Con người luôn luôn có nhu cầu tìm kiếm, trao đổi và chia sẻ thông tin! Trong thời đại ngày nay, có rất nhiều cách để thực hiện điều đó: qua vô tuyến, qua điện thoại di động, qua đài phát thanh, qua các hệ thống mạng máy tính mà điển hình là mạng Internet. Chúng ta đã quá quen thuộc với hình thức trao đổi thông tin thông qua các trình duyệt và sử dụng rất nhiều dịch vụ được cung cấp bởi các ứng dụng Web-Based. Có thể nói các hệ thống Web-Based ngày càng trở nên phổ biến, chúng cung cấp các dịch vụ rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên với các công nghệ cũ để xây dựng nên các hệ thống Web-Base (người ta vẫn thường gọi là “Web site truyền thống”) thì vẫn còn nhiều hạn chế, có thể nêu ra một số vấn đề hạn chế sau:
• Quá tải thông tin, người dùng phải duyệt qua một lượng thông tin khổng lồ mới tìm thấy những thông tin mà họ cần
• Khó trong phát triển kế thừa và khả năng ghép nối để mở rộng, khó tích hợp nội dung thông tin và dịch vụ
• Khả năng hợp tác và chia sẻ thông tin
• Vận hành và bảo trì hệ thống
• Khả năng tùy biến cá nhân hóa
• Đăng tải nội dung
• Quản trị nội dung
107 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2924 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Cổng thông tin quản lý nội bộ doanh nghiệp với công nghệ SharePoint, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Định hướng đề tài tốt nghiệp
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp và thời gian làm đồ án, em đã tìm hiểu công nghệ Portal về các mặt: các đặc trưng, các chuẩn công nghệ, khả năng ứng dụng vào thực tế và từ đó em đã lựa chọn công nghệ SharePoint cho bài toán xây dựng cổng thông tin nội bộ dùng trong các doanh nghiệp.
Các nhiệm vụ cụ thể của ĐATN
Với định hướng đề tài tốt nghiệp như trên, các nhiệm vụ cụ thể của ĐATN như sau:
Tìm hiểu lý thuyết chung về Portal
Các khái niệm cơ bản, các đặc trưng, cách phân loại và một số công nghệ xây dựng Portal hiện nay
Các chuẩn xây dựng Portal: chuẩn đặc tả JSR – 168, chuẩn WSRP và chuẩn SharePoint của Microsoft
Tìm hiểu công nghệ SharePoint trên các khía cạnh:
Windows SharePoint Services
SharePoint Portal Server
Công nghệ Web Part
Ứng dụng công nghệ SharePoint để xây dựng cổng thông tin nội bộ dùng trong các doanh nghiệp,ở đây bao gồm các bước: đặc tả yêu cầu người dùng, phân tích và thiết kế hệ thống sử dụng UML và triển khai.
Lời cam đoan của sinh viên
Tôi – Phạm Thành Vinh – cam kết ĐATN là công nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Thạc Bình Cường
Các kết quả nêu trong ĐATN là trung thực, không phải là sao chép toàn văn của bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2008
Tác giả ĐATN
Phạm Thành Vinh
4. Xác nhận của giáo viên hướng dẫn về mức độ hoàn thành của ĐATN và cho phép bảo vệ:
Hà Nội, ngày tháng 05 năm2008
Giáo viên hướng dẫn
ThS. Thạc Bình Cường
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đồ án tốt nghiệp bao gồm 5 chương, nội dung chính của từng chương như sau:
Chương 1: Trình bày những nét tổng quan về Portal như: khái niệm về Portal, cách phân loại, một số công nghệ xây dựng Portal hiện nay; từ đó giúp ta nhận biết được khả năng ứng dụng to lớn của Portal vào một số bài toán cụ thể như: cổng thông tin nội bộ cho các tổ chức doanh nghiệp, bệnh viện, trường học. Chương này cũng nhằm giúp phân biệt sự khác nhau giữa một Web Portal và một Web site truyền thống.
Chương 2: Đề cập đến một số chuẩn xây dựng Portal: WSRP, JSR – 168, chuẩn SharePoint; phần này cũng so sánh các dạng chuẩn với nhau từ đó thấy được với mỗi loại hình bài toán khác nhau thì nên sử dụng chuẩn nào cho phù hợp.
Chương 3: Tập trung trình bày về công nghệ SharePoint của Microsoft, các khía cạnh của công nghệ này sẽ được trình bày ở đây bao gồm: Windows SharePoint Services, SharePoint Portal Server và công nghệ Web Part; từ đó thấy được tính khả thi của việc ứng dụng công nghệ SharePoint để xây dựng cổng thông tin nội bộ cho doanh nghiệp.
Chương 4: Trình bày về ứng dụng công nghệ SharePoint trong việc xây dựng cổng thông tin nội bộ cho doanh nghiệp, các bước thực hiện bao gồm đặc tả yêu cầu người dùng, phân tích hệ thống, thiết kế hệ thống và triển khai. Hệ thống xây dựng nhằm hướng đến nhu cầu thiết thực của mỗi cá nhân trong công ty như: chia sẻ thống tin và tài liệu, khả năng hợp tác trong công việc, đồng thời hệ thống nhằm hướng đến việc giảm thiểu các loại giấy tờ cần lưu trữ trong các thủ tục hành chính của công ty.
Chương 5: Trình bày những kết luận về công nghệ SharePoint, về hệ thống vừa xây dựng và cũng trình bày về hướng phát triển tiếp theo trong tương lai.
ABSTRACT OF THESIS
Granduation thesis includes five chapters, concrete as follows:
Chapter 1: Overall look about Portal, such as, conception of Portal, ways of categorizing, some current Portal engineering technology. Then we can realise the abilitiy to apply Portal to some specific problems as: internal Portal for companies, hospitals, school this program also help distinguish the difference between a Portal Web and a traditional Website.
Chapter 2: Some models for Portal building: WSRP, JSR – 168, SharePoint, this chapter also includes comparison among models to choose the suitable model for each problem.
Chapter 3: This chapter focuses on SharePoint technology of Microsoft, all angles of this technology presented here consist of: Windows SharePoint Services, SharePoint Portal Server and Web Part technology; therefore we can see the feasibility of application of SharePoint technology in order to build the internal information gate for enterprises.
Chapter 4: This chapter concentrates on the application of SharePoint technology in building the internal information gate for enterprises. it includes such steps as user’s demand description, system analysis, system design and operation. The building system targets meet the essential demand of each individual in the company, for example, sharing information and documents, job cooperation this system aims to minimizing stored papers in administrative procedure of the company at the same time
Chapter 5: This chapter presents the conclusion about SharePoint technology and the system which has just been built. This program also present the development orientation in the future, that is building a new Framework raised the ideas from SharePoint.
Mục lục
Danh mục các bảng
Bảng 3.1: Các bảng trong CSDL nội dung 38
Bảng 3.2: Các bảng trong CSDL cấu hình 39
Bảng 3.3: Các thành phần CSDL của SharePoint 55
Bảng 3.4: Các không gian tên trong mô hình đối tượng của SharePoint 60
Bảng 3.5: Các cặp giao diện provider/consumer thông dụng 78
Bảng 3.6: Các giao diện chỉ dùng cho FrontPage 2003 79
Bảng 3.7: Các giao diện biến thể bên trong 79
Bảng 3.8: Các giao diện hỗ trợ các kịch bản kết nối xuyên trang 80
Bảng 4.1: Bảng phân đoạn công việc cho “Xử lý công văn đến” 84
Bảng 4.2: Bảng phân đoạn công việc cho “Xử lý công văn đi” 86
Danh mục các hình vẽ
Hình vẽ 2.1: Kiến trúc cơ bản của một portal theo JSR-168 25
Hình vẽ 2.2: Một trang theo chuẩn JSR-168 26
Hình vẽ 2.3: Các Portlets 27
Hình vẽ 2.4: Vai trò của Portlet Container 28
Hình vẽ 2.5: Hoạt động của Portal Server 28
Hình vẽ 2.6: Vị trí làm việc của Portal Server 28
Hình vẽ 2.7: Chuẩn WSRP 30
Hình vẽ 2.8: Portal đóng vai trò là một WSRP Consumer 31
Hình vẽ 3.1: Kiến trúc Windows SharePoint Services 35
Hình vẽ 3.2: WSS cần một CSDL cấu hình và một hoặc nhiều CSDL nội dung 36
Hình vẽ 3.4: Khung nhìn mức cao về WSS 37
Hình vẽ 3.5: Cấu hình WSS theo kiểu Stand-alone 40
Hình vẽ 3.6: Cấu hình Windows SharePoint Services theo kiểu server farm 41
Hình vẽ 3.7: Mỗi Web site IIS có thể được cấu hình như là một máy chủ ảo chạy WSS 42
Hình vẽ 3.8: Tập hợp site 43
Hình vẽ 3.9: Mẫu trang 44
Hình vẽ 3.10: Tổ chức phân quyền với Site và List 45
Hình vẽ 3.11: WSS hướng đến tính cộng tác trong khi SPS hướng đến tính tổng hợp 47
Hình vẽ 3.12: SPS cung cấp Areas và Listing cho việc tổng hợp thông tin trên mạng 49
Hình vẽ 3.13: Areas dễ dàng định vị và tìm kiếm nội dung thông tin 49
Hình vẽ 3.14: Kiến trúc của một Web Server 50
Hình vẽ 3.15: Kiến trúc triển khai SharePoint Portal Server 54
Hình vẽ 3.16: Cách tổ chức một WSS Web site 63
Hình vẽ 3.17: Khung nhìn Shared View và Personal View 65
Hình vẽ 3.18: Xây dựng một Web Part Page 66
Hình vẽ 3.19: Một Web Part cũng là một đối tượng ASP.NET 67
Hình vẽ 3.20: Khung nhìn mức cao về mô hình kết nối 70
Hình vẽ 3.21: Chọn Provider Web Part 73
Hình vẽ 3.22: Thay đổi thuộc tính Employee ID 74
Hình vẽ 3.23: Hai Web Part đang kết nối với nhau 78
Hình vẽ 4.2: các U-case tìm kiếm 87
Hình vẽ 4.3: Các U-case trong xử lý công văn đến 88
Hình vẽ 4.4: Các U-case trong xử lý công văn đi 90
Hình vẽ 4.5: Các U-case trong bình chọn ảnh 91
Hình vẽ 4.6: Các U-case chúc mừng sinh nhật 91
Danh mục các từ viết tắt
STT
Từ viết tắt
Giải thích
1
WSS
Windows SharePoint Services
2
SPS
SharePoint Portal Server
3
STS
SharePoint Team Services
4
SSO
Single Sign On
5
WMSDE
Microsoft SQL Server 2000 Desktop Engine
6
CSDL
Cơ sở dữ liệu
7
JSR 168
Java Specification Request 168
8
WSRP
Web Servicers for Remote Porlets
9
LAN
Mạng nội bộ
10
WAN
Mạng diện rộng
11
CGI
Common Gateway Interface
12
IIS
Internet Information Services
13
ISAPI
Internet Server Application Programming Interface
14
SSL
Secure Sockets Layer
15
CAML
Collaborative Application Markup Language
16
ERP
Enterprise Resource Planning
17
CRM
Customer Relations Management
18
ACL
Access Control List
19
SOAP
Simple Object Access Protocol
20
WSDL
Web Services Description Language
Danh mục các thuật ngữ
STT
Thuật ngữ
Giải thích
1
Area
Nơi lưu trữ nội dung được tổ chức bởi người dùng
2
Content Database
Cơ sở nội dung lưu trữ nội dung của một hay nhiều sites
3
Document Library
Là thư mục lưu trữ các file, mỗi file trong thư viện này liên kết với một thông tin người dùng định nghĩa
4
Document Workspace site
Là một Web site dựa trên mẫu Document Workspace, ở đây các thành viên có thể thảo luận, chỉnh sửa, và làm việc cùng nhau trên một văn bản
5
Job Server
Một Server lưu trữ các công việc chia sẻ
6
List
Một thành phần của Web site WSS, nó lưu trữ và hiển thị các thông tin mà người dùng có thể đưa vào bằng trình duyệt
7
My site
Là một trang cá nhân được thiết lập trên một Portal site
8
Personal View
Khung nhìn cá nhân (ứng với mỗi người dùng SharePoint)
9
Server farm
Cụm máy chủ
10
Shared view
Khung nhìn chia sẻ, nếu thay đổi cách hiển thị trong khung nhìn này nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả người dùng Portal
11
Site collection
Là một tập các Web site trên mỗi máy chủ ảo thuộc về một chủ sở hữu, nó bao gồm một top-level site và các site con
12
Site group
Là một nhóm tùy biến bảo mật ứng với một trang nào đó
13
Tool panel
Là một thanh công cụ trên mỗi Web Part Page dùng để hiển thị, tìm kiếm, hoặc import các Web Part từ các thư viện Web part
14
Tool part
Là một điều khiển trong tool panel cho phép người dùng thiết lập thuộc tính, thực thi các câu lệnh cũng như điều khiển các Web Parts trên một Web Part Page
15
Web Part
Là một đơn vị lưu trữ thông tin dùng để xây dựng nên một trang Web Part Page, nó là các thành phần dựa trên Web Custom Controls kiểu “plug and play”
16
Web Part Page
Một trang chứa các Web part
17
Web Part Zone
Là một thùng chứa các Web part, một Web Part Zone trong một Web Part Page sẽ có một ZoneID tương ứng
18
Customization
Khả năng tùy biến, nó thuộc quyền của người sử dụng
19
Personlization
Khả năng cá nhân hóa, thường phụ thuộc vào các chức năng của hệ thống
Lời cảm ơn
Trước hết, em xin được chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong trường Đại học Bách Khoa Hà Nội nói chung và các thầy cô trong khoa Công nghệ Thông tin, bộ môn Công nghệ Phần mềm nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong suốt 5 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Em xin được gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Thạc Bình Cường - Giảng viên bộ môn Công nghệ Phần mềm, khoa Công nghệ Thông tin, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ dạy tận tình trong quá trình em làm đồ án tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, chăm sóc, đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2008
Phạm Thành Vinh
Sinh viên lớp Công nghệ Phần mềm – K48
Khoa Công nghệ Thông tin - Đại học Bách Khoa Hà Nội
Lời mở đầu
Con người luôn luôn có nhu cầu tìm kiếm, trao đổi và chia sẻ thông tin! Trong thời đại ngày nay, có rất nhiều cách để thực hiện điều đó: qua vô tuyến, qua điện thoại di động, qua đài phát thanh, qua các hệ thống mạng máy tính mà điển hình là mạng Internet. Chúng ta đã quá quen thuộc với hình thức trao đổi thông tin thông qua các trình duyệt và sử dụng rất nhiều dịch vụ được cung cấp bởi các ứng dụng Web-Based. Có thể nói các hệ thống Web-Based ngày càng trở nên phổ biến, chúng cung cấp các dịch vụ rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên với các công nghệ cũ để xây dựng nên các hệ thống Web-Base (người ta vẫn thường gọi là “Web site truyền thống”) thì vẫn còn nhiều hạn chế, có thể nêu ra một số vấn đề hạn chế sau:
Quá tải thông tin, người dùng phải duyệt qua một lượng thông tin khổng lồ mới tìm thấy những thông tin mà họ cần
Khó trong phát triển kế thừa và khả năng ghép nối để mở rộng, khó tích hợp nội dung thông tin và dịch vụ
Khả năng hợp tác và chia sẻ thông tin
Vận hành và bảo trì hệ thống
Khả năng tùy biến cá nhân hóa
Đăng tải nội dung
Quản trị nội dung
Công nghệ Web Portal ra đời đã giải quyết rất tốt các hạn chế mà công nghệ cũ để lại, nó đã thu hút được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn cũng như các doanh nghiệp. Web Portal là một ứng dụng Web-Based được xây dựng theo kiến trúc Portal, cung cấp một điểm truy cập đơn nhất tới các tài nguyên khác nhau trên mạng Internet hoặc Intranet, nó là điểm đích qui tụ hầu hết các thông tin và dịch vụ cho người sử dụng cần, thông tin và dịch vụ được phân loại nhằm thuận tiện cho tìm kiếm và hạn chế vùi lấp các thông tin; đồng thời nó được xây dựng trên một nền tảng công nghệ vững chắc và cung cấp môi trường thuận lợi cho việc tích hợp các ứng dụng. Web Portal đang là giải pháp hữu hiệu cho những bài toán lớn trong nhiều lĩnh vực quan trọng: xây dựng chính phủ điện tử, cổng thông tin dành cho doanh nghiệp, các tỉnh thành, trường học, bệnh viện,….nhằm hướng tới một xã hội điện tử, đơn giản hóa mọi thủ tục có thể. Nhận thấy khả năng ứng dụng to lớn mà công nghệ Portal đem lại, em đã chọn đề tài “Cổng thông tin quản lý nội bộ doanh nghiệp với công nghệ SharePoint” để làm đồ án tốt nghiệp của mình.
Tổng quan về Portal
Nội dung chính sẽ trình bày:
Khái niệm Portal
Phân loại Portal
Các dịch vụ của Portal
Một số công nghệ xây dựng Portal hiện nay
Khái niệm Portal
Cổng thông tin điện tử - portal là một khái niệm thường được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây của thị trường tin học. Bởi vì phạm vi áp dụng của portal là rất rộng lớn do vậy khó có thể có được một định nghĩa hoàn chỉnh và chính xác về nó. Trong tiếng Việt, khái niệm Portal có thể hiểu là: “Cổng thông tin điện tử”, “Cổng giao tiếp điện tử” hoặc “Cổng giao dịch điện tử”; tùy theo môi trường ứng dụng và kế hoạch triển khai mà có thể quyết định Portal hiểu theo nghĩa nào:
Cổng thông tin điện tử: Là một dạng Web site dùng kiến trúc Portal để cung cấp thông tin. Đây là bước phát triển đầu tiên của quá trình xây dựng cổng giao tiếp điện tử sau này.
Cổng giao tiếp điện tử: Là bước kế thừa của cổng thông tin điện tử, nhưng có nhiều dịch vụ hơn. Điểm khác biệt là ở chỗ cổng giao tiếp điện tử cung cấp khả năng tương tác 2 chiều giữa người cung cấp và người sử dụng.
Cổng giao dịch điện tử: Là bước kế thừa của cổng giao tiếp điện tử nhưng có thêm các giao tiếp về thương mại, các dịch vụ trực tuyến,… để hướng tới một “xã hội điện tử”. Cổng giao dịch điện tử còn thực hiện các chức năng giao dịch với các nhà cung cấp dịch vụ khác, các cổng giao dịch khác một cách tự động thông qua các dịch vụ công nghệ bên dưới hoàn toàn trong suốt với người dùng.
Sau đây ta sẽ liệt kê một số định nghĩa về Portal do các tác giả khác nhau, các tổ chức khác nhau đưa ra; các định nghĩa chỉ mang tính tương đối, chúng bổ sung cho nhau và càng làm chính xác thêm khái niệm Portal:
“Một Web Portal là một môi trường động thông minh có thể cung cấp các tài nguyên và thông tin được cá nhân hóa cho từng người riêng biệt với những vai trò, sở thích, quyền khác nhau…Tùy thuộc vào độ phức tạp của thiết kế, một Web Portal có thể cung cấp các mức độ cá nhân hóa và phân loại hóa khác nhau cho những nhóm người dùng riêng lẻ khác nhau”.
“Đối với một số người, các Portal thể hiện các cộng đồng; đối với một số khác, chúng là những trung tâm buôn bán hay các thị trường điện tử; và đối với nhiều người, chúng là những môi trường desktop tích hợp. Từ khía cạnh công nghệ hợp nhất, một Portal là một điểm truy cập tích hợp duy nhất, toàn diện, thống nhất và hữu ích vào thông tin (dữ liệu), các ứng dụng và con người”
“Portal là một ứng dụng dựa trên Web (Web-based) cung cấp khả năng cá nhân hóa, tập hợp nội dung từ nhiều nguồn khác nhau, dịch vụ truy nhập đơn nhất vào các nguồn tài nguyên phân tán trên mạng. Ngoài ra Portal còn cung cấp cơ sở hạ tầng cho tầng trình diễn của một hệ thống thông tin triển khai nó”.
“Portal là một phần mềm ứng dụng cung cấp một giao diện mang tính cá nhân hóa cho người dùng. Thông qua giao diện này, người sử dụng có thể khám phá, tìm kiếm, giao tiếp với các áp dụng, với các thông tin, và với những người khác”.
“Đứng trên khía cạnh công nghệ, Portal ngày nay được coi như là một giải pháp (frame work) mà thông qua đó chúng ta có thể qui tụ nhiều nguồn thông tin (thông tin hoặc ứng dụng phần mềm) khác nhau vào trong một thực thể phần mềm khung (frame work) duy nhất - phần mềm Portal”.
Như vậy có thể thấy rằng Web Portal là một ứng dụng dựa trên Web tích hợp chặt chẽ nội dung dịch vụ, cho phép truy cập hiệu quả qua một điểm tập trung duy nhất vào tất cả các ứng dụng, thông tin, dữ liệuvới khả năng tùy biến cá nhân hóa cao và được xây dựng trên một nền tảng công nghệ vững chắc. Chính nhờ các đặc điểm này mà Web Portal được ứng dụng rất nhiều vào lĩnh các lĩnh vực như thương mại điện tử, chính phủ điện tử, cổng thông tin nội bộ trong các doanh nghiệp, cơ quan nhằm trao đổi, tìm kiếm và chia sẻ thông tin.
Phân loại Portal
Như đã đề cập ở trên, khó có được một định nghĩa chính xác về Portal, do vậy để có được sự phân loại chính xác về nó lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về kiến trúc của Portal thì ta nên phân nó thành một số loại như sau theo các góc độ khác nhau.
Phân loại theo kiến trúc
Nhìn theo khía cạnh kiến trúc thì có 2 loại Portal: Horizontal và Vertical Portal.
Horizontal Portal: Còn được gọi là “Mega Portal”, loại Portal được sử dụng để chỉ những portal mà nội dung thông tin cũng như các dịch vụ của nó bao trùm nhiều chủ đề, nhiều lĩnh vực, do vậy nó mang tính diện rộng, phục vụ cho nhiều loại khách hàng khác nhau. Loại Portal này ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng Internet, chúng thường chứa một máy tìm kiếm (Search Engine) và cung cấp khả năng cá nhân hóa cho người dùng bằng cách đưa ra nhiều kênh khác nhau ( ví dụ truy cập tới các thông tin khác như là thời tiết trong 1 vùng, thị trường chứng khoán, …). Yahoo!, MSN, AOL là các loại này. Chúng là các cổng để đưa ta tới nội dung, dịch vụ của các website khác.
Vertical Portal: khác với Horizontal, các Vertical Portal tập trung vào một chủ đề, một đối tượng đặc biệt, tuy nhiên công nghệ áp dụng vào các Vertical Portal cũng giống như Horizontal Portal. Vertical Portal cung cấp các dịch vụ cho các cộng đồng chuyên biệt về một lĩnh vực nào đó, do vậy khách hàng của nó là diện hẹp. Theo đánh giá hiện nay trên thế giới, Vertical Portal là loại hình portal có tốc độ phát triển nhanh nhất. Vertical Portal lại được chia nhỏ thành 3 loại sau: Coporate Portal, Commerce Portal, Pervasive Portal.
Coporate Portal: Cung cấp các khả năng truy cập cá nhân để lấy thông tin từ một công ty nào đó. Khả năng chính của Portal này là có thể chứa nhiều loại thông tin khác nhau (có cấu trúc, không cấu trúc), tương tác cộng đồng, hợp tác, tích hợp các phần mềm ứng dụng doanh nghiệp, tích hợp các giải pháp nguồn nhân lực ERP (Enterprise Resourrce Planning).
Commerce Portal: Hỗ trợ thương mại điện tử theo 2 mô hình B2B và B2C
Pervasive Portal: Hỗ trợ truy cập thông qua các thiết bị di động (PDA, smart phone,…). Kiểu này sẽ rất phát triển trong tương lai cùng với sự phát triển nhảy vọt của công nghệ không dây.
Phân loại theo chức năng
Portal được phân ra thành 4 loại khác nhau theo mục đích sử dụng và theo chức năng.
Coporate Portal: Còn được gọi là B2E portal hay Intranet Portal. Các Portal loại này được thiết kế cho quá trình xử lý B2E (Business to Employee), các hoạt động để phát triển quá trình truy cập, xử lý, chia sẻ thông tin.
e-Business Portal: Còn được gọi là Extranet Portal. Chúng được thiết kế cho mô hình B2C, B2B, cho các thị trường thương mại điện tử
Personal Portal: được cung cấp giống như Yahoo, Excite và Netscape, cung cấp cho các người dùng một điểm truy cập đầu tiên, được tùy biến vào Web. Các Portal cộng đồng là một biến thể khác đáp ứng cho các cộng đồng r