Đề tài Ứng dụng các nguyên tắc sáng tạo trong quá trình hình thành và phát triển điện thoại di động

Nghiên cứu và sáng tạo trong khoa học đã đem đến những tiến bộ vượt bậc, góp phần làm phong phú thêm kho tàng tri thức của nhân loại. Các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo khoa học hiện đang diễn ra rất sôi nổi và rộng khắp nhưng để có những sáng kiến mới và làm nghiên cứu thực tế, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã phải làm việc một cách gian khổ, bất vụ lợi, có khi rất lâu dài. Hiện nay các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo khoa học đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và thế giới di động nói riêng. Nếu năm 1973, chiếc điện thoại di động đầu tiên ra đời to đùng như viên gạch và xấu xí chỉ với một chức năng nghe và gọi thì giờ đây chúng đã trở nên siêu mỏng, siêu nhỏ, siêu nhẹ, kiểu dáng thật bắt mắt và hàng chục chức năng đã bắt chiếc điện thoại nhỏ xíu gồng gánh tuyệt vời chứ không chỉ riêng chức năng nghe và gọi. Trãi qua gần 40 năm chiếc điện thoại di động giờ đây đã có nhiều thay đổi lớn. Ngày nay con người sử dụng điện thoại di động không đơn giản chỉ dùng để liên lạc mà nó còn đáp ứng nhiều nhu cầu khác trong cuộc sống. Với hàng loạt các tính năng như quay phim, chụp hình, ghi âm, giải trí Đặc biệt là tính năng truy cập mạng, chiếc điện thoại di động giúp ta lướt web xem tin tức, kiểm tra mail, giao dịch ngân hàng Hơn thế nữa, từ khi hệ điều hành dành cho điện thoại di động ra đời, con người càng bất ngờ với kho ứng dụng và tiện ích mà điện thoại di động đem lại. Ngày nay điện thoại di động dần dần trở thành người bạn không thể thiếu của con người. Trong nội dung bài báo cáo này, em sẽ trình bày về những nguyên lý sáng tạo khoa học và ứng dụng của nó trong tiến trình hình thành và phát triển của chiếc điện thoại di động từ buổi đầu sơ khai cho đến ngày nay.

pdf25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2167 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng các nguyên tắc sáng tạo trong quá trình hình thành và phát triển điện thoại di động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG  Đề tài: Ứng Dụng Các Nguyên Tắc Sáng Tạo Trong Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Điện Thoại Di Động Giảng viên : GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM Học viên thực hiện: NGUYỄN BÍCH VÂN Mã số học viên : CH1101153 Lớp : Cao học khóa 6 TP. Hồ Chí Minh, Tháng 04 Năm 2012 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO KHOA HỌC Học viên thực hiện: Nguyễn Bích Vân Trang 1 MỤC LỤC ******* I. GIỚI THIỆU ………………………………………………………….. Trang 2 II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA 40 NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO KHOA HỌC …………………………………………………………………..……..…… Trang 3 III. ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO KHOA HỌC TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG 1. Quá trình hình thành và phát triển điện thoại di động ……...……….…. Trang 14 2. Ứng dụng các nguyên lý sáng tạo khoa học ………………..…….……. Trang 17 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO KHOA HỌC Học viên thực hiện: Nguyễn Bích Vân Trang 2 I. GIỚI THIỆU Nghiên cứu và sáng tạo trong khoa học đã đem đến những tiến bộ vượt bậc, góp phần làm phong phú thêm kho tàng tri thức của nhân loại. Các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo khoa học hiện đang diễn ra rất sôi nổi và rộng khắp nhưng để có những sáng kiến mới và làm nghiên cứu thực tế, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã phải làm việc một cách gian khổ, bất vụ lợi, có khi rất lâu dài. Hiện nay các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo khoa học đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và thế giới di động nói riêng. Nếu năm 1973, chiếc điện thoại di động đầu tiên ra đời to đùng như viên gạch và xấu xí chỉ với một chức năng nghe và gọi thì giờ đây chúng đã trở nên siêu mỏng, siêu nhỏ, siêu nhẹ, kiểu dáng thật bắt mắt và hàng chục chức năng đã bắt chiếc điện thoại nhỏ xíu gồng gánh tuyệt vời chứ không chỉ riêng chức năng nghe và gọi. Trãi qua gần 40 năm chiếc điện thoại di động giờ đây đã có nhiều thay đổi lớn. Ngày nay con người sử dụng điện thoại di động không đơn giản chỉ dùng để liên lạc mà nó còn đáp ứng nhiều nhu cầu khác trong cuộc sống. Với hàng loạt các tính năng như quay phim, chụp hình, ghi âm, giải trí … Đặc biệt là tính năng truy cập mạng, chiếc điện thoại di động giúp ta lướt web xem tin tức, kiểm tra mail, giao dịch ngân hàng … Hơn thế nữa, từ khi hệ điều hành dành cho điện thoại di động ra đời, con người càng bất ngờ với kho ứng dụng và tiện ích mà điện thoại di động đem lại. Ngày nay điện thoại di động dần dần trở thành người bạn không thể thiếu của con người. Trong nội dung bài báo cáo này, em sẽ trình bày về những nguyên lý sáng tạo khoa học và ứng dụng của nó trong tiến trình hình thành và phát triển của chiếc điện thoại di động từ buổi đầu sơ khai cho đến ngày nay. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO KHOA HỌC Học viên thực hiện: Nguyễn Bích Vân Trang 3 II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA 40 NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO KHOA HỌC 1. Nguyên tắc phân nhỏ Nội dung - Chia đối tượng thành các phần độc lập. - Làm đối tượng trở nên tháo lắp được. - Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng. Ví dụ: “AVI MPEG ASF WMV Spliter” là chương trình chia nhỏ các file media. Chương trình rất hữu dụng khi bạn muốn chia sẻ file video trên mạng mà kích thước file đó quá lớn. Nó sẽ giúp bạn chia file video đó thành các file có kích thước nhỏ hơn để chia sẻ được trên các host lưu trữ hay chia sẽ như Youtube, Yahoo! Video. 2. Nguyên tắc tách khỏi đối tượng Nội dung: Tách phần gây "phiền phức" (tính chất "phiền phức") hay ngược lại, tách phần duy nhất "cần thiết" (tính chất "cần thiết") ra khỏi đối tượng. Ví dụ: Phần mềm tách nhạc từ video hiện nay rất phổ biến. Nó giúp ta tách phần nhạc nền ra khỏi đoạn video. Hoặc phần mềm tách ghép ảnh như phần mềm Recomposit tách ảnh khỏi nền rất hiệu quả, có thể tách bất kỳ vật thể nào từ ảnh gốc. 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ Nội dung  Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất.  Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau.  Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất của công việc. Ví dụ: Các nút trên bàn phím máy tính có hình dáng và ký hiệu khác nhau nhằm phân biệt vai trò và chức năng các phím. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO KHOA HỌC Học viên thực hiện: Nguyễn Bích Vân Trang 4 4. Nguyên tắc phản (bất) đối xứng Nội dung:  Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói chung làm giảm bậc đối xứng).  Nếu đối tượng phản đối xứng, tăng mức độ phản đối xứng (giảm bậc đối xứng). Ví dụ: Do nhu cầu người tiêu dùng thuận tay trái nên các hãng sản xuất chuột máy tính đã cho ra đời nhiều mẫu chuột đặc biệt dành cho người thuận tay trái. Với thiết kế lõm vào một bên, người sử dụng có thể đặt lòng bàn tay, cũng như các ngón của bàn tay trái vừa vặn với hình dáng của chuột. 5. Nguyên tắc kết hợp Nội dung  Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận.  Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận. 6. Nguyên tắc vạn năng Nội dung: Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của đối tượng khác. Ví dụ: Các dòng điện thoại smartphone hiện nay hầu hết đều có các tính năng quay phim, chụp ảnh, xem phim, lướt web, chat yahoo … PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO KHOA HỌC Học viên thực hiện: Nguyễn Bích Vân Trang 5 7. Nguyên tắc “chứa trong” Nội dung  Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và đối tượng khác đó lại chứa đối tượng thứ ba ...  Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác. Ví dụ: Thẻ sim, thẻ nhớ nằm trong điện thoại di động. 8. Nguyên tắc phản trọng lượng Nội dung  Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác, có lực nâng.  Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực thủy động, khí động. 9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ Nội dung  Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại).  Nếu theo điều kiện bài toán cần thực hiện tác động nào đó, cần thực hiện phản tác động trước. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO KHOA HỌC Học viên thực hiện: Nguyễn Bích Vân Trang 6 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ Nội dung  Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng.  Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển. 11. Nguyên tắc dự phòng. Nội dung Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn. Ví dụ: Khi sử dụng máy tính mọi người đều biết đến virus hay nghe nói về virus. Tác hại của virus là rất lớn nên phần mềm diệt virus ra đời nhằm bảo vệ máy tính chống lại sự xâm nhập của virus. 12. Nguyên tắc đẳng thế Nội dung Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng. 13. Nguyên tắc đảo ngược Nội dung:  Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hãy hành động ngược lại (ví dụ: không làm nóng mà làm lạnh đối tượng).  Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động.  Lật ngược đối tượng (chân thành đầu, đầu thành chân), lộn trái đối tượng (trong thành ngoài, ngoài thành trong). PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO KHOA HỌC Học viên thực hiện: Nguyễn Bích Vân Trang 7 14. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá Nội dung  Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.  Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.  Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm. 15. Nguyên tắc linh động Nội dung  Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.  Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển đối với nhau.  Nếu đối tượng nhìn chung bất động, làm nó di động được. Ví dụ: Webcam G-Cube là một sản phẩm đặc biệt với thiết kế rất hiện đại và tiện dụng. Bạn có thể xoay webcam 360 độ, đảm bảo truyền tải được hết hình ảnh không gian mà bạn muốn cho bạn bè và người thân coi. 16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” Nội dung Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn một cách đáng kể. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO KHOA HỌC Học viên thực hiện: Nguyễn Bích Vân Trang 8 17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác Nội dung  Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều). Tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hoá khi chuyển sang không gian (ba chiều).  Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.  Đặt đối tượng nằm nghiêng.  Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.  Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích cho trước. 18. Sử dụng các dao động cơ học Nội dung  Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao động ( đến tầng số siêu âm).  Sử dụng tầng số cộng hưởng.  Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện.  Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ. 19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ. Nội dung  Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung)  Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ.  Sử dụng khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO KHOA HỌC Học viên thực hiện: Nguyễn Bích Vân Trang 9 20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích Nội dung  Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải).  Khắc phục vận hành không tải và trung gian.  Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay. 21. Nguyên tắc “vượt nhanh”. Nội dung  Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.  Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết. 22. Nguyên tắc biến hại thành lợi Nội dung  Sử dụng những tác nhân có hại (Ví dụ: tác động có hại của môi trường) để thu được hiệu ứng có lợi.  Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.  Thay đổi tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa. 23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi Nội dung  Thiết lập quan hệ phản hồi  Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi (hoàn thiện) nó. 24. Nguyên tắc sử dụng trung gian Nội dung  Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp để mang, truyền tác động PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO KHOA HỌC Học viên thực hiện: Nguyễn Bích Vân Trang 10  Tạm thời gắn đối tượng cho trước với đối tượng khác, dễ tách rời sau đó. 25. Nguyên tắc tự phục vụ Nội dung  Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa.  Sử dụng phế liệu, chát thải, năng lượng dư. 26. Nguyên tắc sao chép (copy) Nội dung  Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.  Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với các tỷ lệ cần thiết.  Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại. Ví dụ: Trung Quốc được coi là bậc thầy trong công nghệ sao chép, bắt chước. Trang web tìm kiếm nội địa mang tên Goojje.com với thiết kế logo và trang chủ rất giống trang Google.com của hãng công nghệ Mỹ. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO KHOA HỌC Học viên thực hiện: Nguyễn Bích Vân Trang 11 27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” Nội dung Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (Ví dụ: như về tuổi thọ). Ví dụ: IPhone 4 Android giá chỉ ba triệu rưỡi có kiểu dáng và hình thức i hệt như IPhone Apple nhưng chạy hệ điều hành Android. Đó cũng thể hiện sự khác biệt lớn so với Iphone Apple chạy hệ điều hành IOS. 28. Thay thế sơ đồ cơ học Nội dung  Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.  Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng.  Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định.  Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ. 29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng Nội dung Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực. 30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng Nội dung  Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối.  Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO KHOA HỌC Học viên thực hiện: Nguyễn Bích Vân Trang 12 Ví dụ: Những tắm Silicon bảo vệ bàn phím khỏi bụi bẩn, đặc biệt là giúp bàn phím tránh nước rất hiệu quả và tránh cho bàn phím Laptop khỏi mờ chữ…. 31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ Nội dung  Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ (miếng đệm, tấm phủ).  Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó. 32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc Nội dung  Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài  Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài.  Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, hùynh quang.  Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, hãy dùng các nguyên tử đánh dấu.  Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp. 33. Nguyên tắc đồng nhất Nội dung Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng cho trước. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO KHOA HỌC Học viên thực hiện: Nguyễn Bích Vân Trang 13 34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần Nội dung  Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự phân hủy (hoà tan, bay hơi ..) hoặc phải biến dạng.  Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm việc. 35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng Nội dung  Thay đổi trạng thái đối tượng.  Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.  Thay đổi độ dẻo  Thay đổi nhiệt độ, thể tích. 36. Sử dụng chuyển pha Nội dung Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như: thay đổi thể tích, toả hay hấp thu nhiệt lượng. 37. Sử dụng sự nở nhiệt Nội dung  Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.  Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau. 38. Sử dụng các chất ôxy hoá mạnh Nội dung  Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO KHOA HỌC Học viên thực hiện: Nguyễn Bích Vân Trang 14  Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy.  Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc ôxy.  Sử dụng ôxy bị ôzôn hóa.  Thay ôxy giàu ôzôn (hoặc ôxy bị ion hoá) bằng chính ôzôn. 39. Thay đổi độ trơ Nội dung  Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà.  Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất, phụ gia trung hoà.  Thực hiện quá trình trong chân không. 40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) Nội dung Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành (composite). Hay nói chung, sử dụng các vật liệu có tính hệ thống mới. III. ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO KHOA HỌC TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG 1. Quá trình hình thành và phát triển điện thoại di động  Sự ra đời của chiếc điện thoại đầu tiên Cuộc gọi đầu tiên được thực hiện giữa nhà phát minh Alexander Graham Bell và người trợ lí của ông ngồi cách đó 4,5 m vào ngày 10/3/1876 với mẫu hội thoại ngắn ngủi : “Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần!” là sự kiện lịch sử đánh dấu chính thức sự ra đời của chiếc điện thoại liên lạc. Vào thời bấy giờ, nó thực sự là một bước tiến công nghệ đột phá, là kết quả của một sự nỗ lực nghiên cứu tìm tòi ra một phương thức liên lạc mới thay thế cho loại máy điện báo thô sơ thường được sử dụng trước đó. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO KHOA HỌC Học viên thực hiện: Nguyễn Bích Vân Trang 15  Giai đoạn đầu của chiếc điện thoại Những chiếc điện thoại thời kỳ đầu chỉ để dành cho những người giàu có sử dụng và hiếm thấy có những thiết kế đa dạng mà hầu hết đều rất kiểu cách và cầu kì với nét đặc trưng là có 2 đầu: một ống nói và ống nghe.  Điện thoại di động - Chiếc điện thoại đầu tiên được cho là “di động” được quảng cáo vào năm 1967 với tên gọi là “Carry phone” đánh dấu một bước tiến gần hơn đến mẫu điện thoại di động nguyên bản. Mang danh là di động nhưng việc sử dụng nó thì vô cùng bất tiện khi người ta cứ phải vác “kè kè” bên mình một chiếc hộp máy to sụ nặng tới 4,5 kg. Giá thành lại rất cao nên nó hầu như không được phổ biến rộng rãi cho đến khi phiên bản nhỏ gọn của nó được tung ra thị trường. - Ý tưởng liên lạc di động được bộ phận nghiên cứu AT&T thuộc Trung tâm Bell Labs (Mỹ) đưa ra năm 1947. Nhưng đến cuối những năm 60 và đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, Motorola và Bell Labs mới thực sự trở thành 2 đối thủ lao vào cuộc đua trong việc tích hợp công nghệ này vào các thiệt bị cá nhân di động. - Tiến sĩ Martin Cooper, cựu tổng giám đốc đơn vị hệ thống của Motorola, được coi là “cha đẻ” của thiết bị liên lạc di động cầm tay và cũng là người đầu tiên thực hiện một cuộc gọi thông qua công cụ này. Năm 1973, ông thiết lập một trạm thu phát tại New York đồng thời tung ra mẫu đầu tiên của cái gọi là điện thoại di động (cellphone): máy Motorola Dyna-Tac. Tuy nhiên, mẫu điện thoại cầm tay đầu tiên Motorola Dyna Tac với hình dáng ban đầu của chúng trông giống như một “cục gạch” nặng nề với hình dáng thô kệch và vô cùng bất tiện khi mang theo mình. - Đầu năm 1996, chiếc điện thoại Motorola StarTAC đã tạo thành một cơn sốt trên toàn thế giới khi được công nhận là điện thoại nắp gập thời trang nhất PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO KHOA HỌC Học viên thực hiện: Nguyễn Bích Vân Trang 16 thế giới. Từ Motorola StarTAC mà các nhà sản xuất điện thoại trên toàn thế giới phải mở thêm một khái niệm mới “điện thoại thời trang”. - Năm 1998, Siemens tung ra thị trường chiếc điện thoại nắp trượt đầu tiên Siemen SL 10.  Dòng điện thoại thông minh Smart Phone - Từ năm 1983 Apple cho ra đời mẫu điện thoại để bàn cảm ứng Ciara. Đây là tiền đề cho một bước tiến lớn trong ngành công nghệ thông tin với công nghệ màn hình cảm ứng. - Chiếc điện thoại Iphone của Apple thực sự là một sự sáng tạo đột phá về kiểu dáng với nét đặc trưng là màn hình cảm ứng siêu nhạy giúp người sử dụng có thể thao tác dễ dàng chỉ bằng việc “lướt” nhẹ các ngón tay. Bên cạnh đó điểm nổi bật của Iphone chính là hệ điều hành IOS. Ngoài ra, iPhone thành công là nhờ đánh vào đúng nhu cầu của người dùng, như khả năng xem YouTube, định vị GPS và kho ứng dụng khổng lồ của App Store. IPhone tạo nên cơn sốt chưa từng có khi xuất hiện vào năm 2007 và khởi đầu cho một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các hãng trong phân khúc dòng điện thoại smartphone. - Kế tiếp là sự ra đời của các dòng điện thoại smartphone sử dụng hệ điều hành Android. HTC T-Mobile G1 (HTC Dream) là chiếc smartphone đầu tiên dùng Android. Sản phẩm tích hợp kết nối 3G, Wi-Fi và công nghệ định vị toàn cầu GPS. Ngoài ra, sản phẩm còn tích hợp các dịch vụ của Google như Gmail, YouTube, bản đồ Google Maps với tính năng Street View... HTC Dream cho phép mở nhiều ứng dụng cùng lúc như vừa duyệt web vừa đọc thư, hỗ trợ dịch vụ e-mail POP3, IMAP và các chương trình tin nhắn nhanh như Google Talk... - Thật khó để dự đoán được chiếc điện thoại trong tương lai sẽ còn thay đổi như thế nào khi mà những tiến bộ khoa học kĩ thuật không ngừng được đổi mới và phát triển. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO KHOA HỌC Học viên thực hiện