1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua chặng đường hơn 10 năm phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã bước đầu có những thành công đáng khích lệ và thu hút ngày càng nhiều những nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó, số lượng nhà đầu tư, nhân viên, chuyên viên sử dụng các phương pháp phân tích đầu tư cổ phiếu để tiến hành giao dịch cũng ngày một tăng lên.
Phương pháp phân tích kỹ thuật cùng với phương pháp phân tích cơ bản là những phương pháp phân tích đầu tư chứng khoán phổ biến trên các thị trường chứng khoán từ hàng thế kỷ nay. Cả hai trường phái phân tích này đều đang được các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam sử dụng. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích kỹ thuật ngày càng được ứng dụng một cách rộng rãi.
Tuy nhiên, tính hiệu quả và tính đúng đắn khi ứng dụng phương pháp phân tích kỹ thuật trong phân tích đầu tư chứng khoán hiện còn là vấn đề được giới học giả, các chuyên gia và nhà đầu tư bàn luận. Vì thế, phương pháp phân tích kỹ thuật cần phải được ứng dụng và nghiên cứu một cách cụ thể nhằm xác định tính hiệu quả của nó khi sử dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tìm ra những ưu điểm và nhược điểm của nó. Qua đó, nhà đầu tư, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý có thể nhìn nhận đúng hơn về phương pháp này, về thị trường chứng khoán Việt Nam và đưa ra những quyết định chính xác hơn.
Và cũng chính vì những lý do đó mà em đã chọn đề tài: “Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong việc phân tích thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm xác định tính hiệu quả của phương pháp phân tích kỹ thuật và đề ra biện pháp nâng cao tính hiệu quả của phương pháp này.
2. Mục đích nghiên cứu
Với lý do đó, bài khóa luận tập hướng đến đánh giá tính hiệu quả của phân tích kỹ thuật khi ứng dụng nó với dữ liệu thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tìm ra những nhược điểm của phân tích kỹ thuật sau khi ứng dụng, từ đó đề ra biện pháp khắc phục các nhược điểm và bổ sung về mặt lý luận cho phương pháp này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu tính hiệu quả của việc ứng dụng phương pháp phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Có 5 nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể được đưa ra. Thứ nhất, khái quát đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam qua chặng đường 10 năm phát triển. Thứ hai, khái quát các quan điểm ủng hộ và phản đối phân tích kỹ thuật. Thứ ba, xây dựng cách thức ứng dụng phân tích kỹ thuật để phân tích trong bài khóa luận. Thứ tư, ứng dụng phân tích kỹ thuật phân tích thông tin tài chính trên thị trường một cách khách quan. Thứ năm, đánh giá tính hiệu quả, ưu điểm, nhược điểm của phân tích kỹ thuật. Và cuối cùng, đề xuất biện pháp khắc phục những nhược điểm của phân tích kỹ thuật
92 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3078 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong việc phân tích thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Danh mục các bảng:
Bảng
Tên bảng
Trang
1
Năm thành lập, tên quốc tế và tên viết tắt của HOSE VÀ HNX
8
2
Năm thành lập và hình thức sở hữu của một số sàn chứng khoán trên thế giới và khu vực Đông Nam Á
8
3
Số loại cổ phiếu niêm yết của HOSE và một số sàn chứng khoán trong khu vực năm 2009
10
4
So sánh số tài khoản đầu tư trong năm 2009 giữa HOSE và SET
13
5
Toàn cảnh các thị trường chứng khoán thế giới 2008
15
6
Tổng giá trị vốn hóa thị trường của một số TTCK trên thế giới năm 2009
21
7
So sánh tổng giá trị vốn hóa thị trường của HOSE và một số sàn chứng khoán trong khu vực Đông Nam Á năm 2009
21
8
Tổng giá trị giao dịch của HOSE so với một số sàn chứng khoán trong khu vực Đông Nam Á năm 2009
23
9
Tổng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE giai đoạn 2000-2010
24
10
Tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE giai đoạn 2000-2010
25
11
So sánh phương pháp phân tích cơ bản và phương pháp phân tích kỹ thuật
31
12
Định nghĩa, công thức và đặc điểm của MA, RSI và Stochastic
49
13
Thời điểm các chỉ báo MA, RSI và Stochastic đưa ra tín hiệu mua và bán
53
14
Kết quả phân tích
59
15
Những tín hiệu mua-bán Stochastic (9,3,3) đưa ra không được giao dịch
72
16
Những tín hiệu mua-bán Stochastic (20,3,3) không được giao dịch
72
17
Lợi nhuận do phương pháp Stochastic mang lại khi loại bỏ tín hiệu ngược với xu hướng thị trường
73
Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
1
Số lượng cổ phiếu, trái phiếu, số công ty chứng khoán và số lượng tài khoản nhà đầu tư sàn HOSE (hình ở trên) và HNX (hình ở dưới)
11
2
Diễn biến chỉ số VN-Index giai đoạn 1/2001 đến 4/2011
14
3
Diễn biến chỉ số HNX-Index (2005-2010)
17
4
Tổng giá trị vốn hóa thị trường của HOSE giai đoạn 2000-2009
20
5
Phân phối lũy kế mức độ sử dụng của phương pháp PTKT
36
6
Mức độ sử dụng phương pháp PTKT, PTCB và phân tích dòng tiền qua trong các khung thời gian dự đoán khác nhau
37
7
Tín hiệu sai của phương pháp PTKT
44
8
Mô hình thị trường tăng mạnh, tăng yếu và đi ngang
57
9
Tín hiệu sai của MA
65
10
Tín hiệu sai của RSI
67
11
Tín hiệu sai của Stochastic
69
12
Tín hiệu mua bán Stochastic đưa ra ngược với xu hướng của thị trường
74
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CAPM (Capital Asset Pricing Model): Mô hình định giá tài sản vốn
CTCK: Công ty chứng khoán
IMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế
GDP (Gross Dosmestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
HOSE: Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
HNX: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
MA (Moving Average): Trung bình động
NYSE (New York Stock Exchange): Sàn Giao dịch chứng khoán New York
OTC (Over the counter): Thị trường giao dịch qua quầy
PTKT: Phân tích kỹ thuật
PTCB: Phân tích cơ bản
RSI (Relative Strength Index): Chỉ số sức mạnh tương đối
SET (Stock Exchange of Thailand): Sàn Giao dịch chứng khoán Thái Lan
TTCK: Thị trường chứng khoán
TTGDCK: Trung tâm Giao dịch Chứng Khoán
UBCKNN: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
UPCOM (Unlisted Public Company Market) Thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết
VCCI (The Vietnam Chamber of Commerce &Industry): Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Qua chặng đường hơn 10 năm phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã bước đầu có những thành công đáng khích lệ và thu hút ngày càng nhiều những nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó, số lượng nhà đầu tư, nhân viên, chuyên viên sử dụng các phương pháp phân tích đầu tư cổ phiếu để tiến hành giao dịch cũng ngày một tăng lên.
Phương pháp phân tích kỹ thuật cùng với phương pháp phân tích cơ bản là những phương pháp phân tích đầu tư chứng khoán phổ biến trên các thị trường chứng khoán từ hàng thế kỷ nay. Cả hai trường phái phân tích này đều đang được các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam sử dụng. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích kỹ thuật ngày càng được ứng dụng một cách rộng rãi.
Tuy nhiên, tính hiệu quả và tính đúng đắn khi ứng dụng phương pháp phân tích kỹ thuật trong phân tích đầu tư chứng khoán hiện còn là vấn đề được giới học giả, các chuyên gia và nhà đầu tư bàn luận. Vì thế, phương pháp phân tích kỹ thuật cần phải được ứng dụng và nghiên cứu một cách cụ thể nhằm xác định tính hiệu quả của nó khi sử dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tìm ra những ưu điểm và nhược điểm của nó. Qua đó, nhà đầu tư, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý có thể nhìn nhận đúng hơn về phương pháp này, về thị trường chứng khoán Việt Nam và đưa ra những quyết định chính xác hơn.
Và cũng chính vì những lý do đó mà em đã chọn đề tài: “Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong việc phân tích thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm xác định tính hiệu quả của phương pháp phân tích kỹ thuật và đề ra biện pháp nâng cao tính hiệu quả của phương pháp này.
Mục đích nghiên cứu
Với lý do đó, bài khóa luận tập hướng đến đánh giá tính hiệu quả của phân tích kỹ thuật khi ứng dụng nó với dữ liệu thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tìm ra những nhược điểm của phân tích kỹ thuật sau khi ứng dụng, từ đó đề ra biện pháp khắc phục các nhược điểm và bổ sung về mặt lý luận cho phương pháp này.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu tính hiệu quả của việc ứng dụng phương pháp phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Có 5 nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể được đưa ra. Thứ nhất, khái quát đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam qua chặng đường 10 năm phát triển. Thứ hai, khái quát các quan điểm ủng hộ và phản đối phân tích kỹ thuật. Thứ ba, xây dựng cách thức ứng dụng phân tích kỹ thuật để phân tích trong bài khóa luận. Thứ tư, ứng dụng phân tích kỹ thuật phân tích thông tin tài chính trên thị trường một cách khách quan. Thứ năm, đánh giá tính hiệu quả, ưu điểm, nhược điểm của phân tích kỹ thuật. Và cuối cùng, đề xuất biện pháp khắc phục những nhược điểm của phân tích kỹ thuật
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu vì thế là đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam và chỉ số VN-Index thông qua các dữ liệu, số liệu và thông tin thu thập được.
5. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng, ứng dụng phân tích trên số liệu thực tế, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp phân tích kỹ thuật
Về thời gian: Bài khóa luận đã sử dụng dữ liệu về thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2010 để phân tích thực trạng thị trường; dữ liệu về thị trường chứng khoán thế giới và trong khu vực từ 2008-2010 để so sánh tương quan với thị trường chứng khoán Việt Nam, dữ liệu quá khứ của chỉ số Vn-Index từ năm 2006 đến năm 2010 để làm dữ liệu phân tích của phân tích kỹ thuật.
Phương pháp nghiên cứu
Bài khóa luận chủ yếu sử dụng 3 phương pháp sau:
Phương pháp thống kê: thu thập số liệu từ các Sở Giao dịch chứng khoán trong và ngoài nước, Quỹ tiền tệ quốc tế, Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, Tổng Cục Thống Kê và trình bày số liệu.
Phương pháp so sánh: so sánh giữa thị trường chứng khoán Việt Nam với các thị trường chứng khoán trong khu vực và trên thế giới, so sánh các quan điểm của trường phái phân tích kỹ thuật, trường phái phân tích cơ bản và trường phái thị trường hiệu quả, so sánh các công cụ khác nhau của phân tích kỹ thuật và so sánh phương pháp sử dụng phân tích kỹ thuật với phương pháp mua và nắm giữ
Phương pháp phân tích: phân tích các số liệu về thị trường chứng khoán Việt Nam, về tình hình ứng dụng phân tích kỹ thuật trên thế giới, sử dụng phân tích kỹ thuật để phân tích dữ liệu quá khứ của chỉ số VN-Index.
Bố cục bài khóa luận
Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam và phương pháp phân tích kỹ thuật
Chương II: Ứng dụng phân tích kỹ thuật phân tích thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương III: Biện pháp nâng cao tính hiệu quả của phương pháp phân tích kỹ thuật
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: ThS. Lê Thành Công đã chỉ bảo và giúp đỡ em rất nhiệt tình trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Dù đã cố gắng rất nhiều, song bài khóa luận vẫn không tránh khỏi nhiều sai sót. Kính mong các thầy cô giáo xem xét và góp ý để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1. Định nghĩa thị trường chứng khoán
Trên thế giới, TTCK đã hình thành từ thế kỷ 15 và đã trải qua một chặng đường dài phát triển. Hầu hết các quốc gia phát triển và đang phát triển đều có các TTCK. TTCK là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính. Hiện nay có nhiều định nghĩa về thị trường tài chính, nhưng các quan điểm về thị trường tài chính đều thống nhất rằng “Thị trường tài chính là thị trường mà ở đó diễn ra sự di chuyển vốn từ người có thừa vốn đến người thiếu vốn”. [16, tr.3] Nếu dựa vào đối tượng được giao dịch, thị trường tài chính lại chia thành các thị trường nhỏ hơn như thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường hợp đồng tương lai, thị trường hợp đồng quyền chọn.
Trên thế giới tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về TTCK. Tuy nhiên, quan điểm đầy đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung của thị trường chứng khoán hiện nay được viết trong Giáo trình Thị trường chứng khoán của trường Đại học Kinh tế Quốc dân là: “thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán”. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập hoặc tài sản của tổ chức phát hành hay quyền sở hữu.
Ngoài giao dịch cổ phiếu và trái phiếu, đa số các TTCK trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á đều cung cấp các dịch vụ chứng khoán phái sinh và thực hiện trao đổi các loại giấy tờ có giá khác. TTCK Việt Nam là một trong những TTCK ra đời muộn nhất. Hiện nay, TTCK Việt Nam đã thực hiện các giao dịch cổ phiếu và trái phiếu, nhưng các giao dịch chứng khoán phái sinh chưa phát triển. Trong đó, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các giao dịch cổ phiếu đã niêm yết và trái phiếu doanh nghiệp. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và sàn UPCOM thực hiện giao dịch các cổ phiếu đã niêm yết, cổ phiếu đăng ký và trái phiếu Chính Phủ. Bên cạnh đó, TTCK phi tập trung bao gồm cả thị trường OTC thực hiện giao dịch cổ phiếu niêm yết, chưa niêm yết, trái phiếu và các chứng khoán khác. Tuy nhiên, các công cụ phái sinh chưa phát triển như ở trên thế giới. Hiện nay, cả nước chỉ có một số sàn giao dịch kỳ hạn như sàn giao dịch cà phê kỳ hạn, sàn vàng, sàn giao dịch gạo.
2. Vai trò của thị trường chứng khoán
TTCK đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và thịnh vượng của bất kì một quốc gia nào. Theo Eugene Fama – người có công đầu trong việc xây dựng lý thuyết thị trường hiệu quả thì “vai trò quan trọng nhất của thị trường vốn là sự phân bổ sự sở hữu những cổ phiếu trong nền kinh tế. Nói một cách chung nhất là, thị trường lý tưởng là nơi mà giá cả cung cấp những tín hiệu chính xác để phân bổ nguồn lực: doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đầu tư sản xuất và nhà đầu tư có thể lựa chọn giữa những cổ phiếu phản ánh sự sở hữu đối với một doanh nghiệp”.[11]
Đối với từng đối tượng tham gia thị trường, TTCK lại có các vai trò khác nhau. Nhìn chung, TTCK đóng vai trò là kênh huy động vốn trực tiếp của các doanh nghiệp, là môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư, là nơi mà chính phủ căn cứ để đưa ra các chính sách, và là phong vũ biểu của nền kinh tế.
Do đó, TTCK có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những hoạt động trên TTCK có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản của nhà đầu tư, hành vi của người tiêu dùng, hành vi của các doanh nghiệp và các hoạt động mang tính chu kỳ của nền kinh tế.[16, tr.4]
3. Lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
3.1. Sự ra đời của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
Quá trình phát triển của TTCK Việt Nam được đánh dấu bởi sự thành lập UBCKNN vào ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính Phủ. UBCKNN là đơn vị có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của một cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán.Việc thành lập UBCKNN là điều cần thiết đối với hoạt động của các TTCK. Trên thế giới, các Ủy ban Chứng khoán đều đóng vai trò quản lý và điều hành TTCK mặc dù cơ cấu tổ chức và cách quản lý ở các quốc gia có thể khác nhau. Đó là Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ, Cơ quan dịch vụ Tài chính Anh, Ủy ban Chứng khoán Malaysia, Ủy ban Chứng khoán và Sàn chứng khoán Philipines và trên góc độ quốc tế có Ủy ban của tổ chức quốc tế về Chứng khoán (IOSCO).
Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính thức thực hiện phiên giao dịch đầu tiên và ngày 28/07/2000. Sau đó, trung tâm được đổi tên là Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) theo Quyết định 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-Ttg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sau 4 năm hoạt động. Cả hai Sở đều là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước; là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán, kiểm toán và có nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật; hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. [7], [8]
Bảng 1: Năm thành lập, tên quốc tế và tên viết tắt của HOSE VÀ HNX
Sở/Đặc điểm
Sở Giao dịch Tp.Hồ Chí Minh
Sở Giao dịch Hà Nội
Năm thành lập
2000
2005
Tên quốc tế
Hochiminh stock exchange
Hanoi stock exchange
Tên viết tắt
HOSE
HNX
Bảng 2: Năm thành lập và hình thức sở hữu của một số sàn chứng khoán trên thế giới và khu vực Đông Nam Á
Sàn
Tên viết tắt
Quốc Gia
Năm thành lập
Hình thức sở hữu
SGDCK New York
NYSE
Mỹ
1792
Tư nhân
SGDCK Luân Đôn
LSE
Anh
1801
Tư nhân
SGDCK Thượng Hải
SSE
Trung Quốc
1866
Nhà nước
SGDCK Tokyo
TSE
Nhật
1878
Tư nhân
SGDCK Hong Kong
HKE
Hồng Kong
1914
Tư nhân
SGDCK Philipines
PSE
Philipines
1927
Tư nhân
SGDCK Hàn Quốc
KLX
Hàn Quốc
1956
Tư nhân
Burse Malaysia
MYX
Malaysia
1960
Tư nhân
SGDCK Băng Cốc
SET
Thái Lan
1962
Tư nhân
SGDCK Hồ Chí Minh
HOSE
Việt Nam
2000
Nhà nước
SGDCK Lào
LSX
Lào
2011
Tư nhân
Nguồn: Website của các sàn chứng khoán
Chú thích: Các SGDCK được chọn là các sàn ra đời sớm nhất tại các nước
3.2. Sự phát triển về số loại cổ phiếu niêm yết, số loại trái phiếu, số công ty chứng khoán và số lượng tài khoản nhà đầu tư
3.2.1. Số loại cổ phiếu niêm yết
Qua quá trình phát triển hơn 10 năm, số loại cổ phiếu niêm yết ngày càng tăng lên. Theo Báo cáo thường niên năm 2009 của HOSE, tính đến thời điểm cuối các năm 2007, 2008 và 2009, sàn HOSE có lần lượt 138, 170 và 196 loại cổ phiếu niêm yết. [3, tr. 23] Nhưng chỉ sau đó một năm, tức là năm 2010, con số trên đã tăng lên đến 284 loại cổ phiếu. [7] Từ đó có thể thấy, số loại cổ phiếu đã tăng đột biến trong năm 2010 (Biểu đồ 1). Nếu tính tỉ lệ giữa tổng số loại cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam năm 2009 (gồm 196 cổ phiếu tại sàn HOSE và 300 cổ phiếu tại sàn HNX) so với tổng số 205620 doanh nghiệp Việt Nam (số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động) tại thời điểm cuối năm 2009 thì có thể thấy, tỉ lệ trên chỉ vào khoảng 0,24%. Do đó, tiềm năng phát triển về mặt số loại cổ phiếu niêm yết là khá lớn.[4, tr.9]
So với thế giới, số loại cổ phiếu niêm yết trên HOSE và HNX còn ở mức khá khiêm tốn so với các sàn khác trong khu vực trên thế giới. Số liệu về số loại cổ phiếu niêm yết của HOSE, SET và Burse Malaysia (Bảng 3) cho thấy số loại cổ phiếu niêm yết ở sàn HOSE vẫn ít hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Mặt khác, HOSE và HNX mới chỉ có cổ phiếu của các công ty Việt Nam niêm yết, trong khi đó, các sàn mạnh thường niêm yết cả cổ phiếu của các công ty nước ngoài và thường có các chi nhánh của sàn trên nhiều quốc gia khác nhau.
Bảng 3: Số loại cổ phiếu niêm yết của HOSE và một số sàn trong khu vực năm 2009
Sàn
Số cổ phiếu niêm yết (2009)
SET
642
Burse Malaysia
960
HOSE
196
Nguồn: [3, tr.23], [20, tr.27], [9, tr.8]
Biểu đồ 1: Số lượng cổ phiếu, trái phiếu, số CTCK và số lượng tài khoản nhà đầu tư sàn HOSE
(Nguồn: [3], [5], [7], [8])
Chú thích: Số liệu năm 2000 là số liệu lúc HOSE mới thành lập, các năm còn lại là số liệu tại thời điểm đầu năm
3.2.2. Số lượng công ty chứng khoán
Số lượng công ty chứng khoán cũng tăng khá nhanh (Biểu đồ 1). Thậm chí trong giai đoạn gần đây (2007- 2010) còn tăng nhanh hơn quy mô tăng của thị trường. Nếu như cuối năm 2007 số công ty chứng khoán ở sàn HOSE là 62 công ty thì cuối năm 2009 là 99. Tốc độ tăng giữa năm 2009 và 2007 là 160%. Trong khi đó, tốc độ tăng của tổng mức vốn hóa thị trường cũng trong giai đoạn đó là 135%, từ 364425 triệu VND đến 494072 triệu VND. [3, tr.57] Thêm vào đó, mức vốn hóa toàn thị trường năm 2010 lại giảm trong khi số lượng công ty chứng khoán lại tăng lên thành 102 công ty.
3.2.3. Số loại trái phiếu
Từ năm 2000 đến năm 2008, số lượng trái phiếu cũng tăng lên. Trong đó thành phần trái phiếu chính phủ chiếm tỉ trọng lớn. Chính vì vậy khi tháng 5 năm 2008 theo Quyết định 352/QĐ- UBCKNN về việc chuyển trái phiếu chính phủ niêm yết tại HOSE giao dịch trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thì lượng trái phiếu giao dịch trên sàn HOSE giảm mạnh (Biểu đồ 1). Cho đến thời điểm đầu năm 2011, trên sàn HOSE chỉ còn 49 trái phiếu doanh nghiệp. Giống như các thị trường khác trên thế giới, quy mô thị trường trái phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với quy mô của thị trường cổ phiếu. [8]
3.2.4. Số lượng tài khoản nhà đầu tư chứng khoán
Tăng đáng kể nhất vẫn là số lượng tài khoản của nhà đầu tư (Biểu đồ 1). Nếu như vào năm 2000 cả nước chỉ có khoảng 3000 tài khoản nhà đầu tư thì con số này năm 2009 vào khoảng 760000 tài khoản. Trong khi năm 2009, Sàn SET của Thái Lan (thành lập từ năm 1962) mới chỉ có 570548 tài khoản (Bảng 4).
Bảng 4: So sánh số tài khoản đầu tư trong năm 2009 giữa HOSE và SET
HOSE
SET
Số Tài khoản đầu tư
760000
570548
Số Tài khoản thực giao dịch
20%-35%
21,5%
Năm thành lập
2000
1962
(Nguồn: [20, tr. 24], [6])
Cuối năm 2010, số tài khoản nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam đã vào khoảng hơn 1 triệu tài khoản (tăng 333 lần so với năm 2000). Tuy nhiên, điều cần phải bàn đến là chỉ có khoảng 20-35% số tài khoản này là tài khoản thực giao dịch. Như số liệu ở Bảng 4, sàn SET của Thái Lan cũng chỉ có 21,5% tổng số tài khoản là tài khoản thực giao dịch. Một điều đặc biệt là, tại TTCK Việt Nam, mỗi nhà đầu tư chỉ được phép lập 1 tài khoản duy nhất nên nhiều người đã lách luật bằng cách mượn chứng minh thư của người thân, bạn bè để lập tài khoản. [2] Vì vậy, số lượng nhà đầu tư trên thực tế thậm chí còn ít hơn số lượng tài khoản thực giao dịch như đã thống kê.
3.3. Diễn biến chỉ số VN-Index và HNX- Index giai đoạn 2001-2010
VN-Index có những biến động tăng giảm trong hơn 10 năm qua, đặc biệt là Vn-Index có biên độ dao động mạnh trong những năm 2006, 2007 và 2008 (Biểu đồ 2). Biểu đồ thể hiện diễn biến của VN- Index có thể chia làm 4 giai đoạn chính. Giai đoạn 1 từ đầu năm 2001 đến cuối năm 2001. Đây là giai đoạn thị trường biến động theo xu hướng giảm tương đối mạnh từ 600 điểm xuống còn 250 điểm (gần 60%) chỉ trong vòng 1 năm. Tuy nhiên khối lượng giao dịch trong giai đoạn này không đáng kể.
Biểu đồ 2: Diễn biến chỉ số VN-Index giai đoạn 1/2001 đến 4/2011
Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp
Chú thích: