Thế giới bước sang một thiên niên kỷ mới và đang dần đi hết thập kỷ
đầu của thiên kỷ mới. Thế giới đổi thay, đất nước ta cũng có nhiều thay đổi. Xu
thế thế giới là hội nhập toàn cầu. Hoà chung xu thế ấy, Việt Nam cũng đang
thay đổi, tạo điều kiện để đất nước hội nhập tốt hơn, theo kịp bạn bè năm châu.
Thời thế hội nhập tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong
quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nền kinh tế những năm qua
không ngừng tăng trưởng nhanh, và rất nhanh, tốc độ tăng trưởng khá cao, vượt
chỉ tiêu đề ra rất nhiều. Bên cạnh đó, trình độ khoa học kỹ thuật của đất nước
cũng không ngừng tăng nhanh, bắt kịp với khoa học thế giới.
Xu thế hội nhập đã tạo nhiều thuận lợi để nước ta phát triển, nhưng bên
cạnh những thuận lợi ấy cũng không tránh khỏi nhiều khó khăn mà chúng ta
gặp phải, như : Mức sống của người dân còn thấp, chỉ trên 640 USD/ người/
năm. So với thế giới, mức thu nhập là rất thấp. Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát
vẫn còn tồn tại, mức sống và mức tiêu dùng tối thiểu so với thu nhập thực tế là
rất cao. Đó là điều bất lợi với nền kinh tế, kìm hãm rất nhiều cho sự phát triển
của kinh tế đất nước.
Thêm vào đó, các công ty nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam ngày càng
nhiều. Để thu hút lao động có trình độ, họ không ngại đưa ra chính sách tiền
lương hấp dẫn. Gây khó khăn không nhỏ cho chính sách lao động của các
doanh nghiệp trong nước. Mức thu nhập thấp cũng một là nguyên nhân gây nên
vấn đề chảy máu chất xám những năm vừa qua, là vấn đề khá đau đầu với Đảng
và Nhà nước Việt Nam.
69 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 10652 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiền lương tối thiểu - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài
Tiền lương tối thiểu - Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn
Mục lục
Trang
Lời nói đầu.............................................................................................................................1
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về tiền lương tối thiểu
1.1. Khái niệm.........................................................................................................................3
1.1.1. Tiền lương tối thiểu.......................................................................................................4
1.1.2. Bản chất của tiền lương tối thiểu...................................................................................7
1.1.3. Vai trò của tiền lương tối thiểu......................................................................................9
1.1.4. Cơ sở để xác định tiền lương tối thiểu.........................................................................11
1.1.5. Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu..................................................................12
1.2. Các loại tiền lương tối thiểu............................................................................................16
1.2.1. Căn cứ vào tính chất và phạm vi áp dụng của tiền lương tối thiểu..............................16
1.2.2. Căn cứ vào thẩm quyền quyết định và công bố mức lương tối thiểu...........................19
Chương 2. Quy định của pháp luật việt nam về tiền lương tối thiểu
2.1. Lịch sử quy định về tiền lương tối thiểu ở Việt Nam......................................................21
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960.........................................................................21
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1985.........................................................................21
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1992.........................................................................22
2.1.4. Giai đoạn từ năm 1993 đến nay....................................................................................24
2.2. Pháp luật hiện hành về tiền lương tối thiểu.....................................................................28
2.2.1. Cơ sở xây dựng tiền lương tối thiểu và phương pháp xác định tiền lương tối thiểu ở Việt
Nam........................................................................................................................................28
2.2.2. Các loại tiền lương tối thiểu.........................................................................................35
2.2.3. Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về tiền lương tối thiểu...................................42
Chương 3. Thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tiền lương
tối thiểu ở việt nam
3.1. Thực tiễn thực hiện tiền lương tối thiểu ở Việt Nam......................................................48
3.1.1. Hiệu quả đạt được........................................................................................................48
3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại.............................................................................................48
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tiền lương tối thiểu ở Việt Nam...............................53
3.2.1. Mục tiêu và yêu cầu của tiền lương tối thiểu trong giai đoạn hiện nay
đến 2012.................................................................................................................................53
3.2.2. Các định hướng cơ bản hoàn thiện pháp luật tiền lương tối thiểu................................55
1
3.2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tiền lương tối thiểu
ở Việt Nam............................................................................................................................55
Kết luận.................................................................................................................................60
Danh mục các tài liệu tham khảo
2
Lời nói đầu
Thế giới bước sang một thiên niên kỷ mới và đang dần đi hết thập kỷ
đầu của thiên kỷ mới. Thế giới đổi thay, đất nước ta cũng có nhiều thay đổi. Xu
thế thế giới là hội nhập toàn cầu. Hoà chung xu thế ấy, Việt Nam cũng đang
thay đổi, tạo điều kiện để đất nước hội nhập tốt hơn, theo kịp bạn bè năm châu.
Thời thế hội nhập tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong
quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nền kinh tế những năm qua
không ngừng tăng trưởng nhanh, và rất nhanh, tốc độ tăng trưởng khá cao, vượt
chỉ tiêu đề ra rất nhiều. Bên cạnh đó, trình độ khoa học kỹ thuật của đất nước
cũng không ngừng tăng nhanh, bắt kịp với khoa học thế giới.
Xu thế hội nhập đã tạo nhiều thuận lợi để nước ta phát triển, nhưng bên
cạnh những thuận lợi ấy cũng không tránh khỏi nhiều khó khăn mà chúng ta
gặp phải, như : Mức sống của người dân còn thấp, chỉ trên 640 USD/ người/
năm. So với thế giới, mức thu nhập là rất thấp. Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát
vẫn còn tồn tại, mức sống và mức tiêu dùng tối thiểu so với thu nhập thực tế là
rất cao. Đó là điều bất lợi với nền kinh tế, kìm hãm rất nhiều cho sự phát triển
của kinh tế đất nước.
Thêm vào đó, các công ty nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam ngày càng
nhiều. Để thu hút lao động có trình độ, họ không ngại đưa ra chính sách tiền
lương hấp dẫn. Gây khó khăn không nhỏ cho chính sách lao động của các
doanh nghiệp trong nước. Mức thu nhập thấp cũng một là nguyên nhân gây nên
vấn đề chảy máu chất xám những năm vừa qua, là vấn đề khá đau đầu với Đảng
và Nhà nước Việt Nam.
Trước tình hình ấy, để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước
và tình hình chung của thế giới, Đảng và Nhà nước đã không ngừng thay đổi và
ban hành mới các quy định về tiền lương tối thiểu. Có thể nói, tiền lương tối
thiểu là một trong những vấn đề quan trọng được các ngành, các cấp, đoàn thể,
3
người lao động và người sử dụng lao động trong cả nước quan tâm. Một chính
sách tiền lương tối thiểu hợp lý sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
nền kinh tế đất nước, cũng như tiến trình hội nhập. Vì lý do đó, em chọn đề tài
“Tiền lương tối thiểu - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” cho khoá luận tốt
nghiệp của mình.
Khoá luận của em gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tiền lương tối thiểu.
Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về tiền lương tối thiểu.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tiền
lương tối thiểu ở Việt Nam.
Chương 1
4
Một số vấn đề lý luận về tiền lương tối thiểu
1.1. Khái niệm
Tiền lương có vai trò rất lớn đối với toàn xã hội, nó luôn gắn với người
lao động là nguồn sống chủ yếu của người lao động và gia đình họ. Tiền lương
là thước đo giá trị sức lao động của người lao động đồng thời cũng là công cụ,
phương tiện cho người sử dụng lao động dùng để kích thích người lao động
nâng cao năng lực làm việc của mình, phát huy khả năng thúc đẩy phát triển
kinh tế. Bên cạnh đó, tiền lương còn có tác động tích cực đến quản lý kinh tế,
quản lý lao động, kích thích sản xuất.
Tiền lương không chỉ là phạm trù kinh tế mà còn là yếu tố hàng đầu của
các chính sách xã hội liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội. Có thể xem xét
khái niệm tiền lương dưới nhiều góc độ.
* Dưới góc độ kinh tế
Tiền lương được gọi với nhiều thành ngữ khác nhau như: tiền lương,
tiền công, tiền thù lao lao động.
Về mặt kinh tế, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của tất cả sức lao động
được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa
người có sức lao động với người thuê mướn, sử dụng sức lao động đồng thời
chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cung - cầu.
Mặt khác, tiền lương phải bao gồm đầy đủ các yếu tố cấu thành để đảm
bảo nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu của bản thân và gia đình người lao
động, là điều kiện để người hưởng lương hoà nhập vào đời sống xã hội.
* Dưới góc độ pháp lý
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO ) thì: “Tiền lương là sự trả công và
sự thu nhập, bất luận tên gọi, cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền
mặt và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao
động hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động trả
5
cho người lao động theo một hợp đồng lao động viết hay bằng miệng, cho một
công việc đã được thực hiện hay sẽ phải làm.”1
Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, “Tiền lương của người
lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng
suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động
không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”2
Tóm lại, dưới góc độ pháp lý, tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử
dụng lao động phải trả cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu
quả công việc, điều kiện lao động thực tế của người lao động theo quy định của
pháp luật hoặc theo sự thoả thuận hợp pháp của hai bên trong hợp đồng lao động.
1.1.1. Tiền lương tối thiểu
Trong cuộc sống, con người có những nhu cầu tối thiểu cần được đáp
ứng là: ăn, ở, mặc, nhu cầu bảo vệ sức khoẻ và duy trì giống nòi. Ngoài ra còn
có những nhu cầu xã hội khác như: học tập, giải trí, giao tiếp, đi lại… Tuỳ
thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà nhu cầu của mỗi cá nhân có sự khác nhau. Tuy
nhiên, để có thể duy trì cuộc sống thì con người cần phải có đủ điều kiện sinh
hoạt ở mức tối thiểu, hay nói cách khác đấy là mức sống tối thiểu của mỗi
người. ở mỗi thời kỳ khác nhau, mức sống tối thiểu lại khác nhau. Mức sống tối
thiểu là mức độ thoả mãn những nhu cầu tối thiểu của người lao động bao gồm
cơ cấu chủng loại các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động
giản đơn. Mức sống tối thiểu của người lao động có liên quan chặt chẽ tới tiền
lương tối thiểu, và nó được đảm bảo thông qua tiền lương tối thiểu và các phúc
lợi công cộng.
Vậy tiền lương tối thiểu là gì?
Trước hết có thể hiểu: tiền lương tối thiểu chính là mức lương thấp nhất
mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm duy trì cuộc sống
tối thiểu cho bản thân và gia đình người lao động đó. Mức lương tối thiểu chính
là mức lương nền móng được pháp luật quy định và bắt buộc các người sử dụng
lao động phải thực hiện. Các hành vi trả lương cho người lao động cho dù là sự
6
1 Xem: Điều 1 Công ước số 95 năm 1949 về bảo vệ tiền lương.
2 Xem: Điều 55 Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung 2006.
thoả thuận của hai bên mà thấp hơn mức lương tối thiểu sẽ bị coi là bất hợp
pháp và phải chịu một chế tài tương ứng.
Theo quy định của Tổ chức lao động quốc tế, thì “Các mức lương tối
thiểu được ấn định là bắt buộc với người sử dụng lao động và những người lao
động hữu quan, mức lương tối thiểu đó không thể bị hạ thấp bởi những người
sử dụng lao động và những người lao động hữu quan dù là thoả thuận cá nhân
hay bằng hợp đồng tập thể, trừ phi các nhà chức trách có thẩm quyền cho phép
chung hoặc cho phép đặc biệt.”3
“Lương tối thiểu có hiệu lực pháp luật không thể bị hạ thấp, nếu không
áp dụng sẽ bị chế tài thích đáng, bao gồm cả những chế tài lịch sử hoặc những
chế tài khác với những người chịu trách nhiệm.”4
Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam : “Mức lương tối thiểu
được ấn định theo giá sinh hoạt bảo đảm cho người làm công việc giản đơn và
một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ
để tính các mức lương cho các loại lao động khác.”5
Nói tóm lại, tiền lương tối thiểu được hiểu là số tiền nhất định trả cho
người lao động tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất, cường độ lao
động nhẹ nhàng nhất diễn ra trong điều kiện lao động bình thường. Số tiền đó
đảm bảo nhu cầu sinh hoạt ở mức tối thiểu cần thiết cho bản thân và gia đình
người lao động.
Từ khái niệm về tiền lương tối thiểu, ta thấy tiền lương tối thiểu có
những đặc điểm sau:
* Tiền lương tối thiểu được xác định tương ứng với trình độ lao động
giản đơn nhất. Tiền lương tối thiểu được xác định theo công việc, yêu cầu trình
độ lao động giản đơn nhất, nghĩa là “trình độ không qua đào tạo.”6 Điều đó
được hiểu là người lao động chỉ yêu cầu trình độ lao động ở mức giản đơn nhất,
lao động chân tay, chưa cần qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, không đòi
hỏi về tính chất kỹ thuật phức tạp mà không phụ thuộc vào khả năng lao động
thực tế của người lao động đó.
7
3 Xem: Điều 3 Công ước số 26 năm 1930 về tiền lương tối thiểu.
4 Xem: Khoản 1 Điều 2 Công ước số 131 Năm 1972 về ấn định đặc biệt đối với các nước đang phát triển
5 Xem: Điều 56 Bộ luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung ngày 02/04/2002.
6 Xem: Phần I Thông tư số 13 /2003/TT- BLĐTB-XH.
* Tiền lương tối thiểu được xác định tương ứng với cường độ lao động
nhẹ nhàng nhất diễn ra trong điều kiện bình thường. Năng suất lao động, sức
khoẻ người lao động và cường độ lao động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Cường độ lao động trực tiếp ảnh hưởng tới năng suất lao động và quyết định
sức khoẻ người lao động. Trong thực tế, hiện nay chưa có quy định cụ thể nào
về cường độ lao động khi xác định tiền lương tối thiểu. Việc hiểu “cường độ lao
động nhẹ nhàng nhất” còn rất chung chung và trừu tượng .
Không những tiền lương tối thiểu được xác định tương ứng với “cường
độ lao động nhẹ nhàng nhất mà nó còn được xác định căn cứ điều kiện lao
động, điều kiện lao động bình thường”. Điều kiện lao động được hiểu căn cứ
vào tổ chức công việc, ngành nghề, điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Điều
kiện lao động bình thường chính là điều kiện lao động của một công việc không
có tính chất khó nhọc trong môi trường tự nhiên bình thường và điều kiện xã
hội ổn định nhất.
* Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối
thiểu cần thiết. Mục đích của lao động là nhằm đảm bảo nhu cầu tồn tại của bản
thân và gia đình của người lao động. Đó là nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối thiểu
về vật chất và tinh thần để tồn tại và làm việc.
Bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động dưới sự tác động của các
quy luật cung - cầu trong nền kinh tế. Mục đích của tiền lương nhằm bù đắp hao
phí sức lao động thông qua việc thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng
của con người: ăn, ở, mặc, học tập, sức khoẻ và những nhu cầu khác. Tuy
nhiên, tiền lương tối thiểu chỉ đáp ứng nhu cầu của người lao động và người
thân của họ ở mức tối thiểu cần thiết, nên những nhu cầu về an ninh, vệ sinh,
đóng góp xã hội … không nằm trong cơ cấu tiền lương.
Tuy nhiên, qua từng thời kỳ, nhu cầu tối thiểu của bản thân và gia đình
người lao động là khác nhau, phụ thuộc vào mức sống chung của từng địa
phương và giá cả sinh hoạt của thị trường và bản chất của những nhu cầu ấy
cũng đang thay đổi theo điều kiện xã hội. Nếu trước đây, nhu cầu cao nhất của
8
con người là ăn uống thì ngày nay, chi tiêu ăn uống thay vào đó là nhu cầu học
tập, giao tiếp xã hội…
Như vậy, tiền lương tối thiểu phải đảm bảo phát triển đáp ứng được
những nhu cầu tối thiểu thiết yếu để có thể duy trì cuộc sống và tái sản xuất sức
lao động của bản thân người lao động và một phần cho nhu cầu sinh hoạt của
gia đình họ.
* Tiền lương tối thiểu phải tương ứng với giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở
vùng có mức giá thấp nhất. Nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người lao động và
gia đình họ cần được xác định căn cứ vào giá cả tư liệu sinh hoạt thực tế của thị
trường, nhưng phải xác định giá cả tư liệu sinh hoạt như thế nào để hợp lý. ở
mỗi vùng khác nhau, mức giá sinh hoạt khác nhau. Có nơi mức giá cao, cũng có
nơi mức giá thấp. Nếu lấy giá ở vùng thấp làm chuẩn mực để tính lương tối
thiểu thì e rằng sẽ không đảm bảo nhu cầu của người lao động, đồng thời hạn
chế hoạt động và hiệu quả của các doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng
đến tổng cầu hàng hoá, giảm sức mua của dân cư, giảm khả năng mở rộng sản
xuất của doanh nghiệp, đến giảm giá cả và nhất là làm cho nhu cầu cần thiết của
người lao động và gia đình họ ở các vùng có giá cả sinh hoạt cao hơn sẽ không
được đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng tái sản xuất
sức lao động của người lao động.
Nhưng nếu lấy giá ở vùng cao làm chuẩn để tính tiền lương tối thiểu thì
có tác dụng kích thích tăng cầu về hàng hoá, dịch vụ, khuyến khích phát triển
sản xuất. Nhưng nó lại là nguyên nhân tăng gánh năng trả lương cho người sử
dụng lao động, cho Nhà nước, mà điều đó là rất khó khăn.
Như vậy, để đảm bảo cân bằng quyền lợi giữa các bên trong quan hệ lao
động và sự công bằng xã hội, mà vẫn đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người
lao động và gia đình họ, thì nhu cầu tiêu dùng xác định trong tiền lương tối
thiểu tương ứng với giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình.
1.1.2. Bản chất của tiền lương tối thiểu
9
Tiền lương trong sản xuất kinh doanh là yếu tố được tính vào chi phí sản
xuất. Nó phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường, giá cả sinh
hoạt, tập quán tiêu dùng và hiệu quả kinh doanh của từng ngành, từng doanh
nghiệp.
Về bản chất, tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ
sở giá trị sức lao động, thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và
người thuê mướn, sử dụng sức lao động, đồng thời chịu sự chi phối của các quy
luật kinh tế trong đó có quy luật cung - cầu. Trong đó giá trị sức lao động là
toàn bộ những chi phí về ăn, ở, đi lại, nhằm bù đắp một lượng nhất định những
hao phí sức lao động: cơ bắp, trí tuệ, thần kinh, để duy trì sức khoẻ của bản thân
người lao động trong trạng thái bình thường và tái sản xuất sức lao động cả về
lượng và chất.
Tiền lương tối thiểu là một bộ phận cấu thành tiền lương. Về bản chất
tiền lương tối thiểu là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị
sức lao động. Tuy nhiên giá cả sức lao động ở đây được hiểu là giá cả thấp nhất
của hàng hoá sức lao động. Tiền lương tối thiểu không chỉ được áp dụng cho
lao động giản đơn mà là khung pháp lý quan trọng do Nhà nước quy định, mang
tính chất bắt buộc người sử dụng lao động phải trả thấp nhất là bằng chứ không
được thấp hơn mức Nhà nước ấn định. Tiền lương tối thiểu được quy định phù
hợp điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ nhằm bảo vệ người lao động. Như
vậy tiền lương tối thiểu không phụ thuộc sự thoả thuận của hai bên trong quan
hệ lao động mà được quyết định bởi quyền lực nhà nước, tuy nhiên Nhà nước
luôn khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng mức lương tối thiểu cho
người lao động cao hơn mức Nhà nước quy định.
Giá trị sức lao động được coi là cơ sở tính tiền lương tối thiểu bao gồm
những chi phí cần thiết để duy trì sức khỏe và đảm bảo tái sản xuất sức lao động
ở mức tối thiểu. Nghĩa là tiền lương tối thiểu chỉ đáp ứng cho giá trị sức lao
động có trình độ giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường với cường
độ lao động nhẹ nhàng nhất. Nó không thể đáp ứng được tất cả nhu cầu cuộc
10
sống của người lao động và gia đình họ, mà chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu
cần thiết để duy trì cuộc sống nhằm tái sản xuất sức lao động giản đơn và một
phần tái sản xuất sức lao động mở rộng.
1.1.3. Vai trò của tiền lương tối thiểu
Việc quy định tiền lương tối thiểu là cơ sở để xác định tiền lương thực tế
của người lao động được người sử dụng lao động trả cho dựa trên từng tính chất
công việc, điều kiện lao động nhằm bảo vệ quyền lợi tối thiểu cho con người
khi tham gia quan hệ lao động. Đồng thời tiền lương tối thiểu cũng góp phần
điều hoà quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động. Tiền lương tối thiểu còn
có tác động lớn đến điều kiện kinh tế - xã hội, đến cung, cầu, tình trạng lạm
phát và quá trình công nghiệp hoá đất nước.
Tiền lương tối thiểu có vị trí và vai trò rất quan trọng. Hiện nay, chế độ
tiền lương bao gồm các nội dung cơ bản: tiền lương tối thiểu, hệ thống thang
bảng lương, các chế độ phụ cấp lương, chế độ tiền thưởng. Trong đó tiền lương
tối thiểu có vị trí đặc biệt, nó là mức “sàn”, là cơ sở để xác định các nội dung
khác trong chế độ tiền lương. Vị trí đặc