Ngày nay, thương mại Quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Mở rộng thương mại không chỉ đơn thuần là tìm kiếm lợi nhuận, phát huy lợi thế so sánh mà còn là cách tốt nhất để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước trong khối Liên minh châu Âu – EU. Mở rộng quan hệ buôn bán với các nước đồng nghĩa với việc phải chấp nhận các tập quán chung, trong đó có việc phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế.
Trong quá trình phát triển đó, thanh toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng đối với thương mại Việt Nam, nó là một mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển, đồng thời nó còn hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp phát triển. Thanh toán quốc tế ra đời dựa trên nền tảng thương mại quốc tế, nhưng thương mại quốc tế có tồn tại và phát triển còn phụ thuộc vào khâu thanh toán có thông suốt, kịp thời, an toàn và chính xác được hay không.
Vì vậy, trong nhiều năm qua các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty TNHH Đại Việt nói riêng đã không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, đa dạng hóa các phương thức thanh toán như chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ, Trong đó phương thức thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ (L/C) là một nghiệp vụ cơ bản, phục vụ đắc lực cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của chính công ty trong nền kinh tế. Do phương thức thanh toán này có nhiều ưu điểm nên nhu cầu sử dụng rất cao (chiếm khoảng 65%) và có xu hướng ngày càng phát triển, là nguồn thu tiềm năng của các công ty XNK nói chung và của công ty Đại Việt nói riêng.
Tuy nhiên, tín dụng chứng từ không phải là một nghiệp vụ đơn giản, nó đòi hỏi phải được đầu tư thích đáng về nghiệp vụ. Thực tế cho thấy, tín dụng chứng từ vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây thiệt hại về tài chính và uy tín không chỉ cho các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu mà còn cho cả ngân hàng.
Xuất phát từ nhận thức đó, báo cáo thực tập này sẽ đi sâu vào nghiên cứu đề tài : “ỨNG DỤNG MÃ ĐIỆN SWIFT TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẠI VIỆT”, với mong muốn từ những thực tiễn phát sinh và bài học kinh nghiệm để ứng dụng mã điện SWIFT vào việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán này, góp phần đưa tín dụng chứng từ thành phương thức thanh toán hoàn thiện và tin cậy nhất hiện nay.
62 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4594 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng mã điện SWIFT trong thanh toán quốc tế tại công ty TNHH Đại Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Ý NGHĨA VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI :
Ngày nay, thương mại Quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Mở rộng thương mại không chỉ đơn thuần là tìm kiếm lợi nhuận, phát huy lợi thế so sánh mà còn là cách tốt nhất để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước trong khối Liên minh châu Âu – EU. Mở rộng quan hệ buôn bán với các nước đồng nghĩa với việc phải chấp nhận các tập quán chung, trong đó có việc phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế. Trong quá trình phát triển đó, thanh toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng đối với thương mại Việt Nam, nó là một mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển, đồng thời nó còn hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp phát triển. Thanh toán quốc tế ra đời dựa trên nền tảng thương mại quốc tế, nhưng thương mại quốc tế có tồn tại và phát triển còn phụ thuộc vào khâu thanh toán có thông suốt, kịp thời, an toàn và chính xác được hay không. Vì vậy, trong nhiều năm qua các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty TNHH Đại Việt nói riêng đã không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, đa dạng hóa các phương thức thanh toán như chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ, … Trong đó phương thức thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ (L/C) là một nghiệp vụ cơ bản, phục vụ đắc lực cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của chính công ty trong nền kinh tế. Do phương thức thanh toán này có nhiều ưu điểm nên nhu cầu sử dụng rất cao (chiếm khoảng 65%) và có xu hướng ngày càng phát triển, là nguồn thu tiềm năng của các công ty XNK nói chung và của công ty Đại Việt nói riêng.
Tuy nhiên, tín dụng chứng từ không phải là một nghiệp vụ đơn giản, nó đòi hỏi phải được đầu tư thích đáng về nghiệp vụ. Thực tế cho thấy, tín dụng chứng từ vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây thiệt hại về tài chính và uy tín không chỉ cho các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu mà còn cho cả ngân hàng.Xuất phát từ nhận thức đó, báo cáo thực tập này sẽ đi sâu vào nghiên cứu đề tài : “ỨNG DỤNG MÃ ĐIỆN SWIFT TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẠI VIỆT”, với mong muốn từ những thực tiễn phát sinh và bài học kinh nghiệm để ứng dụng mã điện SWIFT vào việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán này, góp phần đưa tín dụng chứng từ thành phương thức thanh toán hoàn thiện và tin cậy nhất hiện nay.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :
Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản sau :- Phân tích những quy định của các văn bản pháp lý liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ, đặc biệt là những quy định trong UCP600 với những điều khoản dễ gây rủi ro cho các bên. Từ đó, giúp các bên tham gia vào phương thức thanh toán này hiểu rõ tầm quan trọng của việc vận dụng UCP600 để phòng ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra.- Giới thiệu mã điện SWIFT, hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ và việc ứng dụng mã điện SWIFT nhằm tăng tính hiệu quả, hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại công ty TNHH ĐẠI VIỆT.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:3.1. Đối tượng nghiên cứu :Đề tài nghiên cứu về rủi ro trong thanh toán bằng L/C và việc ứng dụng mã điện SWIFT trong hệ thống thanh toán của công ty Đại Việt và các báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2009 - 2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu :Thanh toán quốc tế là một vấn đề rất rộng, tuy nhiên đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về ứng dụng mã điện SWIFT trong các phương thức thanh toán, đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ (L/C).
TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI :
Mặc dù thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ không phải là vấn đề mới mẻ, đã có một số công trình nghiên cứu cũng như viết về vấn đề này như:- “Thanh toán quốc tế trong ngoại thương ” của PGS.TS. Đinh Xuân Trình- “Hỏi đáp về thanh toán xuất nhập khẩu qua phương thức tín dụng chứng từ “ của GS.TS. Võ Thanh Thu- “Thanh toán quốc tế bằng L/C – Các tranh chấp thường phát sinh và cách giải quyết” của PGS.TS. Nguyễn Thị Quy- “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” của PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến.
Tuy nhiên, để phục vụ cho hoạt động thương mại cũng như hoạt động thanh toán ngày càng trở nên phổ biến và phát triển thì việc nghiên cứu ứng dụng mã điện SWIFT trong các phương thức thanh toán, những thuận lợi và rủi ro khi áp dụng mã điện SWIFT trong phương thức tín dụng chứng từ (L/C) này là việc vô cùng cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Nhìn chung các công trình trên đã tập trung và nghiên cứu những khía cạnh của hoạt động thanh toán quốc tế nói chung cũng như phương thức tín dụng chứng từ nói riêng nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu ứng dụng mã điện SWIFT trong thanh toán quốc tế bằng phương thức L/C, đặc biệt là với một công ty xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Hơn nữa, trong bối cảnh bản sửa đổi UCP600 đã được Uỷ ban thương mại ngân hàng – Phòng Thương mại quốc tế (ICC) thông qua vào ngày 25/10/2006,và chính thức có hiệu lực từ 01/07/2007 với những sửa đổi bổ sung so với UCP500 thì việc phân tích những điểm mới cơ bản của UCP600 đặc biệt về khía cạnh ngăn ngừa rủi ro là một việc làm vô cùng cần thiết.Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những tinh hoa của các công trình trên, điểm nhấn của báo cáo này là nghiên cứu, ứng dụng mã điện SWIFT trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ ( L/C). Đặc biệt trong vấn đề ứng dụng mã điện SWIFT trong thanh toán quốc tế và phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ (L/C).
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :Các phương pháp được sử dụng kết hợp trong đề tài :
Điều tra, phân tích thực tế hiện trạng của Công Ty
Nghiên cứu thực tế việc ứng dụng mã điện SWIFT
Thống kê, tổng hợp, so sánh từ nhiều nguồn thông tin và tài liệu khác nhau
TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO:
Nội dung đề tài được phân làm 5 chương với các nội dung chính như sau :
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH XNK ĐẠI VIỆT.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC L/C TẠI CÔNG TY TNHH ĐẠI VIỆT.
CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG MÃ ĐIỆN SWIFT ĐỂ HẠN CHẾ HẠN CHẾ SAI XÓT TRONG BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN BẰNG L/C CỦA CÔNG TY .
CHƯƠNG 4: SAI XÓT CƠ BẢN TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG HỨNG TỪ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.
CHƯƠNG 5 : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
CHƯƠNG 1:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẠI VIỆT.
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH ĐẠI VIỆT :
“ĐẠI VIỆT LÀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT CỒN TINH CHẾ LỚN NHẤT VIỆT NAM” Công ty TNHH Đại Việt - toạ lạc trong khu Công nghiệp Tâm Thắng, huyện Cư-Jút, tỉnh Đắk Nông - một trong những nhà máy sản xuất cồn tinh chế lớn nhất Việt Nam.
Tỉnh Đắk Nông là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Nam thuộc vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, trên một vùng cao nguyên có độ cao trung bình 500M so với mặt biển. Địa hình tương đối bằng, có bình nguyên rộng lớn với nhiều đồng cỏ trải dài về phía Đông. Đây là vùng nguyên liệu nông sản lớn nhất cả nước: sản lượng sắn bình quân khoảng 8 triệu tấn/năm. Nguồn nguyên liệu sắn ở đây trước kia thường xuất khẩu sang Trung Quốc và một số nước lân cận để sản xuất cồn tinh chế nhưng từ khi nhà máy Đại Việt được thành lập đã thu mua với khối lượng lớn để sản xuất cồn. Chính vì thế, lợi thế của nhà máy này là:- Nhà máy nằm giữa vùng nguyên liệu sắn dồi dào và sản lượng ổn định nên giá nguyên liệu đầu vào và đầu ra rất cạnh tranh. - Hàng năm công suất sản xuất của nhà máy đạt trung bình 54 nghìn tấn/năm. Với năng suất trên, hàng tháng nhà máy chúng tôi có thể cung cấp ra thị trường 4.500 tấn cồn tinh chế.- Công ty TNHH Đại Việt là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên có khả năng xuất khẩu cồn tinh chế bằng tàu chứa hàng lỏng tối thiểu 1.000 tấn.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH ĐẠI VIỆT :
Công ty TNHH Đại Việt có cơ cấu bao gồm:
1 trụ sở chính và 1 nhà máy sản xuất tại tỉnh Đăk Nông.
1 văn phòng đại diện tại Quận 3, TP.HCM.
1 kho chứa cồn xuất khẩu tại cảng Gò Dầu, Long Thành, Đồng Nai.
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẠI VIỆT (DAI VIET CO.,LTD)
Địa chỉ: CN5–KCN Tâm Thắng–Cư Jút–Đăk Nông-Việt Nam Tel: + 84-0501-2-217 886Fax: + 84-0501-3-683 638Email: Giám đốc: nguyentrongtoan@daivietethanol.comPhòng kinh doanh: nguyennguyentruong@gmail.comWebsite: www.daivietethanol.com & www.daivietco.vn
Văn phòng đại diện Công Ty TNHH Đại Việt tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 315/17/47 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, HCM. Tel: +84 8 35106973 Fax: +84 8 35106972 Email: Giám đốc: nguyentrongtoan@daivietethanol.comPhòng kinh doanh: nguyennguyentruong@gmail.comWebsite: www.daivietethanol.com & www.daivietco.vnSkype: nhemvn
KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI CÔNG TY TNHH ĐẠI VIỆT TRONG THỜI GIAN QUA :
Đại Việt và sản phẩm chính :
Sản phẩm chính của Công ty chủ yếu sản xuất và xuất khẩu cồn tinh chế và các sản phẩm từ cồn.
Cồn tinh chế Sản phẩm cồn tinh chế của chúng tôi được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, có chất lượng cao, rất phù hợp cho ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và một số ngành khác. Sản phẩm được chưng cất nhiều lần qua hệ thống thiết bị được điều khiển tự động hoá hoàn toàn.
Quy trình sản xuất cồnCông ty Đại Việt sản xuất cồn tinh chế 95%~96% từ sắn lát khô. Sắn được nghiền nhỏ, sàng lọc rồi chuyển vào nồi nấu. Tại đây nước tinh khiết được bơm vào nồi nấu, nhiệt độ tăng dần tới khi nguyên liệu được nấu thành dung dịch lỏng gọi là “ dịch cháo”. Sau đó, nhiệt độ hạ dần để thực hiện quá trình đường hoá. Trong vòng vài giờ, dịch đường hoá được chuyển sang hệ thống lên men. Hệ thống lên men hoạt động liên tục ngày đêm. Ở đây, dịch đường hoá được lên men hoàn toàn, sau đó được chắt lọc lại và đem chưng cất để có cồn đạt độ tinh khiết tiêu chuẩn.
Chất lượng cồn tinh chế.Chất lượng cồn của nhà máy đã được kiểm định bởi cơ quan kiểm định độc lập – SGS Việt Nam.
Đại Việt và hoạt động thanh toán quốc tế :
Phương thức đóng gói và vận chuyển :Chúng tôi chủ yếu cung cấp cồn bằng 3 loại phương tiện sau:+ Bulk (đối với những đơn hàng số lượng lớn khoảng 1,000 tấn trở lên)+ Thùng phuy thép mới 200L+ ISO tank 24.000L
• Xuất bằng tàu chứa hàng lỏng tối thiểu 1000 tấn.Công ty TNHH Đại Việt là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có khả năng xuất hàng bằng tàu tại cảng Gò Dầu. Cảng Gò Dầu là một thương Cảng Quốc tế, là đầu mối giao thương của các tỉnh với các nước trong khu vực và thế giới.Tại cảng Gò Dầu, chúng tôi xuất từng tàu chở hàng phục vụ cho những khách hàng có nhu cầu với số lượng lớn, chúng tôi có bồn chứa hàng xuất:1) Dung tích bồn chứa: 02 bồn x 1500M32) Đường ống dẫn từ bồn chứa ra tới cầu cảng xuất: 1000M; 01 đường ống (9 inch.3) Máy bơm: 01 máy chính; W=150M3/h/máy
4) Độ sâu (mớn nước) của cảng xuất: 9M , thuỷ triều 2M. Chế độ thuỷ triều: bán nhật triều không đều. Chênh lệch bình quân: 2M. Tàu hàng lỏng tối đa vào nhận hàng: 15,000 tấn DWT. Từ phao số 0 tới cầu cảng là 2.5 giờ.
Phương thức thanh toán :
Đa số các hợp đồng của công ty được thanh toán theo phương thức L/C để đảm bảo tính tuyệt đối, an toàn và thể hiện được sự chuyên nghiệp của công ty khi tham gia vào hoạt động thanh toán Quốc tế.
1.4. Các chứng từ thanh toán từ các hợp đồng của công ty :
Dưới đây là bộ chứng từ đầy đủ và hoàn hảo giữa Bên Xuất Khẩu: Công ty TNHH Đại Việt và Bên Nhập Khẩu: Công ty UNION INTRACO (Thái Lan). Thanh toán theo phương thức L/C, bao gồm: Invoice, Bill of Loading, Packing List, Insurance…(xem phụ lục trang 54 )
CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC L/C TẠI CÔNG TY TNHH ĐẠI VIỆT
Ngày nay Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ ngoại thương, thị trường được mở rộng toàn cầu, đối tác mới rất phong phú và đa dạng. Để đảm bảo an toàn trong khâu thanh toán, thì phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra rất hiệu quả và phù hợp với bối cảnh hiện nay. Chính vì vậy, tỷ trọng doanh số thanh toán XNK bằng L/C luôn chiếm ưu thế trong các năm trở lại đây. Do đó,Tín dụng chứng từ được xem như là phương thức thanh toán chủ yếu và quan trọng trong thương mại quốc tế của các nước và Việt Nam.
2.1. KHÁI NIỆM VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ :
2.1.1 Khái niệm :
Đề thuận tiện trong việc tham khảo, các ký hiệu viết tắt bao gồm :
L/C : Letter of Credit (thư tín dụng).
NHPH : Ngân hàng Phát hành (Issuing Bank).
NHTB : Ngân hàng Thông báo (Advising Bank).
NHCK : Ngân hàng Chiết khấu (Negotiating Bank).
NHXN : Ngân hàng Xác nhận (Confirming Bank).
NHđCĐ : Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank).
Tại điều 2 UCP600, Tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau : “ Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình giấy tờ phù hợp”
So với các phương thức thanh toán khác, thanh toán bằng L/C có ưu điểm ở chỗ :
Đối với nước xuất khẩu : được NHPH L/C (không phải là nhà nhập khẩu) bảo đảm thanh toán chắc chắn nếu xuất trình được bộ chứng từ xuất khẩu phù hợp.
Đối với nhà nhập khẩu : được NHPH L/C đảm bảo không phải trả tiền chừng nào chưa nhận được bộ chứng từ nhập khẩu phù hợp.
Như vậy, phương thức thanh toán L/C đã dung hòa được lợi ích và rủi ro giữa nước xuất khẩu và nhà nhập khẩu, đây là ưu điểm vượt trội của phương thức này.
2.1.2 Gải Thích :
2.1.2.1 Tại sao gọi là “Tín dụng chứng từ”
Đó là vì tất cả các bên liên quan chỉ giao dịch với nhau bằng chứng từ mà không liên quan đến hàng hóa, dịch vụ hay các thực hiện khác.
2.1.2.2 Phương thức “Tín dụng chứng từ ”:
Theo quy tắc giao dịch L/C thì chứng từ có thể ghi tiêu đề như yêu cầu của tín dụng, miễn là nội dung của chứng từ phải thể hiện đầy đủ chức năng của chứng từ yêu cầu.
Do có tính tùy ý về cách gọi nên trong thực tế chúng ta gặp rất nhiều các thuật ngữ khác nhau được dùng để chỉ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ bằng tiếng Anh và tiếng Việt như sau :
Bằng tiếng Anh : Letter of Credit (viết tắt LC hoặc L/C); Credit; Documentary Credit (viết tắt là DC hoặc D/C)
Bằng tiếng Việt : Tín dụng thư (TDT); Thư tín dụng (TTD); Tín dụng chứng từ (TDCT); hoặc sử dụng các từ viết tắt như : LC,L/C,DC,D/C.
Cho dù cách gọi là gì, thì bản chất của nó cũng phải tuân thủ theo nội dung Điều 2 của UCP 600.
2.1.2.3 Về thuật ngữ “Tín dụng – Credit” :
Được hiểu theo nghĩa rộng, tức “Tín nhiệm” chứ không phải là “1 khoản cho vay” theo nghĩa thông thường. Điều này được thể hiện rõ trong trường hợp khi người nhập khẩu ký quỹ 100% giá trị của L/C thì thực chất NHPH không cấp bất cứ 1 khoản tín dụng nào cho người mở L/C, mà chỉ cho người nhập khẩu vay sự tín nhiệm của mình. Như vậy thuật ngữ “Tín dụng” trong phương thức tín dụng chứng từ chỉ thể hiện khoản “Tín dụng trừu tượng” bằng lời hứa trả tiền của Ngân hàng thay cho lời hứa trả tiền của nhà nhập khẩu, vì Ngân hàng có hệ số tín nhiệm cao hơn nhà nhập khẩu.
2.2.ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAO DỊCH L/C:
Trong phương thức thanh toán ứng trước và ghi sổ, ngân hàng đóng vai trò đơn thuần chỉ thực hiện chức năng chuyển tiền trên danh nghĩa người mua và nhận tiền trên danh nghĩa người bán. Trong nhờ thu, các Ngân hàng tham gia xử lý chứng từ do người bán gửi đến và hành động với vai trò là đại lý của người bán. Tuy nhiên, trong phương thức L/C, các Ngân hàng đã tham gia chủ động và tích cực nhiều hơn, theo đó các Ngân hàng thực hiện trả tiền theo cam kết của mình.
Trong phương thức L/C, có 3 mối quan hệ hợp đồng được hình thành theo mô hình sau:
/
Bảng 1. Sơ Đồ Tóm Tắt Các Hợp Đồng Được Giao Dịch Trong L/C.
Hợp đồng 1(HĐ1): bao gồm quan hệ hợp đồng giữa nước xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Bao gồm các điều khoản quy định trong hợp đồng mua bán (số lượng, chất lượng, cơ sở giá cả, ngày gửi hàng và ngày dự kiến hàng tới đích ……) và còn có cả điều khoản quy định về phương thức thanh toán.
Hợp đồng 2(HĐ2) : bao gồm quan hệ hợp đồng giữa nhà nhập khẩu (người làm đơn mở L/C) và NHPH L/C.
Hợp đồng 3(HĐ3): bao gồm quan hệ hợp đồng giữa NHPH và nước xuất khẩu. Mối quan hệ này là hệ quả của 2 mối quan hệ trên, nhưng lại là nghĩa vụ độc lập của NHPH, thể hiện cam kết của NHPH đối với nước xuất khẩu và là cơ sở để thanh toán khi nước xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp.
Vậy ta rút ra được 5 đặc điểm cơ bản của giao dịch L/C là :
L/C là hợp đồng kinh tế 2 bên : NHPH và nước xuất khẩu. NHPH đại diện cho nhà nhập khẩu.
L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa : L/C được hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, nhưng sau khi được thiết lập, nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng này.
L/c chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ : khi xuất trình là phù hợp, thì NHPH phải thanh toán vô điều kiện cho nước xuất khẩu, mặc dù trên thực tế hàng hóa có thể có hoặc không được giao.
L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ : đây là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C.
L/C có phải là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro hay là công cụ từ chối thanh toán và lừa đảo: L/C là công cụ thanh toán và phòng ngừa rủi ro cho nước XK và nhà NK. Tuy nhiên, do có tính chất độc lập với hợp đồng cơ sở nên bọn lừa đảo có thể lợi dụng không giao hàng hoặc giao hàng không đúng, nhưng vẫn lập bộ chứng từ để thanh toán.
2.3. VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH GIAO DỊCH L/C :
Hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C chịu sự điều chỉnh đồng thời bởi các nguồn luật, công ước quốc tế liên quan và các nguồn luật quốc gia. Đồng thời chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các thông lệ và tập quán quốc tế, đó là :
“Quy tắc thực hành và thống nhất về Tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Pratice For Documentary Credit – viết tắt là UCP)”.
“Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C (International Standard Banking Pratice Under Documentary Credit – viết tắt là ISBP)”.
“Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử (Supplement To The Uniform Customs and Pratice For Documentary Credit For Electronic Presentation – viết tắt là eUCP )”.
“Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng theo L/C (Uniform Rules For Bank – To – Bank Reimbursements Under Documentary Credit- viết tắt là URR)”.
Trong đó UCP là văn bản chính còn các văn bản khác có tính chất giải thích và làm rõ việc áp dụng và thực hiện UCP. Trình tự ưu tiên pháp ly theo thứ tự giảm dần sẽ là Công ước và Luật quốc tế, Luật quốc gia, Thông lệ và tập quán quốc tế. Thông lệ và tập quán quốc tế do ICC phát hành, mà ICC là một tổ chức phi chính phủ, do đó UCP và các văn bản khác không mang tính chất pháp lý bắt buộc với các hội viên và các bên liên quan.
2.4. CÁC ĐỊNH NGHĨA THEO UCP 600 :
2.4.1 Xuất trình phù hợp (Complying Presentation) : là việc xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện và diều khoản của L/C, với các điều khoản được áp dụng của UCP, và với tập quán ngân hàng quốc tế ISBP.
2.4.2 Xuất trình (Presentation) = Đòi tiền và chuyển giao chứng từ : là việc chuyển giao chứng từ theo L/C cho NHPH hoặc cho NHđCĐ hoặc các chứng từ được chuyển giao như thế.
2.4.3 Người xuất trình (Presenter) : là người thụ hưởng, ngân hàng hoặc một bên khác thực hiện việc xuất trình. Bao gồm : Người thụ hưởng, NHđCĐ hoặc NHXN.
2.4.4 Địa điểm xuất trình (Place of Presentation) : là địa điểm của ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu. Bao gồm 4 trường hợp sau :
- Xuất trình tại NHPH - L/C available with Issuing Bank
- Xuất trình tại NHXN - L/C available with Confirming Bank
- Xuất trình tại NHđCĐ – L/C available with Nominated Bank
- Xuất trình tự do – L/C available with Any Bank
2.4.5 Thanh toán và cam kết thanh toán (Honour) : nghĩa là
- Trả tiền ngay, nếu L/C có giá trị thanh toán ngay (L/C available by sight payment).
- Cam kết trả chậm và trả tiền khi đến hạn, nếu L/C có giá trị thanh toán chậm (L/C is available by deferred payment).
- Chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và trả tiền hối phiếu khi đến hạn, nếu L/C có giá trị thanh toán bằng chấp nhận (