Đề tài Thực trạng quy trình tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam

Là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank ngày càng khẳng định được uy tín và thương hiệu của mình thông qua sự đa dạng hoá và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Tín dụng là một trong những nghiệp vụ chủ chốt của Techcombank, có đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng rất nhanh hàng năm của ngân hàng. Nghiệp vụ tín dụng Techcombank với tiêu chí luôn coi việc phục vụ khách hàng là nhiệm vụ trọng tâm, giúp các doanh nghiệp cũng như cá nhân tháo gỡ khó khăn trong nhu cầu vốn. Trong những năm vừa qua, việc Techcombank luôn đứng đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần trong việc tăng trưởng dư nợ tín dụng đã cho thấy tầm quan trọng của nghiệp vụ tín dụng đối với sự phát triển và lớn mạnh của Ngân hàng. Để hoạt động tín dụng thực sự phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, cũng như đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các Ngân hàng thương mại khác đòi hỏi Techcombank phải có được môt quy trình tín dụng thực sự hoàn thiện và đồng bộ nâng cao được hiệu quả tín dụng. Sau một thời gian tìm hiểu và thực tập tại phòng tín dụng doanh nghiệp Trung tâm giao dịch Hội Sở – Techcombank, hiểu rõ thực trạng và thấy được những điểm còn hạn chế trong quy trình tín dụng, người viết quyết định chọn đề tài“ Thực trạng quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam” để viết Thu hoạch thực tập. Thu hoạch thực tập gồm ba chương: Chương I: Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank. Chương II: Thực trạng quy trình tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.

doc39 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 10935 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quy trình tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank ngày càng khẳng định được uy tín và thương hiệu của mình thông qua sự đa dạng hoá và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Tín dụng là một trong những nghiệp vụ chủ chốt của Techcombank, có đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng rất nhanh hàng năm của ngân hàng. Nghiệp vụ tín dụng Techcombank với tiêu chí luôn coi việc phục vụ khách hàng là nhiệm vụ trọng tâm, giúp các doanh nghiệp cũng như cá nhân tháo gỡ khó khăn trong nhu cầu vốn. Trong những năm vừa qua, việc Techcombank luôn đứng đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần trong việc tăng trưởng dư nợ tín dụng đã cho thấy tầm quan trọng của nghiệp vụ tín dụng đối với sự phát triển và lớn mạnh của Ngân hàng. Để hoạt động tín dụng thực sự phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, cũng như đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các Ngân hàng thương mại khác đòi hỏi Techcombank phải có được môt quy trình tín dụng thực sự hoàn thiện và đồng bộ nâng cao được hiệu quả tín dụng. Sau một thời gian tìm hiểu và thực tập tại phòng tín dụng doanh nghiệp Trung tâm giao dịch Hội Sở – Techcombank, hiểu rõ thực trạng và thấy được những điểm còn hạn chế trong quy trình tín dụng, người viết quyết định chọn đề tài“ Thực trạng quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam” để viết Thu hoạch thực tập. Thu hoạch thực tập gồm ba chương: Chương I: Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank. Chương II: Thực trạng quy trình tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Do thời gian thực tập không dài và kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế, vì vậy báo cáo còn tồn tại rất nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô giáo. Chương I : Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank. 1. Lịch sử hình thành : Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993 là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Trải qua 16 năm xây dựng và phát triển đến nay Techcombank đã thực sự trở thành một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển của Techcombank qua các năm có thể tóm tắt như sau : Năm 1993 Techcombank thành lập với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, chỉ 2 năm sau (1995) ngân hàng đã tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng, đồng thời thành lập chi nhánh Tehcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn. Đến năm 1998 trụ sở chính được chuyển sang toà nhà Techcombank – 15 Đào Duy Từ – Hà Nội đồng thời thành lập chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng. Năm 2001 và 2002 Ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 102,345 tỷ đồng và thành lập các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn như Chi nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng, Chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng, Chi nhánh Tân Bình tại thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nội. Trong những năm 2003, 2004 và 2005 là những năm có sự chuyển biến mang tính chất bước ngoặt đối với Ngân hàng. Rất nhiều các sự kiện lớn diễn ra thường xuyên và liên tục trong những năm này. Đầu tiên phải kể đến đó là việc Ngân hàng phát hành thẻ thanh toàn F@st Access – Connect 24 hợp tác với Vietcombank. Sau đó ít lâu đã triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 06/12/2003 và đồng thời tăng vốn điều lệ lên 180 tỷ đồng, đưa chi nhánh Techcombank Chợ Lớn vào hoạt động. Năm 2004 Ngân hàng chính thức khai trương biểu tượng mới vào ngày 09/06/2004 và liên tục tăng vốn điều lệ lên 234 tỷ đồng, lần thứ hai là vào ngày 02/08/2004 tăng lên 252,255 tỷ đồng, lần thứ ba vào ngày 26/11/2004 tiếp tục tăng lên 412 tỷ đồng. Vào cuối năm này Ngân hàng đã ký kết thành công hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compus Plus. Năm 2005, Ngân hàng tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 617 tỷ đồng và chính thức bắt tay với Ngân hàng HSBC làm đối tác chiến lược của mình. Hoàn thành việc nâng cấp phần mềm Globus lên Version T24 R5 là Version mới nhất của hệ thống này đồng thời triển khai thành công phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ Compus Plus. Năm 2006 đánh dấu sự thành công của Ngân hàng bằng việc nhận các giảI thưởng cao và những đánh giá tốt từ các tổ choc quốc tế cũng như các tổ chức trong nước. Đầu năm ngày Ngân hàng đã được nhận giảI thưởng về thanh toán quốc tế từ Newyorks, Citibank, Wachovia. Sau đó ít tháng, Ngân hàng đã được nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững”, tiếp theo là được Moody’s xếp hạng tín nhiệm tiền gửi với các đánh giá tốt. Và đến cuối năm, Ngân hàng một lần nữa tăng vốn điều lệ lên 1500 tỷ đồng. Năm 2007 cũng là một năm thành công của Techcombank. Sự kiện đầu tiên trong năm nay là việc khai trương Hội sở Techcombank 70-72 Bà Triệu, Hà Nội vào ngày 27 tháng 01. Với tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ đồng, trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch. Tiếp tục nâng cao thành công phần mềm T24 R5 lên Version T24 R6- phiên bản mới nhất của hệ thống này. Với những nỗ lực không ngừng trong những năm qua Ngân hàng đã được nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục xúc tiến thương mại – Bộ thương mại trao tặng vào ngày 07 tháng 04. Hiện nay Techcombank là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insight công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường. Năm 2008 Techcombank vinh dự được nhận danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do độc giả báo Sài gòn tiếp thị bình chọn. Tiếp đó, Techcombank triển khai máy gửi tiền tự động ADM, triển khai hàng loạt dự án hiện đại hoá công nghệ như: nâng cấp hệ thống phần mềm lên phiên bản T24.R7, là thành tiền của cả hai liên minh thẻ lớn nhất là Smartlink và BankNet, kết nối hệ thống ATM với đối tác chiến lược HSBC ... Sau đó, Techcombank ra mắt Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Techcombank AMC, được nhận giải thưởng “thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” do UBCK trao tặng. Trên đây là những mốc sự kiện tiêu biểu của Ngân hàng CPTM Kỹ thương Việt Nam – Techcombank trong suốt 15 năm hoạt động. Từ khó khăn của những ngày đầu thành lập, bằng những nỗ lực hết mình của cán bộ công nhân viên Ngân hàng, Techcombank đã đạt được những kết quả xứng đáng với sự cố gắng của mình. 15 năm không phải là một thời gian quá dài để một Ngân hàng cổ phần thương mại gây dựng được lòng tin và sự uy tín trong lòng khách hàng, ngày nay các cán bộ công nhân viên ngân hàng đang không ngừng học hỏi và tiếp tục nâng cao kiến thức để đà phát triển của Ngân hàng ngày một nhanh hơn và mạnh hơn. 2. Cơ cấu tổ chức: Với một mạng lưới các chi nhánh rộng khắp tại các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam có thể được tóm tắt bằng sơ đồ dưới đây:  3. Các hoạt động chính: Techcombank là ngân hàng thương mại đô thị đa năng ở Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh tranh cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm các mục đích thoả mãn khách hàng, tạo giá trị gia tăng cho cổ đông, lợi ích phát triển cho nhân viên và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng. Các hoạt động chính của Techcombank tập trung vào ba mảng sản phẩm dịch vụ chính: 3.1. Ngân hàng cá nhân - Tiết kiệm - Tài khoản - Tín dụng bán lẻ - Dịch vụ bán lẻ doanh nghiệp - Sản phẩm dịch vụ khác 3.2. Ngân hàng doanh nghiệp - Dịch vụ tài khoản - Tín dụng doanh nghiệp - Bảo lãnh và đồng bảo lãnh - Sản phẩm ngoại hối và quản trị rủi ro - Dịch vụ thanh toán trong nước - Dịch vụ thanh toán quốc tế 3.3. Ngân hàng điện tử - F@st i-bank - F@st MobiPay – thanh toán qua SMS - HomeBanking - Telebank 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Kỹ thương Việt Nam: 4.1. Giới thiệu chung về bộ máy tín dụng của Ngân hàng: Bộ máy hoạt động tín dụng tại Techcombank được xây dựng trên cơ sở phải đảm bảo hai mục tiêu cơ bản là đảm bảo kinh doanh hiệu quả và đảm bảo tuân thủ các chủ trương, định hướng và chính sách tín dụng của Ngân hàng. Chức năng hoạt động tín dụng của Techcombank được chia thành 04 nhóm chức năng chính như sau: Chức năng lập kế hoạch, định hướng và phát triển hoạt động tín dụng. Chức năng lập kế hoạch, định hướng và phát triển hoạt động tín dụng sẽ do các cấp lãnh đạo thực hiện và tuỳ theo lãnh đạo ở cấp độ nhất định sẽ thực hiện chức năng này ở phạm vi quản lý của mình: Hội đồng quản trị, Ban TGĐ thực hiện chức năng lập kế hoạch và định hướng trên phạm vi toàn hệ thống Techcombank, Ban giám đốc các chi nhánh thực hiện chức năng trong phạm vi chi nhánh. Chức năng phát triển kinh doanh Chức năng phát triển kinh doanh thực hiện việc nghiên cứu đánh giá các cơ hội thị trường, tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu và duy trì mối quan hệ với khách hàng nhằm bán và bán chéo các sản phẩm tín dụng và phi tín dụng của Ngân hàng. Chức năng kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh Chức năng kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh là hệ thống đảm bảo thực hiện hai nhiệm vụ: Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh trong quá trình triển khai các thủ tục tín dụng (hồ sơ tín dụng, các thủ tục pháp lý, thủ tục nhắc nợ, các vấn đề về hạch toán và báo cáo kiểm soát) và kiểm soát hồ sơ tín dụng (kiểm soát tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ, lưu trữ và bảo quản hồ sơ) Chức năng thẩm định và kiểm soát rủi ro Chức năng thẩm định và kiểm soát rủi ro thực hiện việc tái thẩm định và thẩm định đối với những khoản vay theo yêu cầu của các cấp phê duyệt hoặc theo quy định hiện tại của Ngân hàng. Ngoài ra chức năng này cũng thực hiện việc quản lý tổng thể chất lượng danh mục tín dụng của Ngân hàng. 4.2. Tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Hình 2: Tổ chức bộ máy tín dụng Chú thích: Giải thích chữ viết tắt: QLTD: Quản lý tín dụng TĐ&QLRR TD: Thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng KS&HTKD: Kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh KTGD&KQ: Kế toán giao dịch và kho quỹ 4.2.1. Vai trò của Hội đồng quản trị: Phê duyệt chính sách tín dụng trong chiến lược kinh doanh tổng thể của Ngân hàng, giới hạn tăng trưởng tín dụng hàng năm hoặc trung, dài hạn và mục tiêu, các cơ cấu và giới hạn quản lý an toàn, chất lượng và hiệu quả. Phê duyệt và rà soát định kỳ chiến lược rủi ro về tín dụng, chiến lược tổng thể và kế hoạch dài hạn cho hoạt động tín dụng. Quyết định bổ sung hoặc điều chỉnh kế hoạch, chính sách tín dụng và giới hạn phân cấp trên đây. Xem báo cáo của Tổng GĐ về các khoản vay vượt mức 15% vốn tự có. 4.2.2 Vai trò của ban Tổng Giám đốc : Ban TGĐ thực hiện các nhiệm vụ sau: Xác định định hướng, lập kế hoạch, xây dựng chính sách tín dụng, chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Trực tiếp điều hành, theo dõi, giám sát chất lượng tín dụng và hiệu quả các hoạt động tín dụng trên toàn hệ thống Techcombank. Xét duyệt tín dụng theo uỷ quyền phán quyết của HĐQT Các trường hợp giá trị các khoản tín dụng vượt quá mức phán quyết của Tổng Giám đốc sẽ được trình lên Hội Đồng Tín Dụng (HĐTD) phê duyệt 4.2.3 Tổ chức hoạt động tín dụng Hội sở: Phòng quản lý tín dụng Hội sở có chức năng nhiệm vụ liên quan đến tín dụng như sau: Theo dõi giám sát và đánh giá chất lượng tín dụng trên toàn hệ thống Techcombank. Quản lý danh mục đầu tư tín dụng trên toàn hệ thống. Tái thẩm định các hồ sơ tín dụng của các chi nhánh trước khi trình lên ban TGĐ, Hội đồng tín dụng Hội sở. Tham mưu cho TGĐ trong việc xây dựng các chính sách tín dụng, xác định và tổ chức triển khai các văn bản quy định liên quan đến hoạt động tín dụng. 4.2.4 Tổ chức hoạt động tín dụng tại chi nhánh: Ban GĐ chi nhánh thực hiện vai trò lãnh đạo và thực hiện chức năng phê duyệt tín dụng theo uỷ quyền của TGĐ. Ngoài ra, để tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng, đồng thời nâng cao khả năng chủ động trong kinh doanh tại các chi nhánh. HĐTD tại các chi nhánh được thiết lập với các thành viên và có mức thẩm quyền phê duyệt tín dụng do TGĐ quy định trong từng thời kỳ. Các bộ phận nghiệp vụ tại chi nhánh tham gia vào hoạt động tín dụng bao gồm: 4.2.4.1.Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh tại các chi nhánh bao gồm: Các CVKH và lãnh đạo phòng kinh doanh. Tuỳ theo quy mô của từng chi nhánh, phòng kinh doanh có thể là 1 phòng duy nhất hoặc bao gồm: Phòng doanh nghiệp (phục vụ khách hàng doanh nghiệp) và phòng bán lẻ (phục vụ khách hàng cá nhân) đều trực thuộc sự lãnh đạo của Ban GĐ chi nhánh. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của phòng Kinh doanh trong hoạt động tín dụng là : Thực hiện công tác marketing, tiếp thị khách hàng, bán sản phẩm tín dụng và các sản phẩm Ngân hàng của Techcombank. Thực hiện việc tiếp xúc khách hàng, tập hợp hồ sơ thẩm định tín dụng. thực hiện một số công việc trong quá trình làm các thủ tục để giải ngân các khoản tín dụng đã được phê duyệt cho khách hàng. Theo dõi hoạt động của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ 4.2.4.2. Ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng Ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng được thiết lập tại các chi nhánh trực thuộc sự lãnh đạo của Ban giám đốc chi nhánh. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu: Theo dõi, giám sát, kiểm soát rủi ro tín dụng tại các nhi nhánh; thực hiện đánh giá thường xuyên chất lượng danh mục tín dụng tại các chi nhánh, thực hiện các báo cáo phân tích liên quan về tín dụng tại các chi nhánh. Tái thẩm định hồ sơ tín dụng của văn phòng kinh doanh theo yêu cầu của TGĐ, Ban giám đốc chi nhánh. Hướng dẫn triển khai và kiểm soát thực hiện các quyết định liên quan đến hoạt động tín dụng tại các chi nhánh. 4.2.4.3.. Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh: Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh được thiết lập tại các chi nhánh trực thuộc sự lãnh đạo của ban giám đốc chi nhánh. Chức năng,nhiệm vụ chủ yếu của ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh: Thực hiện các công việc trong quy trình làm các thủ tục để giải ngân các khoản tín dụng đã được phê duyệt cho khách hàng, bao gồm các việc tham gia định giá TSĐB. Hạch toán kế toán các dịch vụ tín dụng phát sinh (giải ngân, thu nợ gốc lãi, hạch toán TSĐB, khai báo hạn mức, v.v... Kiểm soát hỗ sơ tín dụng trước khi hạch toán giải ngân, lưu trữ hồ sơ tín dụng 4.2.4.4.Các bộ phận liên quan khác Kế toán kho quỹ Phòng kế toán, giao dịch và kho quỹ gián tiếp tham gia một phần vào việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng bao gồm: Thực hiện thủ tục mở tài khoản, cấp ID cho khách hàng Thực hiện chi tiền mặt cho khách hàng nếu khách hàng nhận bằng tiền mặt và thực hiện các yêu cầu liên quan Lưu giữ một phần hồ sơ tín dụng cho khách hàng. Bộ phận kiểm soát nội bộ (kiểm toán nội bộ) Kiểm soát rủi ro sau khi cho vay, thông qua hoạt động kiểm tra, rà soát lại tính đầy đủ, tính chính xác và tính tuân thủ của các hồ sơ đã được phê duyệt và giải ngân. Phát hiện các rủi ro tiềm ẩn của khoản vay trong trường hợp các rủi ro đó chưa được phát hiện trong quá trình thẩm định và phê duyệt tín dụng, từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp để khắc phục và kiểm soát hiệu quả các rủi ro hệ thống đó. Tham gia vào hệ thống theo dõi sau khio cho vay. Bộ phận thu hồi nợ: Bộ phận thu hồi nợ thực hiện các chức năng sau: Tiếp nhận các khoản vay khó đòi từ các đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống để tiếp tục thực hiện các biện pháp thu hồi nợ mang tính chất cương quyết và cứng rắn hơn. Rút kinh nghiệm từ những khoản vay khó đòi mà Techcombank gặp phải. Chương 2: Thực trạng quy trình tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam I. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam. 1. Các quy định của ngân hàng: Techcombank lựa chọn khách hàng mục tiêu có tiềm năng mang lại không chỉ thu nhập lãi suất mà còn thu nhập dịch vụ và mong muốn duy trì mối quan hệ lâu dài với ngân hàng phù hợp với chiến lược phát triển Techcombank trong thời kỳ và được Ban điều hành quy định chi tiết trong phạm vi cho phép của pháp luật hiện hành. Tuỳ thuộc vào nguồn lực và khả năng nhưng phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng, Techcombank thực hiện việc cung cấp tín dụng cho các mục đích vay vốn hợp pháp tại các khu vực thị trường nằm trong phạm vi cho phép của Pháp luật hiện hành. Thông qua các hoạt động tại hội sở và tại các chi nhánh của mình, Techcombank thực hiện việc cho vay bằng VND, ngoại tệ, cho vay nhận nợ bằng vàng và cung cấp các dịch vụ tài chính khác. Mọi nhân viên, cán bộ Ngân hàng tham gia vào hoạt động cho vay cần chú trọng đến việc đáp ứng các nhu cầu tín dụng đặc thù tại địa bàn hoạt động của mình. Khi xem xét nhu cầu vay vốn, Techcombank chủ trương không phân biệt đối xử khách hàng theo các yếu tố như: hình thức sở hữu, chủng tộc, quốc tịch, màu da, tôn giáo, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân. Trong hệ thống của Techcombank, phát triển kinh doanh là trách nhiệm chính của các bộ phận, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các hoạt động tiếp thị chung như phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, bảo vệ và nâng cao uy tín của Ngân hàng là trách nhiệm chung của mọi cán bộ nhân viên Ngân hàng. Quy trình xét duyệt khoản vay của Techcombank phải dựa trên nguyên tắc hoạt động độc lập của khâu thẩm định với xét duyệt cho vay. Việc thẩm định do CVKH, chuyên viên phân tích tín dụng và lãnh đạo phòng kinh doanh thực hiện. Nội dung thẩm định do Tổng giám đốc quy định phù hợp với mức độ rủi ro của từng loại khách hàng, từng loại khoản vay. Việc xét duyệt cho vay do các cá nhân thực hiện theo uỷ quyền của hội đồng quản trị và Tổng giám đốc và trên cơ sở các ý kiến đề xuất của CVKH và ý kiến tái thẩm định của bộ phận phân tích tín dụng, tái thẩm định. Thẩm quyền phê duyệt tín dụng và hạn mức tín dụng được thể hiện bằng số tiền cho vay và được uỷ quyền cho các cá nhân hoặc tập thể có trách nhiệm phê duyệt sẽ được xem xét định kỳ để đảm bảo rằng các công cụ này đáp ứng nhu cầu của công việc, phù hợp với kinh nghiệm và năng lực của các đơn vị kinh doanh cụ thể. Các cấp chỉ được xét duyệt cho vay phạm vi uỷ quyền. Techcombank tổ chức bộ phận kiểm soát hỗ trợ tín dụng và bộ phận xử lý nợ vay có trách nhiệm theo dõi sau khi cho vay và hỗ trợ việc xử lý khoản vay có vấn đề. Tuy nhiên, CVKH phải chịu trách nhiệm chính trong việc xử lý các khoản vay có vấn đề cho đến kho mọi thủ tục giải quyết liên quan được thực hiện xong. Sử dụng hệ thống chấm điểm phân loại khách hàng và phân loại khoản vay làm công cụ để hoạch định, quản lý, theo dõi và đánh giá chất lượng danh mục tín dụng và hoạch định các chính sách khách hàng của Techcombank. 2. Tiến trình thực hiện: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TÍN DỤNG  3. Diễn giải quá trình thực hiện: 3.1. Thẩm định và xét duyệt tín dụng: 3.1.1. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ khách hàng Chuyên viên khách hàng nhận hồ sơ, tiếp nhận các nhu cầu vay vốn của khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập các hồ sơ vay vốn cần thiết theo quy định tại phụ lục số 01 kem theo quy trình này (PL-TDTE/01). 3.1.2. Thẩm định tín dụng Chuyên viên khách hàng căn cứ vào từng hồ sơ vay vốn cụ thể của khách hàng, thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng và thực hiện việc thẩm định tín dụng đối với khách hàng. Thẩm định tín dụng bao gồm: Thẩm định khách hàng vay vốn: tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, năng lực hoạt động kinh doanh. Thẩm định phương án kinh doanh, dự án đầu tư, mục đích sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Thẩm định tài sản bảo đảm của khách hàng.
Luận văn liên quan