Con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được luật hình sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ. Vấn đề bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và tự do của họ.Vì đó là những điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với con người.Trong đó vấn đề bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người là vấn đề đặt lên trước hết, vì đây là quyền sống, quyền được tồn tại của con người.
Cũng hình chính xuất phát từ lẽ đó, mà bộ luật hình sự năm 1999 đã có nhiều quy định để bảo vệ quyền cơ bản đó của con người, mà cụ thể đã có riêng một chương (chương XII) quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người.
Trong đó về các tội xâm phạm tính mạng của con người ở chương này của bộ luật đã có nhiều quy định về các tội khác nhau, ví dụ như: Tội giết người (ở điều 93); Tội giết con mới đẻ (điều 94); Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (điều 95); Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (điều 96); Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (điều 97); Tội vô ý làm chết người (điều 98) Và việc xác định dấu hiệu, phân biệt các tội giết người quy định ở chương này còn gặp nhiều vướng mắc và khó xác định. Trong đó tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (ở điều 95) cũng không phải là một ngoại lệ để phân biệt với tội giết người khác.
Vì vậy, cũng cần thiết phải xây dựng một cơ sở lý luận hoàn chỉnh hơn để tạo điều kiện dễ dàng trong việc xác định về tội “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
Và để làm rõ hơn những vấn đề trên thì tôi đã lựa chọn đề tài: “ Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
25 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6380 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
Lý do chọn đề tài 2
Mục đích chọn đề tài 2
3) Ý nghĩa 3
4) Đối tượng nghiên cứu 3
Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN NỘI DUNG 4
Chương I: Một số vấn đề lý luận về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh .4
Khái niệm về trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. 4
1.1.1) Khái niệm :4
1.2) Các dấu hiệu pháp lý thuộc bốn yếu tố cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. 10
1.2.1) Khách thể của tội phạm: 10
1.2.2) Mặt khách quan của tội phạm: 10
1.2.3) Chủ thể của tội phạm: 12
1.2.4) Mặt chủ quan của tội phạm: 12
Chương II: Thực tiễn áp dụng tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và một số vấn đề liên quan. 13
2.1) Thực tiễn áp dụng: 13
2.2) Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng: 20
2.3)Nguyên nhân, điều kiện của tình hình phạm tội: 21
2.4) Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng: 22
PHẦN KẾT LUẬN 24
Tài liệu tham khảo: 25
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được luật hình sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ. Vấn đề bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và tự do của họ.Vì đó là những điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với con người.Trong đó vấn đề bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người là vấn đề đặt lên trước hết, vì đây là quyền sống, quyền được tồn tại của con người.
Cũng hình chính xuất phát từ lẽ đó, mà bộ luật hình sự năm 1999 đã có nhiều quy định để bảo vệ quyền cơ bản đó của con người, mà cụ thể đã có riêng một chương (chương XII) quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người.
Trong đó về các tội xâm phạm tính mạng của con người ở chương này của bộ luật đã có nhiều quy định về các tội khác nhau, ví dụ như: Tội giết người (ở điều 93); Tội giết con mới đẻ (điều 94); Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (điều 95); Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (điều 96); Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (điều 97); Tội vô ý làm chết người (điều 98)…Và việc xác định dấu hiệu, phân biệt các tội giết người quy định ở chương này còn gặp nhiều vướng mắc và khó xác định. Trong đó tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (ở điều 95) cũng không phải là một ngoại lệ để phân biệt với tội giết người khác.
Vì vậy, cũng cần thiết phải xây dựng một cơ sở lý luận hoàn chỉnh hơn để tạo điều kiện dễ dàng trong việc xác định về tội “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
Và để làm rõ hơn những vấn đề trên thì tôi đã lựa chọn đề tài: “ Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
Mục đích chọn đề tài
Trước hết nhằm tìm hiểu những của pháp luật về tội “ giết người trong trang thái tinh thần bị kích động mạnh”.
Đồng thời xuất phát từ tình hình thực tiễn và lý luận cần thiết phải xây dựng một cơ sở lý luận hoàn chỉnh hơn về trách nhiệm hình sự của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và vận dụng điều 95 vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm.
3) Ý nghĩa
Góp phần hoàn thiện hơn pháp luật hình sự việt nam nói chung và những quy định của bộ luật hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nói riêng.
Góp phần đảm bảo việc trừng trị, xét xử đúng người đúng tội, đảm bảo an ninh xã hội.
4) Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và những quy định của pháp luật về tội này.
Nghiên cứu về thực tiễn áp dụng của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin – tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, và tôi đã sử dụng các phương pháp chuyên ngành như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thu thập số liệu, liệt kê, chứng minh.
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Một số vấn đề lý luận về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Khái niệm về trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
1.1.1) Khái niệm:
Có nhiều quan điểm khác nhau về trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Có quan điểm cho rằng, tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng (tâm lý) không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi của mình.Gần giống với quan điểm này là quan điểm cho rằng, trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng ý thức bị hạn chế ở mức độ cao do không chế ngự được tình cảm dẫn đến sự hạn chế đáng kể khả năng kiểm soát và điều khiển hành vi. Như vậy, hai quan điểm nói trên đều thừa nhận trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trạng thái mà tâm lý bị ức chế ở mức độ cao dẫn đến nhận thức bị hạn chế làm giảm đáng kể khả năng điều khiển hành vi, nhưng vẫn còn khả năng điều khiển hành vi của mình.
Quan điểm thứ ba lại coi trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trạng thái của một người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó, họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình; trạng thái tinh thần của họ gần như người điên (người mất trí). Đây là cơ sở để phân biệt với trường hợp phạm tội do tinh thần bị kích động. Theo quan điểm này, người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dù chưa mất hoàn toàn khả năng nhận thức, nhưng đã mất khả năng tự chủ - khả năng kiềm chế và điều khiển hành vi của mình.
Theo tôi, hai quan điểm đầu có vẻ hợp lý hơn. Một người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là người dù chịu sự tác động mạnh mẽ về mặt tâm lý nhưng khả năng nhận thức vẫn còn, nghĩa là khả năng kiềm chế và điều khiển hành vi của họ vẫn còn. Còn nếu theo quan điểm thứ ba thì, nếu khả năng kiềm chế và điều khiển hành vi của họ mất, có thể coi họ là một trong những trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự. Điều 13 của BLHS năm1999 quy định nếu một người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác (nguyên nhân khách quan) mà dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi, thì được xem là người không có năng lực trách nhiệm hình sự. Người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có nguyên nhân xuất phát từ người bị hại. Như vậy, có thể coi việc họ mất khả năng tự chủ và điều khiển hành vi là nguyên nhân ngoài ý muốn của họ. Nếu xem họ mất khả năng tự chủ và điều khiển hành vi, họ sẽ không chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm của mình theo quy định của Điều 13 của BLHS năm1999.
Thực tế, chỉ có thể xảy ra trường hợp một người vẫn còn khả năng nhận thức mà mất khả năng tự kiềm chế và điều khiển hành vi của mình do cơ chế sinh học hoặc một bệnh nào đó làm tổn hại bộ phận điều khiển hành vi của não bộ. Những tác động tâm lý dù có mạnh mẽ đến đâu cũng không thể làm cho một người mất khả năng tự chủ và điều khiển hành vi của mình.
Có thể lý giải vì sao trong trường hợp bình thường họ không phạm tội mà trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh họ phạm tội thông qua mức độ nhận thức của họ trong lúc này. Bình thường, họ nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội và nhận thức được điều đó là sai, trái pháp luật, phải gánh lấy trách nhiệm pháp lý nên họ kiềm chế hành vi của mình. Tuy nhiên, trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, mức độ nhận thức của họ giảm đi đáng kể. Họ vẫn có thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội ở mức độ nào đó, nhận thức một cách khái quát về hậu quả mà họ không quan tâm đến, không nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật cũng như không nhận thức được sẽ phải gánh lấy hậu quả pháp lý từ hành vi của mình. Thực tế đó làm giảm đi đáng kể khả năng tự chủ và điều khiển hành vi của mình (chứ không phải mất hẳn khả năng đó) và kết quả là hành vi phạm tội xảy ra.
Với cách hiểu này, xét ở góc độ chủ quan người phạm tội, có thể phân biệt “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” và “trạng thái tinh thần bị kích động” ở mức độ nhận thức của người phạm tội khi thực hiện hành vi. Khi thực hiện hành vi, nếu người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể gây ra hậu quả cụ thể nào, bất chấp việc hành vi của mình có trái pháp luật và mình phải chịu trách nhiệm pháp lý hay không thì có thể coi đây là trường hợp “trạng thái tinh thần bị kích động”. Làm sáng tỏ điểm này phải căn cứ vào từng đối tượng cụ thể. Có trường hợp đối với đối tượng đó là bị kích động mạnh nhưng đối với đối tượng khác thì không. Ví dụ, khi phát hiện vợ mình ngoại tình với người khác tại nhà mình, có người vác dao chém đôi tình nhân này. Tuy nhiên, có người bình tĩnh yêu cầu họ mặc đồ vào để nói chuyện nghiêm túc.
Ngoài ra, còn có thể dựa vào nguyên nhân dẫn đến trạng thái tinh thần bị kích động để xác định tinh thần có bị kích động mạnh hay không. Nguyên nhân làm cho “tinh thần bị kích động mạnh” là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Trong khi đó, nguyên nhân làm cho “trạng thái tinh thần bị kích động” là hành vi trái pháp luật của nạn nhân hoặc của người khác. Tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân là một căn cứ để xem tinh thần của người phạm tội có bị kích động mạnh hay không. Khi xem xét tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của người bị nạn, cần đánh giá toàn diện về cả cường độ lẫn số lượng của hành vi. Có trường hợp hành vi có cường độ mạnh nhưng chỉ xảy ra một lần cũng đủ dẫn đến kích động mạnh. Hoặc có trường hợp, hành vi dù cường độ thấp nhưng xảy ra nhiều lần cũng có thể dẫn đến tinh thần bị kích động mạnh.
Theo nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ năm 1986, hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, có quy định cụ thể:
+ “ Giết người trong tình trạng bị kích động mạnh - do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó. Đây là khung hình phạt giảm nhẹ (khoản 3).
- Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh.
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó tuy làm cho người phạm tội bị kích động mạnh, nhưng nói chung chưa đến mức là phạm tội. Nếu hành vi trái pháp luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm, thì hành vi chống trả lại gây chết người có thể được xem là trường hợp phòng vệ chính đáng (theo Điều 13) hoặc do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (theo Điều 102).
Trong trường hợp cá biệt hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân cấu thành tội phạm nhưng là tội phạm ít nghiêm trọng (như tội làm nhục người khác, tội vu khống) thì cũng được coi là giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh và được xử lý theo Điều 101, khoản 3. Thí dụ: hai anh em đồng hao ở chung nhà bố mẹ vợ, người anh thường xuyên làm nhục thô bạo và trắng trợn vu khống người em, đến thời điểm nào đó lại lăng nhục người em nên người anh bị em giết.
Đối với trường hợp người dùng chất say (uống rượu) hoặc chất kích thích mạnh khác mà bị say, nhân có hành vi trái pháp luật không nghiêm trọng của nạn nhân mà thực hiện hành vi giết người, thì không coi là trường hợp phạm tội do bị kích động mạnh. Phải tùy theo hoàn cảnh, tính chất và mức độ sai trái của hành vi do nạn nhân thực hiện cũng như các tình tiết khác của vụ án, mà xử lý theo điều 101 về tội giết người.
- Để có thể xác định tinh thần của người phạm tội có bị kích động mạnh hay không và để phân biệt giữa “kích động” với “kích động mạnh”, cần xem xét một cách khác quan, toàn diện các mặt: thời gian, hoàn cảnh, địa điểm, diễn biến, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của sự việc; mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội, trình độ văn hóa, chính trị, tính tình, cá tính của mỗi bên: mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân với tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội”.
Mặt khác, trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cũng được quy định cụ thể ở Bộ luật hình sự 1985 tại khoản 3 điều 101 về tội giết người: “3- Phạm tội trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.Và sau này được xây dựng thành một điều luật cụ thể của Bộ luật hình sự 1999, đó là điều 95:
“1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh,thì bị phạt tù từ ba đến bảy năm”.
Sau đây chúng ta có thể xem một ví dụ để thấy rõ hơn trường hợp phạm tội này:
Ví dụ:
Do tranh chấp lối đi với nhà anh Trần văn T nên người hàng xóm đã xông vào tận nhà anh T chửi bới và đánh mẹ anh T bị gãy tay. Anh trai của anh T vừa đi làm về, thấy mẹ bị đánh ngất xỉu đã nên không kiềm chế được bản thân, chạy vào bếp lấy con dao đâm người hàng xóm một nhát, làm người này chết trên đường đi cấp cứu.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì: “Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”.Như vậy, việc người hàng xóm xông vào nhà chửi bới và đánh mẹ anh T bị gãy tay là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng. Anh trai của anh T đã chứng kiến việc mẹ bị chửi và bị đánh gây thương tích nặng nên bị kích động mạnh, không kiềm chế được, đã dùng dao đâm người hàng xóm nên hành vi phạm tội đó được coi là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.Theo quy định tại Điều luật vừa viện dẫn, người phạm tội trong trường hợp này có thể bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm tù.
Như vậy, người bị kích động mạnh về tinh thần được hiểu là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức, lúc đó họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình, trạng thái của họ lúc bấy giờ gần như người mất trí. Trạng thái này chỉ xảy ra trong chốc lát, sau đó tinh thần của họ trở lại bình thường như trước.
Việc xác định một người có bị kích động mạnh về tinh thần hay không là một vấn đề phức tạp, bởi vì trạng thái tâm lý của mỗi người là khác nhau. Vì vậy để xác định người đó có bị đẩy đến tình trạng bị kích động mạnh hay chưa mạnh về tinh thần phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, xem xét một cách toàn diện các tình tiết cụ thể về vụ án, nhân thân của người phạm tội, quá trình diễn biến của sự việc, trình độ văn hóa, bệnh tật, hoàn cảnh gia đình,… từ đó mới có thể xác định mức độ bị kích động về tinh thần có mạnh hay không, mạnh đến mức nào.
Còn đối với người bị giết phải là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm đến lợi ích của người phạm tội và hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân phải là nguyên nhân dẫn đến người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hành vi bị kích động mạnh là mối quan hệ tất yếu.
1.2) Các dấu hiệu pháp lý thuộc bốn yếu tố cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp đặc biệt của tội giết người. Do vậy, tội này có những dấu hiệu pháp lý chung của tội giết người và những dấu hiệu pháp lý riêng, cụ thể là:
1.2.1) Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại .
Khách thể của tội này là một trong những khách thể quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.
Đối tượng tác động của tội này là những chủ thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Đó là những người đang sống , những người đang tồn tại trong thế giới khách quan với tư cách là con người – thực thể tự nhiên và xã hội. Cụ thể là người phạm tội đã trực tiếp xâm phạm và lấy đi tính mạng của người đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân của người phạm tội.
1.2.2) Mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm các dấu hiệu biểu hiện tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội...
Về hành vi khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của tội giết người trong trang thái tinh thần bị kích động mạnh chính là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác, hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ.
Hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người có thể là hành động như: hành động bắn, đâm, chém... của người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đối với nạn nhân.
Về hậu quả khách quan của tội phạm:
Hậu quả mà do hành vi khách quan nói trên gây ra là hậu quả chết người. Đây là một dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Như vậy, tội này chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có dấu hiệu hậu quả chết người.
Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người :
Về nguyên tắc, người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm về hậu quả nguy hiểm cho xã hội do chính hành vi của mình gây ra. Nguyên tắc này đòi hỏi phải xác định hậu quả chết người có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan của người bị buộc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người trong trường hợp này (hoàn thành)- tức là xác định chính hành vi khách quan đó đã dẫn đến hậu quả chết người. Người có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả chết người đã xảy ra, nếu hành vi của họ đã thực hiện là nguyên nhân của hậu quả chết người đó.
Ngoài ra mặt khách quan của tội phạm còn có những biểu hiện khác như: thời gian, địa điểm, phương tiện, hoàn cảnh... phạm tội và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà chúng ta xét những yếu tố này.
1.2.3) Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm là những người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
Như vậy, chủ thể của tội này là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến một độ tuổi luật định. Tuy nhiên trong trường hợp tội này còn có thêm điều kiện: người phạm tội phải phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Như vậy chủ thể phải cộng thêm dấu hiệu là phải phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
1.2.4) Mặt chủ quan của tội phạm:
Mặt chủ quan của tội phạm chính là mặt bên trong của tội phạm là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hộ mà họ thực hiện và với hậu quả do hành vi gây ra cho xã hội, bao gồm: lỗi của