Chiến lược phát triển của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2020 là phát
triển kinh tế nhanh, bền vững, bảo vệ tốt môi trường và giải quyết hài hòa các vấn
đề kinh tế, môi trường và xã hội. Nhà nước quan tâm và ban hành ngày càng nhiều
các quy định mang tính pháp lý để hạn chế sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên
thiên nhiên, phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời cũng để hạn chế tới
mức tối đa các hành vi vi phạm, hủy hoại môi trường, gây ô nhiễm môi trường.
Nhiều quy định luật pháp đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư phải tiến
hành đánh giá tác động đến môi trường, phải đưa ra hoặc triển khai các giải pháp xử
lý môi trường trước khi thực hiện dự án. Để thực hiện các quy định pháp lý đó, tất
yếu phát sinh thêm nhiều chi phí với quy mô ngày càng lớn liên quan đến môi
trường, đến bảo vệ môi trường, xử lý các tác động đến môi trường và nâng cao chất
lượng môi trường trong hơp đồng kinh doanh của các doanh nghiệp và trong triển
khai các dự án đầu tư. Yêu cầu đặt ra và đòi hỏi các nhà quản lý cần phải có nhiều
thông tin hơn về khía cạnh chi phí liên quan đến môi trường phát sinh trong các hợp
đồng của công ty. Tuy nhiên, cho đến nay nhìn chung các quy định về tài chính, các
chuẩn mực, các chế độ kế toán và thực tế của hợp đồng chưa cung cấp và đáp ứng
được những thông tin cần thiết về các chi phí liên quan môi trường theo các yêu cầu
cho việc ra quyết định các hợp đồng và lập báo cáo tài chính. Thực tế cho đến nay,
yếu tố chi phí “môi trường” và thu nhập do “môi trường” mang lại không nằm trong
một tài khoản, khoản mục riêng rẽ, cụ thể nào của kế toán. Rất nhiều chi phí liên
quan đến môi trường đang được phản ánh chung trong các tài khoản chi phí quản lý
và các nhà quản lý kinh tế không thể phát hiện, không thể thấy được quy mô và tính
chất của các chi phí môi trường nói chung và từng khoản chi phí môi trường nói
riêng. Ngoài ra, hiện nay trong các tài khoản kế toán chưa ghi nhận các chi phí đáng
kể liên quan đến môi trường như chi phí sửa chữa, đền bù, chi phí khắc phục sự cố
và chi phí dọn dẹp, xử lý trong các tai nạn, hủy hoại môi trường sinh thái, môi
trường sống.
100 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3570 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng hạch toán quản lý môi trường cho nhà máy sản xuất Ván Sợi Ép MDF An Khê - Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ứng dụng hạch toán quản lý môi trường cho nhà máy sản xuất Ván Sợi Ép MDF An Khê - Gia Lai
Phan Thị Linh - Lớp CNMTK49 – Quy Nhơn
LỜI NÓI ĐẦU
Chiến lược phát triển của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2020 là phát
triển kinh tế nhanh, bền vững, bảo vệ tốt môi trường và giải quyết hài hòa các vấn
đề kinh tế, môi trường và xã hội. Nhà nước quan tâm và ban hành ngày càng nhiều
các quy định mang tính pháp lý để hạn chế sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên
thiên nhiên, phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời cũng để hạn chế tới
mức tối đa các hành vi vi phạm, hủy hoại môi trường, gây ô nhiễm môi trường.
Nhiều quy định luật pháp đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư phải tiến
hành đánh giá tác động đến môi trường, phải đưa ra hoặc triển khai các giải pháp xử
lý môi trường trước khi thực hiện dự án. Để thực hiện các quy định pháp lý đó, tất
yếu phát sinh thêm nhiều chi phí với quy mô ngày càng lớn liên quan đến môi
trường, đến bảo vệ môi trường, xử lý các tác động đến môi trường và nâng cao chất
lượng môi trường trong hơp đồng kinh doanh của các doanh nghiệp và trong triển
khai các dự án đầu tư. Yêu cầu đặt ra và đòi hỏi các nhà quản lý cần phải có nhiều
thông tin hơn về khía cạnh chi phí liên quan đến môi trường phát sinh trong các hợp
đồng của công ty. Tuy nhiên, cho đến nay nhìn chung các quy định về tài chính, các
chuẩn mực, các chế độ kế toán và thực tế của hợp đồng chưa cung cấp và đáp ứng
được những thông tin cần thiết về các chi phí liên quan môi trường theo các yêu cầu
cho việc ra quyết định các hợp đồng và lập báo cáo tài chính. Thực tế cho đến nay,
yếu tố chi phí “môi trường” và thu nhập do “môi trường” mang lại không nằm trong
một tài khoản, khoản mục riêng rẽ, cụ thể nào của kế toán. Rất nhiều chi phí liên
quan đến môi trường đang được phản ánh chung trong các tài khoản chi phí quản lý
và các nhà quản lý kinh tế không thể phát hiện, không thể thấy được quy mô và tính
chất của các chi phí môi trường nói chung và từng khoản chi phí môi trường nói
riêng. Ngoài ra, hiện nay trong các tài khoản kế toán chưa ghi nhận các chi phí đáng
kể liên quan đến môi trường như chi phí sửa chữa, đền bù, chi phí khắc phục sự cố
và chi phí dọn dẹp, xử lý trong các tai nạn, hủy hoại môi trường sinh thái, môi
trường sống.
Kế toán quản lý môi trường (EMA) là một lĩnh vực mới và đang phát triển
nhằm tìm kiếm và cung cấp các thông tin quan trọng, cần thiết về các chi phí và
doanh thu có liên quan đến môi trường, nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp, các chủ
dự án trong các quyết định kinh tế, khuyến khích nỗ lực trong việc sử dụng tài
nguyên, kể cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên do con người tạo ra một cách có
hiệu quả và hạn chế tối đa sự hủy hoại môi trường, hạn chế rác thải và sự ô nhiễm,
thay đổi các hành vi đối xử với môi trường sống. EMA bao gồm các thước đo về
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551
1
Ứng dụng hạch toán quản lý môi trường cho nhà máy sản xuất Ván Sợi Ép MDF An Khê - Gia Lai
Phan Thị Linh - Lớp CNMTK49 – Quy Nhơn
tiền tệ, hiện vật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các hợp đồng kinh doanh, hợp
đồng đầu tư có liên quan đến môi trường doanh nghiệp, các chủ đầu tư.
Gia Lai là vùng núi cao thuộc Tây Nguyên, nơi mà các ngành công nghiệp
chưa được đầu tư đúng mức, đời sống nhân dân còn nghèo. Đa số diện tích đất dùng
để trồng rừng, vì vậy các ngành công nghiệp về gỗ cũng đang bắt đầu phát triển và
đã mang lại nhiều doanh thu và lợi ích cho nhà nước cũng như cộng đồng dân cư ở
địa phương.
Mục tiêu của đồ án là trình bày những hiểu biết về phương pháp luận của
hạch toán quản lý môi trường (EMA) và dựa vào phương pháp để tính toán thử
nghiệm, từ đó có thể giúp cho ngành công nghiệp chế biến ván sợi ép của Việt Nam
nói chung và nhà máy ván sợi ép An Khê-Gia Lai nói riêng từng bước thay đổi hệ
thống hạch toán hiện tại và luôn giữ vững là nghành công nghiệp mũi nhọn của đất
nước.
Nội dung của đồ án gồm 5 chương:
MỞ ĐẦU
Chương I. Tổng quan về phương pháp luận hạch toán quản lý môi trường.
Chương II. Phương pháp luận hạch toán chi phí môi trường (ECA).
Chương III. Giới thiệu tổng quan về Nhà máy sản xuất ván sợi ép MDF An
Khê-Gia Lai.
Chương IV. Áp dụng hạch toán quản lý môi trường cho nhà máy sản xuất
ván sợi ép MDF An Khê-Gia Lai.
Chương V. Kết luận và kiến nghị.
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551
2
Ứng dụng hạch toán quản lý môi trường cho nhà máy sản xuất Ván Sợi Ép MDF An Khê - Gia Lai
Phan Thị Linh - Lớp CNMTK49 – Quy Nhơn
Chương I: TỔNG QUAN VỀ HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG
I.1. EMA là gì?
I.1.1. Khái niệm về hạch toán quản lý
Ta có thể định nghĩa hạch toán quản lý một cách khái quát: Theo Chartered
Institube of Management Accountants (CIMA), “hạch toán quản lý là quá trình xác
định, đo lường, tích lũy, phân tích, chuẩn bị, giải thích và truyền đạt của thông tin
được sử dụng bởi các nhà quản lý để lên kế hoạch, đánh giá và kiểm soát trong một
tổ chức đảm bảo cho việc sử dụng thích hợp và chịu trách nhiệm về nguồn tài
nguyên. Hạch toán quản lý cũng bao gồm sự chuẩn bị các báo cáo tài chính cho các
nhóm không quản lý như các cổ đông, các chủ nợ, các quy định xử lý và các cơ
quan thuế có thẩm quyền”.
Có thể nói hạch toán quản lý như là một công cụ thực hành kéo dài đến ba lĩnh
vực:
- Chiến lược quản lý-tiến đến vai trò của công tác hạch toán
quản lý như là một đối tác chiến lược trong tổ chức.
- Hiệu suất quản lý-phát triển việc thực hành kinh doanh ra quyết định
và quản lý có hiệu quả hoạt động của tổ chức.
- Quản lý rủi ro-đóng góp vào cơ cấu tổ chức và thực tiễn để nhận
dạng, đo lường, quản lý và rủi ro đối với các báo cáo để đạt được các mục tiêu của
tổ chức.
Hạch toán quản lý là một trong những công cụ thông tin quan trọng nhất được
các nhà quản lý sử dụng. Vậy nó có chức năng gì để đạt được sự tin cậy như thế:
- Là một phần của công tác quản lý thông tin nội bộ.
- Hỗ trợ công tác ra quyết định ở mọi cấp trong một công ty.
- Tác động bổ trợ của hạch toán quản lý là có thể sử dụng cho hạch toán
bên ngoài như hạch toán tài chính, hạch toán thuế…
- Hỗ trợ cho việc lập kế hoạch hành động và chiến lược.
Vậy hạch toán quản lý là một công cụ thông tin nội bộ cung cấp cho chúng ta
mọi thông tin mà chúng ta cần, nhưng thông tin đó được đưa ra bên ngoài hay
không là hoàn toàn tự nguyện. Hạch toán quản lý bao gồm cả hạch toán quản lý môi
trường (EMA) đây là một công cụ bên trong, không làm nhiệm vụ thiết lập báo cáo
bên ngoài mà cung cấp thông tin để ta có thể lập báo cáo tốt. EMA giúp chúng ta có
thể so sánh và cân nhắc hai mặt của các biện pháp môi trường trong một doanh
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551
3
Ứng dụng hạch toán quản lý môi trường cho nhà máy sản xuất Ván Sợi Ép MDF An Khê - Gia Lai
Phan Thị Linh - Lớp CNMTK49 – Quy Nhơn
nghiệp là tạo ra chi phí là lợi nhuận và cần phải so sánh đúng, chính xác giữa các
chi phí bỏ ra và lợi ích thu được cho doanh nghiệp.
I.1.2. Khái niệm hạch toán quản lý môi trường
EMA là một tập hợp con của hạch toán quản lý nhưnng không phải là một hệ
thống song song. EMA là một công cụ tương đối mới nó đã được sử dụng cho tất cả
các mục tiêu của hạch toán quản lý đề ra. Nó được sử dụng để cung cấp thông tin
cho việc ra quyết định trong một tổ chức, mặc dù thông tin tạo ra có thể được sử
dụng cho các mục đích khác nhau, như báo cáo bên ngoài.
Như vậy hạch toán quản lý là gì? Nó có chức năng gì?
Các khái niệm về hạch toán quản lý môi trường (EMA: Environmental
Management Accounting):
Theo định nghĩa hạch toán quản lý môi trường của Hiệp Hội Kế Toán Quốc
Tế (IFAC: International Federation of Automatic Control) năm 1998: “Hạch toán
quản lý môi trường là việc quản lý môi trường và kinh tế hiệu quả thông qua việc
triển khai và thực hiện các hệ thống hạch toán và các hoạt động thực tiễn phù hợp
liên quan đến vấn đề môi trường”.
Theo định nghĩa về EMA của nhóm công tác chuyên môn về EMA (đại diện
cho hơn 30 quốc gia) của Liên Hiệp Quốc “EMA là xác định, thu thập, phân tích và
sử dụng hai loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ:
- Vật lý thông tin về việc sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng,
nước, và nguyên vật liệu (bao gồm cả chất thải).
- Thông tin về môi trường tiền tệ liên quan đến chi phí, doanh thu và
tiết kiệm”.
Hạch toán quản lý môi trường, rất cần thiết với những quốc gia có tốc độ tăng
trưởng chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và những ngành công nghiệp có
nguy cơ ô nhiễm cao như nước ta. Bản chất của EMA là một công cụ thông tin quản
lý trong nội bộ công ty nên EMA có những chức năng sau:
- Cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh có tính đến môi trường.
- Hỗ trợ việc ra quyết định nội bộ trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp nhằm hướng tới hai mục tiêu là: cải thiện hiệu quả hoạt động về tài
chính và hiệu quả hoạt động về môi trường.
- Cung cấp thông tin thực tế về tất cả các loại chi phí liên quan đến môi
trường (trực tiếp và gián tiếp, chi phí ẩn và chi phí hữu hình), thông tin về tất cả các
dòng vật chất và năng lượng.
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551
4
Ứng dụng hạch toán quản lý môi trường cho nhà máy sản xuất Ván Sợi Ép MDF An Khê - Gia Lai
Phan Thị Linh - Lớp CNMTK49 – Quy Nhơn
- EMA còn là cơ sở cho việc cung cấp thông tin ra bên ngoài phạm vi
doanh nghiệp đến các bên liên quan.
Như vậy, hệ thống hạch toán quản lý môi trường là một yếu tố không thể tách
rời khỏi công việc quản lý trong một doanh nghiệp. Nó là một cơ chế quản trị kinh
doanh, mà nó cho phép doanh nghiệp xác định, phân tích, tổng hợp các chi phí và
hiệu quả bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao
hiệu quả bảo vệ môi trường thiên nhiên và duy trì mối quan hệ thân thiện với cộng
đồng xã hội theo nguyên tắc phát triển bền vững.
Khi áp dụng EMA thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và đó là
những lợi ích gì?
Hình 1.1. Lợi ích của EMA [1].
- Tạo ra những lợi thế mang tính chiến lược: khi một doanh nghiệp nắm
được toàn bộ chi phí (kể cả chi phí môi trường bị ẩn đi) thì doanh nghiệp đó sẽ có
lợi thế chiến lược rõ ràng so với các doanh nghiệp không xác định được các chi phí
không nhìn thấy.
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551
5
Tiết kiệm chi phí tài chính cho
doanh nghiệp.
Nâng cao khả
năng cạnh
tranh của
doanh nghiệp.
Tạo ra những
lợi thế mang
tính chiến
lược.
Làm hài lòng và củng cố lòng
tin đối với các bên liên quan.
Ứng dụng hạch toán quản lý môi trường cho nhà máy sản xuất Ván Sợi Ép MDF An Khê - Gia Lai
Phan Thị Linh - Lớp CNMTK49 – Quy Nhơn
- EMA tiết kiệm chi phí tài chính cho doanh nghiệp: tác động của các
vấn đề môi trường đến chi phí sản xuất thường chưa được ước tính đến. Chỉ có một
phần nhỏ chi phí là nhìn thấy trong khi đó phần lớn vẫn chưa hiện ra.
- Làm hài lòng và củng cố lòng tin các bên liên quan từ đó sẽ nâng cao
tính cạnh tranh, danh tiếng và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Ngoài ra, EMA còn hỗ trợ việc ra quyết định của cấp quản lý cao nhất
trong một chiến lược kinh doanh, hay đầu tư cho công nghệ mới, mở rộng sản
xuất…
Tóm lại ta có những điểm cần lưu ý về EMA là:
- EMA cũng bao gồm các thông tin rõ ràng về vật chất và dòng chảy
của nguyên vật liệu và năng lượng.
- EMA tập trung vào nội bộ chi phí cho công ty.
- Thông tin của EMA có thể được sử dụng cho hầu hết các loại hình
hoạt động quản lý hoặc ra quyết định trong một tổ chức
EMA không chỉ là một trong những công cụ quản lý môi trường mà còn là
một tập hợp các nguyên tắc và phương pháp tiếp cận để cung cấp thông tin về các
loại nguyên vật liệu, năng lượng và chi phí luồng dữ liệu quan trọng cho sự thành
công của rất nhiều các hoạt động quản lý môi trường. Các điều khoảng hoặc các
công cụ như toàn bộ chi phí kế toán, đánh giá tổng chi phí, chi phí kế toán, tài liệu
kế toán, đánh giá chu kì sống, cuộc sống trong chu kỳ chi phí, và hoạt động dựa trên
chi phí có liên hệ với EMA.
I.2. Phương pháp luận của hạch toán quản lý môi trường (EMA)
I.2.1. Tại sao phải hạch toán quản lý môi trường
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề nâng cao năng lực cạnh
tranh là một yêu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp nước ta. Song song đó là áp lực
của cộng đồng và tính nghiêm minh của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các
doanh nghiệp cũng đang ngày càng gia tăng. Làm thế nào để đồng thời cải thiện
hiệu quả kinh tế, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực
cạnh tranh? Câu trả lời có thể được tìm thấy thông qua việc triển khai áp dụng các
công cụ của hạch toán quản lý môi trường. Vậy tại sao các doanh nghiệp lại áp dụng
hạch toán quản lý môi trường? Hạch toán truyền thống ra đời từ rất lâu và đã tồn tại
cùng với sự phát triển của doanh nghiệp vậy hạch toán truyền thống có những ưu
nhược điểm gì?
Ưu điểm của hạch toán truyền thống
- Là một phương pháp hạch toán áp dụng lâu đời.
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551
6
Ứng dụng hạch toán quản lý môi trường cho nhà máy sản xuất Ván Sợi Ép MDF An Khê - Gia Lai
Phan Thị Linh - Lớp CNMTK49 – Quy Nhơn
- Nghiệp vụ kế toán có mặt trên khắp thế giới và bất kỳ sự thay đổi nào
trong thực tế hạch toán đều tạo ra những ảnh hưởng cho tất cả các nước. Do đó,
hạch toán có thể được xem như một ngôn ngữ quốc tế.
- Cung cấp thông tin một cách hệ thống theo thời gian.
- Nói lên vị thế tài chính của doanh nghiệp.
- Các hệ thống hạch toán truyền thống phản ánh đặc điểm về sự tích lũy
tài sản, sức khỏe và quyền lực đo được bằng các đơn vị tiền tệ.
Nhược điểm của hạch toán truyền thống
Một trong những phê phán gay gắt nhất đối với hệ thống hạch toán trước kia là
người ta cho rằng con người tách biệt với thiên nhiên và thực tế là có thể quản lý tự
nhiên dựa trên lý trí đã phản ánh trong việc hạch toán hiện tại. Mặc dù không rõ
ràng nhưng điều này đã dẫn đến một số nhược điểm trong hạch toán truyền thống.
- Hạch toán truyền thống cung cấp thông tin tách biệt về khía cạnh tiền
tệ và phi tiền tệ, tập trung vào thông tin tiền tệ hơn là hệ sinh thái.
- Không tách biệt rõ khía cạnh môi trường.
- Tập trung vào thông tin quá khứ và hiện tại.
- Không cung cấp thông tin về thiệt hại môi trường.
- Sự ảnh hưởng của thời gian cũng không được tính đến trong hệ thống
hạch toán truyền thống.
Cho dù hệ thống hạch toán có những điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng
nhưng vẫn tồn tại các vấn đề sau:
- Các hệ thống hạch toán truyền thống có thể được thay đổi như thế nào
để chúng phản ánh có hiệu quả các tác động tài chính.
- Các hệ thống hạch toán truyền thống có thể được mở rộng như thế nào
để chúng có thể nhìn nhận một cách có hiệu quả các tác động của các hoạt động
công ty đối với môi trường tự nhiên.
Vấn đề là các hệ thống hạch toán hiện nay cần được cải thiện nhiều hơn nữa
chứ không phải là xóa bỏ nó. Tương tự, các hình thái doanh nghiệp và các hình thức
hoạt động kinh doanh hiện nay cũng cần phải được cải thiện hơn là bị xóa bỏ hoàn
toàn vì lí do chúng có tác động tiêu cực tới môi trường.
Các lợi ích chính thu được từ việc điều chỉnh hạch toán truyền thống để giải
quyết vấn đề môi trường là:
- Cung cấp thông tin dự phòng cho việc xem xét các hậu quả tiềm năng
thực tế và tiềm năng của các vấn đề môi trường.
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551
7
Ứng dụng hạch toán quản lý môi trường cho nhà máy sản xuất Ván Sợi Ép MDF An Khê - Gia Lai
Phan Thị Linh - Lớp CNMTK49 – Quy Nhơn
- Cung cấp thông tin dự phòng, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có
thể thích ứng khi phải áp dụng các qui định mới về môi trường và các công cụ kinh
tế mới được ra đời do tác động môi trường.
- Tạo điều kiện thuận lợi, cho một triết lý quản lý ra đời để tạo ra sự rõ
ràng và khuyến khích áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường có tính kinh tế.
- Làm cho phản ứng đối với các vấn đề môi trường của các cổ đông tích
cực hơn.
Mặc dù có rất nhiều ý kiến khác nhau về hệ thống hạch toán truyền thống
nhưng tự nó đã chứng minh rằng qua thời gian tồn tại, phát triển và những ưu điểm
kể trên thì nó là một hệ thống rất vững chắc và nó có một số ưu điểm rõ ràng mà bất
kỳ hệ thống hạch toán tương lai nào cũng phải dựa vào và hạch toán quản lý môi
trường cũng vậy. Vậy thì tại sao phải hạch toán quản lý môi trường?
Tại sao các doanh nghiệp phải áp dụng hạch toán quản lý môi
trường: có một số lí do cốt lõi mà hiện giờ các cấp quản lý trên thế giới đều quan
tâm đến EMA:
- Tăng áp lực từ các bên liên quan, quan tâm đến vấn đề môi trường.
Đây là môi trường áp lực buộc nhiều tổ chức hay doanh nghiệp phải tìm kiếm, sáng
tạo cái mới và chi phí có hiệu quả để quản lý và giảm thiểu tác động môi trường.
- Tăng tầm quan trọng của các chi phí liên quan đến môi trường. Trong
quá khứ, nội bộ chi phí liên quan đến bảo vệ môi trường của một tổ chức đã đạt
được hiệu suất tương đối thấp. Đề ra các quy định về môi trường hoặc các áp lực
buộc các tổ chức phải tuân thủ để quản lý và giảm thiểu các tác động môi trường
- Tăng sự thừa nhận về những thiếu sót của hệ thống hạch toán hiện
thời.
- Các hạn chế cụ thể hơn để có các thông tin liên quan đến môi trường
đó là giao tiếp/ liên kết giữa kế toán và các sở, ban, ngành thường không được phát
triển.
- Môi trường có liên quan đến các thông tin về chi phí thường được ẩn
trong các tài khoản phí.
Ngoài ra, quy ước hệ thống kế toán chi phí thường không ghi lại các dữ liệu về
nguyên vật liệu đầu vào của từng công đoạn sản xuất trên thực tế, mà chỉ căn cứ vào
tính toán tổng hợp được cung cấp bởi hệ thống lập kế hoạch sản xuất, những thông
tin này có thể hoặc không thể phản ánh được một thực tế của tổ chức về việc sử
dụng và lưu lượng của nguyên vật liệu. Những lợi ích của việc áp dụng EMA có giá
trị đặc biệt là cho các sáng kiến đặc trưng về quản lý môi trường nội bộ, chẳng hạn
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551
8
Ứng dụng hạch toán quản lý môi trường cho nhà máy sản xuất Ván Sợi Ép MDF An Khê - Gia Lai
Phan Thị Linh - Lớp CNMTK49 – Quy Nhơn
như sản xuất sạch hơn, cung cấp dây chuyền quản lý môi trường, “màu xanh” của
các sản phẩm thiết kế, hệ thống quản lý môi trường…. Ngoài ra các loại thông tin
hạch toán quản lý môi trường này cũng được sử dụng cho các mục đích khác nhau
như báo cáo bên ngoài. Vì vậy, EMA không chỉ đơn thuần là một trong những công
cụ quản lý môi trường mà thay vào đó, EMA là một tập hợp các nguyên tắc và
phương pháp tiếp cận cung cấp các dữ liệu cần thiết cho sự thành công của rất nhiều
các hoạt động quản lý môi trường của các doanh nghiệp. Khi một loạt các quyết
định bị ảnh hưởng bởi các vấn đề môi trường của một hoặc một loại hình này ngày
càng nhiều, thì EMA đang trở thành quan trọng hơn, không chỉ cho các quyết định
về quản lý môi trường mà còn cho tất cả các loại hình hoạt động quản lý.
I.2.2. Nội dung của hạch toán quản lý môi trường
Khung hạch toán quản lý môi trường là một công cụ đặc biệt đã được IFAC
công nhận và đạt được những thành tựu khá cao. Hạch toán quản lý môi trường
không phải là một công cụ đơn lẻ mà là một bộ gồm rất nhiều công cụ khác nhau
như hạch toán chi phí môi trường, lợi ích, thẩm định, đầu tư, lập kế hoạch, lập ngân
sách, đánh giá vòng đời sản phẩm… và mỗi công ty hay một tổ chức nào đó có thể
áp dụng một trong những công cụ trên. Tuy nhiên, cho dù áp dụng công cụ nào thì
hạch toán quản lý môi trường cũng có phương pháp luận cho tất cả các công cụ đó.
Trong số các công cụ đó thì hạch toán chi phí môi trường (E