Nội dung bản đồ địa hình bao gồm các yếu tố của là điểm khống chế
trắc địa, địa vật (địa vật định hướng, các điểm dân cư , thuỷ hệ, giao thông, lớp
phủ vật, ranh giới.v.v ) và dáng đất (địa hình). Tất cả các đối tuợng nói trên
được thể hiện trên bản đồ địa hình cần phải đầy đủ, chính xác. Mức độ tỷ mỉ
của nội dung bản đồ phải phù hợp với mục đích sử dụng bản đồ và đặc điểm
của khu vực.
75 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3240 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin thành lập bản đồ trên cơ sở dữ liệu đo của máy toàn đạc điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa
Nguyễn Văn Trường 1 Tin học Trắc địa K47
Đề tài:
“Ứng dụng công nghệ thông tin thành lập
bản đồ trên cơ sở dữ liệu đo của máy toàn
đạc điện tử”
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa
Nguyễn Văn Trường 2 Tin học Trắc địa K47
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BĐĐH VÀ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN
ĐỒ SỐ ĐỊA HÌNH ......................................................................................... 6
1.1 Bản đồ địa hình .................................................................................... 6
1.2 Nội dung của tờ bản đồ địa hình ........................................................... 7
1.2.1 Điểm khống chế trắc địa ................................................................. 7
1.2.2 Địa vật ............................................................................................ 7
1.2.3 Dáng đất ......................................................................................... 9
1.3 Bản đồ số địa hình .............................................................................. 10
1.3.1 Khái niệm chung........................................................................... 10
1.3.2 Những đặc điểm cơ bản của bản đồ số địa hình ............................ 10
1.3.3 Các đối tượng của bản đồ số ......................................................... 11
1.4 Các phương pháp thành lập bản đồ địa hình ....................................... 12
1.4.1 Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ....... 13
1.4.2 Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp chụp ảnh................ 15
1.4.3 Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp biên tập trên cơ sở
các bản đồ có tỷ lệ lớn hơn .................................................................... 16
1.4.4 Quy trình thành lập bản đồ số địa hình.......................................... 16
CHƯƠNG 2 THÀNH LẬP BẢN ĐỒ SỐ ĐỊA HÌNH TỪ DỮ LIỆU ĐO CỦA
CÁC MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ ............................................................. 20
2.1 Máy toàn đạc điện tử .......................................................................... 20
2.1.1 Giới thiệu chung ........................................................................... 20
2.1.2 Máy toàn đạc điện tử của hãng Leica - TC 305 ............................ 21
2.1.3 Máy toàn đạc điện tử của hãng Nikon ........................................... 27
2.2 Thành lập BDDH từ số liệu đo của máy toàn đạc điện tử ................... 31
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa
Nguyễn Văn Trường 3 Tin học Trắc địa K47
2.2.1 Quy trình thành lập bản đồ số địa hình từ dữ liệu máy toàn đạc điện
tử. .......................................................................................................... 31
2.2.2 Cấu trúc dữ liệu và sơ đồ thuật toán của các máy toàn đạc điện tử 32
CHƯƠNG 3 NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL BASIC 6.0 .................... 40
3.1 Giới thiệu chung ................................................................................. 40
3.2 Làm việc với Visual basic 6.0 ............................................................. 42
3.2.1 Thanh tiêu đề (Title bar) ............................................................... 43
3.2.2 Thanh Menu (Menu bar) ............................................................... 43
3.2.3 Thanh công cụ (Tool bar) ............................................................. 43
3.2.4 Hộp công cụ(Tool box) ................................................................. 44
3.2.5 Cửa sổ Properties Window- cửa sổ thuộc tính: ............................. 45
3.2.6 From Layout Window................................................................... 46
3.2.7 Project Explorer Window ............................................................. 47
CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ................................................ 49
4.1 Thiết kế giao diện ............................................................................... 49
4.1.1 Giao diện chính của chương trình ................................................. 49
4.1.2 Thanh menu .................................................................................. 50
4.1.3 Form xử lý số liệu ......................................................................... 53
4.1.4 Form tính tọa độ điểm chi tiết ....................................................... 58
4.1.5 Hiển thị điểm chi tiết trên nền đồ họa ........................................... 62
4.1.6 Biên tập bản đồ ............................................................................. 66
KẾT LUẬN.................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69
PHỤ LỤC .................................................................................................... 70
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa
Nguyễn Văn Trường 4 Tin học Trắc địa K47
MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay việc áp dụng các tiến bộ của khoa học công
nghệ vào sản xuất là một yêu cầu cấp thiết, nhằm nâng cao năng suất lao động,
giảm sức lao động của con người và góp phần tự động hoá quá trình sản xuất.
Ngày nay, công nghệ điện tử-tin học đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và trong lĩnh vực nghành trắc địa
nói riêng.
Trong Trắc Địa các ứng dụng của công nghệ điện tử-tin học cũng đang
được sử dụng rộng rãi trong cả công tác ngoại nghiệp lẫn nội nghiệp bằng
cách thay thế dần các công cụ đo vẽ cũ bằng các thiết bị mới với công nghệ
tiên tiến như: các máy toàn đạc điện tử độ chính xác cao, máy vi tính và các
phần mềm tiện ích, công nghệ GPS .v.v. Các máy móc và phần mềm tiện ích
đó đã và đang dần dần thay thế các loại máy quang học cũ và các phương
pháp đo đạc cổ truyền với độ chính xác không cao mà năng suất lao động thấp.
Là một sinh viên thuộc nghành Tin học Trắc Địa việc nắm bắt các tiến
bộ của khoa học công nghệ mới vào trong công việc của mình là tối cần thiết.
Để làm quen với công nghệ mới và tạo hành trang cho mai sau ra trường khỏi
bỡ ngỡ trước công viêc thực tế, em đã được hướng dẫn làm đồ án tốt nghiệp
với đề tài là: " Ứng dụng công nghệ tin học thành lập bản đồ trên
cơ sở dữ liệu đo của máy toàn đạc điện tử."
Mục đích của đề tài là nghiên cứu tìm hiểu khuôn dạng dữ liệu đo của
một số máy toàn đạc điện tử đang được sử dụng rộng rãi trong thực tế tại Việt
Nam của các hãng sản xuất như: Lei ca, Nikon, Sokki…và một số phần mềm
đồ họa như Autocad, Microstation để từ đó thành lập modul xử lý file số liệu
ứng dụng cho công tác thành lập bản đồ địa hình.
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa
Nguyễn Văn Trường 5 Tin học Trắc địa K47
Sau một thời gian nghiên cứu, với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của
thầy giáo Ts. Đinh Công Hoà và các thầy cô trong bộ môn, em đã hoàn thành
bản đồ án. Nội dung đồ án được trình bày như sau:
Phần Mở đầu
Chương 1 Tổng quan về bản đồ địa hình và công tác thành lập bản đồ số địa hình
Chương 2 Thành lập bản đồ số địa hình từ dữ liệu đo của các máy toàn đạc
điện tử
Chương 3 Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0
Chương 4 Thiết kế chương trình
Phần Kết luận
Đồ án tốt nghiệp này được hoàn thành tại trường đại học Mỏ -Địa chất.
Có được kết quả này em một lần nữa chân thành cảm ơn thầy giáo TS Đinh
Công Hoà là người đã trực tiếp hướng dẫn, đưa ra những gợi ý có giá trị về
mặt khoa học và thực tiễn sản xuất, giúp em hoàn thành bản đồ án và em xin
gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong bộ môn đã giúp đỡ em trong suốt thời
gian em học tập tại trường cũng như trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
Trong quá trình làm đồ án, mặc dù đã rất cố gắng nhưng lượng kiến thức còn
hạn hẹp nên bản đồ án còn nhiều sai sót rất mong các thầy cô và bạn bè thông cảm
và góp ý.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn văn Trường
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa
Nguyễn Văn Trường 6 Tin học Trắc địa K47
Lớp Tin học trắc địa K47
Ch¬ng 1
TỔNG QUAN VỀ BĐĐH VÀ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN
ĐỒ SỐ ĐỊA HÌNH
1.1 Bản đồ địa hình
Bản đồ địa hình là loại bản đồ thể hiện một khu vực trên bề mặt của trái
đất, trên đó bản đồ thể hiện những thành phần của thiên nhiên và kết quả hoạt
động thực tiễn của con người mà mắt ta có thể cảm nhận được.
Trên bản đồ địa hình, không đưa lên tất cả mọi hình ảnh có trên mặt đất
mà chỉ thể hiện các đối tượng chứa đựng lượng thông tin phụ thuộc vào không
gian, thời gian và mục đích sử dụng.
Tính không gian giới hạn (xác định) khu vực được tiến hành đo vẽ và
thành lập bản đồ.
Tính thời gian quy định ghi nhận trên bản đồ địa hình hiện trạng của bề
mặt trái đất tại thời điểm tiến hành đo vẽ.
Mục đích sử dụng chi phối nội dung và độ chính xác của bản đồ. Yếu tố
không gian và mục đích sử dụng có liên quan đến việc lựa chọn tỉ lệ bản đồ.
Các đối tượng địa hình trên bề mặt trái đất được đưa lên bản đồ thông
qua phép chiếu bản đồ.
Về bản chất bản đồ địa hình nói chung còn được định nghĩa: “ Là một
mô hình đồ họa về mặt đất, cho ta khả năng nhận biết bề mặt đó bằng cái nhìn
bao quát, tổng quát đọc chi tiết hoặc đo đếm chính xác”. Dựa vào bản đồ địa
hình có thể nhanh chãng xác đinh tọa độ, độ cao của điểm bất kỳ nào trên mặt
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa
Nguyễn Văn Trường 7 Tin học Trắc địa K47
đất, khoảng cách và phương hướng của hai điểm, chu vi, diện tích, khối lượng
của vật, vùng, cùng hàng loạt các thông số khác.
1.2 Nội dung của tờ bản đồ địa hình
Nội dung bản đồ địa hình bao gồm các yếu tố của là điểm khống chế
trắc địa, địa vật (địa vật định hướng, các điểm dân cư , thuỷ hệ, giao thông, lớp
phủ vật, ranh giới.v.v…) và dáng đất (địa hình). Tất cả các đối tuợng nói trên
được thể hiện trên bản đồ địa hình cần phải đầy đủ, chính xác. Mức độ tỷ mỉ
của nội dung bản đồ phải phù hợp với mục đích sử dụng bản đồ và đặc điểm
của khu vực.
1.2.1 Điểm khống chế trắc địa
Các điểm toạ độ và độ cao các cấp phải được biểu thị đầy đủ và chính
xác lên bản đồ. Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0.1mm
trên bản đồ.
Dùng các ký hiệu tương ứng để thể hiện các điểm toạ độ nhà nước và
điểm toạ độ cơ sở. Đối với bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, có thể hiển thị các điểm
khống chế đo vẽ. Thông thường các điểm khống chế được ghi chú số hiệu và
độ cao của chúng.
1.2.2 Địa vật
1. Địa vật định hướng
Khi sử dụng bản đồ địa hình thi việc định hướng có ý nghĩa quan trọng. Do vậy,
các địa vật định hướng cũng là yếu tố tất yếu của nội dung bản đồ địa hình.
Đó là những đối tượng của khu vực, nó cho phép ta xác định vị trí
nhanh chóng và chính xác trên bản đồ như các cây độc lập, toà nhà cao, nhà
thờ, đình chùa, cột cây số…Các địa vật định hướng còn bao gồm một số địa
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa
Nguyễn Văn Trường 8 Tin học Trắc địa K47
vật không nhô cao so với mặt đất nhưng dễ dàng nhận biết như ngã ba đuờng, ngã
ba sông...
2. Các điểm dân cư
Các điểm dân cư là một trong những yếu tố quan trọng nhất của bản đồ
địa hình. Các điểm dân cư được đặc trưng bởi kiểu cư trú, số người và ý nghĩa
hành chính - chính trị của nó. Khi thể hiện các điểm dân cư trên bản đồ phải
giữ được đặc trưng về quy hoạch, cấu trúc.
Trên các bản đồ tỷ lệ lớn thì sự biểu thị các điểm dân cư càng tỉ mỉ, phạm vi dân
cư phải biểu thị khép kín bằng các ký hiệu tương ứng, nhà trong vùng dân cư phải biểu
thị tính chất (chịu lửa, kém chịu lửa), quy mô (lớn, nhỏ, số tầng).
Các công trình công cộng phải biểu thị tính chất kinh tế, xã hội, văn hoá
của chúng như nhà máy, trụ sở uỷ ban, bưu điện…
3. Thuỷ hệ và các công trình phụ thuộc
Các yếu tố thuỷ hệ được biểu thị tỉ mỉ, trên bản đồ địa hình biểu thị các
đường bờ biển, bờ hồ, sông, ngòi, mương, kênh, rạch,…Các đường bờ nước
được thể hiện trên bản đồ theo đúng đặc điểm của từng kiểu đường bờ. Đồng
thời còn phải thể hiện các thiết bị phụ thuộc thuỷ hệ như các bến cảng, trạm
thuỷ điện, đập…
Sự biểu thị các yếu tố thuỷ hệ còn được bổ sung bằng các đặc trưng
chất lượng như độ mặn của nước, độ sâu và rộng của sông, tốc độ dòng
chảy…
4. Mạng lưới đường giao thông
Trên các bản đồ địa hình mạng lưới đường được thể hiện tỉ mỉ về khả
năng giao thông và trạng thái của đường. Mạng lưới đường được thể hiện chi
tiết hoặc khái lược và tuỳ thuộc vào tỷ lệ của bản đồ, cần phải phản ánh đúng
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa
Nguyễn Văn Trường 9 Tin học Trắc địa K47
mật độ của lưới đường, hướng và vị trí của các con đường, chất lượng của chúng.
Khi lựa chọn phải xét đến ý nghĩa của đường. Phải biểu thị những con
đường đảm bảo mối liên hệ giữa các điểm dân cư với nhau, với các ga xe lửa,
các bến tàu, sân bay…
Trên các bản đồ tỷ lệ lớn phải biểu thị tất cả các con đường như : đường
sắt, đường ô tô, đường rải nhựa, đường đất lớn-nhỏ, đường mòn, chú ý biểu thị
vị trí hạ hoặc nâng cấp đường, biển chỉ đường, cầu cống, cột cây số…
5. Lớp phủ thực vật
Trên các bản đồ địa hình biểu thị các loại rừng, vườn cây, đồn điền,
ruộng, đồng cỏ, tài nguyên, cát, đất mặn, đầm lầy… Ranh giới các khu thực
phủ và của các loại đất được biểu thị bằng các đường nét đứt hoặc dãy các dấu
chấm, ở diện tích bên trong đường viền thì vẽ các ký hiệu quy ước đặc trưng
cho từng loại thực vật hoặc đất. Ranh giới của các loại thực vật và đất cần
được thể hiện chính xác về phương diện đồ hoạ, thể hiện rõ ràng những chỗ
ngoặt có ý nghĩa định hướng.
6. Ranh giới phân chia hành chính - chính trị
Ngoài đường biên giới quốc gia, còn phải thể hiện ranh giới của các cấp
hành chính. Các đường ranh giới phân chia hành chính - chính trị đòi hỏi phải
thể hiện rõ ràng, chính xác và theo đúng quy định trong quy phạm.
1.2.3 Dáng đất
Dáng đất trên bản đồ địa hình được biểu thị bằng các đường bình độ.
Những yếu tố dáng đất mà đường bình độ không thể hiện được thì biểu thị
bằng các ký hiệu riêng, ngoài ra trên bản đồ địa hình còn ghi chú độ cao.
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa
Nguyễn Văn Trường 10 Tin học Trắc địa K47
1.3 Bản đồ số địa hình
1.3.1 Khái niệm chung
Bản đồ số là loại bản đồ trong đó các thông tin về mặt đất như toạ độ, độ
cao của các điểm chi tiết, của địa vật, địa hình được biểu diễn bằng số và bằng
thuật toán, có thể xử lý chúng để giải quyết nhiệm vụ kỹ thuật.
- Bản đồ số là sản phẩm bản đồ được biên tập, thiết kế, lưu trữ và hiển thị
trong hệ thống máy vi tính và các thiết bị điện tử.
- Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ trên những thiết
bị có khả năng đọc bằng máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản
đồ.
1.3.2 Những đặc điểm cơ bản của bản đồ số địa hình
- Bản đồ số chứa đựng thông tin không gian, được quy chiếu về mặt
phẳng và được thiết kế theo các tiêu chuẩn của bản đồ học như độ chính xác
toán học, mức độ đầy đủ về nội dung theo tỷ lệ, sử dụng các phương pháp ký
hiệu truyền thống.
- Dữ liệu bản đồ được thể hiện theo nguyên lý số.
- Bản đồ số có thể hiển thị dưới dạng bản đồ truyền thống, thể hiện trên
màn hình, hoặc in ra giấy hoặc các vật liệu phẳng.
- Tính linh hoạt của bản đồ số rất cao: thông tin thường xuyên được cập
nhật và hiện chỉnh, có thể in ra ở các tỷ lệ khác nhau, có thể sửa đổi ký hiệu
hoặc điều chỉnh kích thước mảnh bản đồ so với kích thước ban đầu, có thể
tách lớp hoặc chồng xếp thông tin bản đồ.
- Cho phép tự động hoá quy trình công nghệ thành lập bản đồ từ khi
nhập số liệu đến khi in ra bản đồ.
- Khâu nhập số liệu và biên vẽ ban đầu có nhiều khó khăn, phức tạp,
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa
Nguyễn Văn Trường 11 Tin học Trắc địa K47
nhưng khâu sử dụng về sau có nhiều thuận lợi và mang lại hiệu quả cao cả về
thời gian, kinh phí.
1.3.3 Các đối tượng của bản đồ số
Dưới dạng bản đồ số, các đối tượng của bản đồ được phân biệt ra làm
ba kiểu: kiểu điểm, kiểu đường, kiểu vùng, ngoài ra còn có thành phần ký tự
để thể hiện nhãn hoặc ghi chú thuyết minh, lưu trong các file đồ hoạ như DXF,
DGN.
Mỗi yếu tố riêng biệt bao hàm hai loại dữ liệu: dữ liệu định vị và dữ
liệu thuộc tính.
- Dữ liệu định vị cho biết vị trí của các yếu tố trên mặt đất hoặc trên
bản đồ và đôi khi bao gồm cả hình dạng.
- Dữ liệu thuộc tính bao gồm thông tin về các đặc điểm cần có của yếu
tố. (ví dụ thuộc tính của yếu tố điểm có thể là địa danh, tên đường...). Có hai
loại thuộc tính là thuộc tính định lượng bao gồm kích thước, diện tích, độ
nghiêng; thuộc tính định tính gồm phân lớp, kiểu, tên, ...
* Thể hiện đối tượng bản đồ số trong File DXF.
- Về phân lớp đối tượng: trong File DXF phân lớp đối tượng được thể
hiện dưới dạng tên lớp (Layer).
- Về mô tả kiểu đối tượng:
+ Đối tượng kiểu điểm thể hiện dưới dạng POINT.
+ Đối tượng kiểu đường thể hiện dưới dạng Line, Polyline.
+ Đối tượng kiểu vùng thể hiện dưới dạng Shape.
+ Nhãn và ký tự thể hiện dưới dạng Text.
* Thể hiện đối tượng bản đồ số trong file DGN.
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa
Nguyễn Văn Trường 12 Tin học Trắc địa K47
- Về phân lớp đối tượng: trong file DGN phân lớp đối tượng được thể
hiện dưới dạng đối Level, một Level bao gồm chỉ số và tên.
- Về mô tả kiểu đối tượng:
+ Đối tượng kiểu điểm thể hiện dưới dạng Cell.
+ Đối tượng kiểu đường thể hiện dưới dạng Line, Line string.
+ Đối tượng kiểu vùng thể hiện dưới dạng Complexchain, Shape.
+ Nhãn và ký tự thể hiện dưới dạng Text.
Theo đặc điểm, cấu trúc file đồ hoạ, các đối tượng bản đồ cũng được
phân biệt ra thành kiểu ký hiệu đối tượng:
- Các ký hiệu kiểu điểm.
- Các ký hiệu kiểu đường.
- Các ký hiệu kiểu vùng.
- Các ký hiệu kiểu TEXT.
Trong mỗi phần mềm đồ hoạ đều có thư viện ký hiệu chuẩn và các công
cụ hỗ trợ thiết kế ký hiệu.
1.4 Các phương pháp thành lập bản đồ địa hình
Để thành lập bản đồ địa hình các loại tỷ lệ, có thể áp dụng nhiều phương
pháp khác nhau. Hiện nay thường sử dụng một trong 3 phương pháp sau:
- Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực
địa
- Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp chụp ảnh
- Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp biên tập trên cơ sở các
bản đồ có tỷ lệ lớn hơn.
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa
Nguyễn Văn Trường 13 Tin học Trắc địa K47
Hình 1.1 Các phương pháp thành lập bản đồ địa hình
1.4.1 Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp
1.5.1.1 Phương pháp toàn đạc kinh vĩ
Đây là phương pháp truyền thống. Máy đo là các dạng máy kinh vĩ
thông thường như : Theo - 020, 010A, Delta - 020... Số liệu thu được thông
qua việc đọc số trên bàn độ của máy và vạch khắc trên mia.
Ưu điểm của phương pháp này được phát huy khi diện tích khu đo nhỏ,
địa hình bằng phẳng đơn giản và ít bị địa vật che khuất.
Nhược điểm lớn nhất là khâu xử lý số liệu, vì phải trải qua nhiều bước
thủ công do đó không tránh khỏi những sai lầm. Ngoài ra, khi áp dụng phương
pháp này hiệu quả kinh tế thấp, thời gian kéo dài, độ chính xác không cao và
phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa
Nguyễn Văn Trường 14 Tin học Trắc địa K47
1.5.1.2Phương pháp toàn đạc điện tử
Phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi hiện nay dưới sự trợ giúp
của máy toàn đạc điện tử và công nghệ máy tính (công nghệ bản đồ số) và là
phương pháp cơ bản trong việc đo vẽ thành lập các loại bản đồ địa hình tỷ lệ lớn.
Ưu điểm điển hình là các khâu xử lý số liệu hoàn toàn tự động, khả
năng cập nhật các thông tin cao, đạt hiệu suất kinh tế, tiết kiệm thời gian, độ
chính xác cao và khả năng lưu trữ quản lý bản đồ thuận