Ngày nay cùng với xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ phát triển liên tục không ngừng, gây nên sự biến đổi sâu sắc về kinh tế của mỗi quốc gia, trong tất cả mọi lĩnh vực. Điều đó đã làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Xu hướng quốc tế hóa đã đặt ra một vấn đề tất yếu khách quan: mỗi quốc gia phải mở cửa ra thị trường thế giới và chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế và khu vực nhằm phát triển nền kinh tế của mình, tránh bị tụt hậu so với các nước khác.
Cùng với phương châm: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang cố gắng nỗ lực vươn lên trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Sau nhiều năm thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế nước nhà đã có những bước chuyển biến chóng mặt, bộ mặt đời sống của người dân ngày một nâng cao. Để hòa chung vào dòng chảy của hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang xây dựng cho mình một thương hiệu riêng về các mặt hàng trên thương trường quốc tế. Một mốc son quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam khi Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây sẽ là cơ hội lớn tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nền kinh tế nói riêng và đất nước nói chung.
Góp phần quan trọng trong công tác phát triển nền kinh tế, lĩnh vực ngoại thương có vai trò chủ đạo và chiến lược lâu dài. Bởi vì: một quốc gia cũng như cá nhân, không thể sống riêng rẽ độc lập với nhau về các hoạt động mà vẫn đáp ứng được các nhu cầu của mình một cách đầy đủ được. Hoạt động ngoại thương mở rộng phạm vi tiêu dùng của một quốc gia, nó cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng tiêu dùng nhiều hơn mức có thể sản xuất và vượt giới hạn của khả năng sản xuất trong nước đó. Xuất phát từ nguyên nhân trên, ngoại thương luôn được đẩy mạnh trong nền kinh tế nước ta. Hay nói cách khác hoạt động ngoại thương hay hoạt động kinh doanh XNK không những giúp phát triển nền kinh tế, tăng nguồn thu về mọi mặt mà còn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong hoạt động ngoại thương, nó tác động trực tiếp đến đời sống con người. Nhập khẩu bổ sung các hàng hóa mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế những hàng hóa mà sản xuất trong nước không có lợi bằng nhập khẩu. Còn sản xuất là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng sản xuất để tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế là 1 mục tiêu quan trọng của chính sách thương mại.
Còn hoạt động xuất khẩu lại là một trong những hoạt động chủ yếu giúp các quốc gia hội nhập và học hỏi lẫn nhau, cùng nhau phát triển nền kinh tế, tạo vị trí, thế lực vững mạnh trên trường quốc tế. Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo XK, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng XK để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.
Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, chúng ta không chỉ góp phần đưa nền kinh tế đất nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân, nâng cao mức sống của người dân mà còn giới thiệu nhiều hơn về tiềm năng kinh tế, truyền thống văn hóa của dân tộc mình đến những bạn bè quốc tế và đúc rút, học hỏi được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm từ họ. Điều này là vô cùng quan trọng đối với một đất nước có nền kinh tế đang phát triển như nước ta, biến khả năng đi tắt đón đầu về khoa học kỹ thuật của ta thành hiện thực.
Để hoạt động xuất khẩu được thực hiện có hiệu quả, chúng ta phải lập được phương án kinh doanh khả thi vì nó là một bước quan trọng, là cơ sở cho việc ra quyết định em doanh nghiệp có nên xuất khẩu hay không.
39 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3424 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu mực đông lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Những nội dung chính trong thiết kế môn học Trang
Lời nói đầu 2
Phần I: Những cơ sở để lập phương án xuất khẩu 5
1: Mục đích và ý nghĩa của phương án xuất khẩu 5 2: Giới thiệu chung về công ty 6 3: Cơ sở pháp lí lập phương án 7 3.1: Cơ sở pháp lí 7 3.2: Cơ sở thực tiễn 8 3.3: Kết quả phân tích tài chính 20
Phần II: Tổ chức thực hiện 23
1: Các biện pháp thực hiện phương án 23 1.1: Lựa chọn hình thức giao dịch 23 1.2: Xác định số lượng hàng xuất khẩu 23 1.3: Thực hiện các giao dịch để lựa chọn đối tác 23 1.4: Dự tính chi phí, doanh thu, hiệu quả kinh tế với từng đối tác 32 1.5: Hợp đồng mua bán quốc tế 37 2: Các bước thực hiện hợp đồng 42
Kết luận và kiến nghị 45
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay cùng với xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ phát triển liên tục không ngừng, gây nên sự biến đổi sâu sắc về kinh tế của mỗi quốc gia, trong tất cả mọi lĩnh vực. Điều đó đã làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Xu hướng quốc tế hóa đã đặt ra một vấn đề tất yếu khách quan: mỗi quốc gia phải mở cửa ra thị trường thế giới và chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế và khu vực nhằm phát triển nền kinh tế của mình, tránh bị tụt hậu so với các nước khác.
Cùng với phương châm: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang cố gắng nỗ lực vươn lên trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Sau nhiều năm thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế nước nhà đã có những bước chuyển biến chóng mặt, bộ mặt đời sống của người dân ngày một nâng cao. Để hòa chung vào dòng chảy của hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang xây dựng cho mình một thương hiệu riêng về các mặt hàng trên thương trường quốc tế. Một mốc son quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam khi Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây sẽ là cơ hội lớn tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nền kinh tế nói riêng và đất nước nói chung.
Góp phần quan trọng trong công tác phát triển nền kinh tế, lĩnh vực ngoại thương có vai trò chủ đạo và chiến lược lâu dài. Bởi vì: một quốc gia cũng như cá nhân, không thể sống riêng rẽ độc lập với nhau về các hoạt động mà vẫn đáp ứng được các nhu cầu của mình một cách đầy đủ được. Hoạt động ngoại thương mở rộng phạm vi tiêu dùng của một quốc gia, nó cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng tiêu dùng nhiều hơn mức có thể sản xuất và vượt giới hạn của khả năng sản xuất trong nước đó. Xuất phát từ nguyên nhân trên, ngoại thương luôn được đẩy mạnh trong nền kinh tế nước ta. Hay nói cách khác hoạt động ngoại thương hay hoạt động kinh doanh XNK không những giúp phát triển nền kinh tế, tăng nguồn thu về mọi mặt mà còn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong hoạt động ngoại thương, nó tác động trực tiếp đến đời sống con người. Nhập khẩu bổ sung các hàng hóa mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế những hàng hóa mà sản xuất trong nước không có lợi bằng nhập khẩu. Còn sản xuất là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng sản xuất để tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế là 1 mục tiêu quan trọng của chính sách thương mại.
Còn hoạt động xuất khẩu lại là một trong những hoạt động chủ yếu giúp các quốc gia hội nhập và học hỏi lẫn nhau, cùng nhau phát triển nền kinh tế, tạo vị trí, thế lực vững mạnh trên trường quốc tế. Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo XK, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng XK để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.
Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, chúng ta không chỉ góp phần đưa nền kinh tế đất nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân, nâng cao mức sống của người dân mà còn giới thiệu nhiều hơn về tiềm năng kinh tế, truyền thống văn hóa của dân tộc mình đến những bạn bè quốc tế và đúc rút, học hỏi được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm từ họ. Điều này là vô cùng quan trọng đối với một đất nước có nền kinh tế đang phát triển như nước ta, biến khả năng đi tắt đón đầu về khoa học kỹ thuật của ta thành hiện thực.
Để hoạt động xuất khẩu được thực hiện có hiệu quả, chúng ta phải lập được phương án kinh doanh khả thi vì nó là một bước quan trọng, là cơ sở cho việc ra quyết định em doanh nghiệp có nên xuất khẩu hay không.
Trong những năm vừa qua, các mặt hàng của VN nhu nông sản, hải sản, thủy sản, may mặc thủ công mỹ nghệ đã đến với nhiều quốc gia trên thế giới. Một trong những ngành xuất khẩu thu được ngoại tệ nhiều nhất là ngành xuất khẩu thuỷ sản Mực đông lạnh.
PHẦN 1: NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN XUẤT KHẨU
1. Mục đích, và ý nghĩa của phương án xuất khẩu.
1. 1. Mục đích.
Lập phương án kinh doanh là một bước khởi đầu quan trọng cho việc thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Đây cũng là một căn cứ quan trọng để các cấp, các ngành các bộ phận có liên quan (như Tổng công ty, ngân hàng, doanh nghiệp khác) nghiên cứu để xem xét tính khả thi của một dự án xuất nhập khẩu, đi tới quyết định có hay không thực hiện dự án đó (đầu tư hay không đầu tư).
1.2. Ý nghĩa.
Việc lập một phương án kinh doanh có ý nghĩa như một văn bản đệ trình lên cấp trên để xin phép thực hiện. Đối với dự án này thuộc nghiệp vụ của phòng nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Do đó phương án kinh doanh được lập lên để trình lên cấp trên xin phép thực hiện. Đối với những công ty trực thuộc tổng công ty lớn, phương án kinh doanh được công ty lập sau đó chuyển lên tổng công ty nhờ phê chuẩn.
Ngoài ra phương án kinh doanh còn là cơ sở để xin cấp vốn cho một dự án. Một dự án muốn đi vào thực hiện thì không thể không có vốn, mặt khác một lượng cho một dự án là vốn vay chủ yếu của ngân hàng hoặc của các tổ chức tài chính tiền tệ. Vì vậy sự tồn tại của một dự án phụ thuộc vào tính thuyết phục của một phương án kinh doanh đối với các nhà đầu tư và đặc biệt là đối với ngân hàng là quyết định cho vay hay không. Trên cơ sở sự nghiên cứu của phương án kinh doanh của doanh nghiệp thì được vay nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào tính khả thi đó.
Như vậy việc lập một phương án kinh doanh có tính thuyết phục hay không sẽ quyết định sự tồn tại hay không của một dự án.
Doanh nghiệp sẽ bàn giao kế hoạch này cho phòng nghiệp vụ và đây sẽ là một cơ sở nữa cho phòng nghiệp vụ nghiên cứu để lập một phương án kinh doanh.
Như vậy phương án kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng và to lớn với hoạt động đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là một phần quan trọng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đơn vị và có ảnh hưởng to lớn đến tổng công ty. Một phương án kinh doanh tốt sẽ có lợi cho cả hai bên đối tác làm ăn, nó quyết định sự tồn tại hay không của dự án và quyết định đến cả mức độ thành công, lợi ích và lợi nhuận thu về của dự án sau khi thực hiện.
2. Giới thiệu chung về công ty
2.1 Sơ lược về công ty.
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Thủy sản số 4 .
Tên tiếng Anh: Seafood Joint- Stock Company No 4
Vốn điều lệ: 30.000.000.000 VNĐ (Ba mươi tỷ đồng).
Trụ sở chính: 320 Hưng Phú, Phường 09, Quận 08, Tp.HCM.
Điện thoại: (08). 9543361 - 9543365
Fax: (08). 9543362
Mã số thuế : 0302317620
Mã số XNK : 0302317620
Ngân hàng giao dịch: VIETCOMBANK Chi nhánh HCM
Website: www.seapriexcono4.com
Email: donglanh4@hcm.vnn.vn
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103000436 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp.Hồ Chí Minh cấp ngày 31/05/2001 và thay đổi lần thứ 4 ngày 16/08/2006.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
Thu mua, sản xuất chế biến các mặt hang thủy hải sản, nông sản, súc sản.
Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thủy hải sản, nông sản, súc sản và các loại hàng hóa, vật tư, thiết bị, công nghệ phẩm phục vụ cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh trong và ngoài ngành.
Dịch vụ bảo trì, sửa chữa các thiết bị cơ điện lạnh.
Sản xuất, kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Kinh doanh nhà, cho thuê văn phòng.
Sản xuất, gia công, mua bán hàng may mặc(trừ tẩy nhuộm)
Thời hạn hoạt động của Công ty: 50 năm kể từ ngày thành lập.
2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Thủy sản số 4.
Trụ sở chính của Công ty Cổ phần Thủy sản số 4.
Nơi làm việc của Ban Tổng giám đốc Công ty và các phòng chuyên môn của Công ty gồm: Phòng Kế toán tài chính, phòng Tổ chức hành chánh, phòng Kế hoạch kinh doanh, phòng KCS, phòng Kỹ thuật cơ điện lạnh.
Địa chỉ : 320 Hưng Phú, Phường 09, Quận 08, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : (08). 9543361 – (08). 9543365 Fax: (08). 9543367.
Xưởng chế biến:
Công ty hiện có 01 xưởng chế biến Thủy sản nằm ở quận 08 chung địa điểm với trụ sở chính. Tại xưởng chế biến có hệ thống nhà xưởng sản xuất và hệ thống kho lạnh tồn trữ nguyên liệu và thành phẩm.
Địa chỉ : 320 Hưng Phú, Phường 09, Quận 08, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : (08). 9543361 – (08). 9543365
Nhà máy chế biến thủy sản 04 Kiên Giang:
Nhà máy chế biến thủy sản 04 Kiên Giang đã được Công ty triển khai đầu tư xây dựng mới vào năm 2005 với công suất thiết kế dự kiến là 4.000 tấn sản phẩm/năm, sản phẩm sản xuất đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Công ty đã được đưa vào hoạt động từ tháng 06/2006 và đã đóng góp một phần đáng kể vào doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong năm 2006. Cơ cấu tổ chức của nhà máy hoạt động theo mô hình của trụ sở chính bao gồm: Ban giám đốc nhà máy, các phòng ban chuyên môn (phòng Kế hoạch kinh doanh, phòng KCS, phòng Kỹ thuật, Phòng Kế toán và cơ điện lạnh), các xưởng chế biến. Nhà máy chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc Công ty.
Địa chỉ : Cảng cá Tắc Cậu, Châu Thành, Kiên Giang.
Điện thoại : (84-77) 616752 Fax: (84-77) 616757
2.3. Hoạt động kinh doanh.
Các mặt hàng chính của Công ty là:
Cá đục Fillet xẻ bướm
Mực đông lạnh các loại: Mực ống Tube, mực nang xẻ ống, mực lá fillet, mực cắt vòng, mực nang nguyên con làm sạch và bạch tuộc xếp bông.
Ghẹ đông: nguyên con, bỏ mai cắt đầu, ghẹ thịt, ghẹ lột....
Từ khi nhà máy ở Kiên Giang đi vào hoạt động, công ty đã đa dạng hóa các mặt hàng của mình hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước, cụ thể các mặt hàng mới như:
Cá he nguyên con.
Cá thu cắt khúc
Cá lưỡi trâu fillet dán bột, cá lưỡi trâu thỏi........
Hải sản hỗn hợp trộn, chả giò, cá viên, tôm viên.....
Tất cả các sản phẩm của công ty đều được đóng gói theo quy cách hàng xuất khẩu của hiệp hội thủy sản thế giới và theo đúng tiêu chuẩn HACCP đã được quy định. Sản phẩm được đóng gói trong túi nhựa PE hoặc PA hàn kín miệng hoặc hút chân không, sau đó được đặt vào các thùng carton và đều được giữ lạnh theo nhiệt độ quy định. Công ty ngày càng chú trọng đến việc thiết kế các bao bì đóng gói đẹp mắt và phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam và chính điều này đã góp phần không nhỏ trong việc làm tăng giá trị của sản phẩm của công ty trong mắt người tiêu dùng.
3. Cơ sở pháp lí lập phương án kinh doanh
3.1. Cơ sở pháp lí
Để lập phương án kinh doanh xuất khẩu tôm đông lạnh cho năm 2007 công ty của chúng tôi căn cứ vào các điều kiện sau :
Căn cứ vào luật thương mại 2005 của nước Cộng hòa xẫ hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó quy định các quyền hạn và trách nhiệm pháp lý về kinh doanh thương mại quốc tế.
Căn cứ vào Nghị định 12 NĐ - CP ra ngày 23/01/2006 quy định và hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện bộ luật thương mại 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Căn cứ này cụ thể hóa việc thực hiện quyền hạn và trách nhiệm.
3.2. Căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 5 năm gần nhất
Doanh thu từng nhóm sản phẩm, dịch vụ:
Khoản mục
Năm 2007
Năm 2008
Quý 1/ 2009
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Mực đông
11.928
13,88%
29.505
19,42%
7.380
24,40 %
Cá đông
33.088
38,50%
55.910
36,80%
14.134
46,73 %
Tôm đông
-
-
6.016
3,96%
1.121
3,71 %
Thủy sản khác
28.464
33,12%
34.457
22,68%
4.197
13,88 %
Trái cây, nông sản
12.462
14,50%
26.042
17,14%
3.411
11,28 %
Tổng Doanh thu
85.942
100,00%
151.930
100,00%
30.243
100,00%
(Nguồn :TS4)
Lợi nhuận từng nhóm sản phẩm, dịch vụ:
Khoản mục
Năm 2007
Năm 2008
Quý 1/ 2009
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Mực đông
499
13,89%
1.351
19,42%
487
24,40 %
Cá đông
1.383
38,49%
2.560
36,80%
932
46,73 %
Tôm đông
-
-
275
3,96%
74
3,71 %
Thủy sản khác
1.190
33,12%
1.578
22,68%
277
13,88 %
Trái cây, nông sản
521
14.50%
1.192
17,14%
225
11,28 %
Tổng LN trước thuế
3.593
100,00%
6.956
100,00%
1.995
100,00%
3.3. Cơ sở thực tiễn.
3.3.1. Hợp đồng đặt hàng của bạn hàng.
1. Thư chào hàng
FROM : Seafood Joint- Stock Company No 4
Adress : 320 Hưng Phú, Phường 09, Quận 08, Tp.HCM, Việt Nam
Tel : (08) 9543361 - 954336
Fax : (08) 9543362
Email : donglanh4@hcm.vnn.vn
SELL OFFER
At present, our company can supply Pangasius / Sutchi catfish fillet, tuna, canned fish… With large quantity and lowest price get NAFIQUAVET, IZO, HACCP… Enter EU, USA…If you are interesed in these products. Please dont hesitate contact to us at anytime.We are looking forward receiving your order soonest .Thanks and best regards.
Your sincerely
General director
2. Nhận đơn đặt hàng từ công ty CHRYSLER tại Oxtraylia
From: CHRYSLER Co. Ltd
900 Sheridan Ave, Rm 6A14
Bronx, Oxtraylia
(718) 590-3191
To: Seafood Joint- Stock Company No 4
320 Hưng Phú, Phường 09, Quận 08, Tp.HCM, Viet Nam
ORDER
Dear Ms ,we are interested in your advertising on donglanh4@hcm.vnn.vn
And are happy to order you the goods on the following terms and conditions :
1. Commodity : Sutchi catfish ( Pangasius hypophthalmus)
2. Unit price : 6700 USD/MT – FOB Sai Gon - Incoterm 2000.
3. Quality : GMQ
4. Quantity : 50 MT
5. Total : 335000 USD
6. Delivey : in Augs 1st
7. Payment : To be made by an irrevocable L/C at sight, against shipping.
In the meantime , we are looking for ward to hearing from you within 10 days . Your sincerely
Marketing Manager.
3.3.2. Kết quả nghiên cứu ngành thủy sản nói chung:
Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của Ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của Ngành Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Có thể nói 50 năm qua, ngành thuỷ sản đạt được những kết quả rất tự hào và đáng được tôn vinh. Trước hết ngành đã đi đầu trong việc đổi mới cơ chế quản lí, được Chính phủ ưu tiên cơ chế để lại 70% giá trị kim ngạch XK thuỷ sản nhằm tái đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá và nghiên cứu khoa học chuyên ngành.Từ đó ngành đó có bước đột phá mạnh và là một trong những ngành chủ động hội nhập kinh tế thế giới sớm nhất.
Để có nguồn thuỷ sản XK ổn định, ngành đã sớm chủ động hoàn thiện quy trình công nghệ SX giống ngang tầm thế giới. Đặc biệt cả nước đã hình thành một hệ thống chế biến thuỷ sản, công nghệ hiện đại với 350 Nhà máy, tạo ra sản phẩm XK chinh phục thị trường khó tính nhất. Về nuôi trồng thuỷ sản, đó chuyển từ thủ công truyền thống sang nền SX theo hướng công nghiệp hiện đại. Nhờ đó đó đạt Top đầu thế giới về sản lượng nuôi trồng và XK.
a, Giai đoạn từ 1995 -2007
- Theo số liệu của tổng cục thống kê, trị giá xuất khẩu hàng thuỷ sản tăng từ 621.4 triệu USD năm 1995 lên 3763.4 triệu USD năm 2007, ước tính hơn 6 lần, giữ vị trí rất quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước.
- Sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cũng tăng liên tục trong các năm, thể hiện qua bảng sau
Năm
Tổng số
Chia ra
Khai thác
Nuôi trồng
1995
1584.4
1195.3
389.1
1996
1701.0
1278.0
423.0
1997
1730.4
1315.8
414.6
1998
1782.0
1357.0
425.0
1999
2006.8
1526.0
480.8
2000
2250.5
1660.9
589.6
2001
2434.7
1724.8
709.9
2002
2647.4
1802.6
844.8
2003
2859.2
1856.1
1003.1
2004
3142.5
1940.0
1202.5
2005
3465.9
1987.9
1478.0
2006
3720.5
2026.6
1693.9
2007
4149.0
2063.8
2085.2
b, Năm 2008:
Tổng sản lượng thủy sản năm 2008 ước đạt 4,58 triệu tấn, mức cao nhất từ trước tới nay. Sản lượng khai thác thủy sản đạt 2,13 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác hải sản đạt 1,94 triệu tấn, tăng 2,9 % so với năm 2007. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đó vượt qua sản lượng khai thác thủy sản, đạt 2,45 triệu tấn, tăng 15,3 % so với năm 2007. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu đó đạt mức tăng trưởng cao, vượt qua mốc 4 tỷ USD, đạt khoảng 4,5 tỷ USD, tăng hơn 700 triệu USD (19,6 %) so với năm trước.
Giá trị sản xuất của ngành thủy sản năm 2008 (theo giá cố định năm 1994) tăng 6,69% so với năm 2007. Đó là những kết quả xứng đáng với sự nỗ lực chung của hàng triệu lao động trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngành, từ các cấp quản lý đến .
Nuôi trồng thủy sản tiếp tục là lĩnh vực có sự tăng trưởng mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Sản lượng nuôi thủy sản năm 2008 đạt hơn 33 nghìn tỷ đồng. Mực tiếp tục tăng trưởng mạnh và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm, đóng góp tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Theo thống kê, xuất khẩu tôm 11 tháng năm 2008 đạt 176,29 nghìn tấn (tăng 20,37% so với cùng kỳ năm 2007) với giá trị gần 1,5 tỷ USD (tăng 8,98%). Xuất khẩu mực, basa trong 11 tháng năm 2008 đạt 584,7 nghìn tấn với giá trị 1,33 tỷ USD, tăng 66,65% về khối lượng và 48,84% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007. Các mặt hàng khác như mực, cá ngừ, các loại cá khác vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Các thị trường truyền thống vẫn duy trì ổn định. Đến hết tháng 11-2008, EU tiếp tục là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, chiếm 25,35% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tăng 27,98% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007.
Tiếp đến là Nhật Bản, chiếm tỷ trọng 18,07 %, tăng 11,53% và thị trường Mỹ chiếm 16,21%, tăng 3,85 %. Nhiều thị trường mới, trong những năm gần đây, có mức tăng trưởng đáng kể như Nga, U-crai-na và cả ở khu vực châu Phi, mở ra tiềm năng thâm nhập vào các thị trường mới của mặt hàng thủy sản Việt Nam.
c, Năm 2009
Tính chung 4 tháng đầu năm 2009, tổng sản lượng thuỷ sản ước tính đạt 1383,1 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó cá đạt 1060,2 nghìn tấn, tăng 4,5%; tôm 118,2 nghìn tấn, tăng 3,6%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 4 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 580,6 nghìn tấn, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước do người nuôi thiếu vốn đầu tư hoặc chưa ký được hợp đồng tiêu thụ ổn định lâu dài với các doanh nghiệp nên diện tích thả nuôi tăng chậm. Sản lượng thuỷ sản khai thác đạt 802,5 nghìn tấn, tăng 8,8%, mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, chủ yếu do khai thác biển tăng khá, đạt 741,7 nghìn tấn, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt khai thác cá ngừ đại dương được mùa và được giá, trong đó Bình Định khai thác được 2,5 nghìn tấn, tăng 51,5% so với 4 tháng đầu năm 2008; Phú Yên 2,2 nghìn tấn, tăng 15,7%.
Tổ chức Nông Lương Liêp Hiệp quốc (FAO) dự báo tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 129 triệu tấn năm lên 159 triệu tấn vào năm 2010 và 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong giai đoạn đến 2010 và 1,6%/năm giai đoạn 2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi. FAO dự báo tổng nhu