Từ năm học 2006-2007, môn Tin học được chính thức đưa vào trường học, là môn học
chính khóa đối với học sinh cấp THPT, là môn học tự chọn bắt buộc đối với học sinh cấp
THCS và là môn học tự chọn không bắt buộc đối với học sinh cấp Tiểu học.
Đặc trưng của Tin học vừa là một môn học, tức có đối tượng, phương pháp nghiên cứu
riêng, đồng thời vừa là một phương tiện được ứng dụng mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội.
11 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 3783 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng CNTT trong việc kiểm tra đánh giá môn tin học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CNTT TRONG VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN TIN HỌC
I - LÍ DO, MỤC ĐÍCH, PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
I.1. Lí do chọn đề tài
Từ năm học 2006-2007, môn Tin học được chính thức đưa vào trường học, là môn học
chính khóa đối với học sinh cấp THPT, là môn học tự chọn bắt buộc đối với học sinh cấp
THCS và là môn học tự chọn không bắt buộc đối với học sinh cấp Tiểu học.
Đặc trưng của Tin học vừa là một môn học, tức có đối tượng, phương pháp nghiên cứu
riêng, đồng thời vừa là một phương tiện được ứng dụng mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội.
Để việc dạy và học môn Tin học đạt được kết quả tốt, ngoài yếu tố giảng dạy, truyền
đạt kiến thức, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũng là một vấn đề hết sức quan trọng.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá, chúng ta sẽ thấy được hiệu quả của việc giảng dạy.
Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một yêu cầu cần thiết và cấp
bách, nhằm đảm bảo tính khoa học, chính xác, khách quan, giúp người dạy và người học nhìn
nhận được đúng thực chất của việc dạy học, từ đó có những biện pháp thiết thực để nâng cao
chất lượng dạy học.
Một trong những yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa đã và đang thực hiện
là cần tiến hành một cách đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra
- đánh giá. Nếu không đổi mới kiểm tra - đánh giá thì việc đổi mới về phương pháp dạy học
sẽ trở nên vô nghĩa.
Chính vì vậy, việc ra đề kiểm tra cần phải suy nghĩ, nghiên cứu và trao đổi kỹ hơn để
tránh những tình trạng thiên lệch, cực đoan, vội vàng, thiếu đi sự toàn diện, khách quan và
công bằng, và nhất là làm sao để việc kiểm tra, đánh giá phải góp phần thúc đẩy đổi mới
phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học.
Mặc khác, Việc kiểm tra đánh giá môn Tin học vẫn còn được tiến hành theo một cách
truyền thống (giống như các môn học khác), nghĩa là vẫn phải biên soạn đề, trộn đề (nếu là
trắc nghiệm), in đề (và photocopy), cho HS làm bài, chấm bài (bằng tay, thủ công), vào điểm,
trả bài cho HS, thống kê kết quả làm bài và báo cáo cho nhà trường (nếu có yêu cầu).
Các bước tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá chủ yếu vẫn bằng phương pháp thủ công
(chỉ có giai đoạn soạn đề và trộn đề là làm trên máy), và như vậy sẽ gây ra một số hệ quả
như:
Mất nhiều thời gian của GV trong việc in ấn, photocopy đề cho HS làm, và chấm trả bài
cho HS;
2
Tốn kém trong việc in ấn và photocopy đề kiểm tra;
Việc thống kê kết quả làm bài kiểm tra khó có thể đầy đủ và chính xác (vì phải làm thủ
công trên nhiều lớp, nhiều HS);
Việc chấm bài thủ công có thể cho kết quả không chính xác và khách quan (ví dụ: HS ghi
chữ không rõ, chọn đáp án mập mờ, chọn nhiều hơn 1 đáp án, ), điều này có thể dẫn
đến việc yêu cầu chấm phúc khảo của HS và sẽ làm mất thêm thời gian và công sức.
Nhiều GV cũng đã và đang tích cực ứng dụng CNTT để tổ chức kiểm tra đánh giá
nhằm giảm bớt thời gian, công sức, tiền của và cải thiện hiệu quả của việc kiểm tra đánh giá.
Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT còn gặp một số khó khăn như: một số phần mềm chưa hỗ trợ
giao diện tiếng Việt, chưa hỗ trợ phông tiếng Việt, chưa tổ chức thành cơ sở dữ liệu lưu trữ
lâu dài đề kiểm tra, kết quả làm bài của HS để có thể dùng lại về sau, chưa có chức năng
chấm điểm, thống kê kết quả kiểm tra, việc kiểm tra phải có sự giám sát chặt chẽ của GV,
Trên tinh thần đó, sáng kiến kinh nghiệm “ỨNG DỤNG CNTT TRONG VIỆC
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN TIN HỌC” được thực hiện nhằm góp một phần nhỏ vào
quá trình đổi mới việc kiểm tra đánh giá môn Tin học nói riêng và tiến tới đổi mới toàn diện
trong việc dạy và học môn Tin học trong trường phổ thông.
Đề tài này được dựa trên chuyền đề “ĐỔI MỚI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ MÔN
TIN HỌC CẤP THPT” của Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Đồng Nai tổ chức vào năm 2011-
2012 do tác giả Vũ Đăng Khôi – Trường THPT Long Thành thực hiện.
I.2. Mục đích chọn đề tài
- Sử dụng phần mềm mã nguồn mở Dangkhoi Informatics Testing System nhưng đã
được giáo viên Hồ Xuân Kiên cải tiến để phù hợp với đặc trưng của trường, của lớp của
trình độ của học sinh, để soạn đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, thi học kỳ dưới dạng trắc
nghiệm trên mạng máy tính.
- Phần mềm có cho phép kiểm tra đánh giá theo từng học sinh hoặc theo từng nhóm học
sinh và có thể phát huy được tính tích cực, sáng tạo của từng học sinh.
I.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phần mềm áp dụng trước tiên cho việc kiểm tra đ ánh giá bộ môn tin học ở cấp THPT và
dần hướng tới có thể áp dụng cho tất cả các bộ môn khác.
- Phần mềm được triển khai trong hệ thống mạng cục bộ (khoảng 48 máy tính học sinh + 1
máy server của giáo viên).
3
II - THỰC TRẠNG
II.1. Thuận lợi
Từ khi môn Tin học được chính thức đưa vào trường học, đã làm thúc đẩy quá
trình tìm tòi, nghiên cứu, cải tiến cả về nội dung và phương pháp dạy học, giúp cho việc
triển khai dạy - học môn học trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn.
Ngày nay, với sự bùng nổ của Internet, khối lượng tri thức được tăng lên đáng kể,
đặc biệt là việc học hỏi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm càng trở nên dễ dàng hơn, giúp
cho GV có cơ hội học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang từng bước triển khai một cách có hệ thống và đại trà
về chuẩn kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá của môn học.
Ngày càng có rất nhiều phần mềm có thể ứng dụng vào công tác dạy học và kiểm
tra, đánh giá, giúp cho GV giảm được rất nhiều công sức trong việc soạn bài giảng và bài
kiểm tra, cũng như việc chấm bài kiểm tra sẽ nhanh chóng và chính xác hơn.
Trường mới được trang bị một phòng máy tính (24 máy học sinh + một máy giáo
viên làm server + hệ thống mạng máy tính được thiết lập “vững chắc” nên có thể triển
khai được phần mềm trong hệ thống mạng.
II.2. Khó khăn
Phòng học có 24 máy tính/48 học sinh nên khó để kiểm tra đánh giá theo từng học
sinh mà thường phải dùng để đánh giá trên một nhóm học sinh nên phần nào còn chưa
đảm bảo tính khách quan.
Môn học còn khá mới nên chương trình và sách giáo khoa còn chưa được thống
nhất và đáp ứng được yêu cầu và mặt bằng chung. Có những học sinh (ở Thành thị) đã
được học và sử dụng khá nhuần nhuyễn máy tính, có những học sinh (không ở Thành thị)
lại chưa được biết qua hoặc biết rất ít kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính. Điều này
dễ dẫn đến sự chênh lệch về kiến thức, kỹ năng giữa các vùng miền.
Cuối cùng, môn Tin học được coi là môn “phụ” nên ý thức, thái độ của HS và cả
GV đều mang tâm lý coi nhẹ, “coi thường” môn học. Giáo viên ít có sự đầu tư để cải tiến,
nâng cao chất lượng dạy học. HS cũng xem thường, không học bài, chuẩn bị bài, làm bài
tập đầy đủ như các môn học chính khác.
4
III - CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG KIỂM TRA ĐÁNH
GIÁ
Bước 1: Khởi động chương trình Wampserver (máy chủ web)
Bước 2: Mở trình duyệt Web (Internet Explorer hoặc Firefox) nhập địa chỉ
EnterNhập Username và PasswordXuất hiện
giao diện quản trị như sau:
o Lập danh sách lớp học
- Từ màn hình chính chọn Quản lý lớp học Thêm lớp
- Nhập thông tin lớp bao gồm Khối, Lớp và Sỉ số nhắp Thêm;
- Sau khi nhận được thông báo tạo lớp Thành công nhắp Trở về trang
Quản lý lớp;
- Lặp lại các bước trên để tạo danh sách các lớp đang dạy;
- Nhắp Trang chủ để trở về màn hình chính.
o Xóa lớp
- Từ màn hình chính chọn Quản lý lớp học chọn mục xóa trên lớp
cần xóa
5
- Sau khi nhận được thông báo Xóa Thành công nhắp Trở về trang
Quản lý lớp;
- Lặp lại các bước trên để xóa các lớp cần xóa;
- Nhắp Trang chủ để trở về màn hình chính
o Tạo kỳ thi mới:
- Từ màn hình chính chọn Quản lý ký thi Thêm kỳ thi
- Nhập thông tin kỳ thi bao gồm Tên kỳ thi, Môn thi, Lớp và Thời gian
tổ chức thi nhắp Thêm;
- Sau khi nhận được thông báo tạo lớp Thành công nhắp Trở về trang
Quản lý kỳ thi;
- Lặp lại các bước trên để tạo danh sách các kỳ thi sẽ tổ chức;
- Nhắp Trang chủ để trở về màn hình chính.
o Xóa một kỳ thi:
- Từ màn hình chính chọn Quản lý ký thi chọn mục xóa trên kỳ thi
cần xóa
6
- Sau khi nhận được thông báo Xóa Thành công nhắp Trở về trang
Quản lý kỳ thi;
- Lặp lại các bước trên để xóa các kỳ thi cần xóa;
- Nhắp Trang chủ để trở về màn hình chính
o Soạn đề thi:
- Từ màn hình chính chọn Quản lý đề thi
- Chọn kỳ thi cần soạn đề nhắp Chọn
- Nhập câu hỏi và các phương án trả lời cho từng câu. Nếu câu hỏi hoặc
phương án trả lời là hình ảnh thì nhắp chọn Browse chọn hình tương
ứng Open;
- Lặp lại bước trên để tạo các câu hỏi khác trong đề;
- Nhắp Lưu để lưu đề lại;
- Nhắp Trang chủ để trở về màn hình chính.
o Tổ chức thi:
- Từ màn hình chính chọn Quản lý ký thi
7
- Trong danh sách các kỳ thi được liệt kê, chọn kỳ thi sẽ tổ chức thi
nhắp Chọn
- Nhắp Trang chủ để trở về màn hình chính.
- HS mở trình duyệt Web và gõ địa chỉ máy chủ của GV trên thanh
Address nhập thông tin cá nhân nhắp Bắt đầu để bắt đầu làm bài
kiểm tra
- Giao diện đề thi của từng học sinh có dạng:
- Khi làm xong, HS nhắp nút Nộp bài kết quả làm bài sẽ hiện ra trên
máy của HS
8
o Xem và thống kê kết quả thi
- Từ màn hình chính chọn Xem kết quả thi
- Chọn môn thi, khối, lớp, tên kỳ thi nhắp Xem
- Để xem thống kê kết quả thi nhắp Thống kê chọn môn thi, khối,
tên kỳ thi nhắp Xem
Nhận xét:
o Ưu điểm:
Đề thi, kết quả thi được tổ chức thành cơ sở dữ liệu lưu trữ lâu dài trên
máy, cho phép GV dùng lại về sau;
Hệ thống chạy trên nền Web, do đó không cần cài đặt thêm module
cho các máy con của HS (chỉ cần cài trên máy chủ của GV);
Toàn bộ hệ thống và dữ liệu được lưu trữ trên máy của GV (không
nhất thiết phải là máy chủ - Server). Do đó, sau khi tổ chức kiểm tra,
việc xem và thống kê kết quả làm bài, GV có thể làm ở nhà (hoặc bất
cứ nơi nào);
HS biết được kết quả ngay sau khi làm bài;
9
Hệ thống cho phép GV thống kê kết quả làm bài kiểm tra theo khối,
lớp, có sự xếp loại HS (xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, không đạt). Qua
đó, GV đánh giá được hiệu quả giảng dạy, mức độ biết, hiểu, vận dụng
của HS.
o Hạn chế:
Chỉ mới hỗ trợ dạng đề trắc nghiệm nhiều lựa chọn;
Giao diện biên soạn đề thi chưa thực sự tiện dụng, đặc biệt đối với các
câu hỏi có hình ảnh minh họa;
Chức năng thống kê còn đơn giản, chưa hỗ trợ định dạng để in ra giấy;
Chương trình chỉ chạy tốt trên trình duyệt web Internet Explorer,
Google Chrome, chạy không tốt trên Mozila Firefox.
10
IV - KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Ứng dụng CNTT trong việc kiểm tra đánh giá môn Tin học ở trường THPT Ngô Quyền
từ năm học 2011-2012 đến nay, Tôi thu được một số kết quả sau:
Giáo viên giảm được rất nhiều thời gian, công sức và chi phí khi tiến hành kiểm tra.
Cụ thể là:
o Không phải mất thời gian xáo trộn đề, in ấn và photocopy đề kiểm tra.
o Không phải mất công định dạng lại các đề kiểm tra như trước đây.
o Không mất chi phí cho việc photocopy đề kiểm tra.
o Không phải lo ngại về tính bảo mật của đề thi (nếu đem ra tiệm photocopy thì
có thể bị lộ đề).
Đối với kiểm tra viết 15 phút, 1 tiết và thi học kỳ: Học sinh làm bài nhanh hơn, kết
quả tốt hơn, có hứng thú làm bài hơn so với cách tổ chức kiểm tra trước đây vì có
thể biết điểm và xem đáp án ngay trên máy của mình.
Đề kiểm tra được lưu trữ lại để sử dụng cho các năm học sau.
Nếu cần cũng có thể in đề và đáp án để hoàn thành hồ sơ chuyên môn của giáo
viên.
11
V - KẾT LUẬN
V.1. Tóm lược các bước
Đề tài đã nêu rõ được các bước triển khai một tiết kiểm tra đánh giá có sử dụng
CNTT. Từ đó có thể áp dụng được cho các đợt kiểm tra 15 phút và thi học kỳ.
V.2. Phạm vi áp dụng của đề tài
Áp dụng trong hệ thống mạng cục bộ hoặc trên mạng Internet
V.3. Kiến nghị
Cần tăng cường hơn nữa việc đầu tư các trang thiết bị CNTT phục vụ cho dạy học
như: phòng máy tính, máy chiếu, bảng tương tác, các phần mềm.
Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về việc ứng dụng CNTT trong đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá.
Có biện pháp tích cực khuyến khích cán bộ giáo viên tự học tập nâng cao trình độ tin
học và xây dựng ý thức vận dụng CNTT vào dạy học.
Học sinh phải phải có trình độ tin học để có thể sử dụng máy tính, Internet, các thiết
bị và phần mềm Tin học để phục vụ việc học tập của mình.
Biên Hòa, ngày 25 tháng 05 năm 2012
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên)
HỒ XUÂN KIÊN