Đề tài Tìm hiểu công nghệ .Net Compact Framework

.Net Compact Framework hỗ trợ cho các thiết bị có một số đặc điểm dưới đây: • Có một CPU có khả năng xử lý thông tin tốt • Có Ram để lưu trữ chương trình và dữ liệu • Có bộ nhớ ngoài Các đặc điểm trên được xem như đặc điểm của một thiết bị thông minh. Tuy nhiên, đây không phải là một định nghĩa về một thiết bị thông minh. Do đó cũng có người phát biểu rằng một thiết bị thông minh là thiết bị có kích thước màn hình nhỏ, có khả năng kết nối với mạng máy tính và chạy các chương trình. Một số mobile phone thực hiện gửi thông điệp và có khả năng truy cập vào nội dung Web thông qua Wap hoặc i-mode, nhưng các thiết bị mobile này ít hoặc không hỗ trợ chạy các ứng dụng khách hàng. Các thiết bị smart mobile mà chạy trên nền tảng .Net Compact Framework có khả năng đó hơn so với các thiết bị mobile phone.

doc67 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu công nghệ .Net Compact Framework, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Chương 1. Công nghệ .Net Compact Framework 1.1. Giới thiệu .Net Compact Framework Như chúng ta đã biết, trước đây việc phát triển ứng dụng cho các thiết bị cầm tay đòi hỏi các kĩ năng lập trình đặc biệt, tài nguyên làm việc cho các thiết bị luôn bị hạn chế và đòi hỏi các kĩ năng thiết kế đặc biệt để xây dựng một ứng dụng tốt mà có thể làm việc trên một màn hình có kích thước bé hơn rất nhiều so với kích thuớc của desktop. Chính vì vậy những người phát triển ứng dụng cho các thiết bị cầm tay gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ngày nay với .Net Compact Framework và Smart Device Extension(SDE) được tích hợp sẵn trong Visual Studio .Net, Microsoft đã cung cấp những kĩ năng phát triển phần mềm mới phù hợp cho những người phát triển phần mềm trên desktop và trên mobile. Những người đã có kĩ năng làm việc tốt với .Net Framework đầy đủ trong Visual Studio .Net có thể dễ dàng phát triển ứng dụng cho các thiết bị cầm tay bằng cách sử dụng môi trường làm việc tương tự, các ngôn ngữ lập trình tương tự và các lớp thư viện là tập con của thư viện đầy đủ. 1.1.1. Sơ lược về lịch sử của các thiết bị Smart Mobile Computing .Net Compact Framework hỗ trợ cho các thiết bị có một số đặc điểm dưới đây: Có một CPU có khả năng xử lý thông tin tốt Có Ram để lưu trữ chương trình và dữ liệu Có bộ nhớ ngoài Các đặc điểm trên được xem như đặc điểm của một thiết bị thông minh. Tuy nhiên, đây không phải là một định nghĩa về một thiết bị thông minh. Do đó cũng có người phát biểu rằng một thiết bị thông minh là thiết bị có kích thước màn hình nhỏ, có khả năng kết nối với mạng máy tính và chạy các chương trình. Một số mobile phone thực hiện gửi thông điệp và có khả năng truy cập vào nội dung Web thông qua Wap hoặc i-mode, nhưng các thiết bị mobile này ít hoặc không hỗ trợ chạy các ứng dụng khách hàng. Các thiết bị smart mobile mà chạy trên nền tảng .Net Compact Framework có khả năng đó hơn so với các thiết bị mobile phone. a. Sự khởi đầu của máy tính xách tay Máy tính xách tay đầu tiên là Osbone 1, được giới thiệu tại West Coast Computer Fair vào tháng 4 năm 1981. Osbone có màn hình CRT nhỏ kích thước 5-inch, màn hình này chỉ hiển thị được 52 ký tự nhưng nó có khả năng di chuyển sang trái và phải để hiển thị các dòng văn bản dài(Hình 1.1). Osbone cũng có thể chạy được một số phần mềm như Basic, WordStar, SuperCalc. Hình 1.1. Máy tính xách tay đầu tiên Giá của mỗi chiếc Osbone1 là $1,795 và nó được bán với tốc độ 10.000 chiếc một tháng. Đến năm 1982 máy Compact ra dời, nó nặng 28 pounds, sử dụng bộ xử lý 8088, Ram 128 kb, có một đĩa mề 5.25 inch. Nó được bán với giá $3.000. Một vài năm sau xuất hiện một số máy xách tay khác như Epson -HX 20, Commodore SX-64, Radio Shack TRS-80 Model 100. Trong đó Radio Shack TRS-80 được xem là máy notebook đầu tiên. b. Các phát minh của PSION Tại cuộc họp vào năm 1984, công ty công nghệ Psion của Mỹ đã định nghĩa về máy Personal digital assistant (PDA). Họ đã cho ra đời Psion1. Psion1 dựa trên công nghệ 8-bit, có màn hình hiển thị LCD 16 ký tự, một clock/calendar, một có sở dữ liệu với một chức năng tìm kiếm. Psion1 được nâng cấp lên Psion II và đầu những năm 1990, 500.000 chiếc Psion II đã được sản xuất. Năm 1993, Series 3a ra đời, phá vỡ khoảng cách về địa lý với khả năng kết nối với máy tính, truyền, biến đổi và đồng bộ dữ liệu giữa 2 môi trường của nó. Khoảng 2 năm sau đó, vị trí của Psion trên thị trường PDA đã được khẳng định. Năm 1997, Psion cho ra đời Series 3c và Series 5 32-bit. c. Phát triển thị trường PDA Tên Personal Digital Assistant được đặt đầu tiên bởi Apple CEO John Sculley trong một bài phát biểu tại Winter Consumer Show vào năm 1992. Năm 1993 Apple’s Newton MessagePad ra đời (hình 1.2). Tính chất đổi mới của thiết bị này là sử dụng bút để nhập thông tin vào và thừa nhận các chữ viết tay, có thể quản lý thông tin cá nhân (PIM) và có khả năng liên lạc. Apple’s Newton chỉ thành công trong một thời gian vì ngay sau đó xuất hiện sự cạnh tranh của một số công ty như Amstrad PenPad, the Casio and Tandy Zoomer, the Sony MagicLink, and the IBM/Bell South Simon. Hình 1.2. Máy Newton Apple d. Microsoft và các thiết bị cầm tay Cùng với sự phát triển của thị trường PDA, Microsoft cũng đã cho ra đời các hệ hệ điều hành như Window CE (1996) và Pocket PC 2000, vWindow Mobile 2005. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sử dụng hệ điều hành Window CE, Pocket PC 2000 và Window Mobile 2005 của Microsoft như: O2: Đây là nhãn hiệu nổi tiếng nhất trong dòng Pocket PC trên thị trường Việt Nam. Một số sản phẩm loại này đang có mặt tại Việt Nam như là O2 XDA, O2 XDAII, O2 XDAII mini, O2 XDAIIs, O2 XDAIIi. Những sản phẩm loại này được hỗ trợ rất tốt trong việc nâng cấp hệ điều hành. Chúng có thể dễ dàng nâng cấp từ hệ điều hành nguyên bản lên Windows Mobile 2005 HP iPq hx 4700: Đây là sản phẩm của hãng Hewlett Packard. Sản phẩm này nổi bật với hệ điều hành Windows Mobile 2003 SE, bộ vi xử lý XScale thế hệ thứ hai của Intel và màn hình VGA rộng. Ngoài ra màn hình còn được hỗ trợ giao diện 3D của hệ điều hành Windows CE 4.21. Asus P505: Là sản phẩm đầu tiên của Asus trên thị trường Pocket PC. Sử dụng hệ điều hành Windows Mobile 2003 Second Edition, P505 hoạt động trên 3 băng tần GSM 900/1.800/1.900 MHz và được hỗ trợ GPRS Class B. Asus đã thiết kế cho máy một bàn phím bật (flip) có nút điều khiển 2 chiều lên xuống, rất thuận tiện cho việc sử dụng các ứng dụng của Pocket PC. Axim X51v: Nét nổi bật của sản phẩm này là chạy hệ điều hành Windows Mobile 5.0, nhiều tính năng tiện dụng, màn hình chất lượng cao. Máy có bộ nhớ trong lớn (ROM 256 MB), 2 khe cắm thẻ nhớ và jack cắm tai nghe tiêu chuẩn 3,5 mm. iPaq rw6828: là thiết bị hỗ trợ cá nhân đầu tiên sử dụng hệ điều hành Windows Mobile 5 hỗ trợ chức năng push-email của hãng Hewlett Packard. Do chạy hệ điều hành Windows Mobile 5 nên thiết bị cũng được cài đặt sẵn các ứng dụng văn phòng như: MS Word, Excel, Power Point, Internet Explorer và Outlook 2002. Ngoài ra còn có một số sản phẩm khác như Mio 168RS sử dụng hệ điều hành Windows Mobile 2003 Second Edition, Atom Exec của hãng O2 sử dụng hệ điều hành Windows Mobile 5.0, Siemens SX66 sử dụng hệ điều hành Windows Mobile 2003 Second Edition v…v. 1.1.2. Những nét mới trong .Net Compact Framework .NET Compact Framework là nền tảng dữ liệu cho các ứng dụng Visual Studio .NET được phát triễn cho các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Windows CE hoặc Windows Mobile. Nó là phiên bản nhỏ của phiên bản đầy đủ .Net Framework, nó bao gồm một tập con các lớp thư viện cơ bản của .Net Framework và một số lớp thư viện mới được thiết kế đặc biệt để sử dụng cho các thiết bị mobile. Ngoài ra .Net Compact Framework còn có sự bổ sung mới cho CLR để cho phép các ứng dụng có thể chạy tốt trên các thiết bị nhỏ mà bị hạn chế về cả năng lượng của bộ nhớ và CPU. Các ngôn ngữ lập trình truyền thống như C, C++, Pascal, v..v, thường sử dụng một trình biên dịch để chuyển trực tiếp mã nguồn sang mã máy hiểu được. Với cách làm này, đòi hỏi những người lập trình phải tập trung vào việc quản lý các chi tiết ở mức thấp như việc phân hoạch bộ nhớ và việc tương tác với các mã thư viện bên ngoài. Các mã thư viện này bao gồm cả các file DLL của hệ điều hành Window. Các chương trình có thể tương tác với hệ điều hành bằng cách gọi trực tiếp đến API của hệ điều hành hoặc bằng cách sử dụng một trong các hàm thư viện như MFC, Borlands’OWL. Khả năng di chuyển giữa các nền tảng bằng cách sử dụng native code thường khó khăn bởi vì API của các hệ điều hành về cơ bản thường khác nhau. Thậm chí việc tương tác giữa các thành phần trong các ngôn ngữ lập trình khác nhau trên cùng một hệ điều hành cũng gặp khó khăn vì các ngôn ngữ lập trình khác nhau sử cách biểu diễn nhị phân khác nhau cho các cấu trúc dữ liệu. Tóm lại, sự tương tác là khó khăn giữa các hệ điều hành, giữa các kiểu CPU trên cùng một hệ điều hành và giữa các ngôn ngữ lập trình khác nhau chạy trên cùng một máy. Khi Visual Studio 7.1 ra đời cùng với .Net Compact FrameWork tất cả các vấn đề khó khăn trên đã được giải quyết. Visual Studio 7.1 với Smart Device Extensions và những đặc điểm quan trọng dưới đây đã giúp những người phát triển các ứng dụng cho các thiết bị chạy trên các hệ điều hành Window CE và Pocket PC nhanh hơn và dễ dàng hơn so với trước đây: Hai ngôn ngữ lập trình C# và Visual Basic .Net được hỗ trợ bởi Smart Device Extension có khả năng tương tác giữa các thành phần rất dễ dàng bởi vì cả hai đều được biên dịch sang cùng một định dạng bytecode và đều cung cấp sự truy cấp đến các đối tượng dữ liệu bên trong .Net Compact Framework. Một số ngôn ngữ mà chạy trên .Net Compact Framework có thể trao đổi các đối tượng từ .Net Compact Framework với các ngôn ngữ khác mà cũng có sự hỗ trợ của .Net Compact Framework. Trình biên dịch cho các ứng dụng là tương tự nhau, không quan tâm đến kiến trúc xử lý bên dưới. Những người lập trình có thể xây dựng một ứng dụng và triển khai nó trên phần cứng chạy hệ điều hành Pocket PC hoặc Window CE. .Net Compact Framework cung cấp một định dạng chung cho API để những người lập trình có thể viết ứng dụng trên nhiều ngôn ngữ khác nhau được hỗ trợ bởi .Net Compact Framework. .Net Compact Framework cũng hỗ trợ phát triển Window Forms giúp nhanh chóng đưa ra giao diện người dùng cho ứng dụng. .Net Compact Framework cung cấp các lớp truy cập dữ liệu, các lớp thao tác XML, tập các kiểu dữ liệu cơ sỏ, cho phép dễ dàng sử dụng sự hỗ trợ của networking và nhiều hơn nữa. .Net Compact Framework và Common language runtime (Ngôn ngữ thực thi chung) cung cấp khả năng thu gom rác .Net Compact Framework cung cấp kiểu chuỗi mà không cần phải hiểu sự phức tạp của việc tạo thành các chuỗi trực tiếp từ hệ điều hành. Nhiều phiên bản của .Net Compact Framework có thể hoạt động cùng nhau. Các ứng dụng sẽ hướng tới các phiên bản mà chúng biết là chúng tương thích với phiên bản đó. 1.1.3. Smart Device Extension và .Net Compact Framework a. Yêu cầu hệ thống Smart Device Extensions là môi trường phát triển tích hợp (IDE) mà các nhà phát triển nhằm vào .NET Compact Framework. Nó là một thành phần củaVisual Studio .NET version 7.1 hoặc mới hơn. Để chạy được các công cụ trên, yêu cầu tối thiểu về cấu hình như sau: Lĩnh vực Yêu cầu Operating system and RAM Windows 2000 Professional; 96MB RAM, 128MB đề nghị Windows 2000 Server; 192MB RAM, 256MB đề nghị Windows XP Professional; 192MB RAM, 256MB đề nghị Windows XP Home; 96MB RAM, 256MB đề nghị Windows .NET Server 2003; 192MB RAM, 256MB đề nghị Hard disk space Ít nhất 900MB trên ổ chứa hệ điều hành và khoảng 4.1GB để cài Micorsoft Visual Studio .Net Processor speed Tối thiểu Pentium II 450MHz hoặc tương đương; Pentium III 600MHz hoặc lớn hơn Device connectivity ActiveSync 3.5 hoặc mới hơn Bảng 1.1. yêu cầu hệ thống cho Visual Studio .NET 2005 b. Sử dụng Smart Device Extension trong quá trình phát triển Cách dễ nhất để phát triển .NET Compact Framework là sử dụng Smart Device Extensions trong Visual Studio .NET 7.1. Nó đơn giản là mở rộng của Visual Studio 7.1, Smart Device Extensions đưa ra các kiểu tạo ứng dụng, cho phép chúng ta tập chung vào các thiết bị sử dụng Windows CE hỗ trợ .NET Compact Framework, như là Pocket PC. Điều này có nghĩa là sử dụng Smart Device Extensions để phát triển các ứng dụng trên Windows CE như phát triển các ứng dụng trên Windows 2000 or XP. Tạo ứng dụng cho các thiết bị Pocket PC Chúng ta sẽ tạo một ứng dụng đơn giản “Hello World” bằng ngôn ngữ C#. Bước 1: Khi chúng ta chạy Visual Studio .NET lần đâu, sẽ hiển thị Start Page, như hình 1.3. Để tạo ứng dụng mới, bấm vào nút có nhãn New Project gần phía dưới của màn hình. Hoặc vào menu File -> New -> Project hoặc sử dụng Ctrl+ Shift +N. Hình 1.3. Start Page được hiển thị khi chạy Visual Studio .NET. Bước 2: Sau khi chọn New Project, một hộp thoại xuất hiện cho phép chúng ta chọn kiểu dự án, nền tảng và mẫu ứng dụng. Lựa chọn như hình 1.4. Điền tên dự án vào mục Name, và nơi chứa dự án vào mục Localtion. Trong hộp thoại này có 2 phần: - "Project types": Phần này cho phép chúng ta chọn kiểu thiết bị mà chúng ta muốn phát triển trên nó. Chúng ta sẽ chọn nền tảng Pocket PC, điều này có nghĩa ứng dụng của chúng ta sẽ chạy trên tất cả các thiết bị hỗ trợ hệ điều hành Pocket PC. - "Templates": Device Application, Class Library, Control Library và Empty Project. Chúng ta sẽ chọn Device Application. Kiểu dự án này thiết lập form chính tự động và cung cấp môi trường thiết kế đồ họa giúp dễ dàng thêm các điều khiển vào ứng dụng. Hình 1.4. Hộp thoại tạo một Visual C# Smart Device Application Bước 3. Sau khi lựa chọn xong ta nhấn vào nút OK ta được màn hình như hình 1.5 Hình 1.5. Thiết kế Form xuất hiện sau khi dự án được tạo Bước 4. Bên trái của phần thiết kế Form, là nhãn Toolbox. Bấm vào đó đưa đến cho chúng ta hộp công cụ Toolbox, như hình 1.6. Hình 1.6. Hộp công cụ Toolbox cho dự án Smart Device Application Bước 5: Tất cả các điều khiển trong hộp công cụ đều có thể sử dụng trong các dự án .NET Compact Framework. Kéo một số điều khiển vào Forms như hình 1.7. Hình 1.7. Sau khi kéo một số điều khiển vào Forms. Bước 7: Bấm đúp vào nút có nhãn button1, IDE đưa đến phần soạn thảo mã nguồn và con trỏ sẽ nhấp nháy ở trong phương thức button1_Click. Chúng ta sẽ đưa vào một số dòng lệnh như hình 1.8. Hình 1.8. Visual Studio hiển thị mã lệnh khi nút trong Form được bấm đúp. Bước 8: Bây giờ chúng ta có thể biên dịch và triển khai trên thiết bị. Để triển khai trên thiết bị và chạy ứng dụng, chọn Debug, Start Without Debugging. Trước tiên Visual Studio biên dịch mã nguồn và đưa cho chúng ta hộp thoại Deploy SmartDeviceApplication như hình 1.9. Hình 1.9. Trước khi triển khai ứng dụng trên thiết bị, Visual Studio đưa ra hộp thoại. Bước 9: Để chạy thử ứng dụng trên máy tính Desktop, chúng ta chọn Pocket PC 2002 Emulator. Nếu muốn chạy thử trên thiết bị thực, chúng ta chọn Pocket PC Device. Phải đảm bảo rằng thiết bị đã được kết nối thông quan đường ActiveSync trước khi triển khai ứng dụng trên thiết bị. Sau đó chọn Deploy. Bước 10: Visual Studio cài đặt .NET Compact Framework và chạy ứng dụng. Nếu chúng ta bấm vào nút Button1, chúng ta nhận được thông báo “Hello World” như hình 1.10. Hình 1.10. Thiết bị emulator chạy ứng dụng hello world. 1.1.4. Các nền tảng của .Net Compact Framework Phiên bản đầu tiên của .Net Compact Framework hỗ trợ cho Windows-powered Pocket PCs và các thiết bị chạy hệ điều hành Windows CE.Net a. Các nền tảng mà .Net Compact Framework hỗ trợ Phiên bản 1 của .Net Compact Framework hỗ trợ nền tảng sau của Microft: Pocket PC 2000: Các thiết bị này có thể mua được từ một số hãng sản xuất và nó sử dụng các bộ xử lý ARM, MIPS, SH3 hoặc SH4. .Net Compact Framework được hỗ trợ trên tất cả các bộ xử lý đó. Pocket PC 2002 : Pocket PC 2002 ra đời từ sự nâng cấp hệ điều hành Pocket PC mà sử dụng bộ xử lý ARM. Pocket PC 2002 phone edition: Đây là hệ điều hành Pocket PC 2002 với sự thêm vào việc hỗ trợ cho một số chức năng bên nghành điện thoại. Window CE.Net 4.1 và các phiên bản sau đó b. Các nền tảng mà .Net Compact Framework không hỗ trợ .Net Compact Framework không được hỗ trợ trên một số nền tảng sau của Microsoft: Các phiên bản 3.0 và sớm hơn của Windows CE: Pocket PC 2000 và Pocket PC 2002 được xây dựng dựa trên Window CE 3.0. Tuy nhiên chúng chỉ là dẫn xuất từ Window CE 3.0 nên vẫn được hỗ trợ. Handheld PC 2000 và các phiên bản trước đó: Các thiết bị Handheld PC có màn hình lớn hơn các thiết bị Pocket PC nhưng có bàn phím tiện lợi hơn và nguồn năng lượng lâu hơn. Handheld PC 2000 cũng được xây dựng trên Window CE 3.0 nhưng nó và các phiên bản sớm hơn không được hỗ trợ bởi .Net Compact Framework. Microsoft Smartphone 2002: Smartphone 2002 được xây dựng dựa trên nền tảng là hệ điều hành Pocket PC 2002, nó có thể chạy được trên các thiết bị có kích thước nhỏ hơn và màn hình có tính cảm ứng so với các thiết bị chạy trên Pocket PC. 1.2. Kiến trúc của .Net Compact Framework .Net Compact Framework không tồn tại đơn lẻ, nó tồn tại dựa trên 3 tầng công nghệ: Common Language Runtime, trình biên dịch Just-in-time và hệ điều hành Window CE. Hình 1.1 là sơ đồ kiến trúc mô tả một ứng dụng tương tác với .Net Compact Framework và các tầng bên dưới như thế nào: Hình 2.1: Sơ đồ mô tả kiến trúc .Net Compact Framework Trong sơ đồ trên, tầng đầu tiên chính là các thành phần phần cứng bao gồm có CPU, bộ nhớ , video, màn hình, thành phần kết nối mạng, v..v. Tất cả các thành phần phần cứng đó được điều khiển bởi tầng thứ 2, hệ điều hành Window CE. 1.2.1. Common Language Runtime (ngôn ngữ thực thi chung) Tầng bên trên hệ điều hành Window CE là Common Language Runtiem hay còn gọi là CLR. Common Language Runtime (CLR) là trung tâm điểm của .NET Framework. Đây là một "hầm máy" để chạy các tính nǎng của .NET. Nó được xem là nền tảng để quản lý các ứng dụng đích. Các ứng dụng “native” là các ứng dụng được biên dịch trực tiếp sang ngôn ngữ máy mà CPU hiểu được. Ngược lại, các ứng dụng “managed” là các ứng dụng được biên dịch sang ngôn ngữ trung gian bytecode hay còn gọi là mã IL. Mã được biên dịch sang mã IL được gọi là mã “managed”. Một yếu tố quan trọng nhất của mã managed là nó không được thực thi trực tiếp bởi CPU mà nó phải chuyển sang mã native đầu tiên để được thực thi. Công việc của CLR là thực thi mã managed. Để làm được việc này, mã managed phải được chuyển sang mã native. CLR thực hiện 3 bước cơ bản sau để chuyển từ mã managed sang mã native và thực thi nó: Đưa mã IL vào bộ nhớ Một phần hoặc toàn bộ mã IL được chuyển sang mã native để được thực thi bởi CPU Nếu mã IL là một phần của mã trong file DLL thì DLL phải được xác định và đưa vào bộ nhớ. Sau đó DLL được chuyển sang mã native và thực thi. 1.2.2. Biên dịch mã Managed sang mã Native bởi trình biên dịch Just-In-Time Trình biên dịch Just-in-time có nhiệm vụ chuyển mã managed sang mã native để một chương trình managed có thể được thực thi. Có 2 trình biên dịch JIT trong .Net Compact Framework đó là "SJIT" và "IJIT.". IJIT là trình biên dịch sẵn có với mọi CPU mà được hỗ trợ bởi .Net Compact Framework: ARM, MIPS, SHx, và x86. Trình biên dịch IJIT biên dịch mã managed sang mã máy nhanh hơn trình biên dịch SJIT nhưng mã máy được biên dịch ra không tốt bằng với mã được sinh ra từ trình biên dịch SJIT. SJIT là trình biên dịch chỉ có sẵn đối với bộ xử lý ARM. Các thiết bị chạy trên nền tảng Pocket PC thường sử dụng bộ xử lý ARM. Chương 2. Phát triển ứng dụng với Windown Form Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về: Các điều khiển không được hỗ trợ trong .Net Compact Framework Thiết kế Form với Visual Studio .Net Làm việc với điều khiển Form Làm việc với các điều khiển Windows Forms .Net Compact Framework cung cấp rất nhiều các hàm để cho phép chúng ta xây dựng giao diện đồ họa người dùng. Tuy nhiên các hàm này là tập con của các hàm được cung cấp bởi .Net Framework. Trước khi chúng ta đi vào tìm hiểu các điều khiển được hỗ trợ trong .Net Compact Framework, chúng ta sẽ đi tìm hiều những điều khiển không được hỗ trợ trong nó. 2.1. Các điều khiển không được hỗ trợ trong .Net Compact Framework .Net Compact Framework cung cấp một tập con các điều khiển sẵn có trong .Net Framework. Dưới đây là danh sách bao gồm các điều khiển không được hỗ trợ trong .Net Compact Framework: CheckedListBox ColorDialog ErrorProvider FontDialog GroupBox HelpProvider LinkLabel NotificationBubble NotifyIcon All Print controls RichTextBox Splitter 2.2. Các hàm không được hỗ trợ trong .Net Compact Framework Dưới đây là danh sách các hàm không được hỗ trợ trong .Net Compact Framework: AcceptButton CancelButton AutoScroll Anchor Multiple Document Interface (MDI) KeyPreview TabIndex TabStop Drag and drop All printing capabilities Hosting ActiveX controls 2.3. Thiết kế Form với Visual Studio .Net Visual Studio .Net cho phép chúng ta có thể tạo giao diện người dùng cho ứng dụng bằng cách kéo thả các điều khiển lên bề mặt form cần thiết kế. Khi một điều khiển đã nằm trên form, chúng ta có thể