Từ lâu, thủy sản là loại thực phẩm phổ biến được ưa chuộng ở nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia có biển hoặc có các thủy vực nội địa lớn. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân cư, nhu cầu về thủy sản ngày càng lớn để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng đa dạng từ cao cấp đến bình dân. Ngoài ra, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của thủy sản cao hơn các loại thực phẩm khác, trong khi dịch bệnh ở gia súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng và càng làm cho nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới tăng mạnh. Tăng trưởng tiêu dùng thủy sản không những diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển, mà còn ở các nước đang phát triển. Cùng với xu thế tiêu thụ này thì việc trao đổi xuất nhập khẩu thủy sản giữa các quốc gia được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đã tạo ra các thách thức to lớn cho các quốc gia cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới. Kể từ khi Việt nam bắt đầu hội nhập kinh tế thế giới và chấp nhận những nguyên tắc của thương mại quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang phải đối mặt với vô số những hàng rào thương mại phi thuế quan ở các nước nhập khẩu nhằm bảo hộ, hạn chế tự do thương mại dưới nhiều hình thức như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ làm giảm đáng kể hiệu quả của những nỗ lực tìm kiếm, mở rộng, xúc tiến thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua và khiến triển vọng xuất khẩu trở nên bấp bênh,tiêu biểu đó là vấn đề xuất khẩu cá basa
31 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8650 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu và phân tích thực trạng xuất khẩu cá ba sa của Việt Nam sang thị trường các nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PH ẦN GIỚI THIỆU
1. L Í DO CH ỌN Đ Ề T ÀI
Từ lâu, thủy sản là loại thực phẩm phổ biến được ưa chuộng ở nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia có biển hoặc có các thủy vực nội địa lớn. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân cư, nhu cầu về thủy sản ngày càng lớn để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng đa dạng từ cao cấp đến bình dân. Ngoài ra, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của thủy sản cao hơn các loại thực phẩm khác, trong khi dịch bệnh ở gia súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng và càng làm cho nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới tăng mạnh. Tăng trưởng tiêu dùng thủy sản không những diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển, mà còn ở các nước đang phát triển. Cùng với xu thế tiêu thụ này thì việc trao đổi xuất nhập khẩu thủy sản giữa các quốc gia được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đã tạo ra các thách thức to lớn cho các quốc gia cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới. Kể từ khi Việt nam bắt đầu hội nhập kinh tế thế giới và chấp nhận những nguyên tắc của thương mại quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang phải đối mặt với vô số những hàng rào thương mại phi thuế quan ở các nước nhập khẩu nhằm bảo hộ, hạn chế tự do thương mại dưới nhiều hình thức như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ… làm giảm đáng kể hiệu quả của những nỗ lực tìm kiếm, mở rộng, xúc tiến thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua và khiến triển vọng xuất khẩu trở nên bấp bênh,tiêu biểu đó là vấn đề xuất khẩu cá basa.
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1/ Mục tiêu chung:
Khái quát được tình hình xuất khẩu cá ba sa của Việt Nam trên thị trường thế giới từ đó đưa ra được những giải pháp nhằm góp phòng ngừa, hạn chế các vụ kiện chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá ba sa của Việt Nam sang các nước. Đ ồng thời mở rộng thị trưóng xuất khẩu cá ba sa
2.2/ Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu và phân tích thực trạng xuất khẩu cá ba sa của Việt Nam sang thị trường các nước.
Tìm hiểu, đánh giá về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ và tác động của nó tới tình hình xuất khẩu cá ba sa của Việt Nam.
Đưa ra giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá ba sa, mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ 26/04/2010 - 24 /05/2011.
Số liệu sử dụng trong đề tài lấy từ năm 1999 đến 2010
3.2. Phạm vi về nội dung
Tìm hiểu về vấn đề xuất khẩu cá ba sa của Việt Nam ở thị trường các nư ớc.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
/ Phương pháp thu thập số liệu
Tổng hợp các thông tin, số liệu thứ cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí, thời báo kinh tế, các trang web có liên quan…
4.2/ Phương pháp phân tích
- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả tình hình xuất khẩu cá ba sa của Việt Nam
- Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá về vấn đề xuất khẩu cá ba sa của Việt Nam
- Mục tiêu 3: Từ mô tả và phân tích trên để đưa ra giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá ba sa của Việt Nam.
PHẦN NỘI DUNG
* CƠ SỞ LÍ LUẬN
I.KHÁI NIỆM
1. ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Cá ba sa phân bổ ở một số nước Ðông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Indonexia và Việt Nam, là loài cá nuôi có giá trị kinh tế cao. Cá basa được nuôi phổ biến hầu hết ở các nước Ðông Nam Á, là một trong các loài cá nuôi quan trọng nhất của khu vực này. Bốn nước trong hạ lưu sông Mê Kông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam do có nguồn cá basa tự nhiên và phong phú.
Cá ba sa là các loài cá đặc hữu của vùng châu thổ sông Mê Kông thuộc giống Pangasius, họ Pangasidae, bộ Silurifornes - bộ cá gồm hơn 2.500 loài cá da trơn, phân bổ trên khắp thế giới. Cụ thể là:
Đối với cá ba sa - tên khoa học Pangasius bocourti, tên thương mại Ba sa, Bocourti, Bocourti fish, Ba sa catfish, Bocourti catfish.
Cá basa còn có tên gọi là cá giáo, cá sát bụng, là loại cá da trơn có giá trị kinh tế cao, được nuôi tập trung tại nhiều nước trên thế giới.
Theo hệ thống phân loại Tyson Roberts, cá basa thuộc họ Pangasiidae, giống pangasius (Hamilton).
2. ĐỐI VỚI THẾ GIỚI
Tháng 5/2008, Quốc hội Mỹ đã thảo luận để thông qua “Đạo luật Nông trại” (Farm Bill). Theo Farm bill 2008 thì cá ba sa Việt Nam có thể bị xếp vào trong nhóm catfish của Mỹ.
3..KHÁI NIỆM XUẤT KHẨU
Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất, nó phản ánh quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và thế giới. Cùng với hình thức kinh doanh nhập khẩu, hình thức kinh doanh xuất khẩu là hoạt động kinh tế cơ bản của một quốc gia, nó là “chiếc chìa khóa” mở ra những giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia, tạo ra nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu của một nước khi tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế.
Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là một hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình.
Kinh doanh xuất nhập khẩu thường diễn ra các hình thức sau: Xuất khẩu hàng hóa hữu hình, hàng hóa vô hình (dịch vụ); xuất khẩu trực tiếp do chính các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đảm nhận; xuất khẩu gián tiếp (hay ủy thác) do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh doanh trung gian đảm nhận. Gắn liền với xuất khẩu hàng hóahữu hình, ngày nay xuất khẩu dịch vụ rất phát triển..
4.YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
-Mặc dù diện tích nuôi được mở rộng, năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu luôn tăng qua từng năm song nghề nuôi cá basa tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn chưa thật ổn định và bền vững. Trong sản xuất vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ô nhiễm môi trường, biến động về thị trường, giá cả. Có thể dẫn chứng điều này qua sự kiện năm 2005, do EU tăng cường các biện pháp kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trong thủy sản xuất khẩu của Việt Nam cộng tác động của vụ kiện chống phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ khiến nguồn nguyên liệu bị “dội chợ” làm cho không ít người nuôi lâm vào cảnh phá sản
-Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2008, người nuôi cá tra và cá basa lại đang đứng trước nguy cơ thua lỗ do chi phí sản xuất tăng ở mức 14.000-15.500 đ/kg (tương đương với giá bán ở thị trường). Điều đáng nói là trong chăn nuôi cá tra và cá basa, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng rất lớn, nhất là trong giai đoạn trước khi thu hoạch. Chính vì vậy, dù Nhà nước đã “bơm” 1.000 tỷ đồng hạn mức tín dụng cho các DN thu mua nguyên liệu để giải quyết đầu ra cho cá tra, cá basa nhưng khả năng thu mua hết sản lượng cá nuôi trong dân là rất khó do bởi theo tính toán, nếu tất các các cơ sở chế biến hoạt động hết công suất thì cũng chỉ tiêu thụ được khoảng 3.000 tấn/ngày. Như vậy mỗi tháng cũng chỉ tiêu thụ được gần 100 ngàn tấn nguyên liệu
-Ngoài khó khăn do không dự báo được tình hình thị trường khiến hiện tượng ùn tắc nguyên liệu xảy ra trong những tháng gần đây, hoạt động sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá basa vẫn còn những vấn đề cần sớm được giải quyết như: tỷ lệ sản phẩm có giá trị gia tăng còn thấp, chủ yếu mới chỉ xuất khẩu ở dạng fillet cấp đông đơn thuần nên giá xuất khẩu không cao (bình quân 3USD/kg); thiếu kho chứa hàng, thiếu các chợ đầu mối thủy sản tập trung để làm cầu nối ổn định giá cho cả người sản xuất và các nhà máy chế biến; hệ thống xử lý nước thải và các công trình bảo vệ môi trường tuy đã được đầu tư nhưng chưa thường xuyên được nâng cấp nên vẫn còn tình trạng nước thải từ nhà máy đổ trực tiếp ra sông mà chưa qua xử lý; chưa phổ biến rộng khắp quy trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn HACCP; vẫn còn việc mua bán và sử dụng hóa chất, kháng sinh
Cá ba sa Việt Nam bị ''đòn hiểm'' của giới nuôi catfish Hoa Kỳ
Số phận cá da trơn của Việt Nam trên thị trường Mỹ lại bị đe doạ. Mấy năm trước, loại cá này chỉ được vào Mỹ sau nhiều cửa ải, và với tên gọi "cá tra" hay "cá ba sa", chứ không được gọi là "catfish" vì sợ lầm với cá nội địa của Mỹ. Bây giờ, chính các hiệp hội nuôi cá catfish tại Mỹ lại nêu vấn đề về danh xưng và đòi cá Việt Nam cũng phải được gọi tên là "catfish" ! Vì sao lại có chuyện rắc rối ấy ?
Theo tiết lộ của hãng tin Mỹ AP vào cuối tháng 06/2009, bộ trưởng Nông Nghiệp Mỹ ông Tom Vilsack sắp ban hành quyết định về việc quy định loại cá nào bán trên thị trường Hoa Kỳ phải được gọi là ''catfish''. Nội dung quyết định này chưa rõ, nhưng một bản dự thảo mà hãng tin Mỹ đọc được đã liệt loại cá ba sa pangasius của Việt Nam vào diện catfish.
Một khi bị xếp loại là catfish, cá ba sa nhập khẩu từ Việt Nam sẽ phải tuân thủ một chế độ kiểm tra ngặt nghèo do bộ Nông Nghiệp Mỹ ấn định, chặt chẽ hơn rất nhiều so với chế độ thông thường của Cơ quan Thực phẩm và Dược Phẩm Mỹ FDA. Theo hãng AP, điều này sẽ trở thành một rào cản cực kỳ kiên cố, chặn đứng đường vào thị trường Hoa Kỳ của cá Việt Nam vì lẽ phiá Việt Nam phải thiết lập một hệ thống kiểm tra việc nuôi và xử lý cá cực kỳ phức tạp, và chứng minh được là hệ thống này tương đương với những gì hiện hành tại Mỹ. Để có được một hệ thống như vậy, theo AP, Việt Nam sẽ phải mất rất nhiều năm.
Thế nhưng vì sao mà chính quyền Hoa Kỳ lại có thể có quyết định khắt khe đối với cá nhập khẩu từ Việt Nam như vậy, nhất là khi việc xếp cá basa Việt Nam vào diện ''catfish'' lại hoàn toàn trái ngược với quyết định vào năm 2002, theo đó cá nhập từ Việt Nam không có quyền mang tên gọi catfish ?
THỰC TRANG NUÔI TRỒNG, CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU CÁ TRA, BASA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong vòng 10 năm qua (1998-2008), cá basa đã nhanh chóng trở thành sản phẩm chiến lược quốc gia. Trong đó, sản lượng tăng gấp 50 lần, vượt ngưỡng 1 triệu tấn/năm; giá trị xuất khẩu tăng gấp 65 lần, đóng góp khoảng 2% GDP của cả nước. Tổng diện tích nuôi cá basa ở Đồng bằng sông cửu long năm 2008 là 6.160 ha, với sản lượng 1.128.000 tấn, xuất khẩu đạt 640.829 tấn, chiếm 51,8% tổng sản lượng xuất khẩu thủy sản cả nước với giá trị kim ngạch 1,453 tỉ USD, chiếm 32% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành thuỷ sản. Thị trường tiêu thụ cá basa đã được mở rộng và có uy tín ở 130 nước và vùng lãnh thổ. Một số nước, khu vực nhập khẩu lớn là Ukraine, Nga, EU, Bắc Phi, Trung Đông, Mỹ. Tại ĐBSCL vùng nuôi cá tra, basa đã được Bộ NN&PTNT xác định ở 10 tỉnh, thành với diện tích 6.000 ha ao nuôi, sản lượng 1,2- 1,5 triệu tấn/năm, trong đó 60- 70% của doanh nghiệp sản xuất tập trung quy mô lớn, còn 30- 40% là quy mô nông hộ. Đến năm 2010, diện tích nuôi toàn vùng đạt 8.600 ha, sản lượng 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,3- 1,5 tỉ USD và đến năm 2020 diện tích sẽ được nâng lên 13.000 ha. Nhóm sản phẩm cá tra, basa càng quan trọng, bởi chỉ sử dụng một diện tích rất nhỏ bé để nuôi (khoảng 6.000 ha mặt nước, bằng 1% diện tích nuôi tôm), có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo việc làm cho hàng chục vạn công nhân, nông ngư dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là ở vùng nông thôn ĐBSCL.Tuy vậy, theo các chuyên gia về thuỷ sản thì việc nuôi, chế biến, xuất khẩu cá basa của Việt Nam còn có nhiều yếu kém, bất cập, phát triển tự phát và thiếu tính bền vững, cụ thể:Thực trạng và nguyên nhân:
Công quản lý nhà nước trong sản xuất, tiêu thụ cá tra, basa hiện nay còn nhiều bất cập: thiếu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, hệ thống thể chế pháp lý để quản lý, thúc đẩy phát triển bền vững và xây dựng cơ sở hạ tầng... Do vậy sản xuất, tiêu thụ cá tra hiện nay mang tính tự phát cao, khó quản lý, nhất là về diện tích, sản lượng, chất lượng, giá thức ăn, con giống, thuốc thú ý, vệ sinh an toàn thực phẩm...
Việc nuôi cá tra, basa gần đây phát triển với nhịp độ nhanh, diện tích tăng đột biến. Năm 2006 diện tích nuôi cá tra toàn vùng chỉ vào khoảng 3.797 ha, đến năm 2007 đã tăng lên là 6.406 ha và năm 2008 là 6.160 ha. Trong 6 tháng đầu năm 2009, tổng diện tích thả nuôi cá tra của 10 tỉnh, thành vùng ĐBSCL khoảng 5.000 ha. Do vậy quy hoạch chưa theo kịp hoặc không còn phù hợp với tình hình mới. Quy hoạch vùng nguyên liệu cho phù hợp với từng thị trường còn quá nhiều bất cập, các doanh nghiệp chế biến không có vùng nguyên liệu của mình, do đó việc thừa thiếu nguyên liệu thường xuyên diễn ra. Doanh nghiệp thì không nắm được sản lượng, người nuôi thì không có thông tin về thị trường. Hạ tầng cơ sở, các công trình thủy lợi phục vụ nuôi cá basa chưa bảo đảm để phát triển ổn định, bền vững.
Hệ thống tổ chức quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản còn tồn tại nhiều vướng mắc như trong vấn đề chậm trễ cập nhật các văn bản pháp quy để phù hợp với các thị trường xuất khẩu, hệ thống cán bộ phần lớn chưa được đào tạo chuyên sâu, quản lý hàng thủy sản chưa được thực hiện bài bản... cũng tạo nhiều khó khăn, thách thức trong xuất khẩu. ¬- Tất cả các khâu của quá trình sản xuất cá tra, basa như: giống, thức ăn, giá, vốn, nuôi, chế biến, thị trường…đều đang có quá nhiều bất cập, hạn chế, phát triển không bền vững, cụ thể:* Về giống:
Trong thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu con giống theo đà tăng mạnh về nhịp độ và diện tích nuôi, số lượng các cơ sở sản xuất giống cá basa cũng tăng lên nhanh chóng. Đến nay, trong vùng đã có 217 cơ sở sản xuất cá giống với tổng sản lượng khoảng 1,8 tỉ con, thừa khả năng đáp ứng nhu cầu cá giống cho cả khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, khi phong trào nuôi cá basa trầm lắng, nhiều hộ nuôi “treo ao” thì giá cá giống liên tục giảm, hiện nay chỉ còn 330 đồng/con kích thước 1,7cm, 240 đồng/con kích thước 1,5cm, cá bột giá 0,5 đồng/con. Do vậy, các cơ sở sản xuất giống đang phải bán tháo cá bố mẹ và cá giống vì làm ăn thua lỗ. Điển hình tại làng sản xuất cá tra, basa giống Hồng Ngự/Đồng Tháp (nơi sản xuất giống lớn nhất ĐBSCL) trước đây có hơn 70 cơ sở với đàn cá bố mẹ có tổng trọng lượng hơn 150 tấn (mỗi con nặng từ 10kg đến 15 kg), hàng năm cung ứng cho thị trường hơn năm tỉ con cá bột và trên một tỉ con cá giống thương phẩm. Tuy nhiên hiện nay đã có 60 cơ sở sản xuất cá tra giống đã đóng cửa, kêu bán tháo cá bố mẹ với giá: 13.000 đồng- 14.000 đồng/kg nhưng không có người mua.Đồng thời do không có chế tài nào nên nguồn cá bố mẹ chưa được quản lý tốt vì vậy chất lượng con giống chưa đồng đều, một số cơ sở sản xuất giống chưa đảm bảo chất lượng con giống cho nuôi cá thương phẩm.* Về thức ăn:
Trong thời gian qua, giá thức ăn thủy sản liên tục tăng cao đã gây nhiều khó khăn cho nghề nuôi cá basa. Năm 2008, giá thức ăn thủy sản tăng trung bình khoảng 30% so với năm 2007 và giữ ổn định ở mức 9.500- 10.500 đồng/kg. Trong 6 tháng đầu năm 2009, giá thức ăn thủy sản có giảm lại, dao động 6.500- 9.700 đồng/kg. Giá thức ăn tăng đã làm giá thành sản xuất cá tra, basa tăng. Năm 2008, giá thành sản xuất trung bình 01kg cá nguyên liệu khoảng 15.000- 16.000 đồng (tăng 40% so với năm 2007), trong khi đó, giá bán cá tra, basa chỉ ở mức thấp, dao động 13.800- 15.500 đồng/kg dẫn đến người nuôi bị lỗ nặng. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2009, giá thành sản xuất đã hạ xuống khoảng 13.500- 14.500 đồng/kg, nhưng giá cá chỉ có 12.500- 13.800kg, nên người nuôi lại tiếp tục lỗ.
Hiện nay, các nhà máy sản xuất thức ăn thuỷ sản đều “kêu” bị lỗ và phải tăng giá. Với những lý do như: giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, nguyên liệu nhập về cảng bị ứ đọng, hàng giải phóng chậm, hàng để trong cảng bị mất mát nhiều nên phải nâng mức bảo hiểm... Tất cả các khoản “thiệt hại” trên họ đều tính hết vào giá thành sản xuất nên giá thức ăn thuỷ sản cao là không có gì lạ. Tuy nhiên thực tế họ đều đua nhau tăng công suất từ 15- 20% so với cùng kỳ năm ngoái, kể cả các cơ sở nhỏ cũng tăng từ 7- 10%. Do vậy các nhà sản xuất thức ăn hiện nay chỉ biết quan tâm đến quyền lợi của mình, cứ đua nhau tăng giá, bất chấp quyền lợi của người chăn nuôi, của cả chuổi sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá basa thì trước sau cũng sẽ gây ra khủng hoảng.
Nhiều hộ nuôi cá basa ở ĐBSCL đã chủ động nuôi giảm mật độ tới 50% so với năm 2008 và hầu hết họ không còn nợ ngân hàng mà nợ cơ sở bán thức ăn thủy sản với lãi suất cao.Ngoài ra, có nhiều mẫu thức ăn không đạt hàm lượng đạm theo quy định và nhiều cơ sở sản xuất giống kém chất lượng làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm cá tra, basa.* Về giá:
Trong 6 tháng đầu năm 2009, giá cá basa tiếp tục biến động. Vào đầu tháng 3-2009 giá cá tăng lên 15.000-17.000 đồng/kg và người nuôi cá lời 1.000- 2.000 đồng/kg, nhưng từ đó đến tháng 6/2009 giá cá giảm mạnh chỉ còn từ 13.000- 14.000đ/kg. Hiện tại giá giảm mạnh là rất bất hợp lý bởi lẽ thị trường cho cá basa đang mở rộng và hút hàng, trong khi sản lượng cá nguyên liệu giảm tới 30% so với năm 2008. Theo quy luật cung cầu: khi nguyên liệu thiếu hụt, thị trường mở rộng thì giá phải tăng lên. Tuy nhiên giá thu mua cá nguyên liệu giảm mạnh và đang ở mức thấp, do:+ Các doanh nghiệp chế biến đang giảm mạnh nhu cầu mua vào vì lượng cá tồn kho tương đối lớn. Họ đang đứng trước áp lực về vốn, lãi suất, chi phí lưu kho nên phải đẩy hàng ra bằng mọi giá. Họ bán xong hàng tồn kho rồi mới tiến hành thu mua cá mới.+ Một số doanh nghiệp còn chào hàng ra thị trường nước ngoài với giá thấp nên phải mua cá của người nuôi với giá thấp. Giá xuất khẩu vào EU là trên 3USD/kg, nhưng họ giảm chỉ còn 2,47USD/kg. Do đó doanh nghiệp phải giảm giá thu mua cá loại 1 còn 14.000đ/kg.+ Nhiều doanh nghiệp chế biến đã chủ động nguồn nguyên liệu, họ tự nuôi cá trên diện tích lớn, nên nhu cầu mua cá trong dân đang bị thu hẹp lại. Theo thống kê của VASEP, hiện nay nguồn cá nguyên liệu từ các hộ nuôi nhỏ lẻ chỉ còn chiếm khoảng 20%, 80% còn lại do các doanh nghiệp tự cung cấp hoặc từ các trang trại lớn theo quy mô công nghiệp.
* Về vốn:
Thực tế ở ĐBSCL hiện nay, người nuôi cá không thể tồn tại nổi với mức giá cá quá thấp, trong khi giá thức ăn tăng liên tục, ngân hàng không cho vay vốn. Cá không thể bán nhưng càng nuôi, cá ăn càng nhiều, càng lớn, càng khó bán và người nuôi càng lâm nợ. Do vậy có gần 50% ao đã bán cá đều không thả lại.Theo số liệu thống kê của Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang (AFA), ở thời điểm này có tới 25- 30% số hộ nuôi cá tra, basa bị phá sản, 40- 50% số hộ nuôi bị mất vốn, 70- 80% số hộ nuôi đang lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, 90% hộ nuôi cá đang nợ ngân hàng.
Đồng thời, người nuôi hiện nay rất khó tiếp cận vốn vay kích cầu của Chính phủ so với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, vì những quy định của ngân hàng. Muốn được vay, người nuôi phải có xác nhận nuôi trong vùng quy hoạch, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, có tài sản thế chấp, phải trả dứt nợ cũ, nợ quá hạn… Trong khi đó, tài sản của người nuôi chỉ có nhà ở và ao nuôi cá, trong đó có tới 90% người nuôi đã thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất cho ngân hàng để vay vốn sản xuất.
Ngoài ra, nhiều người nuôi cá tra, basa tại An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ... đang bị các doanh nghiệp thu mua cá chiếm dụng vốn dưới nhiều hình thức, trong đó chủ yếu là kéo dài thời gian thanh toán tiền mua cá theo hợp đồng từ 15- 30 ngày. Mỗi người nuôi, khi bán cá trị giá vài tỉ đồng, doanh nghiệp chỉ trả ban đầu khoảng 30% tiền mặt, số còn lại là nợ hoặc trả dần. Do vậy, người nuôi rất khó thanh toán cho các chủ nợ và đầu tư tái sản xuất.* Về diện tích, sản lượng cá nuôi:
Hiện nay, diện tích thả nuôi cá tra, basa tại ĐBSCL thấp hơn cùng kỳ năm 2008 đến 30% diện tích. Riêng tỉnh An Giang, có hơn 1.400ha ao, hầm nuôi cá tra, basa, nhưng diện tích ao, hầm không nuôi đã lên đến hơn 400ha, hiện toàn tỉnh chỉ còn khoảng 1.000ha nuôi cá. Diện tích giảm, khiến sản lượng cá nguyên liệu cũng giảm. Trong 06 tháng đầu năm 2009, thu hoạch cá tra, ba sa chỉ có 141.221 tấn, giảm 39.000 tấn (tương đương 21,5%).
Theo Bộ NN- PTNT, nhiều hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL đã chủ động nuôi giảm mật độ tới 50% so với năm 2008, nên sản lượng có thể sẽ sụt giảm khoảng 200.000 tấn so với kế hoạch. Tuy vậy, hiện ĐBSCL còn khoảng 120.000 tấn cá nguyên liệu tới kỳ thu hoạch, trong đó cá phải thu hoạch gấp khoảng hơn 100.000 tấn, nhưng các doanh nghiệp lại không thu mua và đang “làm giá” với người nuôi. Trong thời gian tới người nuôi khó khôi phục lại diện tích và mật độ thả nuôi vì họ đang nợ ngân hàng và khó tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ. Vì vậy