại và nông dươc, áp dụng biện pháp tổng hợp nâng cao độ màu mỡ của đất, tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động phân huỷ các nông dược tồn lưu trong đất. Ðổi đất, lật đất Khi đất bị ô nhiễm nặng (như Cd) có thể áp dụng biện pháp đổi đất, lật đất. Ưu điểm của cách này là cải tạo triệt để nhưng khó thực hiện trên diện tích rộng. Thay cây trồng và lợi dụng hấp thu sinh vật Nếu đất bị ô nhiễm nặng nên thay cây lương thực, cây ăn quả bằng cây hoa, cây cảnh hoặc cây lấy gỗ. Nếu đất trồng cỏ chăn nuôi thì nên thu hoạch vào thời gian hàm lượng chất độc thấp nhất. Ngoài ra có thể trồng những cây không dùng để ăn mà có khả năng hút mạnh các chất có chứa nguyên tố kim loại nặng. Ví dụ, nếu trồng lúa nước trên đất ô nhiễm 10% Cd phải mất 350 năm mới hút hết Cd, nếu trồng lúa nương (cạn) mất 30 năm, nhưng có loại cây chỉ mất 7 năm là hút hết. Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng Cúc vạn thọ (Marigold) có khả năng chịu được ô nhiễm Cd, Pb. Gần đây người ta thấy có thể lợi dụng vi sinh vật để chống ô nhiễm. Ví dụ, các nhà khoa học đã phát hiện được một loài vi khuẩn chuyên ăn dầu mỏ, hễ gặp dầu là ăn ngay và phát triển nhanh chóng. Sau lúc ăn, chúng phân giải dầu mỏ thành CO2 và H2O làm sạch môi trường. Phenol là một chất độc hại cho người, một số vi sinh vật có thể phân giải phenol thành CO2 và H2O. Có loài trực khuẩn nha bào có thể biến phenol thành axit axetic để làm thức ăn cho bản thân. Thực hiện luật môi trường Nhà nước đã công bố Luật môi trường, phải giáo dục bồi dưỡng cho toàn dân, đặc biệt là các nhà máy sản xuất kinh doanh có kiến thức về môi trường và sinh thái học. Ðối với các cơ sở sản xuất hiện có cần áp dụng các biện pháp tái sử dụng (thu hồi) để giảm ô nhiễm và hạ giá thành, xử lý chất thải, thay đổi quy trình công nghệ. Cần xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất Phát triển nền nông nghiệp bền vững cũng là một chiến lược bảo vệ môi trường đất, đặc biệt ở miền núi. Đặc trưng cơ bản của hệ thống nông nghiệp bền vững là hướng tới các mục tiêu cơ bản sau: Nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp như đảm bảo một số lượng nông nghiệp tương xứng, đáp ứng được nhu cầu sống của lượng dân số mà hệ thống đó hướng tới Tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc tăng cường sử dụng các kiểu gen có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng các điều kiện khó khăn, duy trì độ phì của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng luân canh cây trồng, sử dụng hệ thống cây hàng năm, cây lâu năm, nghề cá, chăn nuôi tổng hợp Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con người và các sinh vật khác như chống ô nhiễm nguồn nước, giảm và loại bỏ sử dụng chất độc để trừ sâu bệnh, giảm sử dụng phân khoáng Tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp khác, tạo thêm công ăn việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng … nhằm nâng cao dần đời sống người dân Đối với Việt Nam phát triển các hệ thống nông nghiệp bền vững cần chú ý: Áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn Đa dạng hóa cây trồng dưới hình thức : trồng xan, gối vụ, luân canh Áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp với các mô hình đa dạng, phong phú Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, tăng cường phát triển và mở rộng các mô hình kinh tế vườn rừng, trại rừng Từng bước xây dựng một nền nông nghiệp “sạch” đảm bảo đa dạng hóa cây trồng, tạo năng suất bền vững, ổn định, giảm sử dụng phân khoáng và hóa chất độc hại bảo vệ thực vật. Không nên đặt mục tiêu duy nhất bằng mọi giá đạt năng suất cây trồng, vật nuôi cao nhất. Cuối cùng cần nhấn mạnh thêm rằng vấn đề nghiên cứu biến đổi môi trường đất cần được đặt ra một cách có hệ thống trong phạm vi toàn quốc, việc phối hợp hành động với các nước trong khu vực và toàn cầu là một đòi hỏi cấp bách nhằm góp phần thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. Kết luận Đất là tài nguyên vô cùng quý giá. Nó là môi trường sinh sống cúa hầu hết các loại sinh vật lớn nhỏ trong tự nhiên, trong đó có con người.. Ngày nay, môi trường đất đang ngày càng ô nhiễm một phần là do sự tác động của con người mà nên. Muốn đất ngày càng màu mỡ và phì nhiêu , có thể đáp ứng được những nhu cầu sủa dụng của con người thì con người cần phải biết giữ gìn, bảo vệ và cải tạo môi trường đất. Từ đó đem lại sự cân bằng trong sinh thái môi trường và hiệu quả kinh kế ngày một cao. Tài liệu tham khảo: Giáo trình kinh tế tài nguyên. Giáo trình Thổ nhưỡng học PGS.TS Trần Văn Chính – nhà xuất bản Nông Nghiệp 2006. Báo cáo hiện trạng môi trường 2005, 2010.
Luận văn liên quan