Đề tài Tìm hiểu về chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn

Từ thời kì đồ đá tiến lên thời kì đại kim khí và đồ sắt là một chuyển biên lớn lao của nhân loại. Đó là cuộc cách mạng luyện kim, xuất hiện nền văn minh và nhà nước đầu tiên của người việt cổ. Nó đánh dấu một bước phát triển rực rỡ trên phương diện kinh tế - xã hội cũng như mĩ thuật. Mà trong đó khởi nguồn từ mĩ thuật Đông Sơn. Mĩ thuật Đông Sơn tượng trưng cho thời kì cực thịnh của mĩ thuật kim khí đặc sắc nhất với kĩ thuật chạm khắc. Đây là đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng- trống đồng Đông Sơn. Nó là sản phẩm đầy trí tuệ biểu hiện cho tài năng sáng tạo, sự khéo léo và tinh xảo hiếm có của tổ tiên ta đã tạo nên kĩ thuật luyện kim đồng thau bản địa, nền văn hoá đồng thau vào loại bậc nhất Đông Nam Á. Chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn là nơi hội tụ những truyền thống văn hóa, xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta - Nhà Nước Hùng Vương. Qua đó ta thấy được ý nghĩa quan trọng của nghệ thuật chạm khắc trong mĩ thuật Đông Sơn với quá trình phát triển lịch sử của dân tộc. Chính vì thế tôi chọn đề tài này nhằm nâng cao vốn hiểu biết của mình về l 2. Phạm Vi Nghiên Cứu Trong mĩ thuật Đông Sơn có nhiều loại hình nghệ thuật, song tôi chỉ nghiên cứu phần nghệ thuật chạm khắc vì nó mang những nét tiêu biểu nhất trong thời kì này. 3. Mục Đích Nghiên Cứu Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu rõ nghệ thuật chạm khắc trong mĩ thuật Đông Sơn thấy được những đặc sắc mang tính truyền thống của dân tộc. Ý nghĩa của các hoa văn va các kĩ thuật chạm khắc trên trông đồng. Ứng dụng các hoạ tiết cổ vào trong các môn học của mình như trang trí, tạo mẫu,đồ hoạ .nghành thời trang . Bảo tồn và phát huy tinh hoa của dân tộc. Mở rộng kiến thức hiểu rõ văn hoá của người Việt cổ. 4. Nhiệm Vụ Nghiên Cứu Hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan tới nghệ thuật chạm khắc trong mĩ thuật Đông Sơn. Tìm hiểu những ứng dụng các hoa văn chạm khắc với các nghành nghệ thuật,nghành kiến trúc, nội thất,đồ hoạ đặc biệt là nghành thời trang mình đang học. Đề xuất các biện pháp gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc. 4.Phương Pháp Nghiên Cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Phương pháp nghien cứu thực tiễn. Phương pháp phân tích ,tổng hợp. Phương pháp so sánh.

doc28 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3285 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý Do Chọn Đề Tài Từ thời kì đồ đá tiến lên thời kì đại kim khí và đồ sắt là một chuyển biên lớn lao của nhân loại. Đó là cuộc cách mạng luyện kim, xuất hiện nền văn minh và nhà nước đầu tiên của người việt cổ. Nó đánh dấu một bước phát triển rực rỡ trên phương diện kinh tế - xã hội cũng như mĩ thuật. Mà trong đó khởi nguồn từ mĩ thuật Đông Sơn. Mĩ thuật Đông Sơn tượng trưng cho thời kì cực thịnh của mĩ thuật kim khí đặc sắc nhất với kĩ thuật chạm khắc. Đây là đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng- trống đồng Đông Sơn. Nó là sản phẩm đầy trí tuệ biểu hiện cho tài năng sáng tạo, sự khéo léo và tinh xảo hiếm có của tổ tiên ta đã tạo nên kĩ thuật luyện kim đồng thau bản địa, nền văn hoá đồng thau vào loại bậc nhất Đông Nam Á. Chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn là nơi hội tụ những truyền thống văn hóa, xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta - Nhà Nước Hùng Vương. Qua đó ta thấy được ý nghĩa quan trọng của nghệ thuật chạm khắc trong mĩ thuật Đông Sơn với quá trình phát triển lịch sử của dân tộc. Chính vì thế tôi chọn đề tài này nhằm nâng cao vốn hiểu biết của mình về l 2. Phạm Vi Nghiên Cứu Trong mĩ thuật Đông Sơn có nhiều loại hình nghệ thuật, song tôi chỉ nghiên cứu phần nghệ thuật chạm khắc vì nó mang những nét tiêu biểu nhất trong thời kì này. 3. Mục Đích Nghiên Cứu Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu rõ nghệ thuật chạm khắc trong mĩ thuật Đông Sơn thấy được những đặc sắc mang tính truyền thống của dân tộc. Ý nghĩa của các hoa văn va các kĩ thuật chạm khắc trên trông đồng. Ứng dụng các hoạ tiết cổ vào trong các môn học của mình như trang trí, tạo mẫu,đồ hoạ ...nghành thời trang . Bảo tồn và phát huy tinh hoa của dân tộc. Mở rộng kiến thức hiểu rõ văn hoá của người Việt cổ. 4. Nhiệm Vụ Nghiên Cứu Hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan tới nghệ thuật chạm khắc trong mĩ thuật Đông Sơn. Tìm hiểu những ứng dụng các hoa văn chạm khắc với các nghành nghệ thuật,nghành kiến trúc, nội thất,đồ hoạ đặc biệt là nghành thời trang mình đang học. Đề xuất các biện pháp gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc. 4.Phương Pháp Nghiên Cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Phương pháp nghien cứu thực tiễn. Phương pháp phân tích ,tổng hợp. Phương pháp so sánh. B. PHẦN NỘI DUNG 1.Cơ Sở Lý Luận 1.1.Khái quát chung về nghệ thuật chạm khắc trong mĩ thuật Đông Sơn Mĩ thuật Ðông Sơn là một nền nghệ thuật tạo hình đạt đến đỉnh cao về tạo dáng. Người cổ Ðông Sơn đã tạo ra nhiều loại hình hiện vật phong phú, đa dạng từ công cụ, vũ khí, đồ gia dụng, đến nhạc khí, đồ trang sức và tượng nghệ thuật. Trống đồng Ðông Sơn - một nhạc khí cổ - là tác phẩm tiêu biểu nhất độc đáo nhất đặc trưng cho thời kì này.Với kĩ thuật chạm khắc tinh xảo mang tinh hoa truyền thống của dân tộc. Ở đó có vẻ đẹp về hình dáng, tỉ lệ và các hoa văn trang trí được cách điệu cao, phong phú về thể loại. Trống đồng được cấu tạo gồm ba phần: mặt trống tròn, tang trống hình phộng, cong tròn đầy, ôm gọn mặt trống, thân trống thon và chân hơi choãi tạo dáng vững chãi cho trống. Để làm được điều này đòi hỏi phải có một kĩ thuật cao. Trống đồng kín 3 mặt. Hoa văn trang trí đều đặn cả trên mặt lẫn chung quanh thân trống. Giữa tang và thân trong trống có những cặp quai, trống có đường cắt dọc từ mặt đến đáy chia thành 2 phần đều nhau. Mặt trong của trống là một khối tròn liền nhau. Dựa vào những đặc điểm kỹ thuật này các nhà nghiên cứu cho rằng, trống đồng được chế tạo bằng cách đúc, tức là không phải gò, rèn, đục đẽo hay là cách gia công nào  khác. Và nó có thể diễn ra các bước sau: Tạo mẫu: Muốn đúc một vật to nhỏ nào đó đều Phải có mẫu. Vật mẫu làm bằng đất! Đất là một nguyên liệu dễ tìm, dễ chế tác, dễ trang trí từ chi tiết cụ thể nhất. Nhưng xét thật kỹ các dấu vết đúc, nhất là ở bốn quai trống thì có thể thấy rằng vật mẫu làm bằng sáp ong là có khả năng hơn cả, vì sáp ong là nguyên liệu có nhiều ở nước ta, sáp ong có thể dùng nhiều lần tái sử dụng, dùng sáp ong sẽ lợi về kinh tế, lại ưu việt hơn về mặt kỹ thuật so với các nguyên liệu khác. Ưu thếcủa sáp là có thể đúc quai liền với thân. Giai đoạn tiếp theo là làm khuôn. Tạo khuôn: Khuôn được làm bằng một loại đất Được chọn lọc và pha trộn với nhiều vật liệu khác gồm: đất bìa, đất non, đất sa dở, đất se lại, đất quang, đất bờ yến, đất áp, đất nghiền, đất giáp, đất giấy, đất thao. Các loại đất nêu trên sẽ khác nhau giữa đất, than, trấu, rơm, giấy... nhưng cơ bản vẫn giống nhau về mục đích kỹ thuật, là làm cho khuôn bền, nhẹ, xốp dễ thoát hơi, mềm dễ ấn để in rõ hoa văn. Sau khi các loại đất đã được chuẩn bị, người thợ sẽ đắp vào thân 2 mảnh khuôn. Do khuôn có 2 mảnh, nên hiện nay trên thân trống còn hiện rõ hai đường chỉ đúc, khi ráp khuôn chạy suốt từ thân đến ngang mặt trống, cắt trống làm hai nửa cân xứng. Mặt trống là một mảnh khuôn riêng. Đến đây, việc làm khuôn đã hoàn tất. Tiếp đến là sấy khuôn và sửa khuôn: Sau khi đã sửa lại hoa văn, cho khuôn vào than củi đốt nóng dần, không dùng lửa vì hơi nước bay nhanh sẽ gây ra hiện tượng nứt nẻ. Sấy khuôn đến khi màu đất gần như gạch mới thôi. Khuôn đã khô có thể ráp lại để rót, lúc này cần xem kỹ lại khuôn, chỗ nào nút, vỡ thì dùng đất lót sửa lại cho cẩn thận rồi mới ráp khuôn. Sau đó rót khuôn - đúc đồng. Ngày xưa, ông cha ta chưa có phương tiện hiện đại, nhưng căn cứ vào cách tính: trọng lượng của vật đúc bằng cách cân lượng sáp ong tiêu hao khi làm mẫu. Cứ 100gr sáp phải cho 10kg đồng vào lò. Từ đó, cho biết trọng lượng đồng phải nấu cho trống làbao nhiêu. Đồng nẩu chảy rót đùn từ đáy lên đỉnh khuôn - rót như thế, nước đồng chỉ lên dến tang trống là đặc lại. Vì vậy, có thể dùng một lúc hai cách: rót ngang hông tang trống và rót trực tiếp vào đạo hơi trên mặt trống. Khi rót hết khả năng của ống rót tang trống (ống rót tang đã đầy nước đồng thì tiếp tục đưa nước đồng lên mặt khuôn để rót vào mặt trống). Như vậy, có 4 đạo ở hông tang trống (mỗi khuôn 2 đạo) và 7 đạo rót ở mặt trống. Dựa vào trọng lượng sáp để tính trọng lượng đồng cần nấu. Mỗi nồi chỉ nấu được 30kg đến 40kg là vừa sức người khiêng. Khi đồng đã chảy loãng, chuyển ra các nồi chuyên nhỏ để đổ vào 4 đạo rót ở ngang hông. Sau đó, lại đổ vào nồi nhỏ nữa để đổ vào mặt trống. Trong suốt quá trình rót khuôn nước đồng trong lò chính luôn luôn giữ ở nhiệt độ cao để có thể tiếp ứng các nồi chuyên được thuận tiện. Sau khi, thực hiện đầy đủ quá trình rót, phải đợi nguyên liệu đồng nguội tự nhiên trong vài ngày mới gỡ khuôn. Đúc trống xong còn phải sửa chữa: tẩy nhẹ nhàng, khéo léo các đạo rót cho khỏi bị sứt và dính vào thành trống, đục các bavớ ở chỗ tiếp giáp các mối ráp khuộn. Đến đây là hoàn tất việc đúc đồng. Ngoài sự tạo dáng thì tổ tiên chúng ta còn thể hiện tài năng sáng tạo trong trang trí với các diện hoa văn trang trí trên mặt và thân trống, các hình trang trí thể hiện nhiều mặt cuộc sống sinh hoạt thời Đông Sơn. 1.2. Hoạ Tiết Chạm Khắc T rong Mĩ Thuật Đông Sơn 1.2.1. Hoạ Tiết Trên Trống Đồng Ngọc Lũ Vào năm 1903, người ta thấy chiếc trống lớn và đẹp này tại chùa Đọi (Long Đội Sơn) thuộc làng Ngọc Lũ, tỉnh Hà Nam. Trống do một cụ già tìm được khi đắp đê sông Hồng và đưa về để ở chùa làng. Từ đó chiếc trống đồng Ngọc Lũ được cả thế giới biết tiếng và trở thành một trong những di vật đồng thau tiêu biểu nhất. Trống này cao 0,63 mét (1.8 ft), đường kính mặt trống 0,86 mét (2.5 ft), được trang trí bằng các hình chạm sâu xuống cả trên mặt trống lẫn tang trống Trống được bảo quản tương đối nguyên vẹn, được phủ ngoài một lớp pa-tin màu xanh ngả sang xám. Trống có hình dáng cân đối gồm 3 phần hài hoà: tang phình, thân thon, đế choãi. Mặt trống hơi tràn ra ngoài tang một ít tạo thành đường gờ nổi giữa mặt và tang trống. Gắn vào tang và phân giữa thân trống là 4 chiếc quai chia thành hai cặp ở hai phía, trang trí văn bện thừng. Các hoạ tiết trên trống khắc hoạ toàn cảnh sinh hoạt của người Việt cồ. Ở mặt trống cũng như tang trống và thân trống đều có trang trí hoa văn chia thành hai loại: một loại là hoa văn hình học, một loại là hoa văn hiện thực. Hình hoa văn hiện thực là người hay động thực vật, đây là mảng hoa văn chủ đề mà người xưa muốn gửi gắm vào đó những suy nghĩ tâm tư, ước nguyện của mình về cuộc sống ấm no hạnh phúc. Còn những hoa văn hình học như chấm nhỏ thẳng hàng, vạch chéo và vạch thẳng song song, hình răng cưa, vòng tròn, hình chữ S mang tính chất làm nền cho hoa văn hiện thực. Trên mặt trống ở chính giữa là ngôi sao 14 cánh tượng trưng là mặt trời của những cư dân trồng lúa nước, khoảng cách giưa các ngôi sao là hoạ tiết hình lông công, sau đó là 16 vòng hoa văn trang trí bằng nhiều hình kỷ hà hay hình vẽ khác nhau. Các vòng 1, 5, 11 và 16 là những hàng chấm nhỏ. Các vòng 2, 4, 7, 9, 13 và 14 là những vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Vành 3 là những chữ gẫy khúc nối tiếp. Vòng 12 và 16 là văn răng cưa. Vòng 6, 8 và 10 là vành có hình người, động vật diễu hành xung quanh ngôi sao và ngược chiều kim đồng hồ. Hình người: Người có thể đang mặc váy dài, có hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi vừa múa, có người tay cầm rìu, có người thổi khèn, có người cầm giáo, cán giáo có trang trí lông chim. Hoặc có thể người đang quay mặt về phía nhà cầu mùa, xõa tóc, mặc váy hay có đôi trai gái đang cầm chày giã vào một chiếc cối, đầu chày có trang trí lông chim. Hình nhà: Dựa theo những hình khắc trên trống đồng thấy có 2 loại hình kiến trúc là nhà sàn mái cong và nhà sàn mái tròn. Nhà có 2 cột chống ở phía đầu nhà, hai đầu và ở giữa có kê thang để lên sàn. Nhà mái tròn thường có một người hoặc không có người đứng giữa cửa, hai bên của có chắn phên. Nhà mái tròn có thể liên quan đến tín ngưỡng và tạm gọi là "nhà thờ". Còn những ngôi nhà có mái cong như hình thuyền lại có nhiều người có thể liên hệ rằng đó là "nhà ở". Hai góc mái có những đường hồi hoa văn trang trí. Có thể nói nhà sàn là loại hình kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt. Nó là cội nguồn của những ngôi đình Việt. Ngoài ra còn cho ta thấy tiết khí trong năm . Tiết đông chí : Ta gặp trên đường bán kính từ trung tâm bông hoa kéo ra, hình vẽ cái nhà sàn, có hai vợ chồng con chim trên nóc mái, và trong nhà có ba người đang nằm vừa ngồi nhỏm dậy. Góc phải của nhà sàn ở mặt đất có cái gì như cái cối đặt nằm nghiêng. Góc trái có đứa nhỏ gõ vào cái gì như cái trống con, có vẻ để báo thức. Ta hiểu rằng trải qua một mùa đông, các loài vật đông miên ngủ vùi đến ngày đông chí mới tỉnh dậy, mầm mộng của các loài hoa lá trên cành cũng đến ngày ấy mới “ngồi dậy”. Cả đến cái cối nằm ngủ mãi có lẽ cũng sắp được dựng dậy để làm việc. Tiết hạ chí : Đối điểm của Đông chí bên kia vòng tròn, trên cùng đường kính là tiết hạ chí. Ta gặp những cái nhà sàn ấy. Nhưng trên nóc mái chỉ có một con chim trống. Vợ nó đâu ? Vợ nó đương ở nhà ấp trứng. Do đó mùa hè phải đóng bè làm phúc, không được phá phách các tổ chim, bắt được chim còn phải phóng sinh nó đi, để nó về nuôi vợ con nó. Thương biết là bao nhiêu, truyền thống ấy còn mãi đến thế hệ chúng ta ! Trong nhà sàn ta thấy hai đứa nhỏ đối mặt nhau, tóc buông sau gáy, ngồi co dầu gối đặt hai bàn chân lên nhau và đưa hai bàn tay lên cao để úp vào nhau cho rơi cái gì như hai viên sỏi. Đúng là hai đứa trẻ đang vui chơi, Cha mẹ chúng đâu ? Cha mẹ chúng đi làm việc ngoài đồng áng. Tháng tư đi tậu trâu bò. Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm. Câu ca dao này về sau mới có. Nhưng thời dụng biểu của nhà nông trong hoàn cảnh địa lý, khí hậu, và điều kiện đất nước, để làm mùa, thì đã có ngay từ hồi đầu định cư. Hình vẽ đã nói lên thực rõ. Bên dưới nhà sàn, góc phải, có cái cối đặt ngang và bên trái có một đứa trẻ ngửa mặt, tóc xoã sau lưng, đưa tay kéo một trục tròn có vẻ xoay được một trục đứng. Hình vẽ có nghĩa xoay và nặn đồ gốm chăng ? Còn cối đặt nằm nghiêng có nghĩa là bận việc đồng áng, nghỉ giã gạo chăng ? Vòng 8 gồm hai nhóm, mỗi nhóm có 10 con hươu cách nhau bằng hai tốp chim bay, một tốp 6 con và một tốp 8 con. Cứ một con hươu đực thì đến một con hươu cái. Đó là hình vẽ những con vật tương trưng. Gà chỉ đi ăn vào ban ngày, Hươu đi ăn vào đêm trăng sáng. Có 6 đêm vào đầu tháng từ 1 đến 6 không trăng; và 8 đêm vào cuối tháng từ 22 đến 30 cũng không trăng. Những đêm ấy không đi săn thú được. Và sau đó, khi có trăng thì có thể tổ chức đi săn đêm. Vòng 10 gồm 36 con chim, 18 con chim đậu và 18 con chim đang bay. Chim bay là loại chim mỏ dài, có mào, đuôi và chân dài, mình gầy thuộc loại cò, sếu hoặc vạc; chim đậu có nhiều loại. Con thì mỏ ngắn vênh lên, con thì mỏ dài chúc xuống, phần đông là chim ngậm mồi. Các con chim đậu đều có đuôi ngắn. Ngoài những hoa văn trên, ở rìa mặt trống có một số vết của những con kê còn để lại khi đúc trống. Phần trên cùng của tang trống là đoạn tiếp giáp với mặt trống có 6 vòng hoa văn hình học, các vòng 1 và 6 là những đường chấm nhỏ thẳng hàng, vành 2 và 5 là văn răng cưa, đỉnh quay về hai phía có những chấm nhỏ xem kẽ, vành 3 và 4 là hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song. Tiếp theo đoạn này là hình 6 chiếc thuyền, chuyển động từ trái sang phải, xen giữa các thuyền là hình chim đứng. Chim có từ 1 đến 3 con. Đứng giữa thuyền là người chỉ huy cầm trống đang điều khiển. Mũi thuyền có từ 1 đến 2 người tay cầm vũ khí như giáo hoặc rìu chiến, đó là những thủy binh đánh gần. Mỗi thuyền đều có một người cầm lái đầu đội mũ lông chim cao, tay lái có trang sức lông chim. Trên sàn thuyền có một người bắn cung, không đội mũ lông chim mà búi tóc, đó là những thủy binh đánh xa. Ngoài ra, trên khoảng giữa hai thuyền có một con chó đứng nghểnh mõm lên phía sàn giống như chó săn.Hoạ tiết này chứng minh cho ta thấy cuộc sống sông nước của cha ông ta. Phần dưới của tang trống là ba vòng hoa văn hình học. Chân trống không có trang trí. Qua các mô típ chạm khắc trên trống đã tái hiện cho chúng ta thấy nền văn hoá và những văn minh của xã hội Lạc Việt. 1.2.2. Chạm Khắc Trên Thạp Và Thố Thạp là loại hình di vật được phát hiện khá nhiều và khá tiêu biểu trong văn hoá Đông Sơn. Thạp là một trong những đồ đựng của cư dân Đông Sơn, ngoài ra nó còn dược dùng trong nghi thức chôn cất người chết. Thạp đồng Đào Thịnh được phát hiện vào năm 1961 tại xã Đào Thịnh huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái, thạp có đầy đủ cả thân và nắp. Đây là chiếc thạp có kích thước lớn nhất phát hiện từ trước cho đến nay.  Thạp được trang trí từ nắp cho tới chân với hai mô típ chủ đạo: hình người, động vật và hình học. Nắp thạp trang trí bốn khối tượng người gồm bốn cặp trai gái đang giao phối. Trai thì tóc xoã, ngang hông đeo dao găm, đóng khố, gái thì bận váy ngắn. Bộ phận sinh dục nam giới được nhấn mạnh rõ nét. Có thể người xưa có ý đồ khi đặt các khối tượng ở vị trí trang trọng, trung tâm để nói lên khát vọng sinh sôi, sự phồn thịnh của con người và vạn vật. Ngoài ra, trên nắp thạp còn trang trí 8 hình chim mỏ dài chia thành bốn đôi bay ngược chiều kim đồng hồ và một số hoa văn dạng hình học. Thân thạp có hình khắc sâu chiếc thuyền mũi cong có nhiều người mặc y phục cài lông chim đứng trên sàn thuyền. Giữa lòng thuyền dựng một pháo đài, trên có một người đang cầm cung trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Những người còn lại đều đứng trên sàn thuyền với các loại vũ khí: cung, giáo, lao, rìu chiến, dao găm theo thứ tự ai sử dụng vũ khí đánh xa thì đứng đằng trước, vũ khí đánh gần đứng giữa và vũ khí phòng vệ đứng sau cùng, ngoài hoa văn trang trí người và thuyền, thân thạp còn trang trí một số hoa văn động vật như: chim đang bay, cá sấu cặp đôi và nhiều băng hoa văn hình học... hình dáng, cấu trúc con thuyền cũng như sức chở và sự bố trí binh lực trên thuyền đã phản ánh cho chúng ta thấy kỹ thuật đóng thuyền ở thời kỳ này rất phát triển và có lẽ ở thời kỳ này, chiến tranh cũng đã trở thành một hiện tượng phổ biến. Thạp đồng Đào Thịnh đã cho thấy cư dân Đông Sơn đã tỏ rõ bản lĩnh quân sự vững vàng, tài năng chiến đấu không chỉ trên bộ mà còn thạo cả thuỷ chiến. 1.3. Kĩ Thuật Tạo Hình Trong Chạm Khắc Người Việt cổ đã biết dùng kĩ thuật đồ hoạ trang trí vào trong chạm khắc , sử dụng cô đọng mang tính cách điệu cao các hình khối, đường cong nét thẳng tạo những hoạ tiết cảnh vật sinh động.   Thủ pháp tạo hình phong phú cùng những đừơng nét rắn rỏi thanh thoát,chắc tay xen kẽ những nét cong tạo sự mềm mại cần thiết, đúc chìm đúc nổi để miêu tả sắc độ đậm nhạt sáng tối của những khối lồi lõm và còn có thể điểm tô bằng mảng chấm , những vòng tròn, gạch nghiêng song song. Trong kĩ thuật tạo hình trên trống , tạo ra những hình ảnh khắc chìm chủ yếu trên mặt trống, còn trên thân trống thì là hình khắc hơi nổi. Nghệ nhân đã xây dựng hình ảnh trong những bố cục tròn trên mặt trống và ô chữ nhật trên thân trống, bên trong loại bố cục này thì hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Hình ảnh con người luôn được diễn tả theo tư thế động : múa, giã gạo, đánh trống, bơi chải...Về mặt bố cục, tất cả người, động vật đều diễu hành quanh ngôi sao giữa mặt trống. Đặc biệt, phần tạo hình ở đây hơi giống kiểu tạo hình Ai Cập. Ví dụ : tốp người múa trên mặt trống có ngực hướng thẳng về phía khán giả, chân và đầu theo lối nhìn nghiêng. Còn trong hình chim bay thì thân cánh và đuôi được tả theo hình nhìn từ trên xuống, đầu thì theo nối nhìn nghiêng. Sử dụng hình ảnh mang tính ước lệ hình ngôi nhà sàn mái rủ sát đất nhưng họ cũng không quên khắc cả những con người đang sinh hoạt trong nhà theo trí tưởng tượng của họ. Hình tượng con người chiếm vị trí chủ đạo trong thế giới muôn loài và là trung tâm của thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà kỹ thuật và nghệ sĩ của thời đại dựng nước xưa kia đã dồn công sức để chế tạo những chiếc trống đồng tuyệt diệu. Đó chính là sự đúc kết tinh hoa văn hoá của người xưa vào một hiện vật tiêu biểu nhất của văn hóa Việt cổ, của nền văn minh sông Hồng -  Trống đồng Đông Sơn 2. Cơ Sở Thực Tiễn 2.1.Ứng Dụng Của Hoạ Tiết Trống Đồng Trong Thiết Kế Thời Trang Thời trang luôn là sự tìm tòi, sáng tạo ra các cái mới lạ song nó phải được gắn liền với văn hoá của từng vùng miền và từng dân tộc. Trong thời buổi đi lên nền kinh tế thị trường thế giới thời trang nước ta đang giao lưu, hoà nhập với xu hướng thời trang thế giới. Lúc này đòi hỏi những nhà thiết kế phải có những nhận định đúng đắn cho hướng đi của mình “hoà nhập chứ không hoà tan” làm sao các mẫu thiết kế vừa hợp với xu hướng thế giới mà vẫn giữ được bản sắc văn hoá Việt. Chính vì thế nhiều nhà thiết kế khi đưa mẫu của mình đi tham dự các cuộc thi trên thế giới thường lấy các ý tưởng mang tính truyền thống như là trống đồng-biểu tượng mang ý nghĩa cội nguồn của dân tộc, để giới thiệu với bạn bè thế giới về một đất nước có bề dày lâu đời về lịch sử -1000năm văn hiến. Trong cuộc thi Mister International 2008 tại Đài Loan người mẫu Ngô Tiến Đoàn đã tự tay thiết kế cho mình bộ trang phục dân tộc độc đáo với tên gọi “Hùng ca chim lạc”. Với bộ trang phục này, anh cảm thấy tự tin hơn khi tham gia cuộc thi sắc đẹp mang tầm quốc tế. Cuộc thi Mister International 2008 sẽ có phần thi trang phục dân tộc. Mỗi nam thí sinh dự thi sẽ trình diễn một bộ trang phục tiêu biểu cho dân tộc mình. Xuất phát từ ý tưởng người Việt Nam là con cháu vua Hùng, Tiến Đoàn đã thiết kế bộ trang phục dân tộc với tên gọi “Hùng ca chim lạc” mang ý nghĩa thể hiện tinh hoa và niềm tự hào tinh thần dân tộc bất khuất, dòng dõi con cháu Lạc Hồng của người Việt. Người mẫu Tiến Đoàn. “Hùng ca chim lạc” là bộ trang phục truyền thống thời vua Hùng với khố thêu hoa văn đặc trưng, mũ có biểu tượng chim lạc bay xung quanh hướng về mặt trời ở trung tâm như mũ của vua Hùng và áo choàng có hình trống đồng. Phụ kiện đi kèm cũng là các món đồ trang sức kiểu cổ xưa như giày dây chuyên dùng để leo núi, đi rừng và vòng tay bản rộng. Tiến Đoàn tự tin, với bộ trang phục này, ưu thế về hình thể của anh sẽ nổi bật dưới ánh đèn sân khấu đêm dự thi Mister International 2008 sắp tới. Dưới đây là hình ảnh người mẫu Ngô Tiến Đoàn trong bộ trang phục dân tộc “Hùng ca chim lạc”. Viên đá quý nằm chính giữa mũ. Giày dây chuyên dùng để leo núi . Hình ảnh trống đồng trở thành ý tưởng mang tính truyền thống đối với các nhà thiết kế thời trang góp phần vào gìn giữ văn