Nghiên cứu này được thự c hiện nhằm: (a) Đo mức độ thỏa mãn công việc. (b) Đo lường
kết quả làm việc. (c) Xem xét sự tác động của mức độ thoả mãn công việc đến kết quả
làm việc. (d) So sánh tác động của mức độ thỏa mãn công việc đến kết quả làm việc và
các thành phần của nó: bản chất công việc; cơ hội đào tạo và thăng tiến; lãnh đạo; đồng
nghiệp; tiền lương. (e) Xác định xem có sự khác biệt trong trong sự thoả mãn công việc
đến kết quả làm việc giữa các nhóm giới tính, trình độ chuyên môn, thu nhập, thời gian
làm v iệc, vị trí công tác.
M ô hình nghiên cứ u gồm 5 thành phần và trên cơ sở dùng thang đo JDI và JPI để đo
lường mức độ thỏa mãn công việc ảnh hưởng đến kết quả làm việc. Nghiên cứu định
lượng với một tập mẫu gồm 300 nhân viên đang làm việc trên địa bàn TPHCM để đánh
giá thang đo và phân tích các mô hình hồi quy được t hiết lập. Phần mềm xử lý dữ liệu
SPSS 16.0 được sử dụng để phân tích.
Kết quả kiểm định cho th ấy thang đo JDI và JPI là phù hợp trong nghiên cứu này. Về
mặt thực tiễn, nghiên cứu giúp cho các nhà lãnh đạo tổ chứ c ở Việt Nam có các thang
đo phù hợp về mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với công việc đến kết quả làm việc,
và có cơ sở khoa học để tìm ra biện pháp nâng cao kết quả thực hiện công việc của nhân
viên tại đơn vị mình.
109 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2080 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Bài thuyết trình Ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến kết quả làm việc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--------
Môn học: Quản trị Nhân sự
Lớp: Cao học K18-đêm 04
ẢNH HƯỞNG
CỦA SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC
ĐẾN KẾT QUẢ LÀM VIỆC
Giáo viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Thanh
Sinh viên thực hiện (nhóm 9):
1) Triệu Hồng Thanh
2) Trần Ngọc Thành
3) Lê Hồng Phương
TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010
Ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến kết quả làm việc
LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa Quý thầy cô, kính thưa Quý độc giả, chúng tôi là những thành viên
nhóm 09 lớp cao học khoá 18 đê m 04 ngành Quản trị Kinh Doanh - Đại học
Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Chúng tôi cam đoan đề tài nghiên cứu sau đây là do
nhóm chúng tôi thực hiện.
Cơ sở lý luận tham khảo từ các tài liệu thu thập được từ sách, báo,
internet,…các ngh iên cứu được nêu trong tài liệu tham khảo. Dữ liệu phân tích
trong đề tài là thông tin sơ cấp thu thập thông qua bảng câu hỏi gửi đến những
nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
Một lần nữa, chúng tôi xin cam đoan đề tài không được sao chép từ các
công trình ngh iên cứu khoa học khác.
Trang 2
Ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến kết quả làm việc
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nỗ lực, chúng tôi đã hoàn thành đề tài “Ảnh hưởng của sự
thỏa mãn công việc đến kết quả làm việc”. Trong suốt quá trình thực hiện,
chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ thông tin nhiệt tình từ Quý thầy
cô và bạn bè. Vì vậy, tôi xin ph ép được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- TS. Bùi Thị Thanh, người đã tận tình hướng dẫn cho chúng tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề cương, tìm kiếm tài liệu đến khi hoàn tất đề tài.
- Cảm ơn các bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ chú ng tôi trong quá trình thu
thập dữ liệu và phân tích dữ liệu từ nhiều công ty khác nhau.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 04 năm 2010
Học viên nhóm 09
Trang 3
Ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến kết quả làm việc
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU
i. Giới thiệu lý do................................................................................................................ 9
ii. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................... 9
iii. M ục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 9
iv. Phạm vi, giới hạn của nghiên cứu .............................................................................. 10
v. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 10
vi. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ............................................................................... 10
vii. Cấu trúc đề tài ............................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THỎA MÃN ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC VÀ
KẾT QUẢ LÀM VIỆC
1.1 SỰ THỎA MÃN ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC ...................................................................... 12
1.1.1 Môt số khái niệm ............................................................................................................. 13
1.1.2 Định nghĩa và các lý thuyết về sự thỏa mãn đối với công việc.................................. 14
1.1.3 Đo lường sự thỏa mãn đối với công việc ..................................................................... 16
1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC.................................... 21
1.2.1 Những yếu tố quyết định cá nhân ................................................................................. 21
1.2.2 Những yếu tố thuộc về tổ chức ...................................................................................... 25
Trang 4
Ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến kết quả làm việc
1.3 KẾT QUẢ LÀM VIỆC ..................................................................................................... 29
1.3.1 Lý thuyết về kết quả làm việc......................................................................................... 29
1.3.2 Đo lường kết quả làm việc ............................................................................................. 29
1.4 M ỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ THỎA MÃN ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC VÀ KẾT QUẢ
LÀM VIỆC ................................................................................................................................ 30
1.7 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT............................................................. 34
1.7.1 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................................ 34
1.7.2 Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 35
1.8 TÓM TẮT ........................................................................................................................... 36
CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................................................................... 37
2.2 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU ............................................... 39
2.2.1 Mẫu .................................................................................................................................. 39
2.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu............................................................................................. 39
2.3 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO ...................................................................................40
2.3.1 Thang đo mức độ thỏa mãn đối với công việc – JDI ................................................. 40
2.3.2 Thang đo lường kết quả công việc ................................................................................ 41
2.4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ........................................................................... 41
2.4.1 Thang đo sự thỏa mãn đối với công việc – JDI .......................................................... 42
2.4.2 Thang đo kết quả thực hiện công việc .......................................................................... 44
2.5 TÓM TẮT ........................................................................................................................... 45
CHƯƠNG 3 - PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
3.1 THÔNG TIN MÔ TẢ MẪU............................................................................................. 46
3.2 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THỎA MÃN CỦA CÔNG VIỆC ĐỐI VỚI
Trang 5
Ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến kết quả làm việc
KẾT QUẢ LÀM VIỆC ............................................................................................................ 48
3.2.1 Xem xét ma trận hệ số tương quan .............................................................................. 48
3.2.2 Kiểm định các giả định của mô hình ........................................................................... 49
3.2.2.a, Giả định không có hiện tượng đa cộng tuyến ......................................................... 50
3.2.2.b Giả định phương sai của phần dư không đổi ........................................................... 52
3.2.2.c Giả định về phân phối chuẩn của phần dư................................................................ 53
3.2.2.d Giả định về tính độc lập của phần dư........................................................................ 55
3.2.3 Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội ......................................... 56
3.2.3.1 Kiểm định về độ phù hợp và ý nghĩa các hệ số hồi qui của mô hình hồi qui ........ 56
a) Sự phù hợp của mô hình hồi qui ........................................................................................ 56
b) Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi qui .......................................................................... 57
3.2.3.2 Kết quả phân tích hồi qui ............................................................................................ 58
3.3 PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT CỦA KẾT QUẢ LÀM VIỆC ĐỐI VỚI MỘT VÀI
YẾU TỐ ..................................................................................................................................... 59
3.3.1 Sự khác biệt kết quả làm việc theo giới tính ................................................................ 59
3.3.2 Sự khác biệt kết quả làm việc theo trình độ chuyên môn ............................................ 60
3.3.3 Sự khác biệt kết quả làm việc theo thu nhập ................................................................. 61
3.3.4 Sự khác biệt kết quả làm việc theo thời gian làm việc ................................................. 63
3.3.5 Sự khác biệt kết quả làm việc theo vị trí công tác ........................................................ 65
3.4 TÓM TẮT ........................................................................................................................... 65
CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN
4.1 KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI VÀ Ý NGHĨA......................................................... 67
4.2 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6
Ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến kết quả làm việc
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1- BẢNG CÂU HỎI
PHỤ LỤC 2 - KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO JDI BẰNG
CRONBACH’S ALPHA
PHỤ LỤC 3 - KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO KẾT QUẢ CÔNG VIỆC
BẰNG CRONBACH’S ALPHA
PHỤ LỤC 4 - EFA SƠ BỘ THANG ĐO JDI
PHỤ LỤC 5 - EFA HIỆU CHỈNH THANG ĐO JDI
PHỤ LỤC 6 - EFA THANG ĐO KẾT QUẢ CÔNG VIỆC - JPI
PHỤ LỤC 7 – MÔ TẢ MẪU
PHỤ LỤC 8 – PHÂN TÍCH HỒI QUI
PHỤ LỤC 9 – KIỂM ĐỊNH T-TEST, ANOVA
Trang 7
Ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến kết quả làm việc
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: (a) Đo mức độ thỏa mãn công việc. (b) Đo lường
kết quả làm việc. (c) Xem xét sự tác động của mức độ thoả mãn công việc đến kết quả
làm việc. (d) So sánh tác động của mức độ thỏa mãn công việc đến kết quả làm việc và
các thành phần của nó: bản chất công việc; cơ hội đào tạo và thăng tiến; lãnh đạo; đồng
nghiệp; tiền lương. (e) Xác định xem có sự khác biệt trong trong sự thoả mãn công việc
đến kết quả làm việc giữa các nhóm giới tính, trình độ chuyên môn, thu nhập, thời gian
làm việc, vị trí công tác.
M ô hình nghiên cứu gồm 5 thành phần và trên cơ sở dùng thang đo JDI và JPI để đo
lường mức độ thỏa mãn công việc ảnh hưởng đến kết quả làm việc. Nghiên cứu định
lượng với một tập mẫu gồm 300 nhân viên đang làm việc trên địa bàn TPHCM để đánh
giá thang đo và phân tích các mô hình hồi quy được t hiết lập. Phần mềm xử lý dữ liệu
SPSS 16.0 được sử dụng để phân tích.
Kết quả kiểm định cho thấy thang đo JDI và JPI là phù hợp trong nghiên cứu này. Về
mặt thực tiễn, nghiên cứu giúp cho các nhà lãnh đạo tổ chức ở Việt Nam có các thang
đo phù hợp về mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với công việc đến kết quả làm việc,
và có cơ sở khoa học để tìm ra biện pháp nâng cao kết quả thực hiện công việc của nhân
viên tại đơn vị mình.
Trang 8
Ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến kết quả làm việc
PHẦN MỞ ĐẦU
i. Giới thiệu lý do
Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là Việt Nam đang
trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, yếu tố chính giúp doanh nghiệp
thành công chính là chất lượng sản p hẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Yếu tố con người trực tiếp tham gia làm ra những sản phẩm, dịch vụ mang tính quy ết
định đến sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, các Lãnh đạo doanh nghiệp đều
mong muốn tìm hiểu xem những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả làm việc và có sự
điều chỉnh cho phù hợp về chính sách, chế độ, … vì kết quả làm việc là thước đo
năng lực của nhân viên, quyết định tính chuyên nghiệp - thương hiệu, thành công của
doanh nghiệp.
Do có rất nhiều loại ảnh hưởng khác nhau đến kết quả làm việc và các loại ảnh hưởng
đó có các tác động đa chiều khi xét chung với nhau; trong phạm vi nghiên cứu nhỏ hẹp
của mình, học viên chỉ tìm hiểu 1 khía cạnh của vấn đề về nhân sự là “Ảnh hưởng sự
thỏa mãn đối với công việc đến kết quả làm việc”
ii. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu dưới đây:
- Có hay không tác động của sự thỏa mãn đối với công việc đến kết quả làm việc,
tác động như thế nào?
- M ức độ thỏa mãn ở các nhóm công việc ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau
ảnh hưởng đến kết quả làm việc như thế nào?
iii. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua cuộc nghiên cứu 300 nhân viên đang làm việc toàn thời gian trong các tổ
chức, doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đề tài nghiên cứu được thực hiện
nhằm:
Trang 9
Ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến kết quả làm việc
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của sự thỏa mãn đối với công việc đến kết quả làm
việc, với các biến thành phần: bản chất công việc; cơ hội đào tạo và thăng tiến;
lãnh đạo; đồng nghiệp ; tiền lương.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng của sự thỏa mãn đối với công việc đến kết quả làm
việc ở các nhóm công việc ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau.
iv. Phạm vi, giới hạn của nghi ên cứu
- M ẫu điều tra trong nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận
tiện với khoảng 300 nhân viên là học viên ban đêm tại Trường ĐHKT TPHCM.
- Các khảo sát trong nghiên cứu chỉ giới hạn đối với các nhân viên làm việc tại các
công ty nằm trên địa bàn Tp.HCM.
v. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi. Sau 07 bảng câu hỏi
được thử nghiệm trong nhóm, bảng câu hỏi được hiệu chỉnh cho phù hợp và được
gửi chính thức cho mẫu được chọn (theo phương pháp thuận lợi).
- Kích cỡ mẫu: 300
- Đối tượng khảo sát: nhân viên các công ty thuộc địa bàn Tp.HCM.
- Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 và một số phần mềm bảng tính để xử lý số liệu.
vi. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
- Giúp cho các nhà lãnh đạo tổ chức ở Việt N am có các thang đo phù hợp về mức độ
thỏa mãn của nhân viên đối với kết quả làm việc, và có cơ sở khoa học để tìm ra
biện pháp nâng cao mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với công việc để nâng cao
kết quả làm việc.
- Kết quả nghiên cứu là một chứng minh định lượng giúp các nhà quản lý trong
doanh nghiệp thấy được mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với công việc để nâng
cao hiệu quả làm việc để từ đó chú trọng hơn đến các biện pháp quản lý gây hiệu
Trang 10
Ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến kết quả làm việc
ứng tốt đến kết quả kinh doanh của tổ chức.
vii. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu bao gồm các chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sự thỏa mãn đối với công việc và kết quả làm việc: để đạt
được mục tiêu nghiên cứu, một khảo sát về cơ sở lý luận sẽ được thực hiện trong
chương này, cung cấp những lý thuyết làm nền tảng hình thành giả thiết nghiên cứu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu: bàn thảo sâu về phương pháp nghiên cứu được
sử dụng để điều tra vấn đề nghiên cứu, để lựa chọn mẫu, kích cỡ mẫu và các công cụ
được sử dụng, quy trình thực hiện và những kỹ thuật thống kê dùng để phân tích dữ
liệu.
Chương 3: Phân tích kết quả khảo sát: tập trung vào những phát hiện được tìm thấy
trong nghiên cứu.
Chương 4: Trình bày kết quả của nghiên cứu sau quá trình xử lý dữ liệu và t hảo luận
kết quả phân tích dữ liệu, ý nghĩa và hạn chế của nghiên cứu. Ở phần kết luận, đưa ra
những đề xuất cho nghiên cứu trong tương lai có giá trị.
Trong phần mở đầu, học viên đã trình bày tóm lược lý do, mục tiêu, ý nghĩa, phạm vi
cũng như cấu trúc và tóm tắt của luận văn này.
Trang 11
Ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến kết quả làm việc
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THỎA MÃN CÔNG
VIỆC VÀ KẾT QUẢ LÀM VIỆC
M ục đích của chương một là giới thiệu các khái niệm và lý thuyết làm cơ sở xây dựng
mô hình nghiên cứu. Chương này cũng cố gắng làm rõ định nghĩa của hai biến chính
trong nghiên cứu là sự thỏa mãn đối với công việc và kết quả làm việc, cũng như xem
xét các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới chứng tỏ có sự liên hệ giữa hai
biến này. M ô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu cũng được trình bày trong
phần này.
1.1. SỰ THỎA MÃN ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC
Sự thỏa mãn đối với công việc là một khái niệm đã được các nhà quản trị quan tâm và
nghiên cứu trong vài thập niên gần đây (Boshoff, Cilliers & Văn Wyk, 2003;
Buitendach & De Witte, 2005; Calder, 2000; Derlin & Schneider, 1994; Dolliver,
2003; Hoole & Vermeulen, 2003; Kh Metle, 2005; Malherbe & Pearse, 2003) vì nó
liên quan đến tâm sinh lý của con người, cũng như nó có tác động tích cực đến cuộc
sống, hiệu quả làm việc của con người.
Theo Theo Kh Metle (2005), sự thỏa mãn đối với công việc là một đề tài phổ biến cho
các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực rộng lớn như tâm lý công nghiệp, quản lý
công cộng, kinh doanh và giáo dục bậc cao. Lý do chủ y ếu tại sao sự thỏa mãn đối với
công việc được nghiên cứu rộng rãi là vì nó liên quan đến nhiều mối quan hệ quan
trọng với nhiều biến số (Yousef, 2000 trích dẫn trong Buitendach & De Witte, 2005).
Ví dụ, nó có mối quan hệ dương với sự thỏa mãn cuộc sống (Thẩm phán, Boudreau &
Bretz, 1.994 trích dẫn trong Buitendach & De Witte, 2005), cam kết tổ chức (Fletcher
& Williams, 1996 trích dẫn trong Buitendach & De Witte, 2005) và kết quả công việc
(Babin & Boles, 1996 trích dẫn trong Buitendach & De Witte, 2005).
Cherrington (1994) công nhận rằng nhân viên trải nghiệm các mức độ thỏa mãn cao sẽ
cam kết đóng góp cho tổ chức, công việc, cải thiện sức khỏe về thể chất và tinh thần,
và cải thiện chất lượng cuộc sống và công việc. Ngược lại, sự bất mãn đối với công
việc dẫn đến trốn việc, giảm doanh thu, sự bất bình trong lao động, trong các vấn đề về
Trang 12
Ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến kết quả làm việc
công đoàn, môi trường làm việc của tổ chức. Nghiên cứu của Spector (1997) cho thấy
công nhân tại Cherrington (1994) bày tỏ sự bất mãn đối với công việc bằng cách đi
làm muộn thường xuyên, hay trốn việc.
Phần sau đây, chúng tôi sẽ trình bày một số định nghĩa, khái niệm và các nghiên cứu
trước đây.
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Tiền lương (thù lao)
Heery và N oon (2001, trang 306) định nghĩa thù lao là "khoản thanh toán cho công
việc, có thể có nhiều hình thức khác nhau, bao gồm một mức lương cơ bản, tiền lương
bổ sung trả bằng tiền mặt, ví dụ như trả tiền làm theo ca, tiền giờ làm thêm và phúc
lợi". Theo Erasmus, van Wyk và Schenk (2001, trang 526) thù lao được định nghĩa là
"khoản thù lao trả thêm thuộc về tài chính và phi tài chính do người chủ trả bởi thời
gian, kỹ năng và nỗ lực làm việc của nhân viên để hoàn thành yêu cầu công việc nhằm
đạt mục tiêu tổ chức". Những khái niệm như tiền lương, lương tuần hoặc lương tháng
đôi khi được sử dụng nhiều hay ít đều có ý nghĩa tương tự như thù lao (Erasmus và
cộng sự, 2001.).
1.1.1.2. Giám sát
Theo Evans (1993, trang 112), người giám sát được định nghĩa là "một thành viên của
cấp quản lý thấp nhất trong tổ chức ". Theo Heery và Noon (2001, trang 355), một
người giám sát được định nghĩa là "một người quản lý ở tuyến đầu chịu trách nhiệm
giám sát nhân viên". N el và cộng sự (2004, trang 453) xem người giám sát là các nhân
viên "kiểm soát hoạt động của các nhân viên cấp dưới."
1.1.1.3. Thăng tiến
Heery và Noon (2001, trang 286) định nghĩa thăng tiến là "hành động di chuyển một
nhân viên lên vị trí cao hơn trong hệ thống cấp bậc của tổ chức, thường dẫn đến tăng
trách nhiệm và địa vị xã hội và tiền lương tốt hơn". Grobler và cộng sự (2002, trang
237) định nghĩa thăng tiến là "bổ nhiệm một nhân viên làm việc ở cấp cao hơn".
Trang 13
Ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến kết quả làm việc
Graham (1986, p. 156) định nghĩa thăng tiến là "việc di chuyển một nhân viên đến một
công việc trong công ty trong có tầm quan trọn