Nhân tố sinh thái: là các nhân tố vô sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật.
66 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5336 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Về các yếu tố sinh thái và ứng dụng của chúng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level ‹#› www.themegallery.com SEMINAR VỀ CÁC YẾU TỐ SINH THÁI VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG. Nhóm 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN Khoa Khoa học môi trường GVHD: ThS. Nguyễn Tuấn Hải. Nội dung: 1. Khái niệm-phân loại. 2. Nhân tố vô sinh-hữu sinh-mối quan hệ giữa chúng. 3. Ảnh hưởng của nhân tố vô sinh-hữu sinh. 4. Ứng dụng của nhân tố vô sinh-hữu sinh. 5. Nhân tố phụ thuộc và không phụ thuộc vào mật độ. 6. Nhóm nhân tố theo chu kì và không theo chu kì. -Nhân tố sinh thái: là các nhân tố vô sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật. 1.Khái niệm-phân loại nhân tố sinh thái: Phân loại các nhân tố sinh thái Theo nguồn gốc và đặc trưng Theo ảnh hưởng tác động Nhân tố vô sinh Nhân tố hữu sinh Nhân tố phụ thuộc mật độ Nhân tố không phụ thuộc vào mật độ Ngoài ra: căn cứ vào quy luật biến đổi của các nhân tố sinh thái qua không gian, theo thời gian: ảnh hưởng của sự biến thiên mang tính chu kì, người ta chia thành 2 nhóm: - Nhóm các nhân tố biến đổi có chu kì (thay đổi có quy luật). Ví dụ: sự thay đổi theo chu kì ngày đêm, chu kì mùa, chu kì năm,… - Nhóm các nhân tố biến đổi không có chu kì (thay đổi không có quy luật). Ví dụ: sự xuất hiện bất thường của các hiện tượng thời tiết, sự bùng phát của loài sinh vật lạ ở một khu vực… NHÂN TỐ VÔ SINH Yếu tố vô sinh: là các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật, là thành phần không sống của tự nhiên. Gồm: Các chất vô cơ tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất (CO2, N2, O2, C, H2O) Các chất hữu cơ riêng biệt (protein, lipid, glucid, mùn) Khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…) Các yếu tố vật lý: Nước ( biển, ao, dòng chảy,…) Địa hình (độ cao, độ dốc, trũng,…) ***Sự phân loại các nhóm sinh thái trên, chủ yếu cho sinh vật trên cạn. Đối với các sinh vật dưới nước cũng chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố do tính chất của môi trường nước quyết định. NHÂN TỐ VÔ SINH Thổ nhưỡng (đất, đá, pH, thành phần cơ giới,…) NHÂN TỐ HỮU SINH Yếu tố hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa sinh vật này và sinh vật khác sống xung quanh. Gồm : Các cá thể sống như: thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật, con người… Mỗi sinh vật thường chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các cơ chế khác nhau trong mối liên hệ cùng loài hay khác loài ở môi trường xung quanh. Các yếu tố này là thế giới hữu cơ, một thành phần rất quan trọng của môi trường. Ví dụ: + Thực vật: ảnh hưởng trực tiếp và tương hỗ của các thực vật sống cùng (cơ học, cộng sinh, kỵ khí), ảnh hưởng gián tiếp làm thay đổi môi trường sống qua các sinh vật khác (qua động vật và vi sinh vật), qua môi trường vô sinh (cạnh tranh, cảm nhiễm qua lại). + Động vật: Tác động trực tiếp (ăn, dẫm, đạp, làm tổ, truyền phấn, phát tán hạt) và gián tiếp qua môi trường sống. NHÂN TỐ HỮU SINH Môi trường gồm nhiều nhân tố vô sinh và hữu sinh. Giữa các nhân tố thường có sự tác động qua lại với nhau, sự thay đổi của nhân tố này có thể kéo theo sự biến đổi ( lượng, chất )của các nhân tố khác Sinh vật sống trong môi trường phải chịu ảnh hưởng của những thay đổi đó. Ví dụ: - Chiếu sáng trong rừng thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí của đất cũng thay đổi theo ảnh hưởng đến hệ động vật không xương sống, vi sinh vật đất ảnh hưởng đến sự phân huỷ chất hữu cơ ảnh hưởng đến dinh dưỡng khoáng của thực vật. Khi mật độ vật chủ tăng số lượng vật ký sinh tăng. - Để sống, cây xanh cần đủ nước, chất dinh dưỡng… quang hợp, hô hấp, cây xanh đã điều hòa lượng CO2, O2…lọc bụi, tăng độ che phủ và tăng độ ẩm đất, chống xói mòn, rửa trôi đất… MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN TỐ VÔ SINH VÀ HỮU SINH a. Nhiệt độ: ảnh hưởng thường xuyên tới các hoạt động sống của sinh vật. - Thực vật và các động vật biến nhiệt (ếch nhái, bò sát,…) phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường. Động vật đẳng nhiệt (chim, thú) có khả năng điều hòa, giữ được thân nhiệt ổn định nên có thể phát tán và sinh sống khắp nơi. Ví dụ: Cực Bắc (- 40o C): có loài cáo cực (thân nhiệt 38oC) và gà gô trắng (thân nhiệt 43oC) sinh sống. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau với nhiệt độ. Ví dụ, cá rô phi ở nước ta chết ở nhiệt độ dưới 5,6oC và trên 42oC và phát triển thuận lợi nhất ở 30oC. Nhiệt độ môi trường tăng lên làm tăng tốc độ của các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật. Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao chu kì sống của chúng càng ngắn. Ví dụ, ruồi giấm có chu kì sống (từ trứng đến ruồi trưởng thành) ở 25oC là 10 ngày đêm còn ở 18oC là 17 ngày đêm. - Ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái (nóng quá cây sẽ bị cằn) và sinh thái (chim di trú vào mùa đông, gậm nhấm ở sa mạc ngủ hè vào mùa khô nóng). ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH b. Độ ẩm và nước: Nước là thành phần quan trọng của cơ thể sinh vật : chiếm 50% đến 98% khối lượng cây, từ 50% (ở Thú) đến 99% (ở Ruột khoang) khối lượng cơ thể động vật. Mỗi động vật và thực vật ở cạn đều có một giới hạn chịu đựng về độ ẩm. VD: + Loại châu chấu di cư có tốc độ phát triển nhanh nhất ở độ ẩm 70%. + Có sinh vật ưa ẩm (thài lài, ráy, muỗi, ếch nhái...), có sinh vật ưa khô (cỏ lạc đa`, xương rồng, nhiều loại thằn lằn, chuột thảo nguyên). - Nước ảnh hưởng lớn tới sự phân bố của sinh vật. Trên sa mạc có rất ít sinh vật, còn ở vùng nhiệt đới ẩm và nhiều nước thì sinh vật rất đông đúc. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH c. Ánh sáng: -Ánh sáng Mặt Trời là nguồn năng lượng cơ bản của mọi hoạt động sống của sinh vật. VD: NL ánh sáng Mặt Trời Thực vật Động vật Con người. Ánh sáng tác động rõ rệt lên sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật. VD: Cây đậu xanh đặt trong ánh sáng liên tục thì lớn nhanh nhưng ra hoa muộn tới 60 ngày. - Mỗi sinh vật cũng có một giới hạn chịu đựng về ánh sáng. VD: có cây ưa bóng (Nhãn, xoài, mít, dưa hấu, dừa, rau cải…), có cây ưa sáng (Cây cà phê, gừng, lá lốt, nghệ,…);một số cây trung tính( Cây họ đậu như đậu lạc,đậu xanh,…,rau muống…); có động vật ưa hoạt động ngày, có động vật ưa hoạt động đêm. -Ngoài ra ánh sáng còn ảnh hưởng tới quá trình sinh sản của thực vật,dựa vào đó mà thực vật được chia thành cây ngày dài (Cây lúa mì, cà rốt,…) và cây ngày ngắn (Cây tía tô, cúc...). Ngoài ba nhân tố trên còn có nhiều nhân tố vô sinh khác ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật như gió, độ mặn của nước, nguyên tố vi lượng... ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH c. Ánh sáng (tt): -Ánh sáng tác động mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống của cây,từ khi hạt nảy mầm đến khi ra hoa,kết quả,đặc biệt trong quá trình quang hợp của cây. -Ánh sáng còn cần cho sự định hướng thị giác trong không gian của động vật Ví dụ:nhiều loài chim trú đông bay hàng ngàn km trên biển để đến chỗ có khí hậu ấm áp hơn nhưng không bị lệch hướng. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH d.Thổ nhưỡng: -Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tươi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì,là điểm tựa cho con người và sinh vật và môi trường nuôi dưỡng đa số các loài thực vật. -Nhân tố thổ nhưỡng ảnh hưởng tới sinh vật thông qua tác động của độ pH, thành phần cơ giới.... Đất, đá là một trong các thành phần của thổ nhưỡng ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ PH ĐẾN SINH VẬT -Mỗi loài thích hợp với một độ pH thích hợp: +Ở đất đầm chua, pH trong khoảng 3-4,có các loài thuộc họ Lác (Cyperaceae), họ Cỏ dùi trống (Eriocolaceae)…,pH trong khoảng 6-7 có cây ngô...,6.5-7.5 có cây mía...Đất lầy mặn ven biển có pH=7,8 thích hợp cho cây ngập mặn. +Ở đất đá vôi pH > 8, có các cây ưa kiềm như cây Trai (họ Tiliaceae), Lát hoa, Gội nước (họ Meliaceae) +Khi pH thấp, lượng Ca và P trong đất giảm, lượng Al và Mn tăng thì số lượng vi sinh vật trong đất cũng giảm. Khi pH trong khoảng 4-8, rất nhiều vi sinh vật thích hợp sống trong khoảng này. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ PH ĐẾN SINH VẬT Độ pH của đất thay đổi làm tính thấm của vỏ bọc động vật thay đổi ảnh hưởng đến sự trao đổi ,hô hấp... của động vật; làm thay đổi màu sắc của hoa,ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của cây. Loài tú cầu vài loài có màu hoa thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất, lúc đầu hoa màu trắng sau biến dần thành màu lam hay màu hồng ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH e. thủy sinh: -Nước là một nhân tố sinh thái vô cùng quan trọng. -Nước chiếm tỉ lệ rất cao trong cơ thể sinh vật,ví dụ trong cơ thể một số cây mọng nước hoặc ruột khoang,nước chiếm đến 98% cơ thể. nước chiếm 95% cơ thể thủy tức ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH -Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH -Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật. -Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH -Nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật. -Nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật giúp hình thành nên các hệ sinh thái khác nhau. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH -Trong khí quyển, nước tồn tại ở nhiều dạng khác nhau và ảnh hưởng của chúng tới thực vật cũng khác nhau. mù(sương mù) sương Sương muối mưa tuyết ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH Mù (sương mù): gồm những giọt nước nhỏ li ti xuất hiện vào lúc sáng sớm trong điều kiện trời trong, gió lặng thành một tấm màn trắng trải dài trên mặt đất và sẽ tan đi khi mặt trời mọc. Ở những nơi có thảm thực vật dày đặc (rừng, đồng cỏ, savan) có nhiều mù. Mù có tác dụng làm tăng độ ẩm không khí, thuận lợi cho sự sinh trưởng của thực vật và sâu bọ. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH Sương: sương thường được hình thành vào ban đêm. -Đối với thực vật sương có tác động tốt vì đó là nguồn bổ sung độ ẩm cho cây khi trời khô nóng, cây thường bị héo. -Đối với những vùng khô hạn như núi đá vôi, sa mạc, sương là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh vật trong vùng. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH Sương muối: được hình thành trong điều kiện thời tiết khô lạnh vào ban đêm, thành những tinh thể trắng như muối. Sương muối gây tổn hại lớn cho thực vật nhất là các loài cây trồng. Sương muối dày đặc làm cho bắp cải hư hại hoàn toàn. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH Mưa. Đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cung cấp nước cho các cơ thể sống. Có các dạng như sau : + Mưa rào : cung cấp rất nhiều nước nhưng mưa rào cũng gây nhiều thiệt hại như các chồi non của cây bị hư thối, ngăn chặn sự nảy mầm của hạt giống và các chồi mầm dưới đất do mưa lớn làm lớp đất mặt bị nén chặt. Hoạt động của hệ động vật và vi sinh vật ở trong đất bị xáo trộn; nơi ở của nhiều loài động vật bị phá hủy (hang, ổ). Ngoài ra mưa lớn còn gây ra nạn xói mòn và rửa trôi lớp đất mặt và đất bị thoái hóa thành đất lateritic. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH -Mưa đá:thường xuất hiện vào mùa nóng, gây tác hại đối với thực vật, nhất là cây trồng và động vật. - Mưa phùn: cung cấp một lượng nước ít cho cây nhưng kéo dài nhiều ngày nên duy trì được độ ẩm, hạn chế được sự thoát hơi nước của thực vật. Mưa đá ngăn cản sự phát triển của thực vật ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH Tuyết: ở vùng ôn đới, lớp tuyết phủ trên mặt đất có tác dụng nhiều mặt, đó là tấm thảm xốp cách nhiệt, bảo vệ cho các chồi cây trên mặt đất và động vật nhỏ. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH *Dòng chảy :ảnh hưởng đến sự vận chuyển chất dinh dưỡng, điều hòa nhiệt độ của biển. -Sự di chuyển của các khối nước ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều động vật biển hay nước ngọt sống cố định: ruột khoang, hải miên... *Ngoài ra các chất hòa tan trong nước ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật: +Lân(P) là nhân tố hạn chế hàng đầu trong môi trường nước ngọt +Nitơ (N) dưới dạng NO3 đoực sinh vật thủy sinh sử dụng, còn NO2 rất độc đối với sinh vật thủy sinh. +Lưu huỳnh(S) dưới dạng SO4 đáp ứng nhu cầu của thực vật.H2S là chất độc đối với cá và một số động vật thủy sinh. a. Quan hệ cùng loài: - Quần tụ: các cá thể có xu hướng tụ tập bên nhau tạo thành quần tụ cá thể để được bảo vệ và chống đỡ các điều kiện bất lợi của môi trường tốt hơn. Ví dụ, quần tụ cây có tác dụng chống gió, chống mất nước tốt hơn, quần tụ cá chịu được nồng độ chất độc cao hơn... ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ HỮU SINH Cách li: là làm giảm nhẹ sự cạnh tranh, ngăn ngừa sự gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn khi mật độ quần thể tăng quá mức cho phép, gây ra sự cạnh tranh, một số cá thể động vật phải tách khỏi quần tụ đi tìm nơi sống mới. b. Quan hệ khác loài: Quan hệ hỗ trợ: + Cộng sinh là quan hệ cần thiết và có lợi cho 2 bên cả về dinh dưỡng lẫn nơi ở. VD:. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ HỮU SINH Vi khuẩn nốt rễ và cây họ đậu Vi khuẩn lam cộng sinh với nấm tạo thành địa y + Quan hệ hợp tác là quan hệ có lợi cho cả 2 bên nhưng không nhất thiết cần cho sự tồn tại của chúng. Quan hệ hội sinh là quan hệ chỉ có lợi cho một bên. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ HỮU SINH Sự hợp tác giữa hải quỳ và tôm ký cư + Quan hệ hội sinh là quan hệ chỉ có lợi cho một bên. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ HỮU SINH Sâu non Microdon Với cơ thể dẹt giống như lá chắn và một mùi hương bảo vệ, những con giòi giả vờ chỉ là một thành viên của tổ kiến để sống kí sinh trong tổ. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ HỮU SINH + Quan hệ đối địch: là quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể khác loài về thức ăn, nơi ở được biểu hiện: . Động vật ăn thịt - con mồi: sinh vật này tiêu diệt sinh vật khác (mèo bắt chuột, cáo bắt gà...). . Quan hệ kí sinh - vật chủ: sinh vật này sống bám vào cơ thể sinh vật khác (giun, sán kí sinh ở động vật và người...). . Quan hệ ức chế - cảm nhiễm: sinh vật này kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật khác (tảo tiểu cầu tiết ra chất kìm hãm sự phát triển của rận nước). ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ HỮU SINH Mèo bắt chuột Động vật ăn thịt- con mồi Cáo bắt gà ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ HỮU SINH Dây tơ hồng sống bám vào cây khác ( kí sinh- vật chủ) ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ HỮU SINH Chất gây đỏ nước của tảo giáp làm chết nhiều thực vật và động vật trên bề mặt ao hồ Thủy triều đỏ ( ức chế cảm nhiễm) - Cá rô phi đen Tilapia mosambica ở Việt Nam: 5 – 420C ứng dụng trong nghiên cứu giống loài, cải tạo giống; nuôi trồng và đánh bắt thích hợp; con người điều chỉnh đkiện môi trường phù hợp. - Loài mắm biển Avicenia marina sống ở nồng độ muối từ 5- 36 0/00, có khi tới 90 0/00 định hướng thời gian và địa điểm đánh bắt. ỨNG DỤNG CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH VÀ HỮU SINH Hiểu biết tác động của các yếu tố dinh dưỡng lên sinh trưởng, phát triển của thực vật: phân đạm tác động tốt đến sinh trưởng của cây, phân lân và kali rất cần cho qúa trình ra hoa, tạo quả. Bổ sung chất cần thiết, đúng lúc và hợp lí sinh vật sinh trưởng phát triển tốt, theo ý muốn và nhu cầu của con người. Ở ĐV biến nhiệt, khi tăng nhiệt độ không khí lên 40 –500C chúng tăng cường trao đổi chất, nhưng nhiệt độ cao kìm hãm sự di chuyển, động vật đờ đẫn vì nóng. Làm giảm, tăng nhiệt độ thích hợp với quá trình sống của SV, giúp hoạt động có hiệu quả. ỨNG DỤNG CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH VÀ HỮU SINH Cơ thể động vật luôn luôn cần canxi cho nhu cầu sống, đặc biệt là cho phát triển khung xương, tuy nhiên ở giai đoạn non cần nhiều hơn giai đoạn trưởng thành và giai đoạn già. Bổ sung lượng Canxi thường xuyên, thích hợp từng giai đoạn phát triển của cơ thể. Ứng dụng trong sản xuất sản phẩm dinh dưỡng, nghiên cứu thực phẩm cần thiết cho từng thời kì sinh trưởng của con người. ỨNG DỤNG CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH VÀ HỮU SINH Dựa vào hàm lượng axit amin prolin trong lá làm một chỉ tiêu đánh giá khả năng chống chịu hạn của các giống cây trồng. Ví dụ: Hàm lượng prolin của các giống mía QĐ11, ROC10, R570 lần lượt là 0,11 ; 0,19 ; 0,22µg/gam lá tươi giống R570 có khả năng chịu hạn tốt nhất ỨNG DỤNG CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH VÀ HỮU SINH Cá chép nuôi ở những ruộng lúa vùng Quế Lâm (Trung Quốc) do ảnh hưởng của ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, nên tuy cơ thể cá còn nhỏ (150 - 250 gam) nhưng đã thành thục sinh dục sớm (1 tuổi). Dựa vào hiện tượng đó, ngư dân vùng Quảng Đông (Trung Quốc) đã thúc đẩy cá chép đẻ sớm bằng cách hạ mực nước trong ao nuôi vào mùa xuân để tăng cường độ ánh sáng và nhiệt độ nước cho cá thành thục sinh sản sớm. - Kích thích cá hồi châu Âu (Salvelinus fontinalles) sinh sản vào mùa hè bằng cách tăng số giờ chiếu sáng trong ngày. ỨNG DỤNG CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH VÀ HỮU SINH -Ứng dụng ảnh hưởng của pH: Hiện nay người ta ứng dụng ảnh hưởng này trong sản xuất cũng như trong chọn giống vi sinh vật chủ yếu tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển và ức chế sự phát triển của vi sinh vật có hại. Thí dụ như trong đời sống người ta thường hay ngâm dấm, dầm dấm. Đó là một trong những cách bảo quản. ỨNG DỤNG CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH VÀ HỮU SINH Nhân tố phụ thuộc và không phụ thuộc vào mật độ Nhân tố phụ thuộc mật độ khi tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng tác động của chúng phụ thuộc vào mật độ quần thể bị tác động. Chúng thường là những nhân tố hữu sinh. Nhân tố không phụ thuộc mật độ khi tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng tác động của chúng không phụ thuộc vào mật độ quần thể bị tác động. Chúng thường là những nhân tố vô sinh Biến thiên có tính chu kì Khái niệm: Là biến thiên xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường. NHÂN TỐ SINH THÁI MANG TÍNH CHU KÌ Theo chu kì mùa: Trong năm, xuân hè là thời gian thuận lợi nhất cho sinh sản và phát triển của các loài sinh vật. Kế hoạch sản xuất, nuôi trồng, săn bắn và thu hoạch. NHÂN TỐ SINH THÁI MANG TÍNH CHU KÌ và ỨNG DỤNG Theo chu kì mùa:Sự biến động số lượng cá thể của quần thể thuộc các loài thực vật, nhiều loài côn trùng, ếch, nhái, cá, chim. Thời tiết ấm áp, độ ẩm cao => làm tăng số lượng muỗi theo chu kì mùa. Đề ra biện pháp phòng tránh dịch bệnh, giải pháp giảm số lượng. Ếch nhái thường tăng số lượng vào mùa mưa cung cấp thức ăn cho con người, diệt loài gây hại, mất cân bằng môi trường trong ao,…. Áp dụng điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn sống. Thường gặp ở sinh vật có kích thước nhỏ, tuổi thọ thấp. Vd: các loài tảo, động vật nổi. Chu kì ngày đêm: Tảo tăng nhiều vào ban ngày vì có ánh sáng để QH và giảm về ban đêm Biến động theo chu kì. Chu kì tuần trăng và hoạt động của thủy triều: Ví dụ: loài rươi sống ở nước lợ biến động theo chu kì tuần trăng “tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mùng 5”, rươi ngoi lên mặt nước để sinh sản. Các loài ngao, sò biến động khi thủy triều lên. Theo chu kì mùa Để thu hoạch đánh bắt một số loài. Theo chu kì năm Sự biến động theo chu kì 10-12 năm của quần thể thỏ và linh miêu Theo chu kì năm. Gà gô cổ khoang và gà gô trắng xám có chu kì biến động 9-11 năm. Cáo- chuột lemut có chu kì 3-4 năm. Cá cơm ở peru có chu kì là 7 năm. Khi có dòng nước nóng chảy về là cá chết hàng loạt. Đề ra phương án khai thác , sản xuất hợp lí. Dầu rái sau 4-5 năm lại có một năm sai quả. Theo chu kì năm Có biện pháp khai thác và sử dụng hiệu quả. Biến động không theo chu kì Là kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể tăng hoặc giảm đột ngột do điều kiện thất thường của thời tiết: lũ lụt, bão, cháy rừng…hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người. NHÂN TỐ SINH THÁI MANG TÍNH CHU KÌ và ỨNG DỤNG Rừng U Minh bị cháy 2002 Cháy rừng là nguyên nhân ngẫu nhiên làm cho cá thể quẩn thể giảm. Cháy rừng làm giảm số lượng cây trong rừng Rét độc, rét hại làm chết hàng loạt gia súc ở miền Bắc nước ta. Do các nguyên nhân gây biến thiên thất thường, không đoán trước Cần đưa ra những biện pháp phòng tránh. Dự báo trước tình hình có thể xảy ra để hạn chế bớt thiệt hại. Biết được có tính biến thiên không theo chu kì chủ động nghiên cứu, tìm hiểu, dự báo nguy cơ, là điều kiện phát triển nhiều ngành khoa học khác. NHÂN TỐ SINH THÁI MANG TÍNH CHU KÌ và ỨNG DỤNG THE END. CÁM ƠN THẦY( CÔ) CÙNG CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE! DANH SÁCH NHÓM 3: Nguyễn Thị Nguyên. Nguyễn Thị Bảo Trân. Nguyễn Thị Trúc Ly. Phạm Thị Nhuận. Nguyễn Thị Kim Yến. Lương Thị Hồng Xuyến. Nguyễn Thị Hồng Trúc.