Đồ án Cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến xe buýt số 33 Bến xe Mỹ Đình - Công viên nước

1. Tính cần thiết của đề tài Từ khi nước ta bước vào quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới bên cạnh đó là áp dụng các thành tựu về khoa học kỹ thuật của nhân loại vào nước ta làm quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta diễn ra ngày càng nhanh. Nhờ đó nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo đời sống của mọi người dân ngày càng được nâng cao do đó nhu cầu về dịch vụ ngày càng cao, trong đó có nhu cầu về dịch vụ vận tải. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh thì số lượng người dân đổ về các thành phố lớn ngày càng nhiều do đó nhu cầu đi lại của người dân bằng các phương tiện khác nhau ngày càng tăng. Tuy nhiên một vấn đề đang làm đau đầu các nhà quy hoạch và quản lý giao thông đó chính là sự gia tăng ngày càng nhanh của các phương tiện vận tải trong đó phương tiện vận tải cá nhân bằng xe máy tăng rất nhanh mà chất lượng hệ thống đường giao thông và tổ chức giao thông của nước ta thì chưa đáp ứng được với sự tăng trưởng đó vì thế gây ra nhiều vấn đề như: ách tắc giao thông , tốc độ giao thông chậm, tai nạn giao thông có xu hướng tăng cao và gây ô nhiễm môi trường Do đó đòi hỏi các nhà quy hoạch và quản lý giao thông phải có các biện pháp tổ chức giao thông hợp lý để hạn chế những vấn đề đó và đảm bảo giao thông diễn ra thông suốt. Việc phát triển vận tải hành khách công cộng có thể hạn chế được một phần những vấn đề trên bởi vì việc sử dụng các phương tiện vận tải hành khách công cộng có thể chở được lượng hành khách lớn do đó giảm được các phương tiện cá nhân, giảm ách tắc giao thông giảm ô nhiễm môi trường đồng thời tiết kiệm chi phí đi lại do giá xăng dầu ngày càng tăng Tuy nhiên có một vần đề đó là từ khi vận tải hành khách công cộng đưa vào hoạt động thì số lượng người dân sử dụng chưa được nhiều do đó để có thể thu hút được hành khách sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện VTHKCC thì cần phải có những biện pháp cải thiện và thay đổi về nhiều mặt, trong đó có việc cải thiện chất lượng dịch vụ VTHKCC. Tuyến 33 được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân giữa các quận nội thành, của hành khách tham quan – du lịch thành phố và hơn hết là phục vụ nhu cầu đi lại của học sinh, sinh viên trong nội thành. Tuy nhiên thì lưu lượng hành khách đi lại trên tuyến không đông, việc tiếp cận thì hơi khó khăn Với mục đích đó em nghiên cứu đề tài: “Cải thiện chất lượng dịch vụ VTHKCC trên tuyến xe buýt số 33” nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ trên tuyến để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách, từ đó thu hút người dân sử dụng VTHKCC ngày càng nhiều thay thế cho phương tiện cá nhân để từ đó có thể tiết kiệm được chi phí vận tải và chi phí xã hội. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng dịch vụ của tuyến xe buýt 33 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung chủ yếu vào nghiên cứu các chỉ tiêu, ý nghĩa và phạm vi ứng dụng các chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt trên một tuyến buýt để từ đó đưa ra các phương án cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách trên tuyến và đánh giá để lựa chọn sao cho phù hợp. 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu là trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu về vận tải hành khách công cộng và hiện trạng hoạt động của tuyến xe buýt 33 (Bến xe Mỹ Đình – Công viên nước), ta đưa ra các phương án nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ trên tuyến 33 nói riêng và vận tải hành khách công cộng nói chung trong thời gian tới để có thể thu hút hành khách sử dụng các phương tiện VTHKCC ngày càng nhiều. 4. Phương pháp nghiên cứu * Các chỉ tiêu nghiên cứu cơ bản: - Khả năng tiếp cận - Chỉ tiêu về không gian và thời gian - Độ an toàn - Độ thoải mái và tiện nghi - Chất lượng phục vụ hành khách * Phương pháp và quy trình thu thập số liệu - Các tài liệu chung về công ty và các thông tin về tuyến: tìm hiểu qua công ty thực tập, cụ thể là xí nghiệp xe buýt 10 - 10 - Các tài liệu phục vụ cho việc phân tích đánh giá và cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến: tìm hiểu thông qua các tài liệu sẵn có như giáo trình, đồ án tốt nghiệp các năm trước - Chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng thực tế trên đoạn tuyến: qua khảo sát thực tế. * Xử lý và phân tích số liệu: bài viết được soạn thảo bằng Microsoft Word, xử lý số liệu bằng Excel. 5. Nội dung báo cáo của đồ án Lời mở đầu Chương I: Tổng quan về vận tải hành khách công cộng và vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Chương II: Hiện trạng chất lượng dịch vụ VTHKCC trên tuyến 33 Chương III: Đề xuất các phương án cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến buýt số 33 (Bến xe Mỹ Đình – CV nước) Kết luận

docx41 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2703 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến xe buýt số 33 Bến xe Mỹ Đình - Công viên nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG TRÊN TUYẾN 33 2.1. Hiện trạng mạng lưới của VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội. Toàn thành phố hiện có 60 tuyến buýt với tổng cộng 940 xe đang hoạt động, trong đó có 3 tuyến vòng tròn, ba tuyến xuyên tâm. Mạng lưới tuyến bao phủ 1 phạm vi rộng và dễ tiếp cận, hầu hết mọi hành khách đi đến đích chỉ mất tối đa là 2 lần chuyển tuyến. Hiệu quả hoạt động của các tuyến có sự chênh lệnh nhau khá rõ. Trong khi 1 số tuyến có trên 1000 HK/Xe/ngày thì một số tuyến khác chỉ đạt 200 HK/Xe/Ngày. Hầu hết các tuyến xe buýt đều có thời gian hoạt động từ 5h - 21h. Một số tuyến hoạt động muộn hơn, kết thúc lúc 22h30 (như tuyến 32, 07...). Tần suất giữa các chuyến từ 5 - 20 phút. Hình 2.1 Sơ đồ các tuyến buýt Hà Nội / (Nguồn: Trung tâm QL& ĐHGTĐTHN ) Mạng lưới tuyến buýt dài 11240 km, hiện vẫn chưa thể đa dạng hoá các chuyến đi như xe buýt nhanh với ít điểm dừng và các xe buýt khu vực với nhiều điểm dừng ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2008 của Trung tâm QL& ĐHGTĐTHN). Về hình dạng mạng lưới tuyến được thiết kế theo kiểu kết hợp dạng đa tâm. Ngoài các tuyến xuyên tâm, hướng tâm đã có các tuyến vành đai, tuyến đường vòng hỗ trợ cho các tuyến chính. Hiện tại có 3 tuyến có lộ trình vòng tròn: Bờ Hồ - Cầu Giấy - Bờ Hồ (09); Kim Mã - Bách Khoa - Kim Mã (18); Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Công Trứ (23). Ngoài ra còn có 7 tuyến xe buýt liên tỉnh (gồm các xe 201; 202; 203; 204; 205; 206; 207; 209). Do vậy đã kết hợp được các điểm phát sinh, thu hút tạo sự liên thông trong mạng lưới tuyến xe buýt Hà Nội. Cự ly trung bình của các tuyến hiện nay là 18,7 km (theo Báo cáo của Trung tâm QL& ĐHGTĐT HN năm 2008). Nhìn chung là phù hợp với sự phân bố các điểm phát sinh thu hút cũng như diện tích của toàn thành phố. Tuy nhiên có 4 tuyến trên 30 km và 11 tuyến có cự ly từ 20- 30km và 46 tuyến có cự ly dưới 20km. Cơ cấu mạng lưới tuyến xe buýt hiện tại có 46 tuyến đặt hàng và 16 tuyến xã hội hóa nhằm phục vụ cho nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân. Từ khi địa bàn Hà Nội mở rộng, bình quân mỗi ngày trên địa bàn Hà Nội có 10.500 lượt xe buýt hoạt động, vận chuyển trên 1,1 triệu hành khách/ngày, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2007 và tăng 26,5% so với thời gian trước khi mở rộng. Trong tổng số 60 tuyến toàn mạng đang hoạt động có 11 tuyến buýt có lộ trình phục vụ đến khu vực Hà Nội mở rộng (trong đó Tổng công ty Vận tải có 10 tuyến): Sản lượng hành khách trên 11 tuyến này tăng rất mạnh (tăng trên 19,8% so với cùng kỳ năm 2007 và tăng 28,2% so với trước 1/8). Trong năm 2008, số lượng vận chuyển hành khách bằng xe buýt của toàn mạng ước thực hiện hơn 392 triệu người, vượt 115,2% so với kế hoạch năm. Doanh thu toàn mạng trong năm 2008 đạt trên 365,5 tỷ đồng. Đặc biệt các tuyến có lộ trình từ trung tâm Hà Nội đến và qua quận Hà Đông tăng mạnh nhất. Tuy nhiên có một thực tế là những thay đổi trong mạng lưới buýt sau khi mở rộng địa giới hành chính Hà Nội đã dẫn đến việc thiếu hụt phương tiện hoạt động trên các tuyến điều chỉnh kéo dài, lưu lượng hành khách gia tăng dẫn đến quá tải nhiều tuyến buýt. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ buýt của các khu vực mới mở rộng thường chưa có hoặc rất kém cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận hành phương tiện và chất lượng dịch vụ xe buýt. Quỹ đất dành cho giao thông công cộng và tổ chức giao thông giữa Trung tâm Hà Nội và Hà Nội mở rộng cũng chưa được xem xét tổng thể, hợp lý. Việc điều chỉnh tần suất phục vụ, bố trí biểu đồ hợp lý chú trọng đến quy luật đi lại của người dân cũng khiến xe buýt ngày càng có sức hấp dẫn với hành khách. Hầu hết xe buýt đều đạt tốc độ trung bình 20km/h, tuy vậy còn một số tuyến vận hành với tốc độ rất thấp điển hình là tuyến số 9 và 25 do phải di chuyển trong các tuyến phố đông đúc và chật hẹp. Hiện nay, tổng số hành khách đi xe 1 ngày đạt 557.692 người, số lượng khách/km là 3.712.858 người. Tình trạng lãng phí trong huy động xe dẫn tới lãng phí nhân công, nhiên liệu và kinh phí trợ giá. Trong giờ cao điểm, xe buýt thường rất đông khách, nhiều hành khách thậm chí còn bị bỏ lại sau khi đợi hàng chục phút tại điểm dừng. Lượng hành khách trên xe có thể lên cao nhất là 170 người/ xe, tuy nhiên nếu tính trung bình thì con số này chỉ đạt 20,23 người. Rõ ràng, hiệu quả hoạt động của xe buýt còn rất hạn chế. Chỉ có một số tuyến hoạt động tốt với hệ số tải từ 0,45 trở lên như tuyến số 5, 6, 25, 27, 28, 29, 32 còn lại các tuyến khác có kết quả hoạt động rất thấp với hệ số tải luôn ở mức dưới 0,3 như tuyến số 4, 10, 15, 17, 23, 25, 40, 41, 43, 44, 47. Tương tự, xe buýt tiêu chuẩn 80 chỗ cũng là phương tiện hiệu quả nhất. Mật độ mạng lưới tuyến xe buýt Hà Nội hiện nay là 2,1 (km/km2) ( Nguồn: Internet). Mà đối với một thành phố như thủ đô Hà Nội vừa được mở rộng địa giới hành chính có dân số đông khoảng 3,4 triệu người thì mạng lưới VTHKCC có mật độ tối ưu là từ 3 đến 3,5. Như vậy mạng lưới VTHKCC của Hà Nội hiên vẫn chưa tối ưu và chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Đặc biệt là sau khi mở rộng địa giới hành chính thì nhu cầu phát sinh ngày càng lớn. Vì vậy VTHKCC bằng xe buýt cần phải được đầu tư và phát triển hơn nữa. Hệ số trùng tuyến trên một số trục giao thông là rất lớn như tại đoạn Nguyễn Trãi - Thanh Xuân có tới hơn 10 tuyến hoạt động, đường Giải Phóng có hơn 9 tuyến hoạt động trong khi đó hệ số trùng tuyến hợp lý là 6. Vì thế gây lãng phí trong việc khai thác luồng hành khách và không tiết kiệm được chi phí hoạt động. Qua hiện trạng trên chúng ta thấy xe buýt đang là loại phương tiện được mọi tầng lớp người dân lựa chọn vì giá vé rẻ, tiết kiệm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường… Tuy vậy mật độ mạng lưới hiện nay vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu của HK khi địa giới của Hà Nội đã được mở rộng như hiện nay. Chính vì vậy hệ thống VTHKCC ở Hà Nội cần phải được chú trọng đầu tư cả về phương tiện, cơ sở hạ tầng và chất lượng phục vụ… 2.2. Tổng quan về xí nghiệp xe buýt 10 - 10 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp buýt 10 - 10 Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội được thành lập theo quyết định số 45/2001/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội ngày 29/6/2001 trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng 4 công ty: Công ty xe buýt Hà Nội, Công ty vận tải hành khách Nam Hà Nội, Công ty xe du lịch Hà Nội, Công ty xe điện Hà Nội. Sau khi thành lập, công ty vận tải dịch vụ Hà Nội đã nỗ lực xây dựng tuyến buýt tiêu chuẩn đầu tiên ( tuyến 32 Giáp Bát - Nhổn ) vào năm 2002 và nhân ra toàn mạng lưới vào cuối năm 2002. Sau 3 năm hoạt động công ty đã đổi mới thực hiện toàn diện về chất lượng và phương thức quản lý từ khoán sang quản lý tập trung, điều này đã làm sản lượng tăng lên đột biến từ 10 triệu hành khách đi xe buýt năm 2000 lên 300 triệu năm 2004. Chất lượng dịch vụ xe buýt được nâng cao đã tạo ra lòng tin và dần tạo ra thói quen đi xe buýt cho người dân thủ đô. Để thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng làm cơ sở cho việc phát triển thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 72/2004/QĐ – UB ngày 14/5/2004 chính thức thành lập tổng công ty vận tải Hà Nội ( HANOI TRANSERCO ) với nghành nghề kinh doanh chính là vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt và vận tải hành khách liên tỉnh. Vào ngày 29/4/2004 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 71/2004/QĐ-TTg phê duyệt đề án thành lập tổng công ty vận tải Hà Nội thi điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Xí nghiệp buýt 10-10 là xí nghiệp phụ thuộc tổng công ty vận tải Hà Nội, chuyên cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong nội đô, xí nghiệp được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng, chịu sự quản lý trực thuộc của Tổng công ty vận tải, cơ quan cấp trên là UBND Hà Nội về các mặt kiểm tra và xử lý các vấn đề thuộc chức năng của mình theo pháp luật. *Trụ sở: Tên giao dịch: Xe buýt 10-10 Hà Nội Địa chỉ: Số 90 Nguyễn Tuân – Quận Thanh Xuân – Hà Nội Điện thoại: 04 35584673 2.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp xe buýt 10 - 10 a. Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp xe buýt 10 - 10 được thực hiện theo mô hình DEPOT như sau: Sơ đồ 2.1 : Mô hình tổ chức quản lý (Nguồn: Xí nghiệp buýt 10-10) BDSC: Bảo dưỡng sửa chữa. Các bộ phận trong xí nghiệp buýt 10 - 10 cũng như các phòng ban thực hiện các nhiệm vụ sản xuất khác nhau do cấp trên xí nghiệp giao cho. Tuy nhiên các phòng ban, các bộ phận này lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau, giúp cho quá trình sản xuất của xí nghiệp diễn ra nhịp nhàng. b. Chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp xe buýt 10 - 10. * Chức năng:   - Chịu trách nhiệm trước Tổng công ty Vận tải Hà Nội về việc bảo toàn và phát triển số vốn được giao.     - Kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng vốn, tài sản, chế độ chính sách, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp theo quy định của pháp luật..     - Tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành nghề chính là vận tải hành khách công cộng, vận tải hành khác liên tỉnh và dịch vụ công cộng. * Nhiệm vụ: - Tham mưu với Tổng công ty Vận tải Hà Nội, các cơ quan chức năng để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành vận tải công cộng theo định hướng phát triển chung của Thành phố. - Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và hàng năm về đầu tư, quản lý và điều hành vận tải hành khách, hàng hóa, trang thiết bị phương tiện vận tải, điểm đỗ, nhà chờ, điểm đón - trả hành khách. - Kinh doanh - dịch vụ vận tải hành khách bằng phương tiện xe buýt do tổng công ty Vận tải Hà Nội và thành phố giao cho. - Nghiên cứu đề xuất các chế độ chính sách về vận tải hành khách công cộng trình Tổng công ty Vận tải Hà Nội và UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt. 2.2.3. Tình hình lao động và phương tiện của xí nghiệp. a. Tình hình lao động. Số lượng lao động của toàn xí nghiệp buýt 10 -10 tính đến 01/01/2007 là 1143 người. Cụ thể: Bảng 2.1. Tình hình lao động của xí nghiệp STT  Thành phần  Lao động hiện có (người)   1  Ban giám đốc  3   2  Phòng kế toán – tài chính  5   3  Phòng điều độ  46   4  Phòng nhân sự  42   5  Gara  136   6  Lái xe  477   7  Nhân viên bán vé  434   ( Nguồn: báo cáo về tình hình nhân lực của xí nghiệp buýt 10-10) b. Tình hình phương tiện. Hiện nay xí nghiệp buýt 10 - 10 đang quản lý 193 xe gồm các loại xe: Transico B30; Transico B45; Transico B80; Daewoo BS090 DL; Daewoo BS090, hoạt động trên 13 tuyến, cụ thể: Bảng 2.2. Tình hình phương tiện của xí nghiệp S STT  Mác xe  Số lượng xe (chiếc)   1  Transico B30  37   2  Transico B45  50   3  Transico B80  42   4  Daewoo BS090 DL  40   5  Daewoo BS090  24   ( Nguồn: báo cáo về tình hình phương tiện của xí nghiệp buýt 10 - 10) Bảng 2.3. Phân loại xe theo từng tuyến STT  SHT  Tên tuyến  Mác xe  Sức chứa(chỗ)   1  05  Linh Đàm - Phú Diễn  B30  30   2  08  Long Biên - Ngũ Hiệp  B80  80   3  09  Bờ Hồ - Cầu Giấy- Bờ Hồ  BS090 DL  60   4  13  Kim Mã - HV.CSND  B30  30   5  18  Kim Mã - Long Biên - Kim Mã  B45  45   6  19  Trần Khánh Dư - Hà Đông  BS090 DL  60   7  21  Giáp Bát - Hà Đông  B80  80   8  28  Giáp Bát – Đông Ngạc  B45  45   9  29  Giáp Bát – Tây Tựu  B30  30   10  31  Bách Khoa – Chèm  B45  45   11  33  BX. Mỹ Đình – CV. Hồ Tây  BS090  60   12  37  Giáp Bát – Hà Đông  BS090  60   13  50  Yên Phụ – SVĐ Quốc Gia  BS090 DL  60   ( Nguồn: báo cáo về tình hình phương tiện của xí nghiệp buýt 10 - 10). Các mẫu xe trên đều còn tương đối mới, nên chất lượng phương tiện còn tốt. Trước kia xí nghiệp còn tồn tại các mác xe: Combi, Cosmos trên các tuyến 05, 13, 33, 37. Nhưng vào 6 tháng cuối năm 2007 đã được thay thế bằng các loại xe Daewoo để nâng cao chất lượng của phương tiện. 2.2.4. Quy mô xưởng sửa chữa của xí nghiệp Hiện nay xí nghiệp có hai gara, gara 1 ở Nguyễn Tuân và gara 2 ở Mỹ Đình, với tổng diện tích nhà xưởng sửa chữa khoảng 2783 m2. Toàn bộ khu nhà xưởng được chia thành 8 tổ như sau: Bảng 2.4: Quy mô xưởng sửa chữa của xí nghiệp STT  Tên  Số Lượng (người)   1  Tổ động cơ  6   2  Tổ điện  6   3  Tổ cơ khí  2   4  Tổ gầm  6   5  Tổ gò  5   6  Tổ sơn  3   7  Tổ vật tư  3   8  Tổ điều hành sửa chữa  3   ( Nguồn: Xí nghiệp buýt 10 - 10). Công tác BDSC luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của xí nghiệp, nó đảm bảo cho quá trình hoạt động của xe được an toàn và công tác này được làm tốt thì sẽ nâng cao năng lực vận chuyển và chất lượng phục vụ hành khách của xí nghiệp. 2.2.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. a. Vốn và tài sản của xí nghiệp. Khi mới được tách ra khỏi xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội, vốn của Xí nghiệp xe buýt 10 - 10 Hà Nội hoàn toàn là vốn của Nhà nước cấp thông qua Công ty Vận Tải và Dịch vụ công cộng Hà Nội.    Cũng giống đặc thù của ngành giao thông vận tải nói chung, tỉ trọng tài sản cố định trong tổng số tài sản thường cao trên 70% xí nghiệp xe buýt 10 - 10 cũng không phải là ngoại lệ. Tỉ trọng tài sản cố định của xí nghiệp luôn cao và đạt mức từ 77% đến 82% do tài sản cố định của xí nghiệp đa số là xe buýt. Nhờ vậy, xí nghiệp đã có điều kiện để thực hiện tốt kế hoạch hoạt động của mình và của thành phố.    Do lĩnh vực hoạt động là vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nên sự đầu tư về vốn là tương đối lớn. Chúng ta có thể thấy rõ hơn qua bảng số liệu dưới. Bảng 2.5. Tình hình vốn và tài sản của xí nghiệp qua các năm Năm  Vốn kinh doanh  Tài sản     Tài sản cố định  %  Tài sản lưu động  %   1998  20.419632.164  15.849.718.486  77,62  4.569.913.678  22,38   2000  35.046.287.396  27.465.775.432  78,37  7.580.511.964  21,63   2002  49.407.831.357  39.620.139.965  80,19  9.787.691.392  19,81   2004  115.581.810.462  94.118.268.259  81,43  21.463.542.203  18,57   2006  139.258.613.791  115.041.540.853  82,61  24.217.072.938  17,39   ( Nguồn: Xí nghiệp buýt 10 - 10) b. Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Trong những năm đầu (từ năm 1998 đến 2000) do mới được thành lập và mạng lưới xe buýt chưa nhiều nên lượng hành khách vận chuyển không cao. Nhưng từ năm 2002 đã có sự gia tăng về lượng hành khách và không ngừng tăng lên trong những năm tiếp sau kéo theo tổng doanh thu của xí nghiệp tăng lên. Điều đó đã thể hiện được sự cố gắng của toàn thể cán bộ, nhân viên trong xí nghiệp. Đây là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xí nghiệp Bảng 2.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp STT  Các chỉ tiêu  Đơn vị  Năm 2006  Năm 2007  Năm 2008   1  Tổng hành khách  Triệu lượt hành khách  20,552  19,872  75,3   2  Doanh thu  Tỉ đồng  48,29  47,14  72,137   3  Tổng chi phí  Tỉ đồng  84,026  82,027  125,822   4  Trợ giá  Tỉ đồng  35,735  34,885  58,056   ( Nguồn: Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội) Chúng ta nhận thấy rằng chi phí để vận hành một mạng lưới xe buýt là rất lớn, đặc biệt là chi phí cho xe. Với lượng xe lớn, tần suất mỗi xe phải chạy nhiều nên lượng nhiên liệu tiêu hao cung cấp cho mỗi xe lớn và chất lượng của xe xuống cấp nhanh. Điều đó đồng nghĩa với việc xe cần được bảo dưỡng duy tu sửa chữa thường xuyên và liên tục nên chi phí sửa chữa lớn. Mặt khác, do đặc thù của ngành vận tải hành khách bằng xe buýt mang tính chất “công cộng”, để phục vụ mục đích xã hội nên dù lượng hành khách đi xe buýt có tăng lên nhưng với giá vé xe buýt thấp chỉ có 3000 đồng/người/lượt và từ 25.000 đến 80.000 đồng/tháng. Điều đó làm cho doanh thu bán vé không đủ để  bù đắp cho khoản chi phí hàng năm và kết quả là xí nghiệp luôn trong tình trạng lỗ. Trên thực tế, hàng năm thành phố vẫn chi một phần ngân sách để bù lỗ (trợ giá) cho hoạt động xe buýt của thành phố. 2.2.6. Điều kiện khai thác vận tải của xí nghiệp. a. Mạng lưới đường giao thông trong vùng hoạt động của xí nghiệp Xí nghiệp 10-10 là xí nghiệp vận tải hành khách công cộng nên địa bàn hoạt động chủ yếu là trong thành phố vì vậy mạng lưới đường xá hoạt động của phương tiện có chất lượng là khá tốt, tuy nhiên cũng chính vì hoạt động trong thành phố nên các điểm giao cắt nhiều, lưu lượng xe trên đường khá lớn mặt khác đường xá trong thành phố lại hẹp nên thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông làm ảnh hưởng đến lộ trình hoạt động của phương tiện. Một số tuyến có sản lượng hành khách cao, đường giao thông có mật độ tham gia của các phương tiện khác khá lớn, hay bị ùn tắc xảy ra như các tuyến 08, 21, 28, 28 đi qua Đê La Thành, đường 69…thường xuyên quá tải vào giờ cao điểm dẫn đến phải thay đổi lộ trình của phương tiện, chất lượng phục vụ hành khách và gây bất lợi về mặt chi phí cho xí nghiệp. b. Điều kiện khí hậu, thời tiết Điều kiện khí hậu thời tiết là một trong những điều kiện khai thác vận tải làm ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật của phương tiện, lái xe, hành khách, đến khối lượng vận chuyển của xí nghiệp. Điều kiện này bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số ngày mưa bão, lũ lụt trong năm. Tạt một số những tuyến đường trên địa bàn hoạt động của xí nghiệp, hệ thống thoát nước kém vì vậy vào mùa mưa thường xuyên xảy ra ngập lụt làm ùn tắc, ngưng trệ hoạt động giao thông, làm ảnh hưởng đến máy móc, thiết bị của phương tiện đặc biệt là ảnh hưởng đến số lượng phương tiện ra hoạt động dẫn đến khối lượng vận chuyển hành khách của xí nghiệp giảm. c. Tình hình hành khách Trong mấy năm đầu một phần là do xí nghiệp mới thành lập, mạng lưới xe buýt chưa nhiều cộng với thói quen của người dân chưa cao trong việc sử dụng vận tải hành khách công cộng là phương tiện chủ yếu đi lại của mình cho nên lượng vận chuyển hành khách còn rất hạn chế. Thế nhưng trong một vài năm trở lại đây được sự quan tâm của nhà nước, Chính phủ trong việc phát triển đầu tư mạng lưới vận tải hành khách công cộng nên có sự gia tăng đáng kể khối lượng hành khách vận chuyển. Tuy nhiên mạng lưới xe buýt ở Hà Nội phát triển mạnh mẽ đồng nghĩa với việc số lượng xe gia tăng vì vậy chi phí vận hành mạng lưới xe buýt là khá lớn mà doanh thu, thu lại từ việc bán vé không đủ bù lại các khoản chi phí cho nên xí nghiệp luôn ở tình trạng lỗ. Hàng năm thành phố phải chi một khoản ngân sách để bù đắp khoản lỗ cho xí nghiệp phục vụ trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng. Trong mấy năm trở lại đây nhu cầu đi lại của người dân ngày càng lớn và xe buýt - từ một phương tiện không được chú ý trở thành một người bạn đồng hành không thể thiếu của nhiều người. Năng lực vận chuyển hành khách của xe buýt không ngừng được nâng cao đây cũng là lý do mà khối lượng vận chuyển hành khách trong mấy năm gần đây tăng lên đáng kể. 2.2.7. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty Trước mắt, trong năm 2009, Xí nghiệp xe bus 10 - 10 chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải nhằm giữ vững khách hàng hiện có và thu hút thị trường hành khách tiềm năng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChương II.docx
  • docxChương I.docx
  • docxChương III.docx
  • docxDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.docx
  • docxKẾT LUẬN.docx
  • docxLỜI MỞ ĐẦU.docx
  • docxPHỤ LỤC.docx
  • docxTÀI LIỆU THAM KHẢO.docx