Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn ở trường THPT số 1 Bố Trạch

Cuộc cách mạng công nghệ thông tin diễn ra sôi động hiện nay đang tác động sâu sắc và trực tiếp đến mọi mặt hoạt động kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới, mở ra một thời kỳ phát triển mới khi nhân loại đang bước sang thế kỉ XXI. Thế giới đang phát triển từ nền văn minh công nghiệp tiến lên nền văn minh thông tin và trí tuệ, mà cơ sở của nó là sự phát triển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế thông tin. Tác động của bước chuyển biến vĩ đại này tạo ra những cơ hội to lớn và đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với việc phát triển văn hoá xã hội nói chung và công tác giáo dục đào tạo nói riêng. Quảng Bình là một tỉnh có truyền thống hiếu học, đời sống kinh tế - xã hội đã có sự phát triển mạnh mẽ, có đủ điều kiện để đầu tư cho giáo dục. Để thực hiện được mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh đề ra là: nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục- đào tạo, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh có chất lượng giáo dục đào tạo cao, tôi thiết nghĩ rằng có nhiều giải pháp để thực hiện, song vấn đề áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lí và giảng dạy là vấn đề cần được chú trọng. Bởi ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong những năm qua, việc áp dụng CNTT vào công tác quản lí đã tạo được phong trào và bước đầu đã có những hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, so với tầm vóc của Tỉnh, của ngành thì vấn đề áp dụng CNTT vào nhà trường vẫn còn hạn chế, đặc biệt là việc áp dụng CNTT trong công tác quản lí chuyên môn trương học, đổi mới phương pháp soạn giảng, đưa giáo án điện tử vào giảng dạy. Bản thân nhận thấy rằng là một cán bộ quản lí trực tiếp chỉ đạo hoạt động chuyên môn của trường. Đòi hỏi bản thân phải luôi nghiên cứu tìm tòi, học hỏi tìm ra những biện pháp để tổ chức và chỉ đạo hoạt động chuyên môn nhằm từng bước nâng cao trình độ tay nghề cho giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. Mặt khác, để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lí chuyên môn trương học, chuẩn bị nền tảng cơ sở cho năm học 2008-2009 là năm học CNTT - đây là một nhiệm vụ trọng tâm, rất quan trọng, rất có ý nghĩa và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động CNTT trong các cơ sở giáo dục và đào tạo. Tôi mạnh dạn chọn đề tài này với hi vọng sẽ giúp bản thân có tầm nhìn mới và có những biện pháp chỉ đạo mới hiệu quả trong công tác quản lí chuyên môn trường học.

doc14 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2514 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn ở trường THPT số 1 Bố Trạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Phần I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Cuộc cách mạng công nghệ thông tin diễn ra sôi động hiện nay đang tác động sâu sắc và trực tiếp đến mọi mặt hoạt động kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới, mở ra một thời kỳ phát triển mới khi nhân loại đang bước sang thế kỉ XXI. Thế giới đang phát triển từ nền văn minh công nghiệp tiến lên nền văn minh thông tin và trí tuệ, mà cơ sở của nó là sự phát triển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế thông tin. Tác động của bước chuyển biến vĩ đại này tạo ra những cơ hội to lớn và đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với việc phát triển văn hoá xã hội nói chung và công tác giáo dục đào tạo nói riêng. Quảng Bình là một tỉnh có truyền thống hiếu học, đời sống kinh tế - xã hội đã có sự phát triển mạnh mẽ, có đủ điều kiện để đầu tư cho giáo dục. Để thực hiện được mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh đề ra là: nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục- đào tạo, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh có chất lượng giáo dục đào tạo cao, tôi thiết nghĩ rằng có nhiều giải pháp để thực hiện, song vấn đề áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lí và giảng dạy là vấn đề cần được chú trọng. Bởi ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong những năm qua, việc áp dụng CNTT vào công tác quản lí đã tạo được phong trào và bước đầu đã có những hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, so với tầm vóc của Tỉnh, của ngành thì vấn đề áp dụng CNTT vào nhà trường vẫn còn hạn chế, đặc biệt là việc áp dụng CNTT trong công tác quản lí chuyên môn trương học, đổi mới phương pháp soạn giảng, đưa giáo án điện tử vào giảng dạy. Bản thân nhận thấy rằng là một cán bộ quản lí trực tiếp chỉ đạo hoạt động chuyên môn của trường. Đòi hỏi bản thân phải luôi nghiên cứu tìm tòi, học hỏi tìm ra những biện pháp để tổ chức và chỉ đạo hoạt động chuyên môn nhằm từng bước nâng cao trình độ tay nghề cho giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. Mặt khác, để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lí chuyên môn trương học, chuẩn bị nền tảng cơ sở cho năm học 2008-2009 là năm học CNTT - đây là một nhiệm vụ trọng tâm, rất quan trọng, rất có ý nghĩa và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động CNTT trong các cơ sở giáo dục và đào tạo. Tôi mạnh dạn chọn đề tài này với hi vọng sẽ giúp bản thân có tầm nhìn mới và có những biện pháp chỉ đạo mới hiệu quả trong công tác quản lí chuyên môn trường học. 2. Mục đích của đề tài: Mục đích của việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng là sử dụng CNTT như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí nhà trường; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học, tích cực đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, định hướng cán bộ giáo viên rèn luyện chuyên môn, đáp ứng nhu cầu của thời đại.Tạo điều kiện cho đội ngũ sư phạm có một môi trường thuận lợi để giao lưu, học hỏi trên lĩnh vực công nghệ thông tin; trang bị cho HS kiến thức về CNTT, HS sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện HS một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kì hiện đại hoá. Lãnh đạo trường sử dụng CNTT để quản lí hồ sơ, quản lí thư viện, thời khoá biểu, điểm kiểm tra của GV và HS, soạn thảo và quản lí các văn bản chỉ đạo và báo cáo của nhà trường. 3. Nhiệm vụ của đề tài: - Nghiên cứu một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài. - Tìm hiểu về thực trạng cơ sở vật chất của trường; trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, giáo viên về việc nhận thức, khả năng sử dụng tin học và việc ứng dụng CNTT trong công tác dạy học - Đưa ra các nguyên tắc làm việc và công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn và những biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp soạn giảng, phương pháp kiểm tra đánh giá. 4. Đối tượng nghiên cứu: - Những ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí trường học. - Những ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu và đổi mới phương pháp dạy học các bộ môn, phương pháp kiểm tra đánh giá. - Những ứng dụng công nghệ thông tin trong rèn luyện kĩ năng, phương pháp học tập của học sinh. 5. Phạm vi nghiên cứu Vì thời gian và khả năng có hạn, hơn nữa việc ứng dung CNTT là vấn đề lớn và phức tạp, nên tôi chỉ đưa ra một số biện pháp bước đầu vận dụng trong việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn đó là: đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp soạn giảng, phương pháp kiểm tra đánh giá ở trường THPT số 1 Bố Trạch trong năm học 2007 - 2008 và hướng phát triển ứng dụng cho năm học 2008 - 2009 là năm học CNTT. 6. Phương pháp nghiên cứu: Vận dung phương pháp nghiên cứu: Từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn dẫn đến việc cần thực hiện. Dùng phương pháp so sánh đối chiếu để đánh giá hiệu quả công tác quản lí, chất lượng giảng dạy của giáo viên khi thực hiện đối mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá. Dùng phương pháp đúc rút kinh nghiệm, bài học và vận dụng thực tế B. Phần II: NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận của việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn ở trường THPT Xuất phát từ mục tiêu của nền giáo dục là " Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Mục tiêu cụ thể của giáo dục phổ thông là đào đạo thế hệ thanh niên có đạo đức, có kiến thức, có kĩ năng, có sức khoẻ để chuẩn bị cuộc sống trong một thế giới đang có nhiều thay đổi, đặc biệt là nền kinh tế tri thức đang phát triển mạnh mẽ. Để đạt được mục tiêu giáo dục trước hết đòi hỏi người giáo viên phải được chuẩn hoá, có đủ phẩm chất năng lực để giáo dục học sinh toàn diện, đòi hỏi nền giáo dục phải đổi mới nội dung phương pháp, đổi mới công tác quản lí giáo dục cho phù hợp với xu thế của thời đại. Nếu trước đây chức năng cơ bản của dạy học là cung cấp kiến thức mà không đào sâu suy nghĩ tìm tòi thì ngày nay chức năng quan trọng bậc nhất của dạy học là hình thành cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề, tìm kiếm và xủ lí thông tin, đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề, có như vậy người học mới có thể học tập suốt đời. Vậy để thực hiện đúng chức năng của dạy học hiện nay vấn đề đặt ra đối với người quản lí giáo dục là phải tiến hành tổ chức quản lí, chỉ đạo công tác chuyên môn một cách linh động, sáng tạo và có hiệu quả cao. Những cơ sở về lí luận dạy học đã chỉ rõ, một quá trình dạy học phải bao gồm trong đó các chức năng cơ bản: củng cố trình độ tri thức xuất phát của học sinh; xây dựng được tiến trình tiếp thu các tri thức mới; củng cố , ôn luyện và vận dụng các kiến thức đã tiếp thu; tổng kết, hệ thống hoá kiến thức và kiểm tra đánh giá trình độ nhận thức, kỹ năng kỹ xảo của học sinh. Việc thiết kế bài giảng điện tử cần phải đảm bảo thực hiện được các chức năng đó. Biết cách phát huy các khả năng đặc biệt của máy vi tính (MVT) với Multimedia sẽ cho phép giáo viên có điều kiện kích thích sự chú ý, tăng cường trí nhớ, rèn luyện các kỹ năng thực hành và có đánh giá kịp thời đối với các hoạt động học tập của học sinh. Hệ thống các tranh ảnh (tỉnh, động) được xây dựng dựa trên các thiết bị đa phương tiện (như máy ảnh, máy quay phim hay các phần mềm đồ hoạ) sẽ là phương tiện tốt để giáo viên dẫn dắt học sinh đếnn với thế giới hiện thực sinh động, làm cho nội dung cũng như không khí học tập của lớp học không còn tẻ nhạt. Khi sử dụng MVT trong quản lí dạy học, trong quá trình dạy học thì MVT sẽ là một phương tiện có tác dụng tốt trong việc giám sát chất lượng học tập của học sinh, giám sát và quản lí tốt việc giảng dạy, thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. Sử dụng MVT làm công tác kiểm tra, đánh giá sẽ giảm đi rất nhiều thời gian nhờ khả năng thống kê và xử lý kết quả nhanh chóng của hệ thống. Ngoài khả năng cho biết nhanh chóng kết quả đánh giá, thì tính khách quan, tính chính xác của các kết quả xử lý cao. Từ những cơ sở trên, người cán bộ quản lí, chỉ đạo công tác chuyên môn trong nhà trường cần thiết tổ chức triển khai, chỉ đạo ứng dụng tối đa công nghệ trong việc dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp soạn giảng và phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh. Chương II: Quá trình thực hiện việc ứng dụng CNTT tại trường THPT số 1 Bố Trạch Tình hình đặc điểm nhà trường: Trường THPT số 1 Bố Trạch được thành lập từ năm 1965, đây là trường trung học có bề dày truyền thống, là trường chuẩn Quốc gia đầu tiên của tỉnh Quảng Bình. Hệ thống tổ chức nhà trường + Có một Chi bộ đảng + Ban Giám hiệu nhà trường + Có 11 tổ chuyên môn, 1 tổ văn phòng + Công đoàn nhà trường có 86 đoàn viên + Đoàn trường 41 Chi đoàn với hơn 1700 đoàn viên thanh niên. + Có 40 lớp học với 1765 học sinh + Có một Hội cha mẹ học sinh trường với 40 Chi hội. Về cơ sở vật chất: + Có hệ thống phòng học khang trang, phòng thực hành bộ môn đầy đủ, có thư viện hiện đại, có 3 phòng máy tinh cho học sinh, 01 phòng máy cho giáo viên, 01 phòng dạy giáo án điện tử, có hệ thống máy làm việc của Ban Giám hiệu (BGH), Thư kí Hội đồng, văn phòng đầy đủ. Về đội ngũ giáo viên: + Có 78 giáo viên cơ bản sử dụng được máy vi tính. + Nhìn chung đội ngũ giáo viên trẻ, có tinh thần đoàn kết nhất trí, nhiệt tình năng nổ, yêu nghề, có trách nhiệm và ham học hỏi, luôn có ý thức rèn luyện để khẳng định vị trí của mình trong nhà trường. Mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng xã hội Trường được thành lập đã đáp ứng được nhu cầu mong mỏi của địa phương, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực, bồi dỡng nhân tài cho huyện nhà. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương (thị trấn, các xã), các cơ quan thường trú trên địa bàn và phụ huynh học sinh rất quan tâm và ủng hộ sự nghiệp giáo dục của Nhà trường. Một số biện pháp triển khai thực hiện ứng dụng CNTT trong công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn Chuẩn bị về cơ sở vật chất Việc sử dụng CNTT trong giáo dục đòi hỏi một sự đầu tư cơ sở vật chất nhất định, nhắm vào mục tiêu giúp lãnh đạo quản lí công tác, hỗ trợ giáo viên giảng dạy, khai thác việc sử dụng thiết bị dạy học, hỗ trợ học sinh học tập và hỗ trợ đổi mới tổ chức kiểm tra đánh giá. Trên cơ sở đó, nhà trường đã tiến hành: + Nâng cấp hệ thống máy tính cho Ban Giám hiệu, Thư kí Hội đồng, + Chuẩn bị hệ thống máy cho các tổ chức đoàn thể: Ban chấp hành Công đoàn trường, Ban chấp hành Đoàn trường, + Chuẩn bị phòng máy cho các Tổ chuyên môn, cho giáo viên, + Bổ sung và nâng cấp các phòng máy cho học sinh, + Lắp đặt hệ thống mạng ngang hàng (mạng LAN nội bộ, Sơ đồ Hệ thống mạng có phụ lục kèm theo), + Kết nối Internet tốc độ cao ADSL cho hệ thống mạng LAN, + Phân cấp quản lí, thư mục dùng chung, thư mục chia sẽ thông tin, + Cài đặt hệ thống bảo đảm điều kiện bảo mật thông tin; các thông tin được chia sẽ theo cấp độ quản lí; bảo mật thông tin nội bộ của đơn vị trên mạng Internet, + Thiết lập hệ thống thư điện tử Email trong Hội đồng sư phạm theo từng chức năng công việc, theo Tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể (địa chỉ Email của Hội đồng sư phạmcó phụ lục kèm theo) + Bổ sung máy chiếu đa năng, projector, + Nâng cấp hệ thống phòng ốc phục vụ cho công viêc. Tập huấn, bồi dưỡng cho các đối tượng áp dụng Việc xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT trong giáo dục ở trường học một cách đúng mức phù hợp với trình độ nhận thức và nhu cầu sử dụng của từng đơn vị, trong từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đổi mới giáo dục là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, yếu tố then chốt vẫn là việc bồi dưỡng cho tất cả GV trong trường sử dụng, ứng dụng CNTT trong công tác, trong giảng dạy. Đội ngũ GV cũng có vai trò quyết định nhất trong việc ứng dụng các thành tựu của CNTT vào công tác chuyên môn. Vì thế cần nghiên cứu bồi dưỡng giáo viên về sử dụng phần mềm dạy học để dạy các bộ môn cụ thể. Tổ chức các khoá, lớp tập huấn ngắn hạn cho các giáo viên nòng cốt của trường. Các tài liệu hướng dẫn ứng dụng CNTT cho giáo viên được biên soạn với văn phong nhẹ nhàng, dễ hiểu và phù hợp từng đối tượng người đọc, phù hợp với từng bộ môn, từng chức năng công việc của mổi người (BGH và Tổ Tin học cùng sưu tâm và biên soạn). Tổ Tin học phải chủ trì tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức, tập huấn kĩ năng sử dụng CNTT cho các cán bộ giáo viên của trường. Mỗi Tổ chuyên môn, tổ chức đoàn thể trong nhà trường buộc phải có một cá nhân kiêm nhiệm CNTT. Cá nhân này sẽ được tập huấn và có nhiệm vụ hỗ trợ kĩ năng sử dụng CNTT hàng ngày cho các cán bộ giáo viên của tổ như sửa chữa nhỏ, hướng dẫn cài đặt, hướng dẫn sử dụng phần mềm, chống virus, lấy thông tin, chia sẽ thông tin ...Tăng cường công tác học tập, nghiên cứu việc soạn giảng bằng giáo án điện tử (GAĐT) cho giáo viên. Hướng dẫn cho giáo viên sử dụng các phần mềm soạn giảng GAĐT như: Powerpoit, Violet, Lesson Editor...; hưởng dẫn các bộ môn biết sử dụng thêm các phần mền ứng dụng khác để phục bộ môn như Cabri, Sketchpad, Pctex, Flash...đối với bộ môn Toán. Khuyến khích giáo viên sử dụng và trao đổi giáo án điện tử trong giảng dạy Khuyến khích giáo viên soạn giáo án trên máy tính và chia sẻ trên mạng để trao đổi kinh nghiệm và dùng chung. Tổ chức diễn đàn để giao lưu và trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn của giáo viên, cung cấp chia sẻ nguồn tư liệu giáo dục. Đồng thời phát động các phong trào thi soạn bài giảng điện tử, có giải thưởng để động viên giáo viên tham gia, làm phong phú kho dữ liệu bài giảng và minh hoạ điện tử. Tổ chức các tiết thao giảng, các Hội thảo về việc sử dụng GAĐT trong giảng dạy, xem đây là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại hàng năm của tổ chuyên môn, của cán bộ, giáo viên. Đây là “lộ trình”, bước chuẩn bị sẵn về cơ sở vật chất, kiến thức và lực lượng cho việc áp dụng dạy học bằng giáo án điện tử rộng khắp trong một vài năm tới. Hướng dẫn sử dụng các phần mềm để soạn đề kiểm tra trắc nghiệm Tạo được hệ thống ngân hàng đề thi. Tập huấn việc sử dụng các phần mềm đề soạn đề thi trắc nghiệm cho các bộ môn thi trắc nghiệm như: Emtest, McMix, TestPro... Tạo lập biểu mẫu chuyên môn, biểu mẫu thống kê, báo cáo và một số biểu mẫu công tác khác Tạo lập các biểu mẫu sinh hoạt chuyên môn, các biểu mẫu thống kê, báo cáo và gửi cho các Tổ chuyên môn thông qua hệ thống mạng LAN, yêu cầu các tổ nhập thông tin, dữ liệu báo cáo lại. Cán bộ quản lí, TKHĐ, văn phòng không cần phải in ấn biểu mẫu, hiệu quả công việc cao, nhanh chóng đỡ tốn thời gian và tiền của. Tạo kho dữ liệu, thư mục dùng chung, thư mục chia sẽ Mỗi Tổ chuyên môn, mỗi tổ chức đoàn thể trong nhà trường có một kho tư liệu bộ môn riêng, tất cả tập hợp thành kho tư liệu của nhà trường. Cán bộ giáo viên có thể sử dụng tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Thực hiện việc chuyển phát công văn, tài liệu (không bảo mật), kế hoạch công tác qua mạng điện tử, qua hệ thống Email của Hội đồng theo từng thể loại, nội dung văn bản. Các Tổ chuyên môn, các cán bộ giáo viên phải có trách nhiệm kiểm tra hộp thư định kì để nắm bắt thông tin, kế hoạch công tác và thực hiện. Các công việc đột xuất BGH nhà trường cũng thông báo các tổ chuyên môn, các cán bộ giáo viên qua hệ thống Email công tác, giáo viên ở nhà cũng có thể nắm bắt thông tin kịp thời. Khai thác, chia sẽ nguồn thông tin trên mạng Internet, hướng đẫn sử dụng thư điện tử Email: Hướng dẫn cán bộ giáo viên khai thác nguồn tài nguyên, tìm kiếm thông tin, chia sẽ thông tin (phải đảm bảo tính bảo mật thông tin nội bộ của đơn vị) trên mạng Internet để phục vụ bài soạn, bài giảng, phục vụ công tác giảng dạy. Hướng dẫn cán bộ sử dụng thư điện tử trên Webside Google, thiết lập cho mỗi tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, các cán bộ giáo viên một hộp thư công tác riêng tạo nên hệ thống thư công tác của Hội đồng sư phạm. Yêu cầu các cán bộ giáo viêc phải có trách nhiệm cập nhật, trao đổi thường xuyên. Báo cáo, trao đổi thông tin với Sở GD - ĐT thông qua hệ thống Email nội bộ ( qua địa chỉ mail.quangbinh.edu.vn); thông tin trao đổi với Cục CNTT thuộc Bộ GD – ĐT. Trong năm học qua, thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD – ĐT về việc sử dụng hệ thống thư điện tử đế trao đổi, chuyến phát công văn, báo cáo (không bảo mật), trường chúng tôi cũng đã thực hiện tốt công tác này. Các công văn, biểu mẫu báo cáo trường luôn cập nhật và xử lí kịp thời. Trường là một đơn vị trong 11 đơn vị trên toàn quốc tham gia dự án Words Links. Cán bộ giáo viên nhà trường cũng đã có nhiều bài viết có chất lượng trao đổi kinh nghiệm quản lí, giảng dạy khi tham gia dự án. Yêu cấu tất cả các đối tượng sử dụng phải có ý thức đảm bảo tính bảo mật, an toàn thông tin của đơn vị; có ý thức phòng chóng virus khi sử dụng. Một số kết quả đạt được Công tác quản lý chỉ đạo: - Thông tin hai chiều được truyền tải một cách kịp thời giữa BGH và Hệ thống các tổ bộ môn, các tổ chức đoàn thể, các CBGV trong nhà trường. - BGH nắm bắt chính xác kết quả hoạt động chuyên môn của từng tổ trong bất kỳ thời điểm nào và có sự chỉ đạo, uốn nắn kịp thời. - Các văn bản, chỉ thị (cần cho tất cả CBGV) được cập nhật một cách đầy đủ thông qua nguồn Internet và mạng nội bộ. Trình độ sử dụng CNTT của CBGV được nâng cao: - Thể hiện trong việc tìm kiếm và chia sẻ thông tin; - Thể hiện trong quy chế thực thi báo cáo; - Thể hiện trong soạn giảng; - Thể hiện trong việc báo cáo kịp thời lên cấp trên. Thông tin, kế hoạch công tác của nhà trường được cập nhật thường xuyên và triển khai có hiệu quả. Hoạt động đổi mới phương pháp soạn giảng, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy của cán bộ giáo viên trong toàn trường diễn ra sôi nổi theo chiều hướng tích cực. Các báo cáo, biểu mẫu thống kê, các biên bản của của nhà trường được cập nhật kịp thời, chính xác và có hiệu quả. Cải tiến được công tác kiểm tra, đánh giá, tổ chức các kì thi. Góp phần thực hiện tốt cuộc vận động hai không với bốn nội dung của ngành. Nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu của cán bộ giáo viên. Trau dồi năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ. Phòng NET của giáo viên tại trường hoạt động thường xuyên, rất tích cực và hiệu quả. Kết quả học tập của học sinh tiến bộ hơn so với năm học trước. Chất lượng đại trà ngày càng được nâng cao. Cuối năm học có 9 trên 13 bộ môn vượt chỉ tiêu đầu năm đề ra, các môn còn lại đều đạt chỉ tiêu. Đây là “lộ trình”, bước chuẩn bị sẵn về cơ sở vật chất, kiến thức và lực lượng cho việc áp dụng dạy học bằng giáo án điện tử rộng khắp trong một vài năm tới, đặc biệt năm học 2008 - 2009 Bộ GD - ĐT lấy chủ đề là năm học CNTT. C. Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn ở trường THPT nổi bật những ưu điểm: Làm thay đổi sâu sắc nhận thức, phương pháp làm việc khoa học, nâng cao hiệu quả công tác của đơn vị. Tao dựng môi trường cho đội ngũ giáo viên hoạt động tích cực, phát huy cao năng lực của bản thân vào việc ứng dụng CNTT trong công tác, trong giảng dạy. Lôi kéo được hầu hết các đối tượng tham gia (kể cả các đối tượng lớn tuổi) Góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp soạn giảng, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy của cán bộ giáo viên. Phát huy tính tích cực trong việc trao đổi thông tin, chia sẽ kinh nghiệm trong công tác giáo dục với các đơn vị bạn; tận dụng tối đa về mặt công nghệ về mối liên hệ giữa nhà trường với Sở GD - ĐT và các tổ chức đoàn thể khác trong xã hội. Tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc của đơn vị. Tuy nhiên nếu việc sử dụng CNTT không đúng mục đĩch, không đúng đối tượng, không biết chọn lọc và không có kế hoạch hợp lí sẽ có những mặt ảnh hưởng xấu đến đơn vị. II. Những giải pháp và hướng phát triển cho những năm tới Xây dựng và hoạt động có hiệu quả Webside của trường. Hoàn thiện chương trình quản lí trường học, đưa các thông tin, kết quả rèn luyện của học sinh lên Webside nhà trường. Triển khai thực hiện phần mềm quản lí trường học và hệ thống thông tin quản lí giáo dục, cơ sở dữ liệu về học sinh, giáo viên…, trong đó có học bạ và bảng điểm điện tử. Mỗi học sinh có một mã số thẻ học sinh riêng, hệ thống này sẽ do nhà trường cung cấp. Những giải pháp cơ bản để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học theo tôi đó là: Nâng cao nh
Luận văn liên quan