Vật lí là một ngành khoa học cũng như những ngành khoa học khác, đều có
quá trình lịch sử của riêng nó. “Những thành tựu và ứng dụng to lớn của ngành
khoa học vật lí không phải là những khám phá ngẫu nhiên, cũng không phải là
những hoa thơm, quả ngọt có sẵn trên cành mà con người chỉ cần hái xuống để sử
dụng. Những thành tựu khoa học mà ngày nay vật lí học đạt được là kết quả của cả
một quá trình tìm tòi, khám phá và nghiên cứu rất lâu dài và gian khổ của biết bao
thế hệ các nhà bác học từ thời cổ đại cho đến tận ngày nay” [1]. Học vật lí phải
hiểu biết lịch sử vật lí thì việc học ấy mới thật sự hiệu quả. Vì vậy, việc đưa kiến
thức lịch sử vật lí vào quá trình giảng dạy là hết sức cần thiết. Thông qua việc hiểu
biết về lịch sử vật lí: con đường hình thành kiến thức, nguồn gốc các phát minh,
nguyên nhân hình thành các định luật, ứng dụng của các phát minh trong lịch sử
và hiện tại học sinh sẽ có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về vật lí; hiểu rõ hơn
về kiến thức bài học, hoàn cảnh tìm ra các định luật, hiện tượng; có thái độ học vật
lí đúng đắn hơn. Hơn nữa, khi biết được lịch sử học thuyết và các cuộc đấu tranh
bảo vệ các thuyết, hiểu được quá trình khó khăn, gian khổ của các nhà khoa học đã
trải qua để tìm ra các định luật thì học sinh sẽ có thái độ trân trọng những giá trị
mà kiến thức ấy mang lại cho lịch sử nhân loại. Các em sẽ kính trọng hơn những
nhà bác học, thêm yêu thích, say mê môn vật lí làm việc học bộ môn cũng trở nên
hiệu quả, sinh động hơn.
11 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3184 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phổ biến lịch sử Vật lý lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÍ
LỚP LÍ 3B
ĐỀ CƢƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài:
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TSKH LÊ VĂN HOÀNG
Thành viên nhóm 1: VÕ VÂN THI
TRẦN LAN PHƢƠNG
KIÊN THỊ BÍCH TRÂM
LÊ THỊ HUỲNH NHƢ
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2012
Đề cương nghiên cứu khoa học Nhóm 1
1
MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.1 Đặt vấn đề
Vật lí là một ngành khoa học cũng như những ngành khoa học khác, đều có
quá trình lịch sử của riêng nó. “Những thành tựu và ứng dụng to lớn của ngành
khoa học vật lí không phải là những khám phá ngẫu nhiên, cũng không phải là
những hoa thơm, quả ngọt có sẵn trên cành mà con người chỉ cần hái xuống để sử
dụng. Những thành tựu khoa học mà ngày nay vật lí học đạt được là kết quả của cả
một quá trình tìm tòi, khám phá và nghiên cứu rất lâu dài và gian khổ của biết bao
thế hệ các nhà bác học từ thời cổ đại cho đến tận ngày nay” [1]. Học vật lí phải
hiểu biết lịch sử vật lí thì việc học ấy mới thật sự hiệu quả. Vì vậy, việc đưa kiến
thức lịch sử vật lí vào quá trình giảng dạy là hết sức cần thiết. Thông qua việc hiểu
biết về lịch sử vật lí: con đường hình thành kiến thức, nguồn gốc các phát minh,
nguyên nhân hình thành các định luật, ứng dụng của các phát minh trong lịch sử
và hiện tại… học sinh sẽ có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về vật lí; hiểu rõ hơn
về kiến thức bài học, hoàn cảnh tìm ra các định luật, hiện tượng; có thái độ học vật
lí đúng đắn hơn. Hơn nữa, khi biết được lịch sử học thuyết và các cuộc đấu tranh
bảo vệ các thuyết, hiểu được quá trình khó khăn, gian khổ của các nhà khoa học đã
trải qua để tìm ra các định luật thì học sinh sẽ có thái độ trân trọng những giá trị
mà kiến thức ấy mang lại cho lịch sử nhân loại. Các em sẽ kính trọng hơn những
nhà bác học, thêm yêu thích, say mê môn vật lí làm việc học bộ môn cũng trở nên
hiệu quả, sinh động hơn.
Thế nhưng, hiện nay, kiến thức về lịch sử vật lí của học sinh Trung học Phổ
thông rất ít và hạn chế. Sự thiếu hụt này phần nào làm giảm đi sự say mê, hứng thú
của các em đối với bộ môn vật lí, và làm việc học vật lí của các em kém hiệu quả.
Vậy sự thiếu hụt về kiến thức lịch sử vật lí của học sinh ở THPT là do đâu?
Nguyên nhân của thực trạng này là gì? Phải chăng do thời lượng tiết học hạn chế,
Đề cương nghiên cứu khoa học Nhóm 1
2
hay do điều kiện cơ sở vật chất kém? Có giải pháp nào để khắc phục thực trạng
này không? Làm sao để phổ biến lịch sử vật lí trở nên dễ dàng và đem lại tác dụng
tích cực đến học sinh?
Với vai trò là những sinh viên sư phạm khoa Vật Lí, người giáo viên tương
lai, những câu hỏi trên đã thúc giục chúng tôi làm nghiên cứu này với ước mong
việc học vật lí của học sinh THPT sẽ trở nên tích cực và hiệu quả hơn. Đề tài này
rất thiết thực, hữu ích cho công tác giảng dạy sau này và phù hợp với chuyên môn
của các thành viên trong nhóm, vì thế, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu
khoa học này để khảo sát thực trạng và đề xuất một số giải pháp giúp việc phổ
biến lịch sử vật lí trở nên dễ dàng và hiệu quả.
1.1.2 Tên đề tài
Vì những lí do trên, nhóm quyết định tiến hành nghiên cứu với tên đề tài:
Thực trạng và giải pháp phổ biến lịch sử vật lí lớp 10
1.1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng dạy và học lịch sử vật lí 10 ở trường trung học phổ thông hiện
nay như thế nào?
Làm thế nào để việc phổ biến kiến thức lịch sử vật lí ở trường phổ thông trở
nên hiệu quả, gây tác động tích cực đến việc học vật lí của các em học sinh?
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực trạng dạy và học lịch sử vật lí lớp 10 ở trường Trung học
phổ thông, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp để việc phổ
biến lịch sử vật lí trở nên hiệu quả hơn.
1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Đề cương nghiên cứu khoa học Nhóm 1
3
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Vấn đề phổ biến kiến thức lịch sử vật lí lớp 10.
1.3.2 Khách thể nghiên cứu
Thầy cô và học sinh.
1.4 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi: 3 Trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:
Trường THPT Võ Thị Sáu
95 Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu
07 Nguyễn Ảnh Thủ, Xã Trung chánh, Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh.
Trường THPT Trung Phú
ấp 12 X.Tân Thạnh Đông, Xã Tân Thạnh Đông, Huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh
1.4.2 Giới hạn nghiên cứu
Chương trình vật lí lớp 10
1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, nhóm sử dụng các phương pháp sau:
1.5.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu các tài liệu về lịch sử vật lí, cơ sở lí luận của hoạt động tổ chức
seminar, ngoại khoá trong dạy học vật lí để làm cơ sở định hướng cho việc
thực hiện mục đích nghiên cứu.
Đề cương nghiên cứu khoa học Nhóm 1
4
Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa, và các tài liệu tham
khảo để xác định nội dung kiến thức lịch sử vật lí mà học sinh cần tiếp thu
được.
1.5.2 Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
Tìm hiểu việc dạy và học lịch sử vật lí lớp 10 ở trường THPT bằng phương
pháp khảo sát thực tế (thông qua phiếu thăm dò, phỏng vấn) thầy cô và học sinh ở
một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Võ Thị Sáu, Nguyễn
Hữu Cầu và Trung Phú) nhằm sơ bộ đánh giá tình hình dạy học lịch sử vật lí và
hứng thú của học sinh. Áp dụng các phương pháp điều tra sau: quan sát, phỏng
vấn và phát phiếu thăm dò cho đối tượng là học sinh và giáo viên.
1.5.3 Phƣơng pháp thực nghiệm:
Tự thiết kế một số sản phẩm về lịch sử vật lí (website, seminar, thi đố vui –
hoạt động ngoài giờ). Trình bày các sản phẩm này trước các sinh viên lớp
Lí K35B để rút kinh nghiệm.
Đề tài sử dụng nhiều công cụ và phần mềm hỗ trợ: sử dụng phần mềm
Joomla, nguồn Hpt để tạo trang web về lịch sử vật lí, soạn các câu trắc
nghiệm bằng phần mềm Wondershare QuizCreator.
1.6 DỰ KIẾN SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU
Đề tài cung cấp các số liệu khảo sát thực tế về tình hình giảng dạy ở một
số trường trung học phổ thông ở các địa phương khác nhau.
Đưa ra một số giải pháp cụ thể để áp dụng vào thực tế: tổ chức một buổi
seminar, một buổi đố vui có thưởng xoay quanh các kiến thức về lịch sử
vật lí, giới thiệu cho học sinh tham khảo một số trang web, các đầu sách và
ebook để các em tìm đọc nếu có hứng thú.
Đề cương nghiên cứu khoa học Nhóm 1
5
Xây dựng, thiết kế được một trang web riêng phục vụ cho công tác dạy và
học lịch sử vật lí trong chương trình lớp 10 [1,2,3] với địa chỉ:
Xây dựng, thiết kế giáo án mẫu cho một tiết sinh hoạt đố vui và một tiết
thuyết trình theo chủ đề xoay quanh đề tài tìm hiểu lịch sử vật lí lớp 10
[1,2,3]
Đề cương nghiên cứu khoa học Nhóm 1
6
1.7 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Việc tiến hành khảo sát thực tế ở các trường phổ thông tại những địa
phương khác nhau đã giúp ta nắm bắt được thực trạng chung về công tác
dạy và học lịch sử vật lí hiện nay. Từ đó biết được một số nguyên nhân
chính của thực trạng này.
Hệ thống lại các kiến thức lịch sử vật lí lớp 10 theo một tiến trình logic là
một việc làm vô cùng cần thiết và thiết thực, giúp ích rất nhiều cho các giáo
viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập
Việc cụ thể hóa hệ thống kiến thức đã cung cấp thành một tiết học thực tế
không những giúp các giáo viên tiết kiệm được thời gian chuẩn bị và tổng
hợp kiến thức mà còn nhằm mục đích muốn giới thiệu, định hướng giáo
viên sử dụng, khuyến khích giáo viên mở rộng và đa dạng hóa hình thức,
quy mô tổ chức trong khuôn khổ nhà trường. Nếu những mục tiêu đó được
thực hiện một cách hiệu quả thì sẽ mang lại ý nghĩa rất lớn trong việc thay
đổi phương pháp học tập truyền thống của các em: việc tiếp thu kiến thức
lịch sử vật lí không còn trở nên xa lạ nữa mà có thể sẽ trở thành một công
cụ hữu hiệu kích thích hứng thú học tập của học sinh trong tương lai.
1.8 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Thời gian thực hiện: 3 tuần
Tuần 1:
Tất cả các thành viên trong nhóm tiến hành nghiên cứu các tài liệu tham khảo
có liên quan: websites, sách, ebooks đồng thời tìm hiểu cách thức sử dụng các
phần mềm công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài: thiết kế
web, phần mềm trình chiếu hình ảnh Proshow Producer, phần mềm soạn trắc
nghiệm Wondershare QuizCreator, Microsoft PowerPoint.
Tiến hành khảo sát thực tế ở 3 trường THPT:
Đề cương nghiên cứu khoa học Nhóm 1
7
Thi: trường THPT Võ Thị Sáu
Như: trường THPT Trung Phú
Trâm: trường THPT Nguyễn Hữu Cầu
Phương: tổng kết, nhận xét kết quả
Cuối tuần, họp nhóm và tiến hành tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng.
Tuần 2:
Thi, Phương: tạo website cung cấp các kiến
thức lịch sử vật lí.
Trâm: thiết kế powerpoint một tiết đố vui – hoạt động ngoài giờ mẫu.
Phương, Như: chuẩn bị nội dung chủ đề cho một buổi seminar mẫu.
Tuần 3:
Chỉnh sửa, tổng kết, báo cáo.
1.9 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1.4 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ VẬT LÝ LỚP 10 Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Đề cương nghiên cứu khoa học Nhóm 1
8
2.1 Khảo sát thực tế 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
- Tiến hành khảo sát 3 trường ở các địa phương khác nhau
+ Trường THPT Võ Thị Sáu (95 Đinh Tiên Hoàng, quận
Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh)
+ Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (07 Nguyễn Ảnh Thủ, Xã
Trung chánh, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh)
+ Trường THPT Trung Phú (ấp 12 X.Tân Thạnh Đông, Xã
Tân Thạnh Đông, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh)
- Dự tính số lượng đối tượng khảo sát:
+ Giáo viên: 15 người
+ Học sinh: 300 người
- Soạn phiếu câu hỏi khảo sát dưới dạng trắc nghiệm và tự luận
ngắn.
2.2 Tổng hợp kết quả khảo sát
2.3 Nhận xét kết quả thu được
3. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG
Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng dựa trên các điều kiện :
- Thời gian phân bố thời lượng tiết học vật lí.
- Điều kiện cơ sở vật chất.
- Chương trình học.
- Năng lực, thái độ của học sinh.
- Sự phong phú về nguồn tài nguyên tư liệu lịch sử vật lí.
Đề cương nghiên cứu khoa học Nhóm 1
9
4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỔ BIẾN KIẾN THỨC LỊCH SỬ VẬT LÍ LỚP 10
Ở THPT
4.1 Xây dựng website gồm:
- Giới thiệu tiểu sử các nhà vật lí.
- Trình bày các giai đoạn lịch sử vật lí.
- Bộ câu hỏi trắc nghiệm đố vui về lịch sử vật lí.
4.2 Giới thiệu sách, ebook về lịch sử vật lí đến học sinh
4.3 Tổ chức seminar
- Tiến hành soạn đề tài cho học sinh chuẩn bị kiến thức, nội dung
thuyết trình xoay quanh các giai đoạn lịch sử liên quan đến
chương trình vật lí lớp 10.
- Dự tính cách thức thực hiện trong buổi thuyết trình.
- Ước lượng thời gian chuẩn bị và thời gian tiến hành buổi
seminar.
4.4 Tổ chức hoạt động ngoài giờ
- Tiến hành soạn giáo án 1 buổi đố vui - hoạt động ngoài giờ với
chủ đề về lịch sử vật lí lớp 10.
- Dự tính cách thức tổ chức hoạt động trong buổi đố vui vật lí.
- Ước lượng thời gian chuẩn bị và thời gian tổ chức thực hiện.
5. TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ
5.1 Thuận lợi
5.2 Khó khăn
6. KẾT LUẬN, TỔNG KẾT
Đề cương nghiên cứu khoa học Nhóm 1
10
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ThS Nguyễn Thị Thếp, Lịch sử vật lí, 2008, NXB Đại học sư phạm Tp. Hồ
Chí Minh.
[2] Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư, Sách giáo khoa Vật lí 10 nâng cao, 2007,
NXB Giáo dục.
[3] Lương Duyên Bình, Sách giáo khoa Vật lí 10, 2007, NXB Giáo dục.