Lý do chọn đề tài
Hiện nay trên thế giới, ở các thị trường chứng khoán phát triển, các nhà phân tích và dự báo đã
áp dụng và đưa ra nhiều công cụ giúp cho các nhà đầu tư trên thị trường dự báo được giá chứng
khoán một cách chính xác nhằm đưa ra các quyết định đầu tư của mình. Tuy nhiên, việc ứng
dụng các công cụ này trên các thị trường là khác nhau. Đối với các nước phát triển thì việc ứng
dụng trở nên đơn giản hơn vì thông tin minh bạch hơn và thị trường cũng trở nên ổn định hơn.
Đối với thị trường các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thì thật sự trở nên phức tạp
khi áp dụng các mô hình phân tích và dự báo giá chứng khoán.
Do đó, đề tài “Ứng dụng mô hình Neural Network trong việc dự báo thị trường chứng khoán
Việt Nam” là đề tài mà chúng tôi tập trung nghiên cứu vào nhằm giúp cho các nhà đầu tư có thể
dễ dàng dự báo giá chứng khoán một cách chính xác và từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư
của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm nghiên cứu lý thuyết mô hình Neural Network và sau đó
phát triển mô hình này để có thể dự báo một cách chính xác giá đóng cửa trong tương lai của
VN Index bằng cách sử dụng các gói dữ liệu phần mềm có sẵn. Và một khi mô hình được thiết
lập, thì sẽ trở thành một công cụ có ích trong việc giúp cho các nhà đầu tư có thể dự báo một
cách chính xác giá của chứng khoán.
65 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5254 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng mô hình Neural Network trong việc dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Tóm tắt đề tài
Danh mục các hình
Chương 1: Mô hình Neural Network trong dự báo tài chính
1.1. Giới thiệu sơ lược về mô hình Neural Network ....................................... 1
1.2. Nền tảng của mô hình Neural Network ................................................... 1
1.3. Hoạt động của một Neural Network ........................................................ 2
1.4. Các mô hình mạng Neural Network ........................................................ 3
1.4.1. Các dạng mô hình Neuron............................................................... 4
Mô hình cấu trúc một Neuron ........................................................... 4
Mô hình Neuron với vectơ nhập ....................................................... 4
1.4.2 Các dạng mô hình ............................................................................ 5
Mô hình mạng một lớp Neuron ......................................................... 5
Mô hình mạng nhiều lớp Neuron ...................................................... 7
1.5. Mô hình Backpropagation Neural Network ............................................. 7
1.5.1. Hoạt động của mạng Backpropagation ........................................... 7
1.5.2. Các thông số phổ biến trong thiết kế một Backpropagation ............. 8
1.5.3 Mục đích, công dụng của mô hình Neural Network ........................ 9
Chương 2: Các bước thiết kế một mô hình dự báo Neural Network
2.1. Sơ lược về việc thiết kế mô hình dự báo Neural Network ........................ 11
2.2. Quá trình lựa chọn các biến số ................................................................ 11
2.3. Quá trình thu thập dữ liệu ........................................................................ 13
2.4. Quá trình xử lý và phân tích dữ liệu ........................................................ 13
2.5. Phân chia dữ liệu cho từng giai đoạn: huấn luyện,
kiểm tra và công nhận ............................................................................. 16
2.6. Xác định các thông số cho Neural Network ............................................. 18
2.6.1. Tính toán số lượng các lớp ẩn ......................................................... 18
2.6.2. Tính toán số lượng các neuron ẩn.................................................... 19
2.6.3. Tính toán số lượng các neuron đầu ra .............................................. 21
2.6.4. Xác định loại hàm truyền ................................................................ 21
2.7. Xác định tiêu chuẩn đánh giá kết quả ...................................................... 22
2.8. Lựa chọn kiểu huấn luyện mô hình Neural Network................................ 23
2.8.1. Xác định thông số lặp lại quá trình huấn luyện ............................... 23
2.8.2. Lựa chọn learning rate và momentum ............................................ 26
2.9. Tiến hành thực hiện mô hình ................................................................... 27
Chương 3: Ứng dụng Neural Network vào thị trường tài chính Việt Nam
3.1. Dự báo kinh tế Việt Nam 2008 ................................................................ 29
3.1.1. Lạm phát ......................................................................................... 30
3.1.2. Tỷ giá hối đoái ................................................................................ 30
3.1.3. Kinh tế đoái ngoại ........................................................................... 31
3.2. Lựa chọn phần mềm xử lý mô hình ......................................................... 31
3.3. Cách thức thu thập và xử lý dữ liệu thô ................................................... 33
3.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng thị trường chứng khoán Việt Nam ............. 33
3.3.2. Cách thức thu thập và điều chỉnh dữ liệu đầu vào .......................... 34
3.3.3. Tổ chức file dữ liệu ........................................................................ 36
3.3.4. Phân tích các biến đầu vào bằng Data Manager .............................. 36
3.4. Quá trình xử lý mô hình và phân tích kết quả ......................................... 37
3.4.1. Cách thực hiện chạy chương trình Neuro Solutions ......................... 37
3.4.2. Kết quả nhận từ phần mềm Neuro Solutions ................................... 38
3.4.3. Kết quả dự báo VN-INDEX từ tháng 4/2008 đến tháng 5/2008....... 39
3.4.4. Phân tích kết quả ............................................................................. 39
3.5. Chứng cứ ứng dụng mô hình Neural Network ......................................... 40
3.5.1. Jason E.Kutsurelis ứng dụng mô hình Neural Network
để dự báo S&P 500 ........................................................................ 40
3.5.2. Trường hợp 1: Đầu cơ giá lên từ tháng 1 năm 1994 ........................ 41
3.5.3. Trường hợp 2: Sự sụp đổ vào tháng 10 năm 1986 ........................... 44
3.5.4. Kết quả thử nghiệm cho cả hai trường hợp ...................................... 47
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
CHƯƠNG 1: MÔ HÌNH NEURAL NETWORK
TRONG DỰ BÁO TÀI CHÍNH
1.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÔ HÌNH NEURAL NETWORK
Neural Network trong một vài năm trở lại đây đã được nhiều người quan tâm và
đã áp dụng thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như tài chính, y tế, địa chất
và vật lý. Thật vậy, bất cứ ở đâu có vấn đề về dự báo, phân loại và điều khiển,
Neural Network đều có thể ứng dụng được. Sự thành công nhanh chóng của mạng
Neural Network có thể là do một số nhân tố chính sau:
Năng lực : Neural Network là những kỹ thuật mô phỏng rất tinh vi, có khả
năng mô phỏng các hàm cực kỳ phức tạp. Đặc biệt, Neural Network hoạt
động phi tuyến. Trong nhiều năm, mô hình tuyến tính là kỹ thuật được sử
dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực, vì thế mô hình tuyến tính có tính
chiến lược tối ưu hóa được biết nhiều nhất.
Dễ sử dụng : Neural Network có tính học theo các ví dụ. Người sử dụng
Neural Network thu thập các dữ liệu đặc trưng, và sau đó gọi các thuật toán
huấn luyện để có thể tự học cấu trúc của dữ liệu. Mặc dù người sử dụng
làm tất cả những điều cần thiết để có thể chọn và chuẩn bị dữ liệu, sử dụng
loại mạng phù hợp và có thể hiểu được các kết quả, nhưng mức độ người sử
dụng biết cách áp dụng thành công Neural Network vẫn thấp hơn nhiều
những người sử dụng các phương pháp thống kê truyền thống…
1.2. NỀN TẢNG CỦA MÔ HÌNH NEURAL NETWORK
Neural Network phát triển từ nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo; đặc biệt cố gắng bắt
chước bộ não có cấu trúc cấp thấp về khả năng học và chấp nhận sai của hệ thống
neuron sinh học. Bộ não con người gồm một số rất lớn neuron (khoảng
10.000.000.000 neuron) kết nối với nhau (trung bình mỗi neuron kết nối với hàng
chục ngàn neuron khác). Mỗi neuron là một tế bào đặc biệt, có thể truyền các tín
hiệu điện. Neuron có cấu trúc rễ ngõ vào, thân tế bào và cấu trúc rễ ngõ ra (sợi
thần kinh). Các sợi thần kinh của một tế bào kết nối với các tế bào khác thông qua
synapse. Khi một neuron kích hoạt, nó tạo ra xung điện hóa học dọc theo sợi thần
kinh. Tín hiệu này đi qua các synapse đến các neuron khác, và tiếp tục bị kích
hoạt. Neuron hoạt động chỉ khi tất cả các tín hiệu nhận được ở thân tế bào thông
qua rễ ngõ vào vượt quá một mức nào đó (ngưỡng hoạt động). Cường độ tín hiệu
thu được của neuron phụ thuộc vào độ nhạy của synapse. Chỉ có việc học làm thay
đổi cường độ kết nối synapse.
Do đó, từ một số rất lớn các đơn vị xử lý rất đơn giản này (mỗi đơn vị thực hiện
tổng trọng số các ngõ vào sau đó kích hoạt một tín hiệu nhị phân nếu tổng ngõ vào
vượt quá ngưỡng), bộ não điều khiển để hoạt động những công việc cực kì phức
tạp. Dĩ nhiên, sự phức tạp trong hoạt động của bộ não không thể trình bày hết,
nhưng dù sao mạng trí tuệ nhân tạo có thể đạt được một vài kết quả đáng chú ý với
mô hình không phức tạp hơn bộ não.
1.3. HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT NEURAL NETWORK
Mỗi neuron nhận một số các ngõ vào (từ dữ liệu gốc, hay từ ngõ ra các neuron
khác trong mạng). Mỗi kết nối đến ngõ vào có một cường độ (hay trọng số),
những trọng số này tương ứng với tác dụng synapse trong neuron sinh học. Mỗi
neuron cũng có một giá trị ngưỡng. Tín hiệu được truyền qua hàm kích hoạt (hay
còn gọi là hàm truyền) tạo giá trị ngõ ra neuron.
Nếu sử dụng hàm truyền nấc (nghĩa là ngõ ra neuron là 0 nếu ngõ vào nhỏ hơn 0,
và là 1 nếu ngõ vào lớn hơn hay bằng 0) thì neuron hoạt động giống như neuron
sinh học. Thực tế, hàm nấc ít khi sử dụng trong mạng trí tuệ nhân tạo. Lưu ý rằng
trọng số có thể âm, nghĩa là synapse có tác dụng kiềm chế hơn là kích hoạt neuron,
các neuron kiềm chế có thể tìm thấy trong bộ não.
Trên đây là mô tả về các neuron đơn lẻ. Trong thực tế các neuron được kết nối với
nhau. Khi mạng hoạt động, chúng phải có ngõ vào (mang giá trị hoặc biến của thế
giới thực) và ngõ ra (dùng để dự báo hoặc điều khiển). Ngõ vào và ngõ ra tương
ứng với các neuron giác quan và vận động, như tín hiệu đưa vào mắt và điều khiển
cánh tay. Tuy nhiên chúng còn có các neuron ẩn đóng vai trò ẩn trong mạng. Ngõ
vào, neuron ẩn và ngõ ra cần được kết nối với nhau.
Ta có mạng Neural Network tiến (feed-forward) cho như hình dưới. Các neuron
được sắp xếp theo cấu trúc liên kết lớp riêng biệt. Lớp ngõ vào không phải là
neuron thực: các neuron này hoạt động đơn giản là giới thiệu các giá trị của các
biến vào. Các neuron lớp ẩn và lớp ngõ ra được kết nối với tất cả các neuron lớp
trước đó. Cũng như vậy chúng ta có thể định nghĩa mạng có các kết nối một phần
với một vài neuron trong lớp trước đó; tuy nhiên, trong hầu hết các ứng dụng
mạng có kết nối đầy đủ vẫn tốt hơn.
Hình 1.1. Cấu trúc Neural Network
Khi mạng hoạt động, các giá trị biến ngõ vào được đặt vào các neuron ngõ vào, và
sau đó các neuron lớp ẩn và lớp ngõ ra lần lượt được kích hoạt. Mỗi neuron tính
giá trị kích hoạt của chúng bằng cách lấy tổng các trọng số ngõ ra của các neuron
lớp trước đó, và trừ cho ngưỡng. Giá trị kích hoạt truyền qua hàm kích hoạt tạo ra
giá trị ngõ ra của neuron. Khi toàn bộ mạng đã hoạt động, các ngõ ra của lớp ngõ
ra hoạt động như ngõ ra của toàn mạng.
1.4. CÁC MÔ HÌNH MẠNG NEURAL NETWORK CƠ BẢN
Mô hình mạng Neural tổng quát có dạng theo hình 1.2
Hình 1.2. Mô hình mạng Neural tổng quát
Ngày nay, mạng Neural Network có thể giải quyết nhiều vấn đề phức tạp đối với
con người, áp dụng trong nhiều lĩnh vực như nhận dạng, định dạng, phân loại, xử
lý tín hiệu, hình ảnh v.v…
1.4.1. Các dạng mô hình Neuron
Mô hình cấu trúc một Neuron
Ngõ vào một neuron có thể là đại lượng vô hướng hoặc có hướng, đại lượng này
được nhân với trọng số tương ứng để đưa vào neuron, hoặc có thể cộng thêm
ngưỡng (bias), thường bằng 1. Hình 1.3 là mô hình một neuron với ngõ vào vô
hướng p không có ngưỡng b và có ngưỡng b. Ngõ vào vô hướng p được nhân với
trọng số vô hướng w tạo thành wp, đối số wp qua hàm truyền f cho kết quả đầu ra
là vô hướng a = f(wp). Hình bên phải là neuron có ngưỡng b, giá trị b được cộng
với wp rồi qua hàm truyền f cho kết quả đầu ra là vô hướng a = f(wp+b). Có thể
điều chỉnh những thông số của neuron như trọng số và ngưỡng (w và b) để đạt
được yêu cầu mong muốn nghĩa là “huấn luyện” mạng.
Hình 1.3. Mô hình cấu trúc một Neuron
Mô hình Neuron với vector nhập
Một neuron được cho trên hình 1.4 với vector nhập p = [p1, p2, ……pR ], trọng số
W = w1,1, w1,2,……w1,R, ngưỡng b và hàm truyền f . Tổng đối số và ngưỡng tạo ở
ngõ ra n là:
n = w1,1p1 + w1,2,p2 + ……w1,R pR + b
hay n = W*p + b
Nếu có nhiều neuron thì cách biểu diễn trên không hiệu quả, do đó có thể định
nghĩa một lớp gồm nhiều neuron theo như hình 1.5
Hình 1.4. Mô hình Neuron với vector nhập
Hình 1.5. Một lớp gồm nhiều neuron
1.5.1. Các dạng mạng mô hình
Mô hình mạng một lớp Neuron
Trong hình dưới mô tả một lớp neuron với :
R : số phần tử của vectơ đầu vào
S : số neuron trong lớp
a : vector ngõ ra của lớp neuron
Hình 1.6. Mô hình mạng một lớp Neuron
Ma trận trọng số W :
RSSS
R
R
www
www
www
W
,2,1,
,22,11,2
,12,11,1
...
...
...
Một lớp mạng được vẽ gọn theo hình 1.7
Hình 1.7. Mô hình mạng một lớp được vẽ gọn
Mô hình mạng nhiều lớp Neuron
Hình 1.8: Mô hình mạng nhiều lớp Neuron
Mạng có nhiều lớp, mỗi lớp có một ma trận W, một ngưỡng b và một vectơ ngõ ra
a. Thông thường giá trị ra của một lớp là giá trị vào của lớp tiếp theo. Mỗi lớp
trong mạng đảm nhiệm vai trò khác nhau, lớp cho kết quả ở đầu ra của mạng được
gọi là lớp ngõ ra _ output layer, tất cả các lớp còn lại được gọi là lớp ẩn _ hidden
layers. Mạng đa lớp có khả năng xử lý rất lớn. Chẳng hạn như một mạng có hai
lớp, lớp thứ nhất là sigmoid, lớp thứ hai là linear có thể được huấn luyện đến một
hàm gần đúng với một số kết nối cố định.
1.5. MÔ HÌNH BACKPROPAGATION NETWORK
1.5.1 Hoạt động của mạng Backpropagation
Mô hình Neural Network bao gồm nhiều dạng mạng khác nhau như Perception,
Radial bias, hồi tiếp, Backpropagation v.v…..
Backpropagation Neural Network bao gồm một tập hợp các thông số đầu vào
(inputs) và các đơn vị xử lý được biết đến như neurons, neurodes, hay nodes. Các
neuron trên mỗi layer thì có quan hệ kết nối hoàn toàn bởi sức mạnh kết nối được
gọi trọng số, cái đi kèm với cấu trúc hệ thống, lưu trữ kíên thức của hệ thống đào
tạo. Thêm vào các neuron xử lý, có một bias neuron được kết nối đến từng đơn vị
xử lý trong các lớp đầu ra và ẩn. Bias neuron có một giá trị của một đại lượng
dương và cung cấp một mục đích tương tự như là hệ số chặn trong các mô hình
hồi quy. Các neuron và bias được sắp xếp trong các lớp, một lớp đầu vào, một hay
nhiều các lớp ẩn và một lớp đầu ra. Số lượng lớp ẩn và neuron nằm trong từng lớp
có thể thay đổi phụ thuộc vào kích thước và bản chất của từng bộ dữ liệu.
Neural Network thì tương tự như mô hình hồi quy bình phương bé nhất tuyến tính
và phi tuyến và được xem như là cách tiếp cận thống kê thay thế để giải quyết vấn
đề bình phương bé nhất. Cả Neural Network và phân tích hồi quy truyền thống đều
nỗ lực để tối thiểu hoá tổng bình phương các sai số. Thuật ngữ bias tương tự như
hệ số chặn trong phương trình hồi quy. Số lượng các neuron đầu vào thì bằng với
số lượng các biến độc lập trong khi các neural đầu ra thì thể hiện cho các biến phụ
thuộc. Mô hình hồi quy tuyến tính có thể được coi là Neural Network feed-
forward nhưng không có các lớp ẩn và một neural đầu ra với chức năng chuyển
đổi tuyến tính. Các trọng số kết nối các neural đầu vào đến từng neural đầu ra thì
tương tự như hệ số trong hồi quy bình phương bé nhất tuyến tính. Mô hình Neural
Network với một lớp ẩn giống với mô hình hồi quy phi tuyến.
Backpropagation network là một loại Neural Network feed-forward với các quy
tắc giám sát. Feed-forwad đề cập đến hướng đi của dòng thông tin từ các lớp đầu
vào đến lớp đầu ra. Các thông số đầu vào đi qua Neural Network một lần đến
thẳng đầu ra. Học có giám sát là một sự xử lý của việc so sánh mỗi dự báo của hệ
thống với câu trả lời chính xác đã biết và sự điều chỉnh trọng số dựa trên kết quả
sai số dự báo đến tối thiểu hoá chức năng sai số.
Backpropagation network là hệ thống đa lớp phổ biến nhất được ước tính là được
sử dụng trong 80% ứng dụng và là tâm điểm của báo chí từ khi nó được sử dụng
rộng rãi trong dự báo chuỗi thời gian của tài chính. Hornik et al chỉ ra rằng hệ
thống Backpropagation chuẩn sử dụng hàm tùy ý có thể xấp xỉ với bất kỳ hàm có
thể đo lường trong các hành động chính xác và tốt đẹp, nếu có đủ số lượng của các
neuron ẩn được sử dụng. Hecht-Nielsen cũng biểu diễn nó thành hệ thống
Backpropagation có 3 lớp có thể xấp xỉ bất kỳ việc phác họa bản đồ tiếp diễn
nhau. Các Neural Network khác thì ít phổ biến hơn trong dự báo chuỗi thời gian
bao gồm hệ thống định kỳ (recurrent networks), hệ thống xác suất (probablistic
networks) và fuzzy Neural Network.
1.5.2 Các thông số phổ biến trong thiết kế một Backpropagation
Xử lý dữ liệu (Data processing)
Đơn vị thời gian: theo ngày, tuần, tháng, năm, quý
Loại dữ liệu: kỹ thuật, cơ bản
Phương pháp lấy mẫu dữ liệu
Phương pháp chia thang dữ liệu: lớn nhất, nhỏ nhất, trung vị, sai số chuẩn.
Huấn luyện (Training)
Chỉ số học Learning rate mỗi layer
Thuật ngữ Momentum
Dung sai huấn luyện
Kích cỡ Epoch
Giới hạn Learning rate
Số lượng tối đa của các lần hoạt động
Số lần để lấy ngẫu nhiên các trọng số
Kích thước của các dữ liệu dùng để huấn luyện, kiểm tra, và đánh giá
Topology
Số lượng của neurons đầu vào
Số lượng của layers ẩn
Số lượng của neuron ẩn trong mỗi layer
Số lượng của neurons đầu ra
Hàm truyền cho mỗi neuron
Hàm sai số
1.5.3 Mục đích, công dụng của mô hình Neural Network
Mục đích của mô hình ngoài việc so sánh dữ liệu quá khứ với dữ liệu ước lượng
trong quá khứ của mô hình để từ đó thấy được xu hướng trong tương lai của mô
hình như thế nào. Sau khi ước lượng từ những dữ liệu trong quá khứ mô hình sẽ
cho ra kết quả tương lai dự kiến. Mô hình này hoàn toàn hữu ích đối với nhà đầu
tư tổ chức cũng như nhà đầu tư cá nhân.
Đối với nhà đầu tư cá nhân, hiện nay trên thế giới, đều ưu thích loại hình option
chỉ số. Hình thức option chứng khoán không còn gì mới lạ. Đó vừa là công cụ để
phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư chứng khoán,vừa là công cụ đầu tư trên thị
trường và hầu hết các nhà đầu tư đều thích mua/ bán option chỉ số. Việt Nam đang
trong lộ trình cho việc sử dụng các công cụ phái sinh và option cũng không phải là
ngoại lệ. Và khi option ra đời, tất yếu sẽ có option chỉ số chứng khoán. Chính do
nhu cầu đó mà mô hình cung cấp cho các nhà đầu tư công cụ đắc lực để dự đoán
chỉ số mà cụ thể trong đề tài này là VN-INDEX để có thể thực hiện call hay put
option. Đây là xu hướng tất yếu trong tương lai.
Đối với nhà đầu tư tổ chức, nhất là các tập đoàn đa quốc gia, việc đầu tư vào một
nền kinh tế hay một ngành nào đó cần phải xem xét tổng quát chung và quyết định
thận trọng bởi lẽ họ đầu tư dài hạn nhiều hơn là ngắn hạn. Khi một công ty đa
quốc gia lựa chọn thị trường chứng khoán để đầu tư thì họ sẽ xem xét và dự báo
các chỉ số đặc trưng của nền kinh tế đó quyết định tỷ trọng đầu tư trong danh mục
các nước của mình như thế nào. Ngoài ra, cũng như các nhà đầu tư tổ chức ở trong
nước, các tập đoàn này sẽ tập trung hơn nữa vào các ngành tiềm năng thông qua
các chỉ số đại diện ngành. Thêm vào mô hình Neural Network theo ngành và điều
chỉnh lại mô hình bẳng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngành sẽ giúp các nhà
đầu tư này dự báo được hướng phát triển trong tương lai các ngành trong một nền
kinh tế.
KẾT LUẬN
Có thể thấy trong một vài năm trở lại đây mô hình Neural Network được ứng dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như tài chính, y tế, địa chất và vật lý,... do
đặc điểm là dễ sử dụng và năng lực xử lý cực kỳ tinh vi với khả năng mô phỏng
các hàm cực kỳ phức tạp của mô hình này. Cấu trúc và quy trình hoạt động của mô
hình này được nghiên cứu, xây dựng và phát triển dựa trên ý tưởng về bộ não của
con người với khả năng học và chấp nhận sai trong hệ thống neuron sinh học.
Hiện nay, có rất nhiều dạng mô hình Neural Network khác nhau với từng kiểu cấu
trúc mạng đa dạng. Trong đó, phải kể đến mô hình Backpropagation là một mô
hình với hệ thống đa lớp có nhiều tính năng ưu việt hơn cả, được sử dụng phổ biến
và là tâm điểm của báo chí từ khi mô hình này được sử dụng rộng rãi trong dự báo
chuỗi thời gian trong tài chính. Các thông số phổ biến trong thiết kế mô hình
Backpropagation bao gồm xử lý dữ liệu, huấn luyện, topology. Điểm đặc biệt của
mô hình này là khả năng xử lý hàm phi tuyến mạnh. Ngoài ra, mô hình này còn có
khả năng xử lý và so sánh các kết quả dự báo từ đó đưa ra kết quả chính xác dựa
trên tiêu chuẩn tối thiểu hóa sai số.
CHƯƠNG 2: CÁC BƯỚC THIẾT KẾ MỘT MÔ HÌNH DỰ
BÁO NEURAL NETWORK
2.1. SƠ LƯỢC VỀ VIỆC THIẾ