Hoạt động trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà Nước mỗi doanh nghiệp phải tự tìm các yếu tố cho sản xuất, tìm thị trường để tiêu thụ sản phẩm mà mình sản xuất. Phương châm chi phối hành động của DN là sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải sản xuất cái mình có. Điều đó chứng tỏ thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Thông qua thị trường DN tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Tiêu thụ là khâu quan trọng nhất trong quá trình tái sản xuât xã hội.
Phát triển là quy luật của mọi hiện tượng kinh tế xã hội. Chỉ có sự phát triển DN mới tồn tại và phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế. Đối với các DN muốn phát triển thì trước hết phải phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm không chỉ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạch toán đầy đủ trong kinh doanh mà còn góp phần nâng cao vị thế của DN trên thị trường. Như vậy duy trì và phát triển thị trường là nhân tố cơ bản tạo điều kiện cho DN tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường.
Công ty cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu điện chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực tin học và viễn thông cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Từ thực tế trên, qua quá trình thực tập tại công ty CT-IN và sự hướng dẫn của Thạc sỹ Trần Thăng Long em quyết định lựa chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện”
63 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2230 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của Công ty cổ phần viễn thông tin học Bưu Điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 5
I. Thị trường và các yếu tố của thị trường 5
1Một số khái niệm. 5
1.1 Khái niệm thị trường 5
1.2 Sản phẩm, dịch vụ, và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ 6
1.3 Các yếu tố thị trường 7
2. Vai trò và chức năng của thị trường 8
2.1 Vai trò của thị trường 8
2.2 Chức năng của thị trường 9
3Phân loại thị trường 10
II. Nội dung phát triển thị trường 12
1 Sự cần thiết phải phát triển thị trường 12
2 Nội dung phát triển thị trường 12
3. Phương hướng phát triển thị trường 15
III. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm 16
1.Lựa chọn phương thức tiêu thụ phù hợp với từng loại sản phẩm 16
2.Xây dựng chiến lược sản phẩm 17
3.Những biện pháp hỗ trợ tiêu thụ 17
4. Mối quan hệ của tiêu thụ sản phẩm dịch vụ và phát triển thị trường 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌC BƯU ĐIỆN 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌC BƯU ĐIỆN 20
I. Giới thiệu công ty, quá trình hình thành và phát triển 20
1. Thông tin tổng quan 20
2. Quá trình hình thành phát triển và thành tích đạt được 21
3.Sản phẩm dịch vụ 23
II. MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN 24
1. Mô hình tổ chức 24
2. Đăc điểm về cơ cấu trình độ của nhân sự 25
3. Đặc điểm về cơ cấu trang thiết bị 25
4. Đặc điểm về nguyên vật liệu: 27
III. Thực trạng hoạt động kinh doanh 28
IV. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm và hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ của công ty trong thời gian qua 33
1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 33
2. Hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty CT-In 35
2.1 Phát triển thị trường tiêu thụ theo mặt hàng 37
2.2 Phát triển thị trường tiêu thụ theo khách hàng 39
2.3 Phát triển thị trường tiêu thụ theo khu vực địa lý 40
3. Phân tích hình thức tiêu thụ của công ty và phương thức thanh toán của công ty CT-IN 41
3.1.Các hình thức tiêu thụ của công ty 41
3.2 Phương thức thanh toán của công ty CT-IN 42
4. Đánh giá chung về thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty CT-IN 43
4.1 Những ưu điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 43
4.2 Những hạn chế và khó khăn 44
4.2.1 Những khó khăn mà công ty còn gặp phải 44
4.2.2 Những hạn chế cần khắc phục 46
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 47
I. Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty CT-IN 47
II. Mục tiêu của công ty nói chung và mục tiêu phát triển hoạt động tiêu thụ nói riêng 48
1.Mục tiêu của công ty trong thời gian tới 48
2.Mục tiêu phát triển thị trường tiêu thụ của công ty trong thời gian 49
51
III. Một số giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty trong thời gian tới 52
1.Công ty phải tăng cường đầu tư nghiên cứu thị trường: 53
2.Xây dựng chiến lược kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường 54
3.Tăng cường chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm 54
4.Phát triển các hoạt động dịch vụ 55
5.Mở rộng thị trường bằng cách lựa chọn kênh phân phối, kênh bán hàng. 57
6. không ngừng tạo dựng và nâng cao uy tín của công ty trên thị trường 58
7.. đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên 58
KẾT LUẬN 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng & biểu đồ
Tên bảng
Trang
Bảng 1
Một số máy đo mà công ty đã sử dụng
30
Bảng 2
Một số nguyên vật liệu và thị trường cung cấp chính
31
Bảng 3
Kết quả hoạt động kinh doanh ba năm gần đây
32
Bảng 4
Doanh thu ba năm gần đây
33
Bảng 5
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo khoản mục
34
Bảng 6
Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
35
Bảng 7
Chi phí kinh doanh theo khoản mục
36
Bảng 8
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm
40
Biểu đồ 1
Sự gia tăng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm
40
Bảng 9
Chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm
41
Bảng 10
Tình hình tiêu thụ một số mặt hàng của công ty
42
Bảng 11
Tình hình tiêu thụ của một số khách hàng chính của công ty
43
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Giải thích
DN
Doanh nghiệp
CT-IN
Công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện
NVL
Nguyên vật liệu
DTBTP
Doanh thu bán thành phẩm
DTCCDV
Doanh thu cung cấp dịch vụ
DTKDHH
Doanh thu kinh doanh hàng hóa
TDT
Tổng doanh thu
BHTP
Bán hàng thành phẩm
CCDV
Cung cấp dịch vụ
KDHH
Kinh doanh hàng hóa
HDTC& HDK
Hoạt động tài chính và hoạt động khác
GVHB
Giá vốn hàng bán
CPBH
Chi phí bán hàng
CPQLKD
Chi phí quản lý kinh doanh
CPHDTC
Chi phí hoạt động tài chính
TCP
Tổng chi phí
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà Nước mỗi doanh nghiệp phải tự tìm các yếu tố cho sản xuất, tìm thị trường để tiêu thụ sản phẩm mà mình sản xuất. Phương châm chi phối hành động của DN là sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải sản xuất cái mình có. Điều đó chứng tỏ thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Thông qua thị trường DN tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Tiêu thụ là khâu quan trọng nhất trong quá trình tái sản xuât xã hội.
Phát triển là quy luật của mọi hiện tượng kinh tế xã hội. Chỉ có sự phát triển DN mới tồn tại và phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế. Đối với các DN muốn phát triển thì trước hết phải phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm không chỉ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạch toán đầy đủ trong kinh doanh mà còn góp phần nâng cao vị thế của DN trên thị trường. Như vậy duy trì và phát triển thị trường là nhân tố cơ bản tạo điều kiện cho DN tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường.
Công ty cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu điện chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực tin học và viễn thông cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Từ thực tế trên, qua quá trình thực tập tại công ty CT-IN và sự hướng dẫn của Thạc sỹ Trần Thăng Long em quyết định lựa chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện”. Đề tài này nhằm hệ thống hóa lý luận về thị trường và phát triển thị trường của công ty qua đó có những phân tích về thực trạng phát triển và những phương hướng cũng như giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ. Đề tài của em gồm ba chương:
Chương I: Lý luận chung về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Chương II: Thực trạng hoạt tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu điện.
Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của công ty Cổ Phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
I. Thị trường và các yếu tố của thị trường
Một số khái niệm
Khái niệm thị trường
Trong hệ thống lý thuyết kinh tế, có rất nhiều khái niệm về thị trường. Thị trường là phạm trù kinh tế khách quan gắn bó chặt chẽ với khái niệm phân công lao động xã hội. Ở đâu và khi nào có phân công lao động xã hội thì ở đó và khi ấy có thị trường.
Theo quan niệm đơn giản, thị trường được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa của các chủ thể kinh tế. Thị trường có tính không gian, thời gian, có người mua, người bán, đối tượng đem trao đổi. Khi sản xuất và lưu thông hàng hóa ngày càng phát triển thì thị trường được hiểu đầy đủ và đúng đắn hơn.
Theo Philip Kotler: “Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó”. Theo Philip Kotler cũng đã phân chia: người bán thành ngành sản xuất, còn người mua thì họp thành thị trường.
Ở phạm vi DN ta cần hiểu và mô tả thị trường một cách cụ thể hơn như các thành phần tham gia, các yếu tố cấu thành. Thị trường là một hay nhiều nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và người bán cụ thể nào đó mà DN với tiềm năng của mình có thể mua bán hàng hoá dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của khách hàng
Sản phẩm, dịch vụ, và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ
* Sản phẩm: Hiểu và mô tả đúng sản phẩm của DN đưa ra cung ứng trên thị trường có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ và khai thác cơ hội kinh doanh của DN.
- Theo cách hiểu truyền thống thì sản phẩm được hiểu và mô tả thông qua hình thức biểu hiện bằng vật chất của hàng hóa., còn các khía cạnh khác có liên quan( dịch vụ, bao bì, phương thức thanh toán) được xem là yếu tố bổ sung cần thiết ngoài sản phẩm.
Nền kinh tế không chỉ bao gồm sản phẩm vật chất cụ thể mà còn tồn tại các sản phẩm dịch vụ. Theo nghĩa hẹp thì dịch vụ là hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh, bao gồm các hỗ trợ trước, trong và sau khi bán, là phần mềm của sản phẩm được cung ứng cho khách hàng. Về bản chất, dịch vụ là sản phẩm vô hình, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, không thể cất giữ trong kho. Nếu như DN sản xuất cần 4Ps(Product, Price, Place, Promotion) cho hoạt động marketing của mình, thì DN thương mại cần 5Ps, với 4Ps ở trên và thêm Personality (tính chuyên nghiệp và đạo đức của người kinh doanh dịch vụ)..
Do đó theo quan điểm Marketing thì sản phẩm của DN được hiểu là một hệ thống thống nhất các yếu tố có liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm thỏa mãn đồng bộ nhu cầu của khách hàng bao gồm sản phẩm vật chất, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ, cách thức bán hàng.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng trong DN, là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, tạo nguồn thu nhập để DN mua sắm các yếu tố đầu vào cần thiết cho sản xuất, góp phần tìm kiếm và phát triển thị trường.
Các yếu tố thị trường
Các yếu tố cấu thành nên thị trường là bốn yếu tố là: cung, cầu, giá cả và cạnh tranh.
- Cung: là tổng số hàng hóa người bán muốn bán và sẵn sàng bán ở những
mức giá khác nhau và vào những thời điểm nhất định. Quy mô cung phụ
thuộc các yếu tố như: số lượng chất lượng các yếu tố sản xuất, chi phí sản xuất, nhu cầu của người tiêu dùng, giá cả....
- Cầu: là nhu cầu có khả năng thanh toán, là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua ở một mức giá khác nhau và vào một thời điểm nhất định.Quy mô của cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thu nhập sức mua của đồng tiền, thị hiếu của người tiêu dùng... trong đó giá cả là yếu tố đặc biệt quan trọng..
- Giá cả: Giá cả thị trường được hình thành khi cung cầu gặp nhau. Nó được biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Khi cung và cầu trên thị trường thay đổi thì giá cả thị trường cũng thay đổi theo.
- Cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các cá nhân DN trong hoạt động kinh doanh nhằm giành giật các nguồn lực hay thị trường tiêu thụ nhằm thu lợi nhuận. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh diễn ra liên tục và không có đích cuối cùng. Cạnh tranh sẽ bình quân hóa các giá trị cá biệt để hình thành giá cả thị trường.
2. Vai trò và chức năng của thị trường
2.1 Vai trò của thị trường
Thị trường là trung tâm của tất cả các hoạt động kinh doanh vừa là mục tiêu vừa là đới tượng phục vụ của DN. Tất cả hoạt động của DN đều hướng vào thị trường. Do đó thị trường hướng dẫn sản xuất kinh doanh của DN, DN phải tự quyết định kinh doanh mặt hàng gì? cho ai? và bằng phương thức kinh doanh nào? Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. DN chỉ tồn tại và phát triển khi hàng hóa dịch vụ của DN được thị trường thừa nhận. Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh diễn ra liên tục không ngừng, thị trường được chia sẻ cho các DN do đó DN sẽ tồn tại và phát triển nếu DN đó giữ vững và phát triển thị trường của mình; và ngược lại.
Thị trường là nơi quan trọng để đánh giá, kiểm nghiệm, chứng minh tính đúng đắn của chủ trương, chính sách, biện pháp kinh tế.
Thông qua thị trường bổ sung các công cụ điều tiết vĩ mô là nơi nhà nước tác động vào sản xuất kinh doanh của DN.
Thị trường phá vỡ ranh giới của sản xuất tự nhiên, tự cấp tự túc để hình thành một cấu trúc mới trong nền kinh tế quốc dân, làm cho nền kinh tế trong nước gắn với nền kinh tế thế giới.
Qua thị trường DN có căn cứ để hoạch định chiến lược sản phẩm, xây dựng mạng lưới tiêu thụ hợp lý. Xác định được đặc điểm kinh doanh của mình cho phù hợp với thị trường trên cơ sở nghiên cứu những đặc điểm của thị trường.
2.2 Chức năng của thị trường
- Chức năng thừa nhận: DN thương mại mua hàng hoá để bán. DN chỉ tồn tại khi hàng hoá, dịch vụ của DN được thì trường thừa nhận, được thực hiện về giá, khi đó DN mới thu hồi được vốn bỏ ra để bù đắp chi phí và có lãi để tái để phát triển kinh doanh. Ngược lại, nếu hàng hoá, dịch vụ của DN không được thị trường thừa nhận thì DN đó sẽ rơi vào tình trạng đình trệ và phá sản.
- Chức năng thực hiện: được thể hiện ở chỗ thị trường là nơi diễn ra các hành vi mua, bán. Đòi hỏi hàng hoá và dịch vụ được thực hiện về giá trị trao đổi. Người bán cần tiền còn người mua cần hàng. Khi người bán và người mua gặp nhau giá cả hàng được xác định.
- Chức năng điều tiết và kích thích: mọi hoạt động của DN đều hướng vào thị trường, các hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá đều diễn ra trên thị trường. Qua hoạt động đó thị trường sẽ điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển hay ngược lại. Với chức năng này thị trường luôn điều tiết sự gia nhập ngành hoặc rút khỏi ngành của một số DN.
- Chức năng thông tin: thông tin thị trường là những thông tin kinh tế quan trọng về cung cầu hàng hoá trên thị trường được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là những người cung ứng cũng như tiêu dùng hàng hoá đặc biệt quan tâm. Thông tin thị trường có vai trò đặc biệt trong sản xuất kinh doanh khi đưa ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh. Chính những thông tin thị trường chính xác, kịp thời sẽ giúp DN nắm bắt cơ hội kinh doanh, và cũng ảnh hưởng lớn đến thành công hay thất bại của DN.
Phân loại thị trường
Một trong những bí quyết thành công trong kinh doanh là hiểu biết cặn kẽ đặc điểm, tính chất của thị trường. Phân loại thị trường là sắp xếp thị trường theo những tiêu thức nhất định để các nhà sản xuất kinh doanh, các DN nhận biết đặc điểm chủ yếu của từng loại thị trường, từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp.
* Căn cứ vào mục đích hoạt động của DN trên thị trường có:
- Thị trường đầu vào: là thị trường của các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh như tư liệu sản xuất, vốn, công nghệ, sức lao động…
- Thị trường đầu ra: là thị trường tiêu thụ các yếu tố đầu ra như hàng hoá dịch vụ. Đặc điểm và tính chất của thị trường tiêu thụ là cơ sở để DN hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược và sách lược công cụ điều khiển tiêu thụ.
* Căn cứ vào phạm vi hoạt động của DN có:
- Thị trường quốc tế: là thị trường bao gồm nhiều khu vực, nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
- Thị trường khu vực: là thị trường vượt ra ngoài phạm vi quốc gia bao gồm một khu vực nhất định như thị trường ASEAN, thị trường EU, thị trường Nam Mỹ…
- Thị trường toàn quốc: là thị trường toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Thị trường địa phương:
* Căn cứ vào mức độ quan tâm đến thị trường của DN có:
- Thị trường chung: là thị trường toàn tất cả hàng hoá dịch vụ mà DN mua bán.
- Thị trường sản phẩm: là thị trường mà DN đang kinh doanh nhằm thoả mãn nhu cầu cụ thể của khách hàng.
- Thị trường thích hợp: là thị trường mà DN có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện kinh doanh.
- Thị trường trọng điểm: là thị trường mà DN lựa chọn để tập trung mọi nguồn lực nhằm chiếm lĩnh thị trường thông qua việc thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
* Căn cứ theo mức độ chiếm lĩnh thị trường có:
- Thị trường hiện taị: là thị trường mà DN đang thực hiện kinh doanh ở đó.
- Thị trường tiềm năng: là thị trường mà DN có khả năng khai thác và mở rộng trong tương lai.
* Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường có:
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có vô số người bán và người mua, ở đó người bán và người mua đều không quyết định được hàng hoá và giá cả trên thị trường. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi DN phải nỗ lực không ngừng.
- Thị trường độc quyền: là thị trường có duy nhất một người bán nên có khả năng chi phối được giá cả hàng hoá mua bán trên thị trường.
- Thị trường cạnh tranh- độc quyền hỗn tạp: là thị trường nằm ở vị trí trung gian giữa thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền. Trên thị trường có nhiều người tham gia cạnh tranh với nhau nhưng mỗi người đều có sức mạnh độc quyền để kiểm soát thị trường ở một mức độ nào đó.
* Căn cứ vào vai trò của thị trường đối với DN có:
- Thị trường chính: là thị trường mà DN dồn mọi nỗ lực để thu được lợi nhuận cao nhất.
- Thị trường không phải là chính: là thị trường nhỏ lẻ ngoài thị trường chính mà DN tham gia để tăng thêm doanh thu và lợi nhuận.
* Căn cứ vào tính chất sản phẩm khác nhau trên thị trường:
- Thị trường của sản phẩm thay thế: là thị trường của các sản phẩm có giá trị sử dụng tương tự nhau, có thể thay thế cho nhau.
- Thị trường của sản phẩm bổ sung: là thị trường của những sản phẩm có liên quan đến nhau trong tiêu dùng.
II. Nội dung phát triển thị trường
1 Sự cần thiết phải phát triển thị trường
Thị trường là mảnh đất tồn tại và phát triển của các DN. Trong khi đó, các DN tham gia vào hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều tất yếu sẽ nảy sinh cạnh tranh, thị trường được chia sẻ cho nhiều DN. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường là cuộc đua không có đích cuối cùng. Phát triển thị trường vừa là phương thức quan trọng để DN tồn tại và phát triển sản xuất kinh doanh. Có mở rộng và phát triển thị trường mới giúp DN tăng doanh thu, lợi nhuận để từ đó có khả năng đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao uy tín của DN trên thị trường. Vì vậy, mở rộng và phát triển trị trường là con đường duy nhất để DN tồn tại và phát triển một cách bền vững trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt.
2 Nội dung phát triển thị trường
Thị trường của một DN thương mại được mô tả bởi 3 tiêu thức đó là sản phẩm, phạm vi địa lý, khách hàng và nhu cầu của họ. Vì vậy nội dung phát triển thị trường của DN thương mại bao gồm:
Phát triển sản phẩm
Phát triển thị trường về phạm vi địa lý
Phát triển thị trường về khách hàng
* Phát triển sản phẩm:
Là việc đưa thêm ngày càng nhiều sản phẩm, hàng hoá dịch vụ phục vụ khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu muôn màu muôn vẻ của thị trường. Đặc biệt là đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách hàng.
Đổi mới sản phẩm kinh doanh, dịch vụ phục vụ khách hàng là mục tiêu kinh doanh của các DN. Nó xuất phát từ quy luật thứ nhất của kinh tế thị trường đó là: Ai có sản phẩm mới, dịch vụ mới mà tung ra thị trường đầu tiên thì người đó được quyền thu được lợi nhuận lớn nhất trong kinh doanh. Điều đó đòi hỏi các DN phải luôn luôn cải tiến, đổi mới mặt hàng kinh doanh của mình. Từ đó hình thành chính sách định giá bán ở DN cho hai nhóm sản phẩm là sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới.
Đối với sản phẩm truyền thống chủ yếu được hướng vào khách hàng. Kinh doanh nhóm sản phẩm này cần phải giữ giá bán và giữ chất lượng hàng hoá.
Nâng cao chất lượng sản phẩm kinh doanh, dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Đó là xuất phát từ quy luật thứ hai của kinh tế thị trường. Ai có sản phẩm chất lượng cao, giá cả phải chăng thì người đó là người chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy muốn xâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường DN cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
* Phát triển thị trường về phạm vi địa lý:
Phát triển thị trường về phạm vi địa lý là mở rộng và phát triển thị trường theo lãnh thổ bằng các biện pháp khác nhau.Mở rộng mạng lưới bán hàng của DN: mạng lưới bán hàng là hệ thống các đại lý, cửa hàng, quầy hàng, điểm bán… của DN được bố trí, sắp xếp liên kết với nhau trong hệ thống