Ngày nay, khi hội nhập toàn cầu đang là xu thếphát triển chung trên toàn thếgiới thì
bất kì một quốc gia nào nếu không ngừng nỗlực đểhội nhập vào xu thếchung, tạo ra
sức mạnh cạnh tranh cho quốc gia của mình đều sẽphải đối mặt với nguy cơbịgạt ra
ngoài lềcủa sựphát triển. Nhưnhiều quốc gia khác trên thếgiới, Việt Nam cũng nhận
thức được những đòi hỏi cấp bách của tình hình chung và đang không ngừng cải cách,
chuyển đổi trên nhiều lĩnh vực, trong đó không thểkhông kể đến Xuất Nhập Khẩu một
lĩnh vực đóng vai trò rất quan trọng giúp Việt Nam mởrộng được các mối quan hệ
cũng nhưtạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơhội hơn đểxâm nhập thịtrường
quốc tế.
Thời gian qua, hoạt động Xuất Nhập Khẩu của Việt Nam cũng đã được Đảng và Nhà
nước đặt nhiều sựquan tâm, nó được coi là hướng ưu tiên, là trọng điểm của kinh tế
đối ngoại. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng đang ngày càng được mởrộng,
từnhững mặt hàng truyền thống từlâu đã quen thuộc với bạn hàng quốc tếnhưdệt
may, đồthủcông mỹnghệhay thuỷhải sản đến những mặt hàng có hàm lượng kĩ
thuật cao hơn nhưphần mềm điện tử. Trong đó, mặt hàng dệt may đã, đang và sẽtiếp
tục là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng bậc nhất của Việt Nam.
Nhìn chung tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vẫn đang diễn biến
khá thuận lợi, minh chứng là kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng, uy tín ngày càng
cao và thịtrường ngày càng được mởrộng Tuy nhiên bên cạnh đó những hạn chếcòn
tồn tại của hàng dệt may Việt Nam nhưchất lượng sản phẩm chưa ổn định, quy mô sản
xuất không lớn, vẫn chủyếu là gia công xuất khẩu lại đang trởthành trởngại lớn cho
hoạt động mởrộng kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đặc biệt là đối
với một thịtrường khó tính nhưMỹ.
64 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2225 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng ứng dụng marketing quốc tế tại tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đào Thuỳ Linh Marketing 46B
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG
MARKETING QUỐC TẾ TẠI TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI”
Đào Thuỳ Linh Marketing 46B
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………….4
PHẦN I.TỔNG QUAN VỀ
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI ………….…………..…….7
1.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI……….................................................7
1.1.1.Quá trình hình thành của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội ……….7
1.1.2.Các giai đoạn phát triển của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội …….7
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT MAY HÀ NỘI………………………………………………………………..12
1.2.1.Nội dung các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Dệt May
Hà Nội ……………………………………………………………………………..12
1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội ……….13
1.2.3.Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ………………………...14
1.3.HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT
MAY HÀ NỘI…………………………………………………………………… ..19
1.3.1.Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội ………………19
1.3.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy Xuất- Nhập khẩu………………………………..….24
PHẦN II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING QUỐC TẾ TẠI TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI …………………………………….35
2.1.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU TẠI
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI………………….……………35
2.1.1.Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu…….……………………………..35
2.1.1.1.Nghiên cứu thị trường…………………………………………………. ….35
2.1.1.2.Giao dịch……………………………………………………………………… …..36
2.1.1.3. Đàm phán………………………………………………………………….38
Đào Thuỳ Linh Marketing 46B
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân
3
2.1.1.4.Ký kết hợp đồng……………………………………………………………39
2.1.1.5.Xin giấy phép xuất khẩu…………………………………………… ……...39
2.1.1.6.Chuẩn bị và kiểm tra hàng hoá xuất khẩu ……………........................... . 40
2.1.1.7.Thuê phương tiện…………………………………………………………..40
2.1.1.8.Làm thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu…………………………………41
2.1.1.9.Giao hàng cho các phương tiện vận tải........................................................42
2.1.1.10.Làm thủ tục thanh toán……………………………………………………42
2.1.1.11.Khiếu nại và giải quyết khiếu nại…………………………………………43
2.1.1.12.Thanh khoản hợp đồng……………………………………………………43
2.1.1.13.Lưu trữ tài liệu, hồ sơ……………………………………………………..44
2.1.2.Đặc điểm xuất khẩu hàng hoá tại Tổng công ty ...............…………………44
2.1.2.1.Mặt hàng xuất khẩu………………………………………………………...46
2.1.2.2.Thị trường xuất khẩu……………………………………………………….47
2.1.2.3.Phương thức xuất khẩu…………………………………………………….51
2.2.THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING QUỐC TẾ TẠI TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI…………………………………………………...51
2.2.1.Nghiên cứu thị trường Mỹ.........…………………………………………….51
2.2.1.1.Môi trường kinh tế………………………………………………………….51
2.2.1.2.Môi trường chính trị - luật pháp……………………………………………52
2.2.1.3.Môi trường văn hoá – xã hội………………………………………………..52
2.2.1.4.Môi trường cạnh tranh………………………...............................................53
2.2.2.Chính sách Marketing Mix của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội…..53
2.2.2.1.Chính sách sản phẩm xuất khẩu…………………………………………….53
2.2.2.2.Chính sách giá xuất khẩu……………………………………………………54
2.2.2.3.Chính sách phân phối sản phẩm xuất khẩu………………………………….55
2.2.2.4.Chính sách xúc tiến thương mại……………………………………………..55
Đào Thuỳ Linh Marketing 46B
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân
4
2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG MARKETING QUỐC TẾ TẠI TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI………………………………………..56
2.3.1.Kết quả đã đạt được…………………………………………………………..56
2.3.2.Hạn chế còn tồn tại………………………………………………………..…57
PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING
QUỐC TẾ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI…………..59
3.1.VỀ PHÍA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI………………...59
3.1.1.Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường……………………………...59
3.1.2.Chính sách Marketing Mix trên thị trường xuất khẩu……………………...59
3.1.2.1.Chính sách sản phẩm xuất khẩu……………………….................................59
3.1.2.2.Chính sách giá xuất khẩu…………………………………...........................60
3.1.2.3.Chính sách phân phối sản phẩm xuất khẩu………………………………... 61
3.1.2.4.Chính sách xúc tiến thương mại………………………………......................62
3.2.VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC…………………………………………………………. 62
3.2.1.Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam…..62
3.2.2.Có các chính sách bảo hộ và hỗ trợ hàng dệt may Việt Nam…………… ….62
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………..63
Đào Thuỳ Linh Marketing 46B
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân
5
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, khi hội nhập toàn cầu đang là xu thế phát triển chung trên toàn thế giới thì
bất kì một quốc gia nào nếu không ngừng nỗ lực để hội nhập vào xu thế chung, tạo ra
sức mạnh cạnh tranh cho quốc gia của mình đều sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị gạt ra
ngoài lề của sự phát triển. Như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng nhận
thức được những đòi hỏi cấp bách của tình hình chung và đang không ngừng cải cách,
chuyển đổi trên nhiều lĩnh vực, trong đó không thể không kể đến Xuất Nhập Khẩu một
lĩnh vực đóng vai trò rất quan trọng giúp Việt Nam mở rộng được các mối quan hệ
cũng như tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội hơn để xâm nhập thị trường
quốc tế.
Thời gian qua, hoạt động Xuất Nhập Khẩu của Việt Nam cũng đã được Đảng và Nhà
nước đặt nhiều sự quan tâm, nó được coi là hướng ưu tiên, là trọng điểm của kinh tế
đối ngoại. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng đang ngày càng được mở rộng,
từ những mặt hàng truyền thống từ lâu đã quen thuộc với bạn hàng quốc tế như dệt
may, đồ thủ công mỹ nghệ hay thuỷ hải sản…đến những mặt hàng có hàm lượng kĩ
thuật cao hơn như phần mềm điện tử. Trong đó, mặt hàng dệt may đã, đang và sẽ tiếp
tục là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng bậc nhất của Việt Nam.
Nhìn chung tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vẫn đang diễn biến
khá thuận lợi, minh chứng là kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng, uy tín ngày càng
cao và thị trường ngày càng được mở rộng…Tuy nhiên bên cạnh đó những hạn chế còn
tồn tại của hàng dệt may Việt Nam như chất lượng sản phẩm chưa ổn định, quy mô sản
xuất không lớn, vẫn chủ yếu là gia công xuất khẩu lại đang trở thành trở ngại lớn cho
hoạt động mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đặc biệt là đối
với một thị trường khó tính như Mỹ.
Mỹ từ lâu đã là một thị trường lớn, đầy tiềm năng của các mặt hàng xuất khẩu của
Việt Nam nhưng đồng thời cũng là thị trường có nhiều trở ngại lớn do hệ thống pháp
Đào Thuỳ Linh Marketing 46B
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân
6
luật phức tạp, do cạnh tranh gay gắt từ nhiều nhà cung ứng trên thế giới và đặc biệt là
do Mỹ ngày càng sử dụng triệt để chính sách bảo hộ sản phẩm trong nước dưới các
hình thức thuế chống bán phá giá, yêu cầu kí quỹ, quy định khắt khe về chất lượng sản
phẩm…Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
khi tiến hành kinh doanh tại thị trường Mỹ. Vì thế để chủ động hơn trong hoạt động
kinh doanh, từ đó đạt được hiệu quả cao hơn ở lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu hàng dệt
may đòi hỏi Đảng và Nhà nước nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng phải
có công cụ quản lí kinh tế hữu hiệu hơn, đồng thời phải không ngừng tự hoàn thiện để
bắt kịp với những thay đổi và xu hướng mới của thời đại. Và Marketing quốc tế là một
công cụ hữu hiệu mà chúng ta cần quan tâm, bên cạnh đó việc đánh giá đúng hiện trạng
các hoạt động Marketing quốc tế đối với hàng hoá dệt may Việt Nam xuất khẩu sang
thị trường Mỹ là vấn đề vô cùng cấp thiết.
Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội, em đã có điều
kiện tiếp xúc và tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, nhất là về lĩnh
vực Marketing quốc tế. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài:
“Marketing quốc tế với việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ
của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội.”
nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về các hoạt động Marketing quốc tế tại các công ty
kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như tại Tổng công ty nói riêng, đồng thời khẳng định
lại những kiến thức đã được học tại trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng như thấy
được sự vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
Ngoài lời mở đầu, chuyên đề thực tập gồm ba phần như sau:
Phần I: Tổng quan về Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội ( Vinatex - Hanosimex ).
Phần II:Thực trạng ứng dụng Marketing quốc tế tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà
Nội ( Vinatex - Hanosimex ).
Phần III: Một số giải pháp phát triển hoạt động Marketing quốc tế tại Tổng công ty
Dệt may Hà Nội ( Vinatex - Hanosimex ).
Đào Thuỳ Linh Marketing 46B
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân
7
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và quý báu của các thầy cô giáo, đặc
biệt là thầy giáo TS. Vũ Huy Thông và toàn bộ các cô chú, anh chị trong phòng Xuất
nhập khẩu của Tổng công ty đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề
tốt nghiệp này.
Đào Thuỳ Linh Marketing 46B
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân
8
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI
1.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI
1.1.1.Quá trình hình thành của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội
Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội là một Tổng công ty thành viên lớn trực thuộc
Tập đoàn dệt may Việt Nam (Viet Nam Textile & Garment Group- VINATEX). Được
chính thức thành lập từ ngày 21/11/1984 với tiền thân là Nhà máy sợi Hà Nội nay đổi
tên là Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội, và lấy tên giao dịch đối ngoại là :
Hanoi Textile-Garment Joint Stock Corporation
( viết tắt là: VINATEX - HANOSIMEX )
1.1.2.Các giai đoạn phát triển của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội
Từ khi đi vào hoạt động đến nay trải qua 24 năm, HANOSIMEX đã có 14 thành
viên. Bao gồm 2 nhà máy sợi, 3 nhà máy dệt và nhuộm, 1 nhà máy giặt và 8 nhà máy
may mặc nằm trên khu đất rộng 24 ha với hơn 6000 công nhân và kĩ sư lành nghề.
Nhưng để đạt được những thành công bước đầu này Tổng công ty đã phải trải qua rất
nhiều giai đoạn.
Giai đoạn 1: từ khi thành lập đến ngày 28/02/2000
Tổng công ty đã trải qua nhiều lần đổi tên như:
Vào ngày 30/04/1991: Nhà máy sợi Hà Nội được đổi tên thành Xí nghiệp Liên
hợp Sợi - Dệt Kim Hà Nội, tên giao dịch quốc tế là HANOSIMEX .
Đến ngày 19/06/1995: Công ty đổi tên từ Xí nghiệp Liên hợp Sợi- Dệt Kim Hà
Nội thành công ty Dệt Hà Nội.
Và vào ngày 28/02/2000: Một lần nữa công ty được đổi tên thành Công ty Dệt
may Hà Nội.
Đào Thuỳ Linh Marketing 46B
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân
9
Giai đoạn 2: từ năm 2000 đến năm 2005
Đây là giai đoạn tiếp tục phát triển không ngừng trong xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế, chuyển đổi mô hình doanh nghiệp và mở rộng hoạt động kinh doanh.
HANOSIMEX là doanh nghiệp Nhà nước lớn hoạt động tại Hà Nội, doanh thu
trong giai đoạn 2000-2003 tăng khoảng 20%. Tuy nhiên mức tăng này không kéo theo
sư gia tăng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh bởi hiện tại, Công ty vẫn chỉ
hoà vốn. Mặc dù sản lượng tăng, nhưng lợi nhuận thu về từ việc bán hàng lại giảm
14% năm 2002 xuống còn 12% năm 2003. Tỷ suất vốn lưu động trên nguồn vốn kinh
doanh (các khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho) vẫn còn cao và cần được cải
thiện. Chính vì vậy, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cho rằng, tiến hành chuyển
HANOSIMEX thành “Công ty mẹ - Công ty con” sẽ giúp Công ty hoạt động độc lập
hơn theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời cũng là một cách để tách một phần
hoạt động chủ chốt (các bộ phận may mặc), là một bước quá độ tiến tới cổ phần hoá và
nâng cao các cơ hội thu hút vốn từ bên ngoài…
Vì vậy theo Quyết định số 113/2003/QĐ-TTG ngày 09/06/2003 của Thủ tướng
Chính Phủ, Công ty Dệt may Hà Nội ( HANOSIMEX ) được phép xây dựng thí điểm
theo mô hình “ Công ty mẹ - Công ty con” trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam
(VINATEX). Để trở thành công ty mẹ, HANOSIMEX sẽ tiến hành cổ phần hoá các
đơn vị trực thuộc cùng với việc mua lại hoặc tiếp nhận các doanh nghiệp Nhà nước
khác. Với cách thức triển khai đạt tới quy mô của công ty mẹ, trong tương lai
HANOSIMEX sẽ trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh chính trong chủ trương xây
dựng nhóm ngành dệt kim của Tập đoàn kinh tế VINATEX.
Và phương án để hình thành nên công ty mẹ HANOSIMEX được dự kiến như
sau: 4 đơn vị phụ thuộc là Nhà máy Kéo sợi Hà Nội, Nhà máy Dệt kim và nhuộm Hà
Nội, Xí nghiệp May số 1,2,3 Hà Nội, hệ thống kho bãi Hà Nội sẽ được sáp nhập vào để
hình thành nên công ty mẹ HANOSIMEX . Tiếp đến là thực hiện chuyển Công ty Kéo
sợi Vinh thành Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, trong đó HANOSIMEX sở
Đào Thuỳ Linh Marketing 46B
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân
10
hữu 100% vốn đồng thời sáp nhập với Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan, một đơn vị
thành viên VINATEX.
Đối với đơn vị phụ thuộc là Công ty Dệt Hà Đông và Nhà máy Dệt vải bò cũng sẽ
chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do HANOSIMEX sở hữu
100% vốn và di dời đến Khu công nghiệp Phố Nối vào năm 2005. Riêng đơn vị phụ
thuộc là Nhà máy May Đông Mỹ, Nhà máy May hàng thời trang và toàn vộ 10 cửa
hàng bán lẻ sẽ được chuyển thành công ty cổ phần, trong đó HANOSIMEX sở hữu
51% vốn.
Các đơn vị phụ thuộc còn lại là bộ phận dịch vụ cơ khí và bộ phận sản xuất ống
giấy sẽ hợp thành một công ty cổ phần, trong đó HANOSIMEX sở hữu 35% vốn. Thời
gian tiến hành được tính đến năm 2005.
Một vấn đề nổi cộm trong phương án sắp xếp giai đoạn này của HANOSIMEX là
việc sáp nhập Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan. Qua đánh giá ban đầu, đây là một
công ty nhỏ làm ăn thua lỗ với vốn chủ sở hữu âm (ngay cả sau khi thực hiện chuyển
nợ thành vốn chủ sở hữu năm 2002). HANOSIMEX là khách hàng và nhà cung cấp
lớn nhất hiện nay của Công ty này để sáp nhập. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng để xuất
rằng, chỉ nên sáp nhập những tài sản và nguồn lực phục vụ sản xuất cũng như một số
công nợ nhất định của Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan vào HANOSIMEX .
Đến năm 2005, tuy vẫn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức trong cạnh tranh trên
thị trường trong nước, khu vực và trên thế giới nhưng HANOSIMEX đã vượt lên với
những con số đầy ngoạn mục :
♦ Tổng doanh thu đạt : 1.430.168 triệu đồng tăng 30,3% so với năm trước
♦ Kim ngạch xuất khẩu đạt : 35,218 triệu USD, tăng hơn năm trước 34,7%
♦ Lợi nhuận đạt : 7.761 triệu đồng
♦ Nộp ngân sách Nhà nước : 6.805 triệu đồng
Giai đoạn 3: từ năm 2005 đến nay
Đào Thuỳ Linh Marketing 46B
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân
11
Tập trung cho việc triển khai thực hiện mô hình “Công ty mẹ - Công ty con” và
thực hiện cổ phần hoá Tổng công ty cùng các công ty thành viên. Cụ thể Tổng công ty
đã tiến hành thực hiện những công việc sau:
Từ năm 2005, HANOSIMEX chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình
“Công ty mẹ, công ty con”, và đã xây dựng định hướng phát triển đến năm 2010 và
những năm tiếp theo với mục tiêu chủ yếu là đa dạng hoá sản phẩm mẫu mã đẹp, đạt
tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, giá bán có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong
nước, khu vực và thế giới, tiếp tục giữ vững doanh nghiệp mạnh hàng đầu ở Việt Nam
về lĩnh vực hàng dệt may. Trên cơ sở đó, Công ty đã tổ chức sắp xếp lại sản xuất hợp
lý từ Công ty mẹ đến các Công ty con để khai thác đạt hiệu quả cao mọi nguồn lực hiện
có và đầu tư đồng bộ thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến cho tất cả các khâu kéo sợi,
dệt nhuộm hoàn tất và may hoàn chỉnh sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành hàng hoá để tăng nhanh
năng lực cạnh tranh, khi đất nước hội nhập một cách đầy đủ thị trường quốc tế.
Nhưng một bước ngoặt lớn đối với Tổng công ty Dệt may Hà Nội là vào ngày
11/01/2007 Bộ công nghiệp đã có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà
nước từ Tổng công ty Dệt May Hà Nội thành Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội,
với tên giao dịch đối ngoại là :
Hanoi textile- garment joint stock corporation
( viết tắt là : VINATEX - HANOSIMEX)
Cùng với đó Tổng công ty cũng tiến hành luôn việc cổ phần hoá các công ty thành
viên như :
Tổng công ty cũng đã tiến hành sáp nhập Nhà máy sợi Vinh vào Công ty Dệt
May Hoàng Thị Loan và Cổ phần hoá doanh nghiệp này, Công ty mẹ giữ vai trò sở hữu
Nhà nước chiếm 55% tổng số vốn điều lệ.
Tổng công ty tiếp tục tiến hành cổ phần hoá Công ty Dệt Hà Đông và Công ty
May Đông Mỹ, trong đó Công ty mẹ chiếm 51-49% tổng số vốn điều lệ.
Đào Thuỳ Linh Marketing 46B
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân
12
Cùng với đó Tổng công ty đã tiếp nhận, củng cố xong và đang cổ phần hoá
Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Hải Phòng; đồng thời mua 30% tổng số cổ phần
Công ty Dệt-May Huế.
Thêm nữa Tổng công ty cũng đã tổ chức di dời các nhà máy dệt nhuộm hoàn tất
vải dệt kim ở nội thành Hà Nội về khu Công nghiệp dệt-may tại Phố Nối (Hưng Yên)
đã có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật xử lý môi trường để đảm bảo phát triển ổn định bền
vững lâu dài. Nhà máy này sẽ đảm bảo cung ứng đầy đủ kịp thời 2.300 tấn vải dệt kim
chất lượng tốt cho 4 xí nghiệp chuyên may quần áo dệt kim phục vụ xuất khẩu là chủ
yếu, bao gồm May 1, May 2, May Đông Mỹ và May thời trang với tổng năng lực trên
6,5 triệu sản phẩm/năm.
Với hàng loạt hoạt động hiệu quả được thực hiện bài bản công ty đã đạt được
những kết quả đáng kể :
♦ Tổng doanh thu đạt : 1.939.755 triệu đồng
♦ Lợi nhuận đạt : 17.000 triệu đồng
♦ Nộp ngân sách Nhà nước : 23.000 triệu đồng.
Để hướng vào mục tiêu tiếp tục duy trì sự phát triển với hiệu quả cao của Tổng
công ty sau khi cổ phần hoá, Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội đã đưa ra phương
án kinh doanh cho toàn bộ Tổng công ty trong giai đoạn tới ( từ 2008-2010) phấn đấu
tăng trưởng chung đạt trên 15%/năm, đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, Tổng
công ty, cổ đông và người lao động bằng cách: Tổ chức lại sản xuất kinh doanh. Từ
năm 2008 đến năm 2010 sẽ lần lượt chuyển các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc
Tổng công ty sang tổ chức theo mô hình Công ty cổ phần để trở thành công ty liên kết
với vốn Nhà nước chiếm không quá 30% vốn điều lệ của Công ty cổ phần đó. Cụ thể
là: Công ty cổ phần Dệt kim Phố Nối HANOSIMEX , Công ty cổ phần May
HANOSIMEX , Công ty cổ phần Thời trang HANOSIMEX , công ty cổ phần Thương
Đào Thuỳ Linh Marketing 46B
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân
13
mại HANOSIMEX , Công ty cổ phần đầu tư HANOSIMEX , Công ty cổ phần cơ điện
HANOSIMEX , Công ty cổ phần liên doanh đầu tư và kinh doanh Bất động sản.
Bên cạnh đó tiếp tục rút kinh nghiệm hoàn thiện cơ chế hoạt động Công ty mẹ- Công
ty con đã được xác lập và thí điểm trong v năm qua để tạo ra mối liên kết kinh tế gắn
bó lâu dài giữa Tổng công ty mẹ và các Công ty con, Công ty liên kết trong tổ hợp
HANOSIMEX với vai trò chi phối của Tổng công ty mẹ (là cổ đông lớn nhất, chi phối
về thương hiệu và về thị trường) để quản lý hiệu quả vốn Nhà nước tại từng Công ty cổ
phần. Kết hợp với việc khuyến khích và tạo điều kiện để các công ty con, Công ty liên
kết phát huy tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh để khai thác tìm kiếm thị trường và
đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, liên kết hợp tác nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh. Từ đó tăng cường hợp tác liên kết với các đối tượng trong và ngoài
nước để thành lập, mua, thuê doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hoá
loại hình kinh doanh, ngành nghề sản xuất kinh doanh để tăng sức cạnh tranh trong quá
trình hội nhập.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT MAY HÀ NỘI
1.2.1.Nội dung các