Trong khoảng mười năm trở lại đây, cùng với sự phát triển vượt bậc về khoa
học và công nghệ, Internet đã được phổ biến gần như khắp nơi, từ đồng bằng đến
miền núi. Việc sử dụng internet gần như không thể thiếu hằng ngày với 94% là tỷ
lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày, và 6% là số người
sử dụng Internet ít nhất một lần trong tuần.[1]. Hơn nữa các thiết bị có kết nối
mạng ngày càng phổ biến và giá thành phù hợp với mọi tầng lớp ở nước ta. Vì
vậy, việc áp dụng những thành tựu này vào các lĩnh vực trong cuộc sống con
người ngày càng trở nên phổ biến, giúp các hoạt động trong cuộc sống trở nên dễ
dàng và thuận tiện hơn. Internet thực sự là môi trường thông tin liên kết mọi
người trên toàn thế giới, để cùng chia sẻ những vấn đề mang tính xã hội. Tận dụng
môi trường internet đã được phủ rộng khắp này, các phần mềm chia sẻ hiện nay
cả về hình ảnh và thông tin không phụ thuộc vị trí địa lý được các công ty hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin xây dựng lên và phát hành ra thị trường
rất nhiều, trong đó có những phiên bản miễn phí. Nhờ vào đó, mọi người có thể
trao đổi, tìm kiếm thông tin, học tập một cách dễ dàng, thuận lợi. Do đó, trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các hình thức đào tạo E-Learning (Electronic
Learning - đào tạo trực tuyến) dần dần hình thanh và phát triển và được xem như
một phương thức đào tạo theo xu hướng, hỗ trợ đổi mới nội dung cũng như
phương pháp dạy và học. Hình thức học này không chỉ dành cho học sinh, sinh
viên ở các trường học truyền thống mà dành cho tất cả mọi người, không có giới
hạn về tuổi tác và hoàn cảnh sống. E-Learning đã được thử nghiệm thành công và
sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. E-Learning hoạt động sôi động nhất
tại Mỹ, quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới.
62 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Mã số: T2019-06-144
Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Lê Nhật Hoàng
Đà Nẵng, 07/2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN
CHO HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Mã số: T2019-06-144
Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần Phương pháp học tập và
Nghiên cứu khoa học
- Mã số: T2019-06-144
- Chủ nhiệm: Trần Lê Nhật Hoàng
- Thành viên tham gia:
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
- Thời gian thực hiện: 8/2019 – 8/2020
2. Mục tiêu: Hướng đến dạy và học trực tuyến thông qua công nghệ số và các
công cụ hỗ trợ.
3. Tính mới và sáng tạo: Dạy trực tuyến qua hệ thống LMS của trường, slide trực
quan sinh động, câu hỏi thảo luận nâng cao khả năng thuyết trình và phản biện cho sinh
viên.
4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu: Toàn bộ danh mục bài giảng được đưa lên hệ
thống LMS của trường.
5. Tên sản phẩm: Bài giảng Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học.
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp
dụng: Áp dụng hiệu quả cho giảng dạy trực tuyến.
7. Hình ảnh, sơ đồ minh họa chính:
Chỉnh sửa khóa
học
Chỉnh sửa khóa
học
Hội đồng KH&ĐT đơn vị
Ngày 02 tháng 7 năm 2020
Chủ nhiệm đề tài
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: Build online lectures for the subject Learning methods and Scientific
research
Code number: T2019-06-144
Coordinator:
Implementing institution: University of Technology and Education - The
University of Danang
Duration: from 8/2019 to 8/2020
2. Objective(s): Towards online teaching and learning through digital technology
and support tools.
3. Creativeness and innovativeness: Teaching online through the UTE's LMS
system and improving discussion and presentation for students.
4. Research results: The entire lecture list is posted on the UTE's LMS system.
5. Products: Subject Learning method and Scientific research.
6. Effects, transfer alternatives of research results and applicability: Effective
application for online teaching.
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... iii
1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài ......................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu .................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ............................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4
1.1. Khái niệm E-Learning .............................................................................................. 4
1.2. Đặc điểm chung của E-Learning [5] ........................................................................ 5
1.3. Hệ thống E-Learning bao gồm [5]: .......................................................................... 5
1.4. Ưu điểm của E-Learning .......................................................................................... 6
1.5. Một số hình thức E-Learning ................................................................................... 8
1.6. Nhược điểm của học trực tuyến................................................................................ 8
1.7. Tiềm năng phát triển đào tạo theo mô hình E-Learning tại Việt Nam ................... 10
1.8. Giải pháp phát triển mô hình E-Learning trong đào tạo đại học [9] ...................... 10
CHƯƠNG 2. HỌC PHẦN SOẠN THẢO VÀ PHẦM MỀM HỖ TRỢ ................. 14
2.1 Đề cương chi tiết học phần Phương pháp học tập và Nghiên cứu khoa học ........ 14
2.2 Phần mềm MS PowerPoint ................................................................................... 19
2.3 Phần mềm quay video Bandicam ......................................................................... 20
2.4 Phần mềm zoom meeting [13] .............................................................................. 22
2.5 Moodle LMS [16] ................................................................................................. 24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN ................... 27
3.1 Tạo tài khoản LMS cho sinh viên ......................................................................... 27
3.2 Tài nguyên cho bài giảng ...................................................................................... 27
3.3 Hướng dẫn sử dụng và đưa bài giảng lên hệ thống LMS lên của Trường Đại học
Sư phạm kỹ thuật ........................................................................................................... 29
3.4 Thực hiện mở lớp học và giảng dạy trên LMS ..................................................... 39
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 49
1. Kết luận ................................................................................................................. 49
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 51
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Nội dung chi tiết học phần .................................................................. 16
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Học online và offline [7] ....................................................................... 8
Hình 2.1: Phần mềm Microsoft PowerPoint ....................................................... 20
Hình 2.2: Phần mềm quay video Bandicam ........................................................ 21
Hình 2.3: Phần mềm zoom .................................................................................. 23
Hình 2.4: Hệ thống LMS của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật ...................... 26
Hình 2.5: Soạn bài giảng ..................................................................................... 27
Hình 3.1: Soạn bài giảng trên MS Power Point .................................................. 28
Hình 3.2: Soạn câu hỏi thảo luận ........................................................................ 28
Hình 3. 3: Đăng nhập vào hệ thống..................................................................... 29
Hình 3.4: Nhập tài khoản vào hệ thống............................................................... 30
Hình 3.5: Giao diện chính sau khi đăng nhập ..................................................... 30
Hình 3.6: Lựa chọn khoa và học kì ..................................................................... 31
Hình 3.7: Thêm khóa học mới ............................................................................ 31
Hình 3.8: Nhập thông tin khóa học ..................................................................... 32
Hình 3.9: Mô tả về khóa học ............................................................................... 32
Hình 3.10: Các học phần đã khởi tạo .................................................................. 33
Hình 3.11: Chỉnh sửa học phần ........................................................................... 33
Hình 3.12: Sửa chữa, đặt tên chủ đề cho phù hợp với học phần ........................ 34
Hình 3.13: Thêm nội dung trong chủ đề ............................................................. 35
Hình 3.14: Các kiểu nội dung có thể thêm vào trong chủ đề của học phần ........ 36
Hình 3.15: Thêm file vào chủ đề của học phần .................................................. 36
Hình 3.16: Chọn đưa bài tập lên hệ thống .......................................................... 37
Hình 3. 17: Thời gian nộp bài và kiểu file được chấp nhận ................................ 37
Hình 3.18: Nội dung học phần trên hệ thống LMS (1) ...................................... 38
Hình 3. 19: Nội dung khóa học lên hệ thống LMS (2) ....................................... 38
Hình 3.21: Nội dung khóa học trên hệ thống LMS (3) ....................................... 39
Hình 3.22: Nội dung khóa học trên hệ thống LMS (4) ....................................... 39
Hình 3.23: Danh sách học viên đăng kí học phần ............................................... 40
Hình 3.24: Thêm sinh viên vào khóa học đã khởi tạo ........................................ 41
Hình 3.25: Giảng dạy online (1) ......................................................................... 42
Hình 3.26: Giảng dạy online (2) ......................................................................... 42
Hình 3.27: Giảng dạy online (3) ......................................................................... 43
Hình 3.28: Theo dõi trạng thái nộp bài của sinh viên ......................................... 44
Hình 3.29: Tải bài tập sinh viên đã nộp .............................................................. 44
Hình 3.30: Cho điểm từng bài kiểm tra .............................................................. 45
Hình 3.31: Xem báo cáo toàn học phần .............................................................. 45
Hình 3.32: Xem kết quả toàn khóa học của mỗi sinh viên ................................. 46
Hình 3.33: Thuyết trình đề tài nghiên cứu khoa học (1) ..................................... 46
Hình 3.34: Thuyết trình đề tài nghiên cứu khoa học (2) ..................................... 47
Hình 3.35: Thuyết trình đề tài nghiên cứu khoa học (3) ..................................... 48
Hình 3.36: Thuyết trình đề tài nghiên cứu khoa học (4) ..................................... 48
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài
Trong khoảng mười năm trở lại đây, cùng với sự phát triển vượt bậc về khoa
học và công nghệ, Internet đã được phổ biến gần như khắp nơi, từ đồng bằng đến
miền núi. Việc sử dụng internet gần như không thể thiếu hằng ngày với 94% là tỷ
lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày, và 6% là số người
sử dụng Internet ít nhất một lần trong tuần.[1]. Hơn nữa các thiết bị có kết nối
mạng ngày càng phổ biến và giá thành phù hợp với mọi tầng lớp ở nước ta. Vì
vậy, việc áp dụng những thành tựu này vào các lĩnh vực trong cuộc sống con
người ngày càng trở nên phổ biến, giúp các hoạt động trong cuộc sống trở nên dễ
dàng và thuận tiện hơn. Internet thực sự là môi trường thông tin liên kết mọi
người trên toàn thế giới, để cùng chia sẻ những vấn đề mang tính xã hội. Tận dụng
môi trường internet đã được phủ rộng khắp này, các phần mềm chia sẻ hiện nay
cả về hình ảnh và thông tin không phụ thuộc vị trí địa lý được các công ty hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin xây dựng lên và phát hành ra thị trường
rất nhiều, trong đó có những phiên bản miễn phí. Nhờ vào đó, mọi người có thể
trao đổi, tìm kiếm thông tin, học tập một cách dễ dàng, thuận lợi. Do đó, trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các hình thức đào tạo E-Learning (Electronic
Learning - đào tạo trực tuyến) dần dần hình thanh và phát triển và được xem như
một phương thức đào tạo theo xu hướng, hỗ trợ đổi mới nội dung cũng như
phương pháp dạy và học. Hình thức học này không chỉ dành cho học sinh, sinh
viên ở các trường học truyền thống mà dành cho tất cả mọi người, không có giới
hạn về tuổi tác và hoàn cảnh sống. E-Learning đã được thử nghiệm thành công và
sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. E-Learning hoạt động sôi động nhất
tại Mỹ, quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới. Theo thống kê của Cyber
Universities năm 2018, có hơn 80% trường đại học nước này sử dụng phương
thức đào tạo E-Learning. E-Learning còn được coi như là một kênh đào tạo nhân
viên hiệu quả khi có tới 77% công ty ở Mỹ đưa các khóa học E-Learning vào
chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân viên của mình [2]. Không nằm ngoài xu thế
đó, tại Việt Nam, việc học E-Learning được bắt đầu bằng các khóa học ngoại ngữ
và các khóa kỹ năng. Từ năm 2018, đầu tư vào hình thức dạy học này tại nước ta
ngày càng tăng vượt bậc.
Với tình hình thực tế hiện nay, khi mà học sinh, sinh viên phải nghỉ học do
dịch Covid-19 gây ra, nhiều trường đại học và phổ thông đã lựa chọn hình thức
học trực tuyến E-Learning để giúp các em học sinh, sinh viên theo kịp chương
trình học. Các trường thành viên trong Đại học Đà Nẵng đang tích cực triển khai
hình thức học tập này và khuyến khích giảng viên – sinh viên tích cực tham gia
để hạn chế ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến tình hình dạy và học. Trong đó,
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật cũng tích cực hưởng ứng và triển khai hình
thức dạy và học này đến Giảng viên và Sinh viên của mình.
Vì vậy việc thực hiện xây dựng các tài nguyên, xây dựng các bài giảng trực
tuyến là cấp bách và cần thiết trong điều kiện xã hội hiện này. Trong lĩnh vực
giảng dạy của mình, tác giả cho rằng việc chọn đề tài “Xây dựng bài giảng trực
tuyến cho học phần Phương pháp học tập và Nghiên cứu khoa học” là quan
trọng, cần thiết, có ý nghĩa trong việc lan tỏa cho các đồng nghiệp khác và giúp
cho sinh viên dễ dàng tiếp cận với hình thức học tập mới này.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần Phương pháp học tập và Nghiên
cứu khoa học và đăng tải lên hệ thống LMS được xây dựng bởi đội ngũ kỹ thuật
của trường, triển khai thử nghiệm việc dạy và học, và lan tỏa đến toàn thể giảng
viên, sinh viên.
3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Xây dựng bài giảng trong phạm vi đề cương chi tiết của học phần Phương
pháp học tập và Nghiên cứu khoa học.
Sử dụng các công cụ để thiết kế bài giảng, tìm hiểu và thực hiện hoàn chỉnh.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa khoa học: phổ biến các công cụ tin học mới đến các giảng viên.
3
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Thực hiện giảng dạy trực tuyến, giảm thời gian
lên lớp của giảng viên và sinh viên.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Với cuộc cách mạng 4.0 vạn vật kết nối internet, thông tin bùng nổ, vì vậy
quá trình trao truyền tri thức, kinh nghiệm giữa con người với con người cũng cần
có sự thay đổi cho phù hợp. Sự ra đời và phát triển của các thiết bị thông minh
khiến con người được tận hưởng những tiện ích của kỷ nguyên Internet giúp cho
việc tiếp nhận tri thức nhanh chóng hơn, rút ngắn khoảng cách.
Trong phần quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước trong phát triển
giáo dục - đào tạo thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế, giảng viên vận dụng làm rõ những quan điểm của Đảng về giáo dục trong
thời gian tới, đặc biệt hiểu rõ những Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục - đào tạo ở nước ta. Việc học tập trong thời đại công nghệ số và mạng Internet
vượt qua sự giới hạn về không gian, thời gian: những kiến thức, thông tin cơ bản
ở hầu khắp các lĩnh vực từ xưa đến nay hầu như có thể tìm trên Internet mà chỉ
cần một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng người học dễ dàng tìm
được. Hơn thế nữa, người học có thể trao đổi trực tiếp với người giảng bài. Điều
này đặc biệt thuận lợi cho việc xây dựng một xã hội học tập với nhu cầu học tập
suốt đời của mọi người, đáp ứng những yêu cầu của con người trong thời đại 4.0
[3]. Do đó, việc học E-Learning hay học trực tuyến sẽ là hình thức đào tạo trong
tương lai.
1.1. Khái niệm E-Learning
E-Learning là một thuật ngữ có nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau.
Elearning là một hình tức học ảo thông qua mạng internet kết nối với các trung
tâm đào tạo có lưu trữ sẵn các bài giảng điện tử và một số phần mềm cần thiết cho
phép học viên và người giảng dạy có thể trao đổi thông tin bài học với nhau và
học viên có thể nhận yêu cầu cũng như các bài tập từ giảng viên. Ngoài ra, giáo
viên còn có thể truyền tải âm thanh và hình ảnh minh họa nội dung qua các băng
thông rộng hoặc kết nối mạng Lan, mạng Wifi, WiMax,[4] Chính vì thế, các cá
nhân hay tổ chức đào tạo đều có thể thiết kế website trường học. Tại đây, cho
5
phép học viên đăng ký khóa đào tạo, tham gia khóa học, nhận bài kiểm tra và tích
hợp thêm tính năng thanh toán online.
E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc
quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau
và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục.
Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền
tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng
dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính.
E-Learning là cách thức học mới qua mạng Internet, qua đó học viên có thể
học mọi lúc, mọi nơi, học theo sở thích và học suốt đời.
1.2. Đặc điểm chung của E-Learning [5]
Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng,
kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán.
Hiệu quả của E-Learning cao hơn so với phương pháp học truyền thống do
E-Learning có tính tương tác cao dựa trên đa phương tiện (multimedia), tạo điều
kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học
tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người.
E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay,
E-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới.
Rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-Learning đã ra đời.
1.3. Hệ thống E-Learning bao gồm [5]:
- Đầu tiên, e-Learning có hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Management
System) giúp xây dựng các lớp học trực tuyến hiệu quả.
- Một thành phần quan trọng nữa của hệ thống e-Learning là hệ thống quản lí nội
dung học tập (LCMS - Learning Content Management System) cho phép tạo và
quản lý nội dung học tập.
- Ngoài ra e-Learning còn cung cấp các công cụ làm bài giảng (authoring tools)
một cách sinh động, dễ sử dụng, và đầy đủ multimedia.
- Quan trọng hơn là E-Learning đã được thế giới chuẩn hoá nên các bài giảng có
thể trao đổi với nhau trên toàn thế giới cũng như giữa các trường học ở Việt Nam.
1.4. Ưu điểm của E-Learning
Ưu điểm của lớp học trực tuyến là khả năng giảm thiểu chi phí đi lại, tiết
kiệm được thời gian và không gian học tập. Hơn thế nữa, việc xây dựng thiết kế
web trường học không tốn nhiều chi phí bằng việc xây dựng một trường học và
cũng không cần giấy phép xây dựng phức tạp. Ngoài ra, khóa học online còn có
các ưu diểm khác:
- Đào tạo mọi lúc mọi nơi: Truyền đạt kiến thức nhanh chóng, thông tin theo
yêu cầu của học viên. Người học có thể truy cập vào các khóa học trực tuyến tại
bất kỳ nơi đâu: ở nhà, nơi làm việc hay các địa diểm mạng internet công cộng và
vào bất ký thời gian nào thích hợp khi người học muốn.
- Khả năng cập nhật: Khi áp dụng hệ thống E - learning, các doanh nghiệp,
trường học sẽ dễ dàng cập nhật các bài học mới chỉ trong một khoảng thời gian
ngắn, nhờ đó học viên có thể tiếp cận tài liệu nhanh hơn. Mặt khác, doanh nghiệp
không phải chi một khoản lớn thuê địa điểm, giảng viên, tài liệu in ấn để đào tạo
cho nhân viên mới, mà có thể đơn