Đồ án Cuộc cạnh tranh thế giới công nghệ

Mười tuần trong môn phương pháp nghiên cứu khoa học giúp khái quát được bức tranh khoa học hình thành những khái niệm về khoa học với nhiều quan điểm khác nhau trên đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Môn học giúp nhìn nhận, phát hiện các vấn đề thực tiễn một cách khoa học: Tìm những kẽ hở, phát hiện những vấn đề mới Tìm những bất đồng Nghĩ ngược lại quan niệm thông thường

pdf25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Cuộc cạnh tranh thế giới công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LỚP CAO HỌC KHOÁ 22 TRẦN THIỆN VĂN CUỘC CẠNH TRANH THẾ GIỚI CÔNG NGHỆ ĐỒ ÁN PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO TP.HCM, 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LỚP CAO HỌC KHOÁ 22 TRẦN THIỆN VĂN 1211084 NHỮNG CUỘC CẠNH TRANH THẾ GIỚI CÔNG NGHỆ ĐỒ ÁN MÔN HỌC PP LUẬN SÁNG TẠO GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GS TSKH HOÀNG KIẾM 1 LỜI CÁM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Khoa Công Nghệ Thông Tin, trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Tp.HCM đã tạo điều kiện tốt cho chúng em thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn Thầy GS TSKH Hoàng Kiếm, là người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt rất nhiều kiến thức vô cùng bổ ích trong các phương pháp luận sáng tạo.Em cũng xin cảm ơn Thầy GS Dương Nguyên Vũ có những giảng dạy, chỉ bảo rất quý báu trong môn CS407. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô trong Khoa đã tận tình giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức quí báu trong những năm học vừa qua. Mặc dù chúng em đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự cảm thông và tận tình chỉ bảo của quý Thầy Cô và các bạn. Người thực hiện Trần Thiện Văn 2 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Tên Đề Tài: CUỘC CẠNH TRANH THẾ GIỚI CÔNG NGHỆ Giáo viên hướng dẫn: GS. TSKH Hoàng Kiếm Thời gian thực hiện: từ ngày 15/11 /2012 đến ngày 15/12 /2012 Học viên thực hiện: Trần Thiện Văn – 01211084 Nội Dung Đề Tài (mô tả chi tiết nội dung đề tài, yêu cầu, phương pháp thực hiện, kết quả đạt được, …):  Đúc kết và tìm hiểu các phương pháp luận sáng tạo  Tìm hiểu và phân tích sự cạnh tranh trên các nền tảng và mạng xã hội 3 MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. 1 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT .............................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................. 3 TÓM TẮT KHÓA LUẬN .......................................................................................... 4 Chương 1 Đúc kết môn học ........................................................................................ 5 1.1 Tóm tắt môn học................................................................................... 5 1.2 Áp dụng các phương pháp sáng tạo ..................................................... 7 Chương 2 CUỘC CHIẾN THẾ GIỚI CÔNG NGHỆ .............................................. 11 2.1 Cuộc chiến các hệ thống ..................................................................... 11 2.2 Cuộc chiến mạng xã hội ..................................................................... 16 4 TÓM TẮT Trong tài liệu này, em xin tóm tắt lại một số phương pháp luận sáng tạo đã được giảng dạy trong môn học. Môn học thật sự mở ra cho em nhiều suy nghĩ mới về vai trò sáng tạo trong xã hội hiện tại. Từ đó, em cũng xin chia sẻ một số ý kiến cá nhân về cách tư duy sáng tạo trong thực tế cuộc sống trong Chương 1. Phần tiếp theo, trong Chương 2, em xin phân tích một số cuộc tranh giành thị phần trên các lĩnh vực máy tính, thiết bị di động, và cả mạng xã hội. Qua đó, rút ra một số nhận xét cá nhân. Tài liệu là những quan sát, nhận xét của bản thân, nên chắc hẳn có những thiếu sót. Mong thầy nhận xét và chỉ bảo thêm. 5 Chương 1 Đúc kết môn học  Nội dung Chương 1 trình bày sơ lược vấn đề đúc kết được từ môn học và cách áp dụng vào thực tế. 1.1 Tóm tắt môn học Mười tuần trong môn PP Nghiên Cứu Khoa Học giúp khái quát được bức tranh khoa học, hình thành những khái niệm về khoa học với nhiều quan điểm khác nhau trên đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Môn học giúp nhìn nhận, phát hiện các vấn đề thực tiễn một cách khoa học : o ìm nh ng k h phát h n nh ng vấn đề m o ìm nh ng bất đ ng o gh ngược l n n m thông thư ng o n sát nh ng vư ng m c trong thực t n o ng ngh l k c phàn nàn o C m h ng nh ng c h bất chợt ất h n kh n sát sự k n nào đ Và để giải quyết vấn đề khoa học đó, bộ 40 nguyên lý sáng tạo vạch ra những hướng tư duy rất cơ bản và hiệu quả : 1. Nguyên lý phân nhỏ 2. Nguyên lý “Tách khỏi” 3. Nguyên lý phẩm chất cục bộ 4. Nguyên lý phản đối xứng 5. Nguyên lý kết hợp 6 6. Nguyên lý vạn năng 7. Nguyên lý chứa trong 8. Nguyên lý phản trọng lượng 9. Nguyên lý gây ứng suất sơ bộ 10. Nguyên lý thực hiện sơ bộ 11. Nguyên lý dự phòng 12. Nguyên lý đẳng thế 13. Nguyên lý đảo ngược 14. Nguyên lý cầu (tròn) hóa 15. Nguyên lý năng động 16. Nguyên lý tác động bộ phận và dư thừa 17. Nguyên lý bộ xung chiều khác 18. Sự dao động cơ học 19. Nguyên lý tác đông theo chu kỳ 20. Nguyên lý tác đông liên tục hữu hiệu 21. Nguyên lý vượt nhanh 22. Nguyên lý chuyển hại thành thắng 23. Nguyên lý quan hệ phản hồi 24. Nguyên lý sử dụng trung gian 25. Nguyên lý tự phục vụ 26. Nguyên lý sao chép (copy) 27. Nguyên lý rẻ thay cho đắt 28. Nguyên lý thay thế sơ đồ cơ học 7 29. Nguyên lý sử dụng các kết cấu thủy và khí 30. Sử dụng bao mềm dẻo và mềm mỏng 31. Sử dụng vật liệu nhiều lỗ 32. Nguyên lý đổi màu 33. Nguyên lý đồng nhất 34. Nguyên lý loại bỏ và tái sinh từng phần 35. Đổi các thông số hóa lý của đối tượng 36. Sử dụng chuyển pha 37. Sử dụng nở nhiệt 38. Sử dụng các chất oxy hóa 39. Sử dụng môi trường trơ 40. Sử dụng vật liệu tổng hợp (composit) Các nguyên lý trên là những tư duy rất cơ bản trong cuộc sống hằng ngày nhưng vô cùng logic và hiệu quả. Chẳng hạn như câu chuyện dân gian “bó đũa” chính là một lối tư duy theo nguyên lý phân nhỏ. Trong gia đình, các anh chị em phân chia công việc nhà, đứa lớn thì làm việc nặng như chặt củi, sửa nhà, đứa nhỏ thì quét nhà, nấu cơm … chính là biểu hiện nguyên lý cục bộ. Tìm hiểu các thủ thuật, hầu như tất cả đều có cảm giác dễ hiểu và gần gũi. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng có thể ứng dụng chúng vào một vấn đề nào đó. Quá trình sáng tạo không đơn giản là áp dụng các phương pháp và nguyên lý, mà nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Chương tiếp theo, em xin chia sẻ một số cảm nhận về những vấn đề xung quanh việc tư duy sáng tạo. 1.2 Áp dụng các phương pháp sáng tạo Qua 40 nguyên lý khá dễ hiểu và gần gũi, ta dễ dàng thấy được hiệu quả ứng dụng rất thông minh, sáng tạo. Tuy nhiên, khi đứng trước một bài toán nhất định, làm thế nào để biết áp dụng nguyên lý nào để giải quyết. Dĩ nhiên, ta có thể duyệt và thử hết cái này đến 8 cái khác. Hoặc là, ta nên đọc, hiểu và không cần nhớ nguyên lý 1 là gì, nguyên lý 2 là gì, …, mà đơn giản là tìm một hướng giải quyết phù hợp cho bài toán bằng những kinh nghiệm tích luỹ từ các nguyên lý đã học. Như vậy, vấn đề quan trọng trong giải quyết một cách sáng tạo là sự tỉnh táo, khéo léo để trí não hoạt động một cách thoải mái, trơn tru. Trong quyển “Ignore everybody”, Hugh Macleod đưa ra những câu hỏi khá hay :  Làm thế nào để những ý tưởng mới xuất hiện được trong thế giới đầy hoài nghi và e sợ rủi ro này?  Làm thế nào để khơi nguồn cảm hứng?  Làm thế nào để xác định ranh giới giữa những điền sẵn sàng thực hiện và những gì không? Tác giả cũng đưa ra một lý luận khá hay, đó là phải có tâm thế sống can đảm, dám đương đầu với dư luận, phải biết đứng ra ngoài đám đông để tạo dấu ấn riêng thay vì hoà lẫn vào đó. Dĩ nhiên một ý tưởng sáng tạo có giá trị phải khác biệt với suy nghĩ thường lệ của đa số mọi người. Do đó, các ý tưởng sẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều, thậm chí bị coi là điên rồ. Và lịch sử cũng đã có nhiều câu chuyện về ý tưởng đột phá bị trù dập. Điển hình nhất là nhà khoa học Galileo Galilei, ông bị quản thúc và phải từ bỏ thuyết nhật tâm trước sự thống trị và định kiến của Công Giáo với thuyết địa tâm. H nh 1-1 Sáng tạo và tối tử 9 Trong suy nghĩ sáng tạo, nhạy cảm là một yếu tố rất quan trọng [1]. Thật không may, càng nhạy cảm, ta lại càng nhận được nhiều những tác động từ bên ngoài, nên cũng dễ bị ảnh hưởng, xao động trước ý kiến của dư luận, bạn bè, người thân, … . Xin nhắc lại, những ý tưởng đột phá là những cách suy nghĩ khác biệt. Vì thế, không tránh khỏi những can ngăn, chống đối, ngay cả là bạn bè và những người thân. Như vậy, để khơi nguồn và bảo vệ các ý tưởng đột phá, ta phải chọn cuộc sống biệt lập với mọi người? Nhưng con người vốn là loài động vật theo bầy đàn, có những nhu cầu xã hội nhất định. Nên thay vào đó, nên có lối sống dung hoà, sắp xếp, chọn lựa cách thể hiện phù hợp trước những đối tượng phù hợp, khéo léo đặt dấu ấn riêng ở những nơi thích hợp. Can đảm, giữ chất riêng để tạo một tâm lý vững vàng, làm nền tảng cho tâm hồn thoải mái là một điểm rất quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi cho tư duy sáng tạo là nguồn tri thức trong lĩnh vực mà ta đang quan tâm [2]. Giả sử một người chẳng biết gì về lập trình, chưa hề chơi một game nào trên mobile, thì làm sao có thể tìm ra ý tưởng tốt cho một trò chơi trên những thiết bị này. Tri thức (knowledge) là một phần cốt yếu, để từ đó cất cánh những ý tưởng . Tri thức có thể được thu nhận từ các hoạt động hằng ngày như học tập, lao động, thể thao, …. . Trong các hoạt động như vậy, dữ liệu thô (data) được ta quan sát, cảm nhận, lắng nghe, … trở thành thông tin (information), và cuối cùng được não tổng hợp thành tri thức (knowledge). Như vậy, để vẻ vời một toà nhà ý tưởng, trước hết ta cần đặt nền tri thức vững chắc trước đã. Thế nhưng, sức mạnh nào giúp xây dựng kho tàng tri thức? Sức mạnh nào thôi thúc ta hoạt động miệt mài để thu lấy về nguồn tri thức? Đó là đam mê (passion). The energy within our feelings is the energy behind manifesting and brings ideas into form. Passion is about loving what one desires to bring forth in the world, the love of life nd l v ng on ’s l f w th p ss on gr t n rgy [3]. Bằng cách nào Steve Jobs bán hết tài sản để theo đuổi ước mơ? Bằng cách nào ông đứng lên từ sự vấp ngả, rồi lại tiếp tục vấp ngả và đứng lên mạnh mẽ hơn nữa? Steve Jobs - một CEO vĩ đại, đã xây dựng đế chế Apple bằng tầm nhìn trước thời đại, tính cách đặc biệt, nhưng hơn hết, theo em nghĩ, chính niềm đam mê bất tận đã giúp ông vượt qua bệnh 10 tật, sự phũ phàng để cho ra những kiệt tác làm say đắm hàng triệu người trên toàn thế giới. Cốt lõi của sáng tạo là nền tảng tri thức. Can đảm đương đầu dư luận, xã hội là yếu tố rất quan trọng để thả lỏng tâm hồn với những ý tưởng. Cả hai yếu tố trên có thể không thể thiếu cho những tư duy đột phá, nhưng phải đặt trên niềm đam mê. Thế nhưng làm thế nào để đồng thời đảm bảo cuộc sống cơm áo gạo tiền và giữ ngọn lửa đam mê, đặc biệt là trong thời đại kinh tế khó khăn ở Việt Nam? Trong quyển “Ignore everybody”, Hugh Macleod đã đưa ra một lý thuyết khá hay, đó là “lý thuyết Tình và Tiền”. Ông cho rằng: “Về cơ b n, mẫ ngư sáng t o c h nghề : lo i nghề th nhất sáng t o, quyến rũ Lo i th h lo cơm áo g o tiền …” Tác giả cũng dẫn chứng một anh chàng lập trình viên. Ban ngày anh ta lập trình cho một doanh nghiệp vô danh (“Tiền”). Ban đêm và cuối tuần để viết những trò chơi để chơi với bạn bè (“Tình”). Tóm lại tất cả, để tư duy sáng tạo, em nhận thấy có ba yếu tố cơ bản : Tri thức, Can đảm và Tự tin, Đam mê . Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo như : may mắn, môi trường, cơ chế xã hội, … . Những sáng kiến nảy sinh hằng ngày. Tuy nhiên, để tìm được ý tưởng sáng tạo cho một vấn đề là không đơn giản. Cũng giống như trồng cây, ta phải gieo hạt, chăm phân, tưới nước, xem điều kiện ánh sáng, không khí, độ ẩm, … . Để có được những ý tưởng có chất lượng, cần phải tạo môi trường sáng tạo trước đã. Đặc biệt, trong thời đại này, khoa học sáng tạo là nguồn năng lượng thúc đẩy cá nhân, tổ chức, hay một đất nước lên một tầm vóc mới. Do đó, môi trường sáng tạo cũng là một chủ đề rất được quan tâm hiện nay. Chương tiếp theo, em xin nêu một số quan sát nhận xét vài cuộc cạnh tranh khốc liệt trong thế giới công nghệ và vai trò của Innovation. 11 Chương 2 CẠNH TRANH THẾ GIỚI CÔNG NGHỆ  Nội dung chương này tóm tắt về các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thế giới công nghệ trên các lĩnh vực phần cứng và cả phần mềm. Qua đó, nổi bật lên tầm quan trọng của phát kiến sáng tạo. Đặc biệt là trong tốc độ phát triển chóng mặt của xã hội hiện nay. 2.1 Cuộc chiến các hệ thống Năm 1976, Steve Jobs 21 tuổi và Steve Wozniak 26 tuổi sáng lập công ty Apple Computer trong ga-ra nhà Jobs. Sản phẩm đầu tiên của họ là máy tính cá nhân Apple I. Apple I là một “discruptive Innovation” (cho phép em dùng tiếng Anh vì em không biết dịch thế nào), khi được tích hợp màn hình và bàn phím. So với đối thủ cạnh tranh – cỗ máy Altair 8800 với các đèn led làm tín hiệu output. H nh 2-2 Chiếc máy Altair 8800 Và đến năm 1978, khi cho ra mắt chiếc Apple 2, Steve đã tạo ra phần mềm gọi là Hệ điều hành (Disk Operating System hoặc DOS) Cũng năm 1976, thương hiệu "Microsoft" của Bill Gates đã được đăng ký tại Văn phòng bang New Mexico. Đến năm 1980, Microsoft đã viết cho IBM một hệ điều hành , gọi là MS-DOS. H nh 2-1 Máy Apple 1 [4] 12 Năm 1984, Machintosh ra đời là sản phẩm thương mại đầu tiên của “multi-panel window GUI” và gây được tiếng vang lớn [4]. H nh 2-3Machinhtosh 1984 [4] Ngay sau đó, năm 1985, Window 1.0 ra đời với những ứng dụng không hữu dụng và bị giới hạn nhiều do bị ràng buộc luật bản quyền từ Apple. Đến khi cho ra đời Window 2.0, kèm theo 2 ứng dụng Microsoft Excel và Desktop Publisher Aldus PageMaker, cùng với sự xuất hiện những ứng dụng từ bên thứ 3 cho Window, mở ra kỷ nguyên thành công rực rỡ của Microsoft. Thời điểm này, Steve Jobs đã bị đuổi khỏi công ty mình đồng sáng lập (Apple) và từ đó, Apple ngày càng ì ạch, tụt lại sau Microsoft. Từ hệ điều hành đầu tiên DOS, đến khái niệm “Window”, Microsoft luôn đi sau Apple (dưới thời Jobs). Trong những sản phẩm cạnh tranh (như ứng dụng Paint), Apple vẫn tỏ ra thân thiện hơn so với Window. H nh 2-4 Ứng dụng Pain trên Mac [4] H nh 2-5 Ứng dụng trên Window [4] 13 Bill Gate một lập trình viên xuất sắc, doanh nhân giỏi, nhưng những sản phẩm ra đời theo xu hướng chức năng và kinh doanh. Còn Steve Jobs, không giỏi về kỹ thuật, chiếc máy đầu tiên được Atari đặt hàng cũng do Steve Wozniak làm nên. Nhưng Jobs biết mang những ứng dụng đến người dùng một cách thân thiện nhất. Điều đó, làm cho Microsoft luôn phải chạy theo Steve, từ HĐH DOS đến khái niệm “Window”, và cả về phông chữ : H nh 2-6 Phông chữ trên máy MAC [4] 14 H nh 2-7 Phông nchữ trên Window - Microsoft [4] Đến năm 1988, lại một lần nữa, Jobs đi trước Microsoft trong khái niệm “3D GUI” H nh 2-8 3D GUI trên máy NEXT [4] 15 H nh 2-9 3D GUI trên Window 3.0 (1990) [4] Từ năm 2007, Steve cho ra hàng loạt những siêu phẩm : iPhone, iPad, Macbook Air,.. . Những “Discruptive Innovation” của Steve thật sự làm thay đổi cả thế giới, đặt ra những chuẩn mực mới cho sản phẩm công nghệ. Năm 2007, iPhone được giới thiệu, làm hàng triệu người trên toàn thế giới phải ngây ngất. Hơn hết, nó làm thay đổi trật tự một chiều của Nokia trên thị trường điện thoại. Và mãi đến gần đây (tháng 10 năm 2011), Nokia liên kết với Microsoft, cho ra đời dòng Lumia đủ sức cạnh tranh với Apple. Tuy nhiên, thị trường Smartphone hiện tại đã bị thống trị bởi các dòng chạy Android như Galaxy (của Samsung), Nexus (của chính Google thiết kế), HTC, Optimus (LG), Xperia (Sony),… . Sau ngần ấy năm thống trị smartphone (từ năm 2007 đến tháng 12 năm 2012), iPhone bị các đối thủ cạnh tranh bắt kịp, đã dần đạt đến ngưỡng trên đường S-curve [6], nhưng giá trị và đẳng cấp của chiếc iPhone vẫn xứng đáng vị trí số 1. Đó chính là một minh chứng tuyệt vời nhất của “Discruptive Innovation”. 16 Hơn hết, chiến lược gia Steve Jobs, hẳn đã đoán trước được sức cạnh tranh khủng khiếp của các đối thủ khắp nơi. Khi mà iPhone vẫn là giấc mơ của hàng triệu người, bên cạnh quá trình optimization iPhone, năm 2008, ông lại làm điên đảo giới công nghệ một lần nữa bằng chiếc Macbook air- thứ ông mang ra từ một phong bì trong buổi ra mắt. Và khi iPhone và Macbook air vẫn đang phát triển mạnh mẽ trên lưng chừng đường S-curve, một Discruptive Innovation khác mang tên iPad, tiếp tục vẽ thêm cho Apple một đường S-curve tiếp nối, làm các ông lớn công nghệ phải tiếp tục đuổi bám. Đáng tiếc, ngày 5 tháng 10 năm 2011, CEO vĩ đại Steve Jobs đã ra đi. Hàng triệu con tim trên thế giới sẽ mãi nhớ đến ông như nhớ đến ông như một nhà phù thuỷ đại tài của làng công nghê, người không chỉ bán sản phẩm, mà bán cả giấc mơ - thứ mà hầu như chưa ai nghĩ tới bao giờ. Steve ra đi, Apple vẫn im hơi lặng tiếng với những Incremental Innovation cho các sản phẩm, và các vụ kiện tụng bằng sáng chế. Những đối thủ cạnh tranh đang dần bắt kịp và tạo áp lực không nhỏ cho người tiên phong. Trong đó, đáng kể nhất là người khổng lồ Google với hệ thống Nexus - Android – Search Engine - Google plus - Youtube – Chrome – Chrome OS - Chromebook … . 2.2 Cuộc chiến mạng xã hội Tháng 10 năm 2003, MarkZukerberg viết ứng dụng Facemash sau này trở thành “The Facebook” – mạng xã hội dành cho những sinh viên ĐH Havard. The Facebook nhanh chóng được mở rộng ra các trường khác và dần sang các nước khác. Năm 2005, đổi tên thành Facebook, và mua tên miền facebook.com. Trước đó, vào những năm 1990, nhiều mạng xã hội đã ra đời : SixDegrees.com, eGroups sau này được Yahoo! Inc mua lại, trở thành Yahoo! Groups (1997), AOL(1996), LinkedIn(2003), Friendster(2002) , MySpace (2003), Orkut (2004) ,… Nhưng đến năm 2004, Facebook ra đời và thành công rực rỡ. Mark nói : “It’s essentially an online directory for students where [they] can go and look up other people and find relevant information about them - everything from what they’re 17 nt r st d n to th r cont ct nform t on wh t co rs s th yír t k ng who they know, who their friends are, what people say about them, what photos th y h v I g ss t’s mostly a utility for p opl to f g r o t j st wh t’s going on n th r fr nds’ lives, [and thos ] p opl th y c r bo t ” Quan điểm của Mark đã được minh chứng, hầu như mọi người đều quan tâm đến cái gì đang diễn ra trong cuộc sống của bạn bè. Facebook giới hạn chỉ hiển thị thông tin cá nhân của thành viên cho những người bạn của họ và những thành viên khác trong trường (lúc bấy giờ, Facebook chỉ dành riêng cho trường Havard và một số trường khác). Điều này tuy đơn giản những là một điểm bảo mật rất quan trọng cho mạng cục bộ và thông tin của thành viên chỉ có thể được nhìn thấy bởi những người muốn chia sẻ. Ngoài ra, tính riêng tư cũng là một điểm nhấn của Facebook. “We’re not asking anyone to put anything out there that they wouldn’t be comfortable putting out there. We’re not forcing anyone to publicize any information about themselves. We givepeople pretty good control over their privacy.”- Mark Zukerberg. Với một số chính sách và tiện ích hợp lý, Facebook đã vượt mặt cả hai mạng xã hội lớn lúc đó là MySpace và Friendster, trở thành mạng xã hội lớn nhất. 18 19 H nh 2-10 Phát triển của top 10 mạng xã hội lớn nhất february-2012/ Cuộc chiến mạng xã hội ngày càng trở nên gay gắt hơn khi Google Plus chen chân vào (tháng 6 năm 2011). Nhiều phân tích trong giới công nghệ [7] [8] [9] vẫn cho rằng Facebook vẫn thú vị hơn, và được nhiều người sử dụng nhất. Tuy nhiên, Google Plus không chỉ mang tính giải trí, bên cạnh Youtube, còn có những công cụ, ứng dụng cho công việc: Search Engine, Gmail, Lịch, Ứng dụng văn phòng,… Xét khía cạnh khác, nguồn lợi nhuận của Facebook chủ yếu vào quảng cáo, nên giá trị của Facebook tăng theo số lượng người dùng. Khi mà số lượng người dùng đạt tới ngưỡng trên đường S-curve, Mark buộc phải tìm một phương án khác hơn là cải tiến độ hấp dẫn của Facebook. N
Luận văn liên quan