1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm tới đây, Việt Nam chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Sự nghiệp đổi mới sẽ có bước phát triển mạnh hơn, nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam từ nền nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu thành một nước công nghiệp, có nền kinh tế hiện đại với cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ hợp lí, trong đó công nghiệp và dịch vụ ngày một chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân. Với đặc điểm là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, với hiệu quả nhiều mặt; lại được xác định có vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, nên ngành du lịch phải đẩy mạnh tốc độ phát triển nhanh hơn và bền vững. Để đạt được mục tiêu đề ra, một trong những nhiệm vụ trước mắt mà ngành du lịch phải thực hiện đó là kích thích việc đa dạng hóa các loại hình du lịch trong nước, đặc biệt là loại hình du lịch biển, đảo.
Trong đó, Cù Lao Chàm là cụm đảo hiện nay thuộc tỉnh Quảng Nam một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới đang có rất nhiều tiềm năng về khai thác du lịch. Nhận thức được tiềm năng và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững ở đây, nên tôi đã chọn đề tài này và bài viết của tôi chủ yếu tập trung vào tìm hiểu: “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững du lịch ở Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam”
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm ra những tiềm năng, thực trạng du lịch ở Cù Lao Chàm để đưa ra nhưng giải pháp phát triển ngành du lịch ở đây mang màu sắc riêng, phong phú, đa dạng và bền vững hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Cụm đảo Cù Lao Chàm, ban quản lí về cụm đảo, người dân bản địa và khách du lịch đến nơi đây.
2. Phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu này chỉ thực hiện trong khu vực đảo Cù Lao Chàm và các vùng phụ cận có ảnh hưởng đến nơi đây.
Nghiên cứu lượng khách du lịch đến với Cù Lao Chàm trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây:
4.1. Phương pháp quan sát
Quan sát về môi trường cũng như việc làm du lịch của ban quản lí và người dân nơi đây.
Quan sát lượt khách du lịch đến và đi ở Cù Lao Chàm
4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Lập các câu hỏi phỏng vấn nhằm thu thập tài liệu để thực hiện bài tiểu luận này.
4.3. Phương pháp thực nghiệm tự nhiên
Tham gia vào một chuyến đi đến Cù Lao Chàm để biết thêm về nơi đây, đồng thời thu thập thêm tài liệu trong chuyến đi.
4.4. Phương pháp thu thập tài liệu
Phân tích và thu thập tài liệu từ báo chí, internet, thực tế nhằm làm cho bài tiểu luận hoàn thiện hơn.
31 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 6120 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững du lịch ở Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong bài tiểu luận là trung thực, được các tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tam Kì, ngày 26 tháng 11 năm 2013
Hồ Văn Phúc
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại Học Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học lớp Đại học Việt Nam Học khóa 11, tôi gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô bộ môn chuyên nghành đã nhiệt tình giảng dạy tôi trong thời gian qua, qua đó tôi đã có được những kiến thức bổ ích để làm đề tài tiểu luận. Đặc biệt tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo, Thạc sĩ Hồ Thị Thanh Ly đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến cho tôi thực hiện bài tiểu luận này.
Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, mong cô và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến cho tôi để bài làm được hoàn thiện hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm tới đây, Việt Nam chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Sự nghiệp đổi mới sẽ có bước phát triển mạnh hơn, nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam từ nền nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu thành một nước công nghiệp, có nền kinh tế hiện đại với cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ hợp lí, trong đó công nghiệp và dịch vụ ngày một chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân. Với đặc điểm là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, với hiệu quả nhiều mặt; lại được xác định có vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, nên ngành du lịch phải đẩy mạnh tốc độ phát triển nhanh hơn và bền vững. Để đạt được mục tiêu đề ra, một trong những nhiệm vụ trước mắt mà ngành du lịch phải thực hiện đó là kích thích việc đa dạng hóa các loại hình du lịch trong nước, đặc biệt là loại hình du lịch biển, đảo.
Trong đó, Cù Lao Chàm là cụm đảo hiện nay thuộc tỉnh Quảng Nam một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới đang có rất nhiều tiềm năng về khai thác du lịch. Nhận thức được tiềm năng và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững ở đây, nên tôi đã chọn đề tài này và bài viết của tôi chủ yếu tập trung vào tìm hiểu: “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững du lịch ở Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam”
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm ra những tiềm năng, thực trạng du lịch ở Cù Lao Chàm để đưa ra nhưng giải pháp phát triển ngành du lịch ở đây mang màu sắc riêng, phong phú, đa dạng và bền vững hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Cụm đảo Cù Lao Chàm, ban quản lí về cụm đảo, người dân bản địa và khách du lịch đến nơi đây.
2. Phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu này chỉ thực hiện trong khu vực đảo Cù Lao Chàm và các vùng phụ cận có ảnh hưởng đến nơi đây.
Nghiên cứu lượng khách du lịch đến với Cù Lao Chàm trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây:
4.1. Phương pháp quan sát
Quan sát về môi trường cũng như việc làm du lịch của ban quản lí và người dân nơi đây.
Quan sát lượt khách du lịch đến và đi ở Cù Lao Chàm
4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Lập các câu hỏi phỏng vấn nhằm thu thập tài liệu để thực hiện bài tiểu luận này.
4.3. Phương pháp thực nghiệm tự nhiên
Tham gia vào một chuyến đi đến Cù Lao Chàm để biết thêm về nơi đây, đồng thời thu thập thêm tài liệu trong chuyến đi.
4.4. Phương pháp thu thập tài liệu
Phân tích và thu thập tài liệu từ báo chí, internet, thực tếnhằm làm cho bài tiểu luận hoàn thiện hơn.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm về du lịch
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định với mục đích giải trí, công vụ hoặc những mục đích khác ngoài mục đích kiếm tiền.(Theo luật du lịch Việt Nam ban hành năm 2005, tại điều 4, chương I)
Ngoài ra, Du lịch còn có thể được hiểu là :
+ Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
+ Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Du lịch không chỉ là một ngành kinh tế mà nó còn là một hiện tượng xã hội. Chính vì vậy toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác.
1.2. Khái niệm về du lịch bền vững
Du lịch bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến, nâng cấp và hoàn thiện khái niệm du lịch của những năm 90 và thực sự được mọi người quan tâm trong những năm gần đây. Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) cho rằng: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. Khái niệm này chỉ ra rằng mội hoạt động du lịch ở hiện tại không được xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai và phải luôn tôn trọng đảm bảo duy trì hoạt động ấy một cách liên tục và lâu dài.
Theo định nghĩa mới của tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”. Trong định nghĩa mới này thì du lịch đã được hiểu một cách đầy đủ hơn nó được xem xét trên cả ba lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường.
Và mới đây hội nghị Bộ trưởng du lịch các nước Đông Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Việt Nam đã đưa ra quan điểm về du lịch bền vững đó là: “ Các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau, du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ môi trường mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương”.
Tóm lại: phát triển du lịch bền vững là một vấn đề không thể thiếu được trong quá trình đi lên của đất nước nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Tuy nhiên bảo vệ và cải thiện môi trường phải được coi là yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển.
1.3. Nội dung phát triển du lịch bền vững
Như chúng ta đã biết, thì để phát triển được du lịch bền vững cần phải đạt được các nội dung căn bản sau đây:
Khai thác và sử dụng nguồn lực (tài nguyên) một cách bền vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Đó được coi là nền tảng cơ bản nhất để duy trì phát triển du lịch lâu dài.
Giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải. Thực hiện nguyên tắc này nhằm giảm chi phí khôi phục tài nguyên và giảm chi phí cho việc xử lý ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Duy trì tính đa dạng tự nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn hoá. Việc duy trì tính đa dạng sẽ tạo cho sức bật cho ngành du lịch giúp du lịch phát triển một cách bền vững.
Đảm bảo lợi ích nhiều mặt của công đồng dân cư địa phương. Tăng thu nhập cho địa phương. Du lịch được coi là một ngành tổng hợp vì vậy sự phát triển của du lịch có liên quan mật thiết với các ngành kinh tế khác trong đó có cả kinh tế địa phương vì vậy muốn phát triển bền vững du lịch thì du lịch phải có vai trò hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế địa phương phát triển.
Phải có trách nhiệm về phát triển du lịch hôm nay và cả mai sau. Vì vậy du lịch bền vững đồng nghĩa với du lịch trách nhiệm.
Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương. Sự tham gia của cộng đồng địa phương không chỉ đem lợi nhuận cho cộng đồng mà còn làm tăng tính trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.
Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Như chúng ta đã biết nguồn nhân lực phục vụ du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nguồn nhân lực có chất lượng sẽ giúp cho du lịch phát triển đa dạng và bền vững hơn.
Tóm lại, muốn du lịch phát triển bền vững thì nhất thiết phải tôn trọng các nội dung cơ bản trên để không tổn hại đến môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, và môi trường xã hội. Du lịch bền vững sẽ tác động tích cực đến đời sống xã hội và kinh tế. Du lịch thực sự đóng vai trò quan trọng và là ngành mũi nhọn chỉ khi nó được phát triển một cách bền vững. Mặt khác cần triển khai các nguyên tắc trên trong toàn bộ hệ thống của nền kinh tế xã hội thì khi đó mới đem lại hiệu quả cao, hiệu quả tốt nhất.
1.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững
Để đánh giá thước đo về du lịch bền vững cần phải đánh giá trên ba mặt đó là: bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bền vững về mặt môi trường.
Bền vững về mặt kinh tế là phát triển kinh tế nhanh và ổn định trong một thời gian dài. Tăng trưởng nhanh chưa chắc đã có được phát triển bền vững về mặt kinh tế. Vì thế chúng ta phải luôn duy trì một tốc độ tăng trưởng ổn định hợp lý và lâu dài không nên chỉ chú trọng và nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế nhanh.
Bền vững về mặt môi trường: Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống và sự phát triển của mỗi cá thể và của cộng đồng, nó bao gồm toàn bộ các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học...và xã hội bao quanh. Bền vững về mặt môi trường là ở đó con người có cuộc sống chất lượng cao dựa trên nền tảng sinh thái bền vững.
Bền vững về xã hội: Tính bền vững đó phải mang tính nhân văn hay nói một cách khác là phải đem lại phúc lợi và chia sẻ công bằng cho mọi công bằng cho mọi cá nhân trong xã hội. Phát triển phải được gắn liền với một xã hội ổn định, hoà bình, mở rộng và nâng cao năng lực lựa chọn cho mọi người cùng với đó là việc nâng cao sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển.
Cũng như tăng trưởn kinh tế, phát triển bền vững có thước đo riêng và rất đặc trưng. Tuy nhiên hệ thống thước đo này rất phức tạp và nhiều thước đo rất khó xác định vì chúng phải đánh giá trên cả 3 phương diện kinh tế - xã hội - môi trường.
Về mặt kinh tế, tính bền vững thể hiện ở các chỉ số như: tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sản phẩm quốc gia (GNP), cơ cấu GDP và GNP, GDP/người, GNP/người.... Theo tiêu chuẩn quốc tế thì chỉ tiêu GDP/người phải ở mức 5% mới được coi là phát triển bền vững và cơ cấu GDP mạnh là cơ cấu có tỷ lệ đóng góp của công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu phải cao hơn tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong cơ cấu.
Về mặt xã hội, có các chỉ tiêu đánh giá như: chỉ số phát triển con người (HDI), hệ số bất bình đẳng thu nhập, giáo dục, y tế, văn hoá...HDI là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp sự phát triển của con người vì vậy muốn phát triển bền vững thì yêu cầu đặt ra đối với chỉ tiêu này là phải tăng trưởng và đạt đến mức trung bình. Chỉ số bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng là một trong số các chỉ tiêu quan trọng trong phát triển bền vững vì bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng là nguyên nhân gây ra những xung đột, bất ổn trong xã hội.
Về mặt môi trường các chỉ tiêu đánh giá như : mức độ ô nhiễm (không khí, nguồn nước...), mức độ che phủ rừng.... là những chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá tính bền vững của môi trường. Môi trường bền vững là môi trương luôn thay đổi nhưng vẫn làm tròn ba chức năng : là không gian sinh tồn ; là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản suất của con người ; là nơi chứa đựng, xử lý chất thải.
Ngoài ra còn phải quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới; các chỉ tiêu về giáo dục: tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi, tỷ lệ học trung học, đại học,... các chỉ tiêu về hoạt động văn hoá khác.
1.5. Các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững
Nguồn tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo lập ra sự hấp dẫn du khách.
Tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm: Tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch thiên nhiên.
Tài nguyên du lịch thiên nhiên như: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản,...tạo thành cảnh quan, các dạng địa hình, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu hút du khách, giúp du lịch phát triển.
Tài nguyên nhân văn gồm: hệ thống các di tích lịch sử, di tích văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội... là yếu tố cơ bản để phát triển du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng
Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hạ tầng là vấn đề không thể thiếu được, là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch và nó có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách du lịch đến với địa điểm du lịch nó bao gồm:
Mạng lưới giao thông vận tải: là nhân tố quyết định đến việc phát triển du lịch cũng như khai thác những tiềm năng du lịch của địa phương. Mạng lưới giao thông thuận lợi mới thu hút được du khách đến với địa điểm du lịch.
Mạng lưới thông tin liên lạc và internet: Giúp trao đổi thông tin, tìm kiếm dễ dàng các điểm du lịch mà mình thích từ đó lên kế hoạch cho chuyến đi giúp chuyến đi được thuận lợi. Mặt khác nhờ có mạng lưới thông tin và internet sẽ giúp liên kết trong các doanh nghiệp du lịch với nhau, trao đổi kinh nghiệm và cùng nhau phát triển.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Bao gồm trang thiết bị, phương tiện, cơ sở cần thiết để đón tiếp khách du lịch, nơi lưu trú cho khách du lịch, khu vui chơi giải trí..là yếu tố quan trọng để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi cũng như nhu cầu giải trí của du khách từ đó thu hút được nhiều khách du lịch hơn.
Đào tạo lao động chuyên ngành du lịch (yếu tố con người)
Là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của du lịch. Chất lượng công tác kinh doanh chịu ảnh hưởng rất nhiều từ việc sử dụng lao động có chất lượng hay không bởi vì lao động làm việc trong du lịch không những thực hiện công tác chuyên môn về du lịch của mình hộ còn thực hiện nhiêm vụ quan trọng là trao đổi văn hoá, giao tiếp với du khách tạo cho du khách có cảm giác hứng khởi trong lúc du lịch.
Đường lối chính sách phát triển du lịch
Là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển du lịch, với một đường lối chính sách nhất định có thể kìm hãm hay thúc đẩy du lịch phát triển. Đường lối phát triển du lịch nằm trong đường lối phát triển chung , đường lối phát triển kinh tế - xã hội vì vậy phát triển du lịch cũng là đang thực hiện sự phát triển chung của xã hội.
Môi trường du lịch
Thực tế cho thấy phát triển du lịch thường đi kèm với những tác động tiêu cực đến môi trường. Nếu trong quá trình phát triển, các tác động tiêu cực đến môi trường không được liệt kê thông qua những biện pháp bảo vệ môi trường quản lý hữu hiệu thì hậu quả sẽ dẫn tới suy thoái môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững. Do vậy, trong quá trình phát triển du lịch phải lồng ghép các yêu cầu và giải pháp về bảo vệ môi trường, ngay từ khâu lập quy hoạch, xây dựng các chiến lược phát triển đến triển khai các dự án, thiết kế các sản phẩm du lịch cụ thể.
Tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch làm cho du lịch phát triển bền vững hơn. Sự tham gia của cộng đồng dân cư không những tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư mà còn tăng tính trách nhiệm trong việc phát triển du lịch. Việc tham gia này là hết sức cần thiết và không thể thiếu được.
Trên đây chỉ là một số yếu tố chủ yếu để phát triển du lịch ở mỗi địa phương. Tuỳ thuộc vào mỗi địa phương mà có những yếu tố khác đặc trưng riêng. Tuy nhiên các yếu tố này không tách rời nhau mà kết hợp lại với nhau thành một khối thống nhất tạo nên sức mạnh cho việc phát triển du lịch thành công.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở CÙ LAO CHÀM
2.1. Giới thiệu tổng quan về Cù Lao Chàm
2.1.1. Tên gọi và vị trí địa lí
Tên gọi cù lao Chàm đã xuất hiện cách nay đã hàng mấy trăm năm, và tên gọi xã Tân Hiệp (thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam hiện nay) có nguồn từ chữ Tân Hợp dưới triều Nguyễn. Trong dân gian, người dân vùng ven biển ở Quảng Nam nói gọn là Lao.
Cù Lao Chàm nằm ở toạ độ 15o15'20'' đến 15o15'15'' vĩ độ bắc và 180o23'10'' kinh độ đông; là một cụm gồm 07 hòn đảo lớn, nhỏ (Hòn Lao, Hòn Mồ, Hòn La, Hòn Dài, Hòn Tai, Hòn Khô và Hòn Ông) trải rộng trên một diện tích không gian khoảng 15km2. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3000 người, trong đó Hòn Lao có diện tích lớn nhất và chiếm dân cư nhiều nhất trong toàn vùng. Cù Lao Chàm cách bờ biển Cửa Đại 15km về phía đông, cách thị xã Hội An 19km về phía đông-đông bắc và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Về mặt hành chính, hiện nay Cù Lao Chàm là xã đảo Tân Hiệp thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Diện tích đất ở và canh tác không rộng, song do vị thế và những điều kiện tài nguyên rừng, biển và nguồn nước ngọt phong phú, Cù Lao Chàm ngay từ thời tiền sử đã được chọn làm nơi tụ cư, sinh sống của con người. Mặt khác cũng do vị trí tiền tiêu và như tấm bình phong che chắn, Cù Lao Chàm luôn gắn bó hữu cơ với đất liền. Cùng với Cửa Đại- Hội An, Trà Kiệu và Mỹ Sơn theo trục sông Thu Bồn tạo nên thế liên hoàn của chuỗi văn hoá trong những giai đoạn cực thịnh của văn minh Champa.
Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây - phương xưa thường ghi Cù lao Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn (Autronesian) "Pulau Champa". Cù lao Chàm còn có các tên gọi khác như Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La. Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.
Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam vào thời điểm 2007. Ngày 29.5.2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc).
Với vị trí địa lí như vậy, đã tạo cho Cù Lao Chàm một vị trí quan trọng cả về mặt kinh tế, chính trị và quốc tế.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
Cù Lao Chàm - cách Cửa Đại 19km về hướng đông - đông bắc,thuộc vùng khí hậu có nền nhiệt độ đồng đều, nhiệt độ trung bình năm khoảng 26oC, không có gió tây nam khô nóng. Mưa tương đối ít và điều hoà, ít có sương mù, độ ẩm trung bình 80 - 90%. Vào các tháng 8, 9, 10 hàng năm, chịu ảnh hưởng nặng của áp thấp nhiệt đới và bão.
2.2. Tiềm năng của xã đảo Tân Hiệp – Cù Lao Chàm
2.2.1. Vẻ đẹp Cù Lao Chàm
Cù lao Chàm có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rạn san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và được đưa vào danh sách bảo vệ. Du khách đến với cù lao Chàm sẽ trải qua những g