Trong hệ thống chỉ tiêu kế toán doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá
thành là hai chỉ tiêu cơ bản, có mối quan hệ khăng khít với nhau và có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong việc xác định kết quả sản xuất và kinh doanh mà cụ
thể là lợi nhuận thu được từ sản xuất kinh doanh đó. Trong cơ chế thị trường,
các doanh nghiệp chỉ tồn tại khi hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại lợi
nhuận nhiều hay ít cũng phải bù đắp được chi phí bỏ ra.
Xuất phát từ tầm quan trọng trong chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm đề ra những giải pháp có hiệu quả, có tính thực thi nhất và phù hợp với
tình hình thực tế của doanh nghiệp. Đồng thời với những biện pháp cụ thể
phải tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế của
các loại sản phẩm sản xuất ra một cách chính xác, kịp thời, đúng đối tượng,
đúng chế độ quy định và đúng theo phương pháp.
Đối với ngành xây dựng, nhìn một cách tổng thể các doanh nghiệp xây
dựng cơ bản chủ yếu hoạt động trên số vốn do ngân sách Nhà nước cấp. Xuất
phát từ điểm đó, các doanh nghiệp tự trang trải trong sản xuất kinh doanh có
lãi. Để đạt được điều này vấn đề trước mắt tự hạch toán chính xác chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm. Do đặc thù của ngành xây dựng khác với các
ngành khác như: Chi phí sản xuất ra không giống nhau, chu kỳ sản xuất kinh
doanh kéo dài từ chu kỳ này sang chu kỳ sau nên việc tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm hết sức phức tạp.
50 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuất tại Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Phú Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Lời nói đầu
Trong hệ thống chỉ tiêu kế toán doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá
thành là hai chỉ tiêu cơ bản, có mối quan hệ khăng khít với nhau và có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong việc xác định kết quả sản xuất và kinh doanh mà cụ
thể là lợi nhuận thu được từ sản xuất kinh doanh đó. Trong cơ chế thị trường,
các doanh nghiệp chỉ tồn tại khi hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại lợi
nhuận nhiều hay ít cũng phải bù đắp được chi phí bỏ ra.
Xuất phát từ tầm quan trọng trong chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm đề ra những giải pháp có hiệu quả, có tính thực thi nhất và phù hợp với
tình hình thực tế của doanh nghiệp. Đồng thời với những biện pháp cụ thể
phải tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế của
các loại sản phẩm sản xuất ra một cách chính xác, kịp thời, đúng đối tượng,
đúng chế độ quy định và đúng theo phương pháp.
Đối với ngành xây dựng, nhìn một cách tổng thể các doanh nghiệp xây
dựng cơ bản chủ yếu hoạt động trên số vốn do ngân sách Nhà nước cấp. Xuất
phát từ điểm đó, các doanh nghiệp tự trang trải trong sản xuất kinh doanh có
lãi. Để đạt được điều này vấn đề trước mắt tự hạch toán chính xác chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm. Do đặc thù của ngành xây dựng khác với các
ngành khác như: Chi phí sản xuất ra không giống nhau, chu kỳ sản xuất kinh
doanh kéo dài từ chu kỳ này sang chu kỳ sau nên việc tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm hết sức phức tạp.
Những nhận thức có được từ công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Phú Cường
là nhờ có sự chỉ bảo, hướng dẫn, sự giúp đỡ của thầy cô và ban lãnh đạo công
ty nhất là cán bộ phòng kế toán kết hợp với sự lỗ lực của bản thân, em đã đi
sâu tìm hiểu và nghiên cứu công tác kế toán của công ty và đã hoàn thiện đề
tài báo cáo với đề tài: Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
2
sản phẩm sản xuất tại Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Phú
Cường.
Mặc dù em rất cố gắng tìm hiểu, song do thời gian có hạn và trình độ
hạn chế nên bài viết còn có những sai sót khiếm khuyết về nội dung cũng như
hình thức. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của
cán bộ nhân viên phòng kế toán của công ty để bài viết của em hoàn thiện
hơn.
Bài viết gồm 3 phần:
Phần I: Những vấn đề lý luận về kế toán tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm sản xuất trong các doanh nghiệp.
Phần II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm sản xuất ở Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Phú
Cường.
Phần III: Một số nhận xét và đánh giá về công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất và những kiến nghị nhằm hoàn thiện
công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất tại Công
ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Phú Cường.
Thời gian thực tập ngày 15/9/2007 đến ngày 5/11/2007.
3
Phần I: Những vấn đề lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản
xuất
I.1: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản
xuất
I.1.1: Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
a. Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền
của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã
bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất trong một kỳ nhất định.
Chi phí trong một kỳ nhất định bao gồm toàn bộ phần tài sản hao mòn
hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ và số dư tiêu
dùng cho quá trình sản xuất tính nhập hoặc phân bổ vào chi phí trong kỳ.
Ngoài ra còn một số các khoản chi phí phải trả không phải là chi phí trong kỳ
nhưng chưa được tính vào chi phí trong kỳ. Thực chất chi phí ở các doanh
nghiệp là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất
định, nó là vốn của các doanh nghiệp bỏ ra sản xuất kinh doanh.
b. Phân loại chi phí sản xuất trong kinh doanh
Trong doanh nghiệp sản xuất có hai loại chi phí sản xuất tham gia vào
quá trình sản xuất sản phẩm. Tác dụng của nó là chế tạo ra các sản phẩm khác
nhau. Để quản lý chi phí được chặt chẽ, hạch toán chi phí sản xuất có hệ
thống, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra và phân tích các tình hình trong
doanh nghiệp thì phải phân chia, sắp xếp chi phí sản xuất theo các nhóm sau:
* Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí:
+ Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế... dùng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
4
+ Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, các khoản
phải trích như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công
nhân viên hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu
hao tài sản sử dụng cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh
nghiệp đã chi trả về các dịch vụ mua ngoài: tiền điện, nước, điện thoại...
+ Chi phí bằng tiền mặt khác: Bao gồm toàn bộ số chi khác ngoài các
yếu tố nói trên.
* Phân loại chi phí theo mục đích công dụng của sản phẩm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng cho mục đích trực tiếp sản xuất sản
phẩm ( không tính vào khoản mục này những chi phí về nguyên vật liệu sử
dụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất kinh
doanh ).
+ Chi phí sản xuất chung: là những chi phí sử dụng cho hoạt động sản
xuất chung, bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí dụng cụ sản
xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bằng tiền khác...
I.1.2: Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh
nghiệp sản xuất:
a. Khái niệm:
+ Giá thành sản phẩm là những giai đoạn tiếp theo trên cơ sở số liệu
của hạch toán chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng định hướng và số lượng
sản phẩm đã hoàn thành. Trên cơ sở đó kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện
mức hạ giá thành theo từng sản phẩm và toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp.
5
+ Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng
hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý kinh tế, tài chính của doanh
nghiệp.
Như vậy, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các khoản hao
phí về lao động sống và lao động vật hoá cho một khối lượng hoặc một đơn vị
sản phẩm lao vụ, dịch vụ cho doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành.
b. Phân loại giá thành trong doanh nghiệp sản xuất:
Để giúp cho việc quản lý tốt tình hình giá thành sản phẩm, kế toán cần
phải phân biệt các loại giá thành. Có 2 loại chủ yếu để phân loại giá thành:
* Phân loại theo thời điểm, cơ sơ số liệu tính giá thành sản phẩm sản
xuất chia làm 3 loại:
+ Giá thành kế hoạch: Được xác định trước khi tiến hành sản xuất kinh
doanh dựa vào giá thành kỳ trước và các định mức dự toán chi phí của kế
hoạch.
+ Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sở định mức chi
phí hiện hành. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi
tiến hành chế tạo sản phẩm.
+ Giá thành thực tế: Được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất
kinh doanh dựa vào chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh, tập hợp được trong
kỳ và số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ.
* Phân loại theo phạm vi phát sinh, giá thành sản phẩm sản xuất chia
làm 2 loại:
+ Giá thành sản xuất: Là toàn bộ hao phí của các yếu tố dùng để tạo ra
sản phẩm dịch vụ trong đó bao gồm các chi phí sản xuất:
Giá thành sản Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản
xuất thực tế = phẩm dở dang + xuất phát sinh - phẩm dở
của sản phẩm đầu kỳ trong kỳ dang cuối kỳ
+ Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm cộng
thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho sản phẩm đó.
6
Giá thành Giá thành sản Chi phí Chi phí quản lý
Toàn bộ xuất sản phẩm bán hàng doanh nghiệp
c. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong
doanh nghiệp sản xuất.
Tổng giá thành Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản
Sản xuất = phẩm dở dang + xuất phát sinh - phẩm dở dang
Sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Từ công thức trên ta thấy chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản
phẩm, nhưng không phải là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều
được tính vào giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là
hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, là hai khái niệm khác nhau nhưng
chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, giống nhau về chất vì đều là những
hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã sử dụng
trong quá trình sản xuất sản phẩm, tuy nhiên chúng cũng có những mặt khác
nhau:
+ Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ phát sinh chi phí, còn
giá thành lại gắn liền với khối lượng sản phẩm công việc lao vụ đã hoàn
thành.
+ Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan tới những sản phẩm đã
hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm
hỏng. Giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm
dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất
của sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang.
+ Tuy khác nhau nhưng nội dung cơ bản của chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh
nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất trong kỳ
là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.
= + +
7
d. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nhiệm vụ
của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh
nghiệp sản xuất.
* Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm,
kế toán cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
+ Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
+ Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng xác
định và phát triển kế toán tập hợp chi phí thích hợp.
+ Xác định chính xác chi phí và sản phẩm dở dang cuối kỳ.
+ Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác theo đúng đối
tượng và phương pháp tính giá thành hợp lý.
+ Phân tích tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất, tình
hình thực hiện giá thành sản phẩm để có kiến nghị đề xuất cho lãnh đạo doanh
nghiệp đề ra các quyết định thích hợp trước mắt cũng như lâu dài đối với sự
phát triển.
I.2: Đối tượng và nguyên tắc tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp sản xuất.
I.2.1: Đối tượng và nguyên tắc tập hợp chi phí sản xuất.
a. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
- Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được xác
định chính xác kịp thời đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là
xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản
phẩm. Vấn đề này có tầm quan trọng đặc biệt cả trong lý luận cũng như trong
thực tiễn hạch toán là nội dung cơ bản nhất của tổ chức hạch toán chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm.
- Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khoản đầu tiên của
công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần được tập hợp.
8
- Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp kế toán tập chi phí sản xuất
phải dựa trên cơ sở sau đây:
+ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất.
+ Loại hình sản xuất.
+ Yêu cầu và trình độ quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh.
Như vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nơi phát sinh và chịu chi
phí. Tuỳ theo yêu cầu tính giá thành mà đối tượng tập hợp chi phí có thể xác
định từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng phân
xưởng sản xuất hay từng giai đoạn công nghệ.
b. Nguyên tắc tập hợp chi phí.
- Các chi phí liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì
hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng đó.
- Chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì tập hợp
chung cuối kỳ áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp cho các đối tượng liên
quan theo các tiêu thức thích hợp.
- Tiêu thức phân bổ có thể là định mức chi phí vật liệu, chi phí nhân
công trực tiếp tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Việc phân bổ được tiến hành theo công thức sau:
Chi phí phân bổ Tổng chi phí Hệ số
cho từng đối tượng cần phân bổ phân bổ
Trong đó:
Hệ số Tổng các tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng
phân bổ Tổng các tiêu thức phân bổ cho tất cả các đối tượng
= x
=
9
I.2.2: Phương pháp kế toán chi phí sản xuất.
a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu:
Khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán căn cứ vào các
phiếu nhập kho, xuất kho và các hoá đơn chứng từ có liên quan đến nguyên
vật liệu để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
* Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán sử dụng
TK: 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
- Kết cấu:
Bên nợ: + Giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất dùng để trực tiếp chế tạo
sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Bên có: + Giá trị thực tế của nguyên vật liệu không hết nhập lại kho.
+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cuối kỳ sang tài
khoản tính giá thành.
TK: 621 không có số dư.
* Phương pháp kế toán:
- Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
TK:151,152 TK:621 TK:152
(1) (3)
TK:111,112
TK:133
(2)
10
(1) Xuất nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm
thực hiện lao vụ, dịch vụ, kế toán ghi:
Nợ TK621:
Có TK152: - Giá trị thực tế xuất dùng.
(2) Mua nguyên vật liệu xuất thẳng cho sản xuất không qua kho, kế
toán ghi:
Nợ TK621: - Giá trị thực tế xuất cho sản xuất.
Nợ TK133: - VAT đầu vào.
Có TK111, 112, 141, 331... – Tổng giá trị thanh toán.
(3) Vật liệu xuất cho sản xuất dùng không hết nhập lại kho, kế toán ghi:
Nợ TK152, 153
Có TK621 - Giá trị thực tế nhập kho.
b. Chi phí nhân công trực tiếp.
Kế toán căn cứ vào các khoản lương chính, lương phụ của từng công
nhân và các khoản phải trích theo lương( bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ). Để
tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm trong tháng.
* Tài khoản sử dụng.
Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài
khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp“.
- Kết cấu:
Bên nợ: + Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ.
Bên có: + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản tính
giá thành.
TK: 622 không có số dư.
11
* Phương pháp kế toán:
- Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
TK: 334 TK:622
(1)
TK:335
(2)
TK:338
(3)
(1) Tiền lương phải trả và các khoản phụ cấp cho công nhân trực tiếp
sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK622:
Có TK334: - Số phát sinh trong tháng.
(2) Trích trước tiền lương của công nhân nghỉ phép trực tiếp sản xuất
sản phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK622:
Có TK335 - Số phát sinh trong tháng.
(3) Các khoản kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải
trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm tính vào chi phí
sản xuất trong tháng, kế toán ghi:
Nợ TK622
Có TK338(3382, 3383, 3384) - Số thực tế phát sinh.
c. Chi phí sản xuất chung.
12
Kế toán căn cứ vào các hoá đơn chứng từ của các phân xưởng sản
xuất về chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân viên phân xưởng, chi
phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quá trình sản xuất để xác định chi phí sản
xuất chung.
* Tài khoản sử dụng.
Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản:
627 “ Chi phí sản xuất chung”
- Kết cấu:
Bên nợ: + Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên có: + Các khoản phát sinh giảm chi phí trong kỳ.
+ Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối
tượng chịu chi phí.
TK: 627 Không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng theo
các yếu tố chi phí và phản ánh trên các tiểu khoản.
TK6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.
TK6272: Chi phí vật liệu.
TK6273: Chi phí dụng cụ sản xuất.
TK6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định.
TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK6278: Chi phí bằng tiền khác
* Phương pháp kế toán:
13
- Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung
TK:334,338 TK:627
(1)
TK:152
(2)
TK:153
(3)
TK:111,112,331
(4)
TK:133
TK:111,112,141
(5)
TK:214
(6)
(1) Tính tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, và các khoản
phải trích (Kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ) trích theo
lương tính vào chi phí trong tháng của nhân viên phân xưởng, kế toán ghi:
Nợ TK627: - Tổng số tiền tính vào chi phí .
Có TK334: - Tiền lương phải trả.
Có TK338: - Các khoản phải trích.
(2) Nguyên vật liệu xuất dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng:
Nợ TK627:
Có TK152: - Giá trị thực tế xuất dùng .
14
(3) Xuất công cụ dụng cụ loại phân bổ 1 lần cho phân xưởng sản xuất,
kế toán ghi:
Nợ TK627:
Có TK153: - Giá trị thực tế xuất dùng.
(4) Các chi phí dịch vụ mua ngoài sử dụng cho sản xuất và quản lý
phân xưởng, kế toán ghi:
Nợ TK627: - Giá trị thanh toán thực tế.
Nợ TK133 - VAT đầu vào.
Có TK111, 112, 331 - Tổng chi phí phát sinh.
(5) Các chi phí khác bằng tiền căn cứ vào chứng từ nghiệp vụ phát sinh,
kế toán ghi:
Nợ TK627:
Có TK111, 112, 141 - Số tiền chi phí thực tế.
(6) Số khấu hao tài sản cố định sử dụng ở phân xưởng sản xuất phải
trích trong tháng, kế toán ghi:
Nợ TK627:
Có TK214: - Số khấu hao phải trích.
d. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất dở dang.
Kế toán căn cứ vào các sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ và các sản
phẩm nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung để tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
* Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK: 154 “ Chi phí sản xuất dở dang” để tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất.
- Kết cấu:
15
Bên nợ: + Tập hợp các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
+ Giá trị vật liệu và chi phí thuê ngoài chế biến .
Bên có: + Các khoản giảm giá thành.
+ Trị giá phế liệu thu hồi.
+ Trị giá thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Dư nợ: + Chi phí sản xuất dở dang.
+ Chi phí thuê ngoài gia công chế biến chưa hoàn thành.
* Phương pháp kế toán:
- Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất dở dang:
TK: 621 TK: 154 TK: 155
(1) (4)
TK: 622 TK: 157
(2) (5)
TK: 627 TK:632
(3) (6)
(1) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản
phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK154:
Có TK621: - Toàn bộ chi phí phát sinh.
(2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm,
kế toán ghi:
Nợ TK154:
Có TK622: - Toàn bộ chi phí phát sinh.
16
(3) Kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm, kế
toán ghi:
Nợ TK154:
Có TK627: - Toàn bộ chi phí phát sinh.
(4) Nhập kho thành phẩm xuất bán, kế toán ghi:
Nợ TK155:
Có TK154: - Giá thành sản xuất.
(5) Thành phẩm gửi đi bán không qua kho, kế toán ghi:
Nợ TK157:
Có TK154: - Giá thành sản xuất.
(6) Nếu thành phẩm tiêu thụ không qua kho, kế toán ghi:
Nợ TK632:
Có TK154: - Giá thành sản xuất.
I.3: Đối tượng và phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp sản
xuất.
I.3.1: Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến,
còn đang nằm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để tính giá thành sản
phẩm doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.
a. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Theo phương pháp này toàn bộ chi phí sản xuất chế biến được tính vào
trong thành phẩm dở dang chỉ bao gồm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
17
Số lượng chi phí nguyên Toàn bộ
Chi phí NVLTT vật liệu dở dang cuối kỳ