Đề tài Trình bày nguồn gốc quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong lịch sử của các dân tộc thường có những bậc vĩ nhân mà cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng và hành động gắn liền với cả một giai đoạn lịch sử sôi động, đầy biến cố của dân tộc và thời đại mình, phản ánh ý chí nguyện vọng của các dân tộc và bằng ý chí hoạt động của mình đã góp phần vào sự nghiệp phát triển của thời đại như: Mác, Ănghen, và Lê Nin là những con người như vậy. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học tên là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động lấy tên là Nguyễn Ai Quốc và nhiều bí danh khác. Người sinh ngày 9 tháng 5 năm 1890 ỏ xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cả cuộc đời của Người đã cống hiến cho nền độc lập của dân tộc cho sự tự do của đất nước. Tư tưởng của Người là một bộ phận cấu thành nên nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và của nhân dân ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc vượt qua muôn trùng khó khăn để đi đến những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vĩ đại và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sảnViệt Nam đã nêu rõ: “Tư tưởng của Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vân dụng và sáng tạo của chủ nghĩa Mác- Lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu nền văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, gắn liền với giải phóng xã hội, kêt hợp sức mạnh giải phóng dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân với sức mạnh, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của dân do dân và vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ tranh nhân dân, về phát triển kinh tế văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân ”

doc21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6727 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trình bày nguồn gốc quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ Bộ môn: Khoa học chính trị Đề bài: Trình bày nguồn gốc quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Sinh viên: Lê Thi Nhung Lớp: K48 – Lưu trữ và Quản trị văn phòng Năm học: 2005 – 2006 Đề bài: Trình bày nguồn gốc quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Bài làm Trong lịch sử của các dân tộc thường có những bậc vĩ nhân mà cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng và hành động gắn liền với cả một giai đoạn lịch sử sôi động, đầy biến cố của dân tộc và thời đại mình, phản ánh ý chí nguyện vọng của các dân tộc và bằng ý chí hoạt động của mình đã góp phần vào sự nghiệp phát triển của thời đại như: Mác, Ănghen, và Lê Nin là những con người như vậy. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học tên là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động lấy tên là Nguyễn Ai Quốc và nhiều bí danh khác. Người sinh ngày 9 tháng 5 năm 1890 ỏ xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cả cuộc đời của Người đã cống hiến cho nền độc lập của dân tộc cho sự tự do của đất nước. Tư tưởng của Người là một bộ phận cấu thành nên nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và của nhân dân ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc vượt qua muôn trùng khó khăn để đi đến những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vĩ đại và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sảnViệt Nam đã nêu rõ: “Tư tưởng của Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vân dụng và sáng tạo của chủ nghĩa Mác- Lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu nền văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, gắn liền với giải phóng xã hội, kêt hợp sức mạnh giải phóng dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân với sức mạnh, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của dân do dân và vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ tranh nhân dân, về phát triển kinh tế văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân…” Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin. Tư tưởng của Người không chỉ là sự kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin mà còn là sự phát triển, làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác- Lê Nin. Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ là linh hồn tất thắng của cách mạng Viêt Nam. Chính vì tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh mà việc tìm hiểu về nguồn gốc của cơ sở tư tưởng là không thể thiếu. Việc xác định các nguồn gốc góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để hiểu bản chất chủ nghĩa Hồ Chí Minh , mối quan hệ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác- Lênin và các học thuyết chính trị xã hội khác. Trải qua một quá trình thảo luận lâu dài, đến nay nói chung đã có sự nhất trí về 3 nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ sở tư tưởng đó là: Những truyền thống yêu nước tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, Chủ nghĩa Mác – Lê nin. Về cơ sở tư thực tiễn: Thực tiến đất nước, thực tiễn thế giới.Bên cạnh đó còn có cơ sở về nhân tố chủ quan. Như vậy nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành dựa trên 3 cơ sở cơ bản đó là: Cơ sở tơ tưởng, cơ sở thực tiễn và yếu tố khách quan. 1. Cơ sở tư tưởng (Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là một quốc gia được hình thành từ rất sớm (khoảng 2700 năm). Trãi qua các thời kì dựng nước và giữa nước, đất nước Việt đã trở thành tổ quốc thiêng liêng của mỗi người dân Viêt Nam, tinh thần yêu nước đã trở thành đạo lý sống, niềm tự hào và là một nhân tố đứng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “ Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước…Chúng ta có truyền thống tự hào về lịch sử vẻ vang của thời kỳ Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…Chúng ta phải nhớ công lao của các vị anh hùng ấy, vì các vị ấy tiêu biểu của cả một dân tộc anh hùng” Lòng yêu nước là điểm tương đồng lớn của mọi người Việt Nam, công nhân yêu nước là cốt lõi cao nhất, là chuẩn mực nhất, đứng đầu bảng văn hoá giá trị thông tin ngưòi việt Nam. Đó cũng là sợi dây bền nhất gắn chặt mỗi người và cả dân tộc Việt Nam. Kế thừa và phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Hồ Chí Minh trở thành nhà ái quốc vĩ đại . Người luôn khẳng định truyền thống yêu nước là vốn quý. Bên cạnh đó tinh thần đoàn kết dân tộc cũng là truyền thống quý báu của dân tộc. Truyền thống này được hình thành cùng lúc với sự hình thành dân tộc. Từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại sâm. Ngoài các truyền thống căn bản trên, dân tộc Việt Nam còn có những truyền thống như cần cù, thông minh, dũng cảm yêu lao động, ham học hỏi, lạc quan, yêu đời trong suốt cuộc đời hoạt động của người Bác đã rút ra một kết luận quý báu đó là “Các dân tộc thuộc địa muốn giải phóng đế quốc thì phải vùng lên tự giải phóng chính mình chứ không nên chông chờ vào sự giúp đỡ của một thế lực khác. Song nhân dân các nước thuộc địa cũng nên tận dụng những thuận lợi trên thế giới và trong nước để giải phóng dân tộc mình…Người luôn trân trọng kế thừa và phát huy những tinh thần quý báu ấy của dân tộc. Vì vậy, có thể nói truyền thống văn hoá Việt Nam, nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân ái cố kết dân tộc là một trong những nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đúng như Người đã từng nêu: “ Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lê Nin, tin theo Quốc tế III” ( Tinh hoa văn hoá của nhân loại: Hồ chí Minh tiếp cận với truyền thống văn hoá nhân loại khi đã được thừa hưởng những giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc mình bằng các tiếp thu văn hoá của dân tộc mình. Bác đã từng dẫn lời của Lênin: “ Chỉ có những người cách mạng chân chính thì mới thấu hiểu được những điều tốt đẹp do người trước để lại” và khi nghiên cứu các học thuyết trên thế giới Bác đã từng nói học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức, chúa Zêsu có lòng nhân ái, chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm chính sách của nó phù hợp với đặc điểm cách mạng nước ta. Khổng Tử, Zêsu, Mac, Tôn Dật Tiên chẳng phải điều đó có một điểm chung hay sao? Họ đều có mưu cầu hạnh phúc cho mọi người phúc lợi cho xã hội, nếu bây giờ họ còn sống trên đời này họ sẽ chung sống với nhau rất hoàn mĩ và sẽ trở thành những người bạn thân thiết. Thật vậy Hồ Chí Minh đã biết làm giàu vốn văn hoá của mình bằng cách học hỏi, tiếp thu tư tưởng vă hoá phương Đông và phương Tây. * Về tư tưởng văn hoá Phương Đông: Hồ Chí Minh đã bị ảnh hưởng sâu sắc nhất và đậm nét nhất là Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo trong đó đậm nét nhất là Phật giáo. Vì phật giáo là tôn giáo lớn trên thế giới, nó được du nhập vào Việt Nam qua hai con đường từ ấn Độ sang và từ Trung Quốc xuống. Trong suốt nhiều thế kỉ phật giáo ảnh hưởng sâu rộng đến tinh thần ngưòi Việt Nam. Tuy nhiên là một tôn giáo lớn nên Phật giáo cũng có những hạn chế của nó như ở tôn giáo ru ngủ con người cam chịu trước số phận không thúc giục con người vùng lên đấu tranh trước sự áp bức bóc lột, những bất công của xã hội. Mặt khác một số giáo lý của Phật giáo mang tính chất uỷ mị không tưởng. Bên cạnh đó Phật giáo cũng có những ưu điểm như: không phân biệt đẳng cấp, đề cao lao động “ Luật chấp tác”, tinh thần bình đẳng. Những mặt tích cực của Phật giáo đã để lại sâu sắc trong tư duy trong hoạt động sâu sắc của người Việt Nam . Tích cực với chủ nghĩa yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại sâm của dân tộc ta. Thiền phái trúc lâm Việt Nam là một trong những điển hình chủ trương không xa rời thực tế mà sống gắn bó với nhân dân, với đất nước, với cuộc sống đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù của dân tộc. Những tinh hoa văn hoá của nhân loại đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của Hồ Chí Minh . - Các tư tưởng của Lão Tử, Mạnh tử, Mặc tử, Quản Tử …Trong triết học cổ Trung Quốc đã được thể hiện rõ nét trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh. - Hồ Chí Minh đã tìm thấy ỏ chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn có những yếu tố thích hợp với điều kiện thực tế cách mạng nước ta, để từ đó Người đã vận dụng vào thực tế hoàn cảnh đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Về Nho Giáo: Nho giáo: Được truyền bá vào nước ta từ thế kỉ II trước công nguyên với sự sâm lược của nhà tần. Đến thế kỉ 15 trải qua các triều đại đô hộ của phong kiến phương Bắc của nho giáo được xem như một Quốc giáo. Nó đã để lại nhiều dấu ấn đối với người Việt Nam. Ngay từ nhỏ Hồ Chí Minh đã nhiều năm theo học nho giáo nên đã có nhiều kiến thức nhất định về Nho học. Trong các tác phẩm của mình Người sử dụng khá nhiều luận điểm của Nho giáo, đồng thời đưa vào đó những nội dung vào ý nghĩa mới. Người đã khai thác các lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho phong trào cách mạng như: Triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp trời, lý tưởng về một xã hội bình trị, triết lý nhân sinh, đề cao văn hoá, lễ giáo, truyền thống hiếu học. Mặt khác Người cũng đã phê phán, bác bỏ yếu tố duy tâm, lạc hậu của Nho giáo như: Tinh thần đẳng cấp, hạ thấp lao động chân tay, xem thường phụ nữ… Những tư tưởng văn hoá phương Đông đã được Hồ Chí Minh khai thác những yếu tố tích cực để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. * Tư Tưởng văn hoá Phương Tây: Văn hoá phương Tây là một bộ phận của văn hoá nhân loại. Chính quá trình đi tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã học hỏi được những kiến thức về văn hoá phương Tây. Chính Hồ Chí Minh là người minh chứng cho sự kết hợp giữa văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây làm phong phú thêm vốn kiến thức văn hoá của mình. Bước chân ra đi Bác chọn điểm đến đầu tiên của mình là nước Pháp đó là chiếc nôi của nền văn hoá phương Tây. Tại đây Bác đã học hỏi được rất nhiều vốn văn hoá của các nước phương Tây. Sau đó Bác sang Mĩ để có điều kiện tiếp xúc với nền văn hoá dân chủ. Bác rất ngưỡng mộ những nhà cách mạng Mĩ, tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của người Mĩ. Khi nghiên cứu cách mạng Mĩ, Bác đã chỉ rõ quyền tự do bình đẳng, quyền nhân dân kiểm soát Chính Phủ do đó ngay trong bản tuyên ngôn độc lập đọc trước quốc dân đồng bào Viêt Nam, Bác đã chỉ rõ vấn đề này “Ngay trong bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền….” nhưng Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ cuộc cách mạng Mĩ là cách mạng chưa tới nơi. Năm 1913 – 1914 Hồ Chí Minh sang Anh, chứng kiến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Anh, Bác rất đồng tình với những cuộc bãi công, biểu tình của nhân dân Anh. Năm 1914 – 1917 Hồ Chí Minh quay trở lại Pháp, Hồ Chí Minh tiếp thu một nền văn hoá dân chủ qua những thành phố nổi thiếng của Montecquie “Khế ước xã hội”. Qua những tác phẩm này Bác đã tiếp thu tinh thần tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái của Pháp và Bác đã nhận ra rằng sự bình đẳng, tự do, bác ái của Pháp khác hẳn với những gì thực dân Pháp đã rêu rao tại Việt Nam. Và đặc biệt trong tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của thực dân Pháp, tư tưởng bình đẳng, tự do, bác ái này đã được Hồ Chí Minh tiếp thu một cách tích cực. Người đã tham gia vào các câu lạc bộ của các tổ chức chống chủ nghĩa đế quốc, Người học được tư tưởng tự do, dân chủ của cách mạng Pháp và khi nghiên cứu cách mạng Pháp, Bác cũng đã có nhận xét cuộc cách mạng Pháp là cuộc cách mạng chưa tới nơi. Từ đó Người kết luận: “ Cách mạng An Nam nên nhớ những điều ấy”. Chính vì không thoả mãn với con đường cách mạng tư sản Người đã tìm đến chủ nghĩa Mác- Lê nin. Tóm lại, tinh hoa văn hoá của nhân loại là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh. ( Chủ Nghĩa Mác- LêNin: Nguồn gốc lý luận quyết định bước phảt triển mới về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lê nin. Như đã trình bày, trên cơ sở truyền thống văn hoá Việt Nam, mà nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, Người tiếp thu văn hoá phương Đông và phương Tây và cuối cùng đến với chủ nghĩa Lênin. Đây là bước ngoặc cơ bản trong quá trình tìm đường cứu nướcvà quá trình phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh chủ nghĩa yêu nước đã gắn liền với của chủ nghĩa xã hội , giác ngộ dân tộc phát triển và giác ngộ giai cấp, cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng vô sản. Bước ngoặt đánh dấu sự hình thành và khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ giai cấp tư tưởng vô sản. Thế giới quan và phương pháp luận Mác- lê nin đã giúp Hồ Chí Minh nhìn nhận đánh giá, phân tích, tổng kết các học thuyết tư tưởng đương thời cũng như kinh nghiệm hoạt động thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc Người đã coi chủ nghĩa Mác- Lên nin không chỉ là cẩm nang thần kì mà con là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng. Trong Đường kách mệnh” khi phân tích học thuyết Người viết: “Bây giờ học thuyết chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, Kách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”Tổng kết kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng Việt Nam Người chỉ rõ: Chúng ta giành được thắng lợi là do nhiều nhân tố, nhưng nhấn mạnh rằng… chúng ta giành được thắng lợi đó trước hết là nhờ vũ khí không gì thay thế được đó là chủ nghiã Mác – Lê nin.. Điều đó xứng đáng với vai trò và ý nghĩa quyết định của chủ nghĩa Mác- Lênin đối với sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh . Tuy nhiên tiếp thu vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin là cả một quá trình gắn với hoạt động thực tiễn, trên cơ sở yêu cầu của thực tiễn, kết hợp lý luận với thực tiễn, vừa nghiên cứu chủ nghĩa Mác vừa hoạt động thực tiễn. Như trên đã khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, nhưng Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo rất xa lạ với những giáo điều, kinh viện. Trong những bài nói bài viết của Hồ Chí Minh rất ít khi trích dẫn nguyên văn Mác- Lênin, những vấn đề phức tạp, sâu sắc của lý luận và thực tiễn của cách mạng thường được Người đề cập một cách rất giản dị dễ hiểu, gắn liền nguyên lý với hành động, lý luận với thực tiễn, gắn nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin với tinh hoa văn hoá của Việt Nam và văn hoá nhân loại Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp truyền thống văn hoá Việt Nam và văn hoá nhân loại cùng chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng tư tưởng lý luận. Do đó có thể khẳng định : Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng và chủ nghĩa Mác- Lênin là nguồn gốc chủ yếu nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh Cơ Sở Thực Tiễn: Ngoài nguồn gốc lý luận, còn phải đề cập đến cơ sở thực tiễn, tác động thực tiễn, đến sự thành lập và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh bởi vì chính từ hoạt động thực tiễn mà Hồ Chí Minh đã tìm ra quy luật, khái quát nhận thức của mình thành lý luận. ( Thực tiễn Việt Nam Thực tiễn thế giới và thực tiễn dân tộc đã tác động rất lớn đến tư tưởng Hồ Chí Minh cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 thực tiễn Việt Nam là một nước thuộc địa, chịu sự kìm kẹp dưới ách thống trị của đế quốc Pháp, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực từ đó đã làm cho các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu một tính chất cách mạng, thiếu một đường lối cách mạng đúng đắn, sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp bao trùm lên đất nước Việt Nam, và nó diễn ra từng ngày, từng giờ trên quê hương của Người. các phong trào đấu tranh nổ ra quyết liệt chống lại sự thống trị của bọn thực dân xâm lược như các phong trào đấu tranh do các nhà sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám…nổ ra nhưng lần lượt đều bị thất bại. Chính vì vậy đây là yếu tố tác động không nhỏ đến tư tưởng cách mạng của người hướng người tìm đến con đường cứu nước mới. Đây chính là động lực lớn nhất giúp Người ra đi tìm đường cứu nước. Người nói: “ Tôi muốn ra đi xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xét họ làm như thế nào tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta. Nhưng nếu đi một mình thì thật là mạo hiểm, ví như khi đau ốm… anh muốn đi với tôi không?”. Như vậy hoàn cảnh thực tế của Việt Nam lúc bấy giờ đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng tìm một con đường cứu nước mới của dân tộc. ( Thực tiễn thế giới: Thực tiễn thế giới những năm cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 cũng diễn ra rất quyết liệt để giải quyết mâu thuẫn giữa bọn đế quốc với đế quốc ( Thực tế qua hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai) Và qua hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai lại hình thành lên một nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đó là Liên Xô. Hồ Chí Minh qua những năm hoạt động ở nước ngoài Người đã đi đến nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc ở khắp các châu lục: Âu – A – Mĩ – Phi để xem xét nguyện vọng, hoạt động và đấu tranh của các dân tộc, Người đã sống và lao động thực sự như một công nhân ở các nước tư bản của các nước phát triển để xem xét đời sống kinh tế – chính trị – xã hội của các tầng lớp nhân dân, để nghiên cứu cách thức tổ chức xã hội và quản lý nhà nước ở đó. Bằng những nhận thức về thực tiễn đã giúp Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc hơn về thế giới và dân tộc, từ thực tiễn đó Hồ Chí Minh đã tổng kết, nâng lên và khái quát thành lí luận về vấn đề giải phóng dân tộc và nhân loại. Những truyền thống dân tộc với tinh hoa văn hoá và nhân loại nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin và thông qua thực tiễn Việt Nam và thế giới Hồ chí Minh đã tiết kiệm sáng tạo và phát triển lên thành lí luận về con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân ta và nhân loại trên thế giới. Nhân tố chủ quan: Tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, là mặt hoạt động tinh thần, ý thức của con người,do con người sáng tạo trên cơ sở những nhân tố khách quan. Do đó, tư tưởng còn phụ thuộc vào những yếu tố của nhân cách, phẩm chất, tính cách, bản lĩnh, phẩm chất, tư duy Nói đến nhân tố chủ quan là nói đến phẩm chất và nhân cách của Hồ Chí Minh. Nhân cách phẩm chất, tài năng cảu Hồ Chí Minh đã tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là một con người sống có hoài bão, và có lý tưởng yêu nước, thương dân, có bản lĩnh kiên định, có lòng tin vào nhân dân, khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi, nhạy bén với cái mới, thông minh, có hiểu biết sâu rộng , có phương phát biện chứng, có đầu óc thực tiễn. Chính vì vậy người đã khám phá về lí luận cách mạng thuộc địa trong thời đại mới, xây dựng được một hệ thống quan điểm hoàn diện, sâu sắc về cách mạng Việt Nam, đã vượt qua mọi thử thách, sóng gió trong hoạt động thực tiễn, kiên trì chân lý, định ra các quyết sách đúng đắn và sáng tạo, biến tư tưởng thành hiện thực cách mạng. Tư chất và phẩm chát ấy được phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động của Người. Nhờ vậy, giữa vô vàn lý thuyết khác nhau, đối lập nhau, đúng và sai, thật và giả đan xen lẫn lộn, trong khi nhiều chí sĩ cách mạng từ Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng đến Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường…không phát hiện được ở đâu là quy luật ở đâu là chân lý,thì Hồ Chí Minh đã tìm ra được mục tiêu, thực hiện lý tưởng ấy. Giữa thực tiễn vô cùng sinh động, phức tạp,với bao nhiêu tình huống khó khăn, bao nhiêu sóng gío thử thách, có khi đe doạ cả cuộc sống và sinh mệnh chính trị của mình, Người vẫn đứng vững, vượt lên, vãn kiên trì chân lý, có những quyết định đúng đắn và sáng suốt, những hoạt động sáng tạo để biến tư tưởng thành hiện thực. Tóm lại tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hoà và phát triển biện chứng tư tưởng văn hoá truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hoá của phương Đông và phương tây với
Luận văn liên quan